FAQ: MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ METTA, LÒNG TỪ BI VỚI BẠO ĐỘNG, SANKARA?

Câu hỏi: Thưa thầy làm sao để ta có thể phát triển lòng từ bi trong chính mình và làm sao chúng ta có thể khuyến khích điều này trong người khác?

Trả lời: Lòng từ bi và sự thanh tịnh đi đôi với nhau. Nếu không có sự thanh tịnh các con không thể tạo ra lòng từ bi. Bằng cách thực hành Vipassana các con thanh lọc tâm của mình và điều đó giúp phát triển phẩm chất lòng từ bi. Để giúp người khác tạo ra lòng từ bi rất khó. Chúng ta không thể làm gì được trong việc giúp người khác để họ phát triển những phẩm chất tốt lành. Tuy nhiên vẫn có cách để làm được cả hai. Khi các con thực hành một khóa Vipassana các con thanh lọc tâm mình. Rồi vào ngày cuối cùng các con thực hành metta. Sau khi trở về nhà các con thực hành một tiếng đồng hồ và các con thực hành metta trong vài phút. Tuy nhiên, nếu các con đã giành ra mười ngày trong đời mình để phục vụ khóa thiền Vipassana.Trong suốt mười ngày các con có cơ hội tạo ra metta, tạo ra lòng từ bi cho tất cả thiền sinh và đây là cách làm sao người ta phát triển lòng từ bi. Điều này cũng là cách các con có thể giúp người khác tạo ra lòng từ bi. Vì các con đã giúp họ tạo ra lòng từ bi một cách đúng đắn. Khi họ thanh lọc tâm bằng cách thực hành vipassana họ cũng bắt đầu tạo ra lòng từ bi. Theo thầy đây là cách duy nhất.

Câu hỏi: Thưa thầy có một điều gì chỉ là nỗi đau đớn thể xác hay tất cả những đau đớn thể xác là sankara?

Trả lời: Đau đớn thể xác có rất nhiều nguyên nhân. Sankara là một trong những nguyên nhân này. Ví dụ như bầu không khí, thời tiết không thích hợp với các con, các con bắt đầu cảm thấy khó chịu trên người. Hay là các con tự đánh chính mình, hay là vấp ngã, bị gãy chân và các con có cảm giác khó chịu. Hay khi các con ăn những thức ăn không hợp với mình và cảm thấy khó chịu. Bằng cách này có nhiều lí do, sankhara là một lí do trong số đó. Không phải tất cả những cảm giác mà các con cảm thấy trên người là bởi vì những kamma (nghiệp) trong quá khứ. Nhưng trong một cái nhìn rộng hơn, các con có thể nói rằng tất cả những cảm giác mà các con cảm thấy là karma sankara (nghiệp) của mình. Ví dụ như khí hậu nóng không phù hợp với các con, các con đi ra ngoài dưới ánh mặt trời gay gắt và bị nhức đầu. Đây là những kamma Sankara của các con ở giây phút hiện tại. Các con đã hành động bằng cách này và do đó các con chịu đau đớn. Hay là một loại thực phẩm không phù hợp với các con, tuy nhiên các con vẫn ăn và kết quả các con cảm thấy khó chịu. Đây là sankara hiện tại của các con. Khi chúng ta nói về những sankara quá khứ trồi lên trên mặt điều đó không có nghĩa rằng tất cả những sự đau nhức mà các con cảm thấy đều xuất phát từ những sankara trong quá khứ.

Câu hỏi: Thầy luôn luôn nhấn mạnh rằng chúng ta nên có lòng từ bi đối với những người tàn ác. Nhưng khi nhìn thấy những sự bạo hành và giết hại những người vô tội đang xảy ra khắp nơi ở một mức độ rất lớn. Là những thiền sinh Vipassana, những người phục vụ Dhamma, những tín viên hay những thiền sư phụ tá chúng ta có thể làm gì được?

Trả lời: Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là những câu hỏi rất quan trọng. Nhưng vào giai đoạn này khi Vipassana chỉ mới bắt đầu thì rất khó khăn. Chúng ta không có nhiều sức mạnh đến như thế để thay đổi xã hội. Có hai trạng thái của Dhamma: Một trạng thái là thanh lọc cá nhân, một trạng thái khác là thanh lọc xã hội. Cả hai đều quan trọng. Nhưng để thanh lọc xã hội, sự thanh lọc của từng người là điều tiên quyết. Trừ khi những cá nhân được thanh tịnh, trừ khi họ có tình thương, lòng từ bi và thiện ý với người khác, chúng ta có thể trông mong là một xã hội Dhamma đích thực.

Do đó, vào giai đoạn này chúng ta cố giới thiệu Vipassana ở Ấn Độ và toàn thể thế giới. Chắc chắn khi Vipassana được giới thiệu rộng rãi, chính những người hành thiền có thể giữ một vai trò quan trọng. Nhưng ngay bây giờ, mỗi cá nhân, nếu họ thấy được họ có thể giúp bằng bất cứ cách nào để dập tắt lửa cháy thì họ cứ làm như thế. Giúp đỡ trên phạm vi lớn trong giai đoạn này rất khó. Chúng ta không nên làm những gì mà chúng ta không có khả năng.

Hỏi đáp với Thiền Sư S.N. Goenka tại các cuộc họp hàng năm – Trích từ cuốn Vì Lợi Ích Cho Nhiều Người

* Các Bài Viết Này Được Trích Từ Cuốn Vì Lợi Ích Của Nhiều Người - Thiền Sư S.N. Goenka. Phương Pháp Thiền Vipassana Này Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Pariyatti.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app