Câu hỏi: Thưa thầy, rất nhiều lần thầy đã nói rõ ràng sự khác biệt giữa Dhamma và tông phái, xin thầy vui lòng nói rõ một lần nữa. Có vẻ như là sự độc hại của những người thủ lãnh của những tôn giáo gần như đã hủy hoại toàn thể văn minh của nhân loại, thưa thầy điều này có thể tránh được không ?

Trả lời: Đúng thế, đây là nhiệm vụ của chúng ta để tiếp tục giải thích cho người khác Dhamma là gì và tông phái là gì? Thật là bất hạnh khi Dhamma đã bắt đầu dưới hình thức tinh khiết và rất nhanh chóng nó đã xuống cấp và trở thành tông phái. Nếu sự khác nhau giữa cả hai được làm sáng tỏ để giúp tránh sự tai hại trên khắp thế giới và đặc biệt ở quốc gia như Ấn Độ, nơi có rất nhiều sự chia rẽ tông phái và có rất nhiều khác biệt. Nhưng những vấn đề này xảy ra ở mọi nơi dưới hình thức này hay hình thức khác.

Đối với những người thực hành Vipassana nó trở nên rất rõ ràng Dhamma là luật tự nhiên. Dhamma luôn luôn phổ quát, luật tự nhiên luôn luôn phổ quát những điều về tông phái không bao giờ có thể là phổ quát, tông phái khác nhau, từ tông phái này sang tông phái khác, đối với những người đã thực hành Vipassana nó sẽ trở nên mỗi lúc một rõ ràng hơn. Hãy xem: ngay khi tôi làm ô uế tâm mình, thiên nhiên sẽ bắt đầu trừng phạt tôi ngay đây và ngay bây giờ mà không phải là tôi phải chờ trong kiếp kế tiếp để bị trừng phạt, tương tự như thế khi tôi thanh lọc tâm tôi được thưởng ngay tại đây và ngay bây giờ, đây là luật tự nhiên, đây là Dhamma.

Nếu chúng ta có những hành động lành mạnh bằng lời nói , ý nghĩ hay việc làm thì chắc chắn là chúng ta đang đi trên con đường Dhamma và chúng ta được tưởng thưởng và bắt đầu giúp người khác, trái lại chúng ta bị hại và chúng ta cũng hại người khác. Đây là sự khác nhau rất giản dị giữa Dhamma và tông phái. Sự khác biệt rất giản dị giữa Dhamma và tông phái phải mỗi lúc một rõ ràng hơn. Đối với những người hành thiền nó trở nên rõ ràng rằng một thước đo để đo ta có được thật sự tiến bộ trong Dhamma hay không là chúng ta có bị ràng buộc về những đức tin tông phái, về lý thuyết, những nghi thức và nghi lễ tông phái, những lễ hội tôn giáo, … sẽ bắt đầu bị tiêu trừ. Nếu sự ràng buộc càng mạnh ta có thể nghĩ rằng ta đang tiến bộ trong Dhamma nhưng thật sự người này không tiến bộ trong Vipassana, nếu ta tiến bộ trong Vipassana thì đương nhiên không cần một nỗ lực nào, mọi sự ràng buộc sẽ mất đi bởi vì ta hiểu được rằng Dhamma phổ quát đích thực là gì, điều này không thể áp đặt vào người khác.

Chúng ta không thể trông đợi toàn thể thế giới thực hành Vipassana, giải pháp thiết thực chỉ tới khi người ta bắt đầu chứng nghiệm được luật tự nhiên, nó sẽ chỉ nên dễ dàng bằng cách thực tập, về phần chúng ta, ta nên tiếp tục giải thích cho người ta hiểu rằng Dhamma là gì, tông phái là gì và khuyến khích họ thực hành và tự họ thấy được.

Hỏi đáp với Thiền Sư S.N. Goenka tại các cuộc họp hàng năm – Trích từ cuốn Vì Lợi Ích Cho Nhiều Người

Bài viết được trích từ cuốn Vì Lợi Ích Của Nhiều Người – Thiền Sư S.N. Goenka. Quý vị có thể tải cuốn sách PDF bản tiếng Việt tại đây, và PDF bản tiếng Anh tại đây.

AUDIOS TOÀN BỘ CUỐN VÌ LỢI ÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI

* Các Bài Viết Này Được Trích Từ Cuốn Vì Lợi Ích Của Nhiều Người - Thiền Sư S.N. Goenka. Phương Pháp Thiền Vipassana Này Do Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy Theo Truyền Thống Thiền Sư Sayagyi U Ba Khin. Tài Liệu Thuộc Bản Quyền Của Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org & Pariyatti.org. Tài Liệu Chỉ Mang Tính Tham Khảo. Để Học Phương Pháp Thiền Này, Quý Vị Nên Tìm Hiểu Thông Tin & Đăng Ký Tham Dự Khoá Thiền Tại Dhamma.org.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app