Faq: Nguyên Tắc Để Có Sự Liên Hệ Giữa Những Người Tổ Chức Khoá Thiền?

Câu hỏi: Thưa thầy, thầy không ngừng nói rõ về nguyên tắc làm sao để có sự liên hệ giữa những thiền sư phụ tá và những tín viên. Có một số ban điều hành muốn làm việc hoàn toàn độc lập mà không nghe theo sự hướng dẫn của thiền sư phụ tá, tới mức có thể loại trừ, không mời thiền sư phụ tá tham gia những cuộc họp hay những quyết định. Một số người cảm thấy rằng thiền sư phụ tá không có một nhiệm vụ nào trong việc hướng dẫn ban điều hành. Sự tham gia đến một mức độ nào là thích hợp cho những thiền sư phụ tá trong việc điều hành trung tâm?

Trả lời: Dhamma là một con đường chung dung. Có hai vấn đề đã phát sinh từ hai cực đoan. Vài năm trước đây có tín viên phàn nàn “Trong mọi cuộc họp thiền sư phụ tá cố kiểm soát, áp đặt quan điểm của họ. Họ cố để ra lệnh và chúng con không thể làm gì cả”. Đây là một cực đoan.Và bây giờ thầy nghe được một cực đoan khác họ không để tâm gì đến thiền sư phụ tá và muốn làm theo cách riêng của họ. Thiền sư luôn phải có mặt. Một thiền sư phụ tá trong khu vực của ban điều hành nên luôn luôn phải có mặt. Họ phải được mời bất cứ khi nào có cuộc họp của ban điều hành. Nhưng họ không nên cố xen vào. Hãy để cho những tín viên thảo luận và quyết định. Khi một thiền sư phụ tá thấy điều gì hoàn toàn đi ngược lại với Dhamma, thì họ có thể nói ra một cách nhã nhặn “Không được, điều này không tốt, điều này không phải là Dhamma”. Nhưng trái lại, trong lĩnh vực của thế gian, những gì xảy ra hãy để cho nó xảy ra. Hãy thoát khỏi hai cực đoan này và có đường lối dung hòa, nó sẽ có lợi cho những tín viên và những thiền sư phụ tá.

Câu hỏi: Một số thiền sinh không hiểu sự quan trọng của việc Dana.Khi những khóa thiền được tổ chức mà không tính lệ phí, họ thường nghĩ rằng: “Những việc này không tốn lệ phí tại sao phải dana”. Xin thầy cho chúng con chỉ dẫn về điều này?

Trả lời: Có hai cực đoan. Một cực đoan là các con tính tiền đồ ăn, chỗ ở… Và các con nói với mọi người rằng “Đây là những phí tổn khi chúng tôi phục vụ quý vị. Do đó quý vị phải trả khoản này, nếu không làm sao chúng tôi có thể tổ chức được”. Điều này phải được ngăn cấm. Đây là một cực đoan.

Một cực đoan khác khi các con lấy làm kiêu hãnh rằng: “Chúng tôi không nhận bất cứ gì từ quý vị” thì người ta sẽ nghĩ rằng có lẽ một hiệp hội lớn nào đứng đằng sau cái tổ chức này. Hay là có lẽ một tổ chức bí mật nào của chính phủ đã cung cấp tiền cho mục đích riêng. Do đó tại sao chúng tôi phải hiến tặng dana?

Giữa hai thái cực này phải có một đường lối dung hòa. Không nên tính tiền, và điều này phải hết sức rõ ràng. Nhưng đồng thời tổ chức phải được hoạt động dựa trên dana của thiền sinh, những người đạt được lợi lạc và cảm thấy rằng việc này phải tiếp tục vì lợi ích của người khác, họ sẽ tự động hiến tặng. Chỉ khi nào họ hiến tặng thì việc này mới được tiếp tục. Điều này phải làm rõ với các thiền sinh mà không ép buộc họ phải dana.

Có nhiều trường hợp, đặc biệt là ở quốc gia này, nơi người dân rất nghèo, phải kiếm sống từng bữa. Họ sống chỉ bằng thu nhập ít ỏi hàng ngày của mình. Nếu những người đó tới khóa thiền trong mười ngày, họ bị mất tiền lương mỗi ngày của mình. Điều này là sự hi sinh lớn lao. Trông đợi bất cứ Dana nào từ họ là hoàn tàn vô nhân đạo. Nếu một người như thế, hiến tặng dù chỉ một đồng rupee, điều này rất tốt, bởi đây là một parami rất lớn, lớn hơn cả một triệu phú hiến tặng một ngàn rupee hay trăm ngàn rupee.

Hãy cứ để nó xảy ra như thế. Nhưng phải làm cho điều này hết sức rõ ràng. Tổ chức của chúng ta hoạt động hoàn toàn dựa vào sự hiến tặng của thiền sinh và hoàn toàn không có nguồn tài chính nào khác.

Hỏi đáp với Thiền Sư S.N. Goenka tại các cuộc họp hàng năm – Trích từ cuốn Vì Lợi Ích Cho Nhiều Người

Bài viết được trích từ cuốn Vì Lợi Ích Của Nhiều Người – Thiền Sư S.N. Goenka. Quý vị có thể tải cuốn sách PDF bản tiếng Việt tại đây, và PDF bản tiếng Anh tại đây.

AUDIOS TOÀN BỘ CUỐN VÌ LỢI ÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI

* Các Bài Viết Này Được Trích Từ Cuốn Vì Lợi Ích Của Nhiều Người - Thiền Sư S.N. Goenka. Phương Pháp Thiền Vipassana Này Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Pariyatti.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app