Định Luật Thiên Nhiên Của Vũ Trụ – Kamma Niyāma Định Luật Thiên Nhiên Về Nghiệp Báo Hay Nhân Quả

Kamma niyāma – Định luật thiên nhiên về nghiệp báo hay nhân quả

Nghiệp báo chỉ cho chúng ta biết cách nào sự tích trữ, chất chứa hành vị thiện và ác trong quá khứ và sẽ đưa chúng ta đến sự vui hoặc khổ cảnh mà chúng ta có thể phải thọ lãnh trong một lúc nào. Đây là một vài thí dụ về nghiệp ác quá khứ trả quả khổ đau cho chúng ta thấy.

Như trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, có một con quạ bay trên mái nhà tranh đang bị lửa cháy vì bị gió cuốn luôn vô lửa nên con quạ phải bị chết cháy theo. Có một trường hợp khác, có một chiếc thuyền bị ngừng lại giữa bể khơi không thể di chuyển tới lui được, dầu cho những người thủy thủ cố gắng cho nó di chuyển. Trong thời đó, người ta tin rằng có lẽ trong thuyền này có người nào nhiều tội lỗi cho nên mới khiến cho con thuyền không thể di chuyển được một cách kỳ lạ như thế. Người ta mới bày bắt số thì ba lần đều nhằm vợ của ông thuyền trưởng vì bà này trước khi xuống thuyền đã làm nhiều tội lỗi. Hết sức nài nỉ khóc lóc nhưng buộc lòng người ta phải bỏ bà xuống biển với một tấm ván, vừa bỏ bà xong thì con thuyền bắt đầu di chuyển như thường. Trường hợp thứ ba, có một vị tỳ khưu đang ở trong một cái động bị đá tự nhiên lăn xuống ngừng lại che lấp miệng động làm cho vị tỳ khưu bị nghẹt thở hàng bảy ngày. Tất cả những sự việc này, Đức Phật giải rằng, xảy ra đều do định luật của nghiệp và quả. Vì con quạ một tiền kiếp là một người nam có một con bò ngỗ nghịch không chịu nghe theo sự sai khiến của y như kéo xe…, y bèn đem rơm cỏ đốt con bò ấy đến chết, cái quả ấy y phải trả nhiều kiếp cũng bị chết cháy như vậy cho đến kiếp sanh làm con quạ cũng không thoát khỏi trả quả chết cháy ấy. Về bà vợ ông thuyền trưởng thì kiếp trước kia giận con chó rồi cột cổ nó với một nồi cát đem thẩy xuống sông cho nó chết, vì vậy y phải trả quả tương tự. Về vị tỳ khưu, có một kiếp nọ ông sanh làm một cậu trai thấy một con kỳ đà bò trông ổ mối, nó mới lấy cỏ lấp lại miệng ổ mối ý chơi nghịch và định ngày mai sẽ thả con kỳ đà ra, nhưng vì quên đi nên qua bảy ngày mới lại chỗ ấy và mở miệng ổ mối cho con kỳ đà ra, vì con kỳ đà không chết chỉ yếu đuối kiệt sức vì thiếu nước uống và vật thực mà thôi, vì vậy mà kiếp sau lên làm vị tỳ khưu cũng phải bị nhốt vào trong động bảy ngày nghẹt thở kiệt sức vì thiếu cơm nước, cũng như ông đã làm cho con kỳ đà trước kia vậy.

Nghiệp ác có thể đưa ta sanh vào gia đình thấp hèn như người cha say sưa, người mẹ dâm loạn phóng đãng, trong trường hợp như vậy thì nên tìm cách giúp đỡ cho đứa trẻ ấy được phát triển và tánh tình trong lúc còn thơ ấu. Như hột giống đã gieo xuống miếng ruộng xấu thì kết quả thế nào cũng không tốt, cũng như đứa trẻ đã sanh vào dòng ác xấu thì thế nào người con ấy cũng phải bị suy đồi nếu không tìm cách thân cận để sửa chữa cho phát triển tốt đẹp. Như thầy tốt không có gặp đúng lúc và trời mưa không đúng mùa tiết thì đứa trẻ và mùa màng ấy phải sụp đổ không sai. Cũng như thế ấy, nếu người nào có thể làm sự lợi ích của mình trong ngày vị lai cho đúng lúc như khi y phải làm điều gì cần phải làm xong cho kịp thời thì sự lợi ích ấy mới có kết quả tốt, còn như quên đi hay làm trong lúc không cần thiết thì không có kết quả tốt vậy. Như người nông dân, mặc dù trời mưa tốt, gieo giống đúng mùa nhưng gặt hái không được dồi dào là vì những công việc cần phải làm phụ thuộc như làm cỏ, bón phân… không làm lúc nên làm thì sự gặt hái không được đầy đủ. Cũng như nghiệp tốt sẽ đem lại kết quả tốt đẹp dồi dào khi nào những điều kiện phụ thuộc (như hằng nhớ đến sự lành đã làm ấy luôn luôn, cũng có đúng lúc đúng kỳ). Chính định luật thiên nhiên của nghiệp báo làm cho phát sanh tính tình, đặc điểm khác lạ hơn dòng giống ông bà và những sự phối hợp chung quanh.

Khi chúng ta quan sát về nghiệp báo xuyên qua một vài ánh sáng của sự tiến triển trong lãnh vực khoa học thì chúng ta có thể thấy rằng “Lý thuyết cổ truyền về vật lý hoàn toàn lỗi thời vì họ cho đời sống chỉ là một sự sản xuất của vật chất mà thôi”, lý thuyết ấy các nhà khoa học trứ danh của Âu châu và Mỹ châu đều bác bỏ từ lâu rồi. Lý thuyết của Darwinian về sự truyền sang bằng máy móc cho rằng tánh tình con người chỉ do tinh trùng và huyết thống của cha mẹ về vật chất mà ra, điều này hội đồng khoa học đã đánh ngã bác bỏ và không lâu họ đã nhận định vững chắc rõ ràng, khi họ phối hợp lại thai bào học và tâm lý học. Như vậy toàn vấn đề được giải quyết bằng cách phối hợp trong một bài toán về tinh thần và vật chất. Hai nhà khoa học Pháp và Đức là ông H. Bergson và Hans Driesch chỉ rõ về sự nhu cầu của vật lý học là phải họp lại với cái mãnh lực vô hình của tiền kiếp nó bắt buộc những nguyên tử vật lý phải tụ tập trung lại trong một kiểu mẫu hay cơ thể của thân thể con người. Như vậy bây giờ khoa học đã thừa nhận “Căn bản của sự tái sanh” là phải phối hợp lại “Tinh thần và vật chất” mới tạo thành ra một con người, hướng dẫn bằng trực giác của mình đã nằm sâu trong tiềm thức. Như con tằm tự đương lấy tổ kén hay là những con chim con tự trực giác của mình mà làm ổ thật khéo léo không cần đến sự chỉ dạy của cha mẹ chúng.

Như vậy chúng ta thấy, năng lực vô hình mà chúng ta gọi là con người thật gìn giữ bản thân này trong trật tự cho tốt đẹp càng lâu dài có thể được. Nếu thân thể mà không được toàn vẹn trong khi sanh, hay sau này thì đó cũng là do năng lực vô hình của nghiệp báo tạo nên, còn nếu bộ óc mà có bệnh hoạn là do sự không lành mạnh nếu không phát triển hay ngu ngốc. Và khi thân thể thôi không nhận lãnh sự toàn vẹn hay tàn phế thì năng lực vô hình phải đầu hàng vì thân thể ấy đã tàn phế. Bất luận hình thức nào của thân thể vật lý chỉ để phô diễn trung gian của sức lực vô hình và không biết được cái đó người khoa học Tây phương gọi là “đời sống và tâm thức” còn Phật giáo thì gọi là “nghiệp báo” vậy. Cho nên Đức Phật có nói mỗi chúng sanh đều có cái nghiệp là của ta, nơi trả quả cho ta, là thân quyến nơi sanh ta ra, nơi nương nhờ của ta. Chúng ta thấp hèn hay cao thượng khác nhau cũng đều do nghiệp báo cả. Tùy theo nghiệp báo khác nhau mà nảy sanh ra chúng sanh cũng khác nhau như người thì cao thượng, kẻ thấp hèn, người thì hạnh phúc, người lại khổ đau, người thì lịch sự, kẻ lại xấu xa, người thì giàu có, kẻ lại bần cùng, người thì mạnh khỏe, kẻ lại ốm đau, người thì danh vọng, kẻ lại vô danh, người thì đáng khen ngợi, kẻ lại bị chê bai khinh bỉ đều do nghiệp báo khác nhau.

Nhà báo học G. Grimm trong “Quyển giáo lý Đức Phật”, ông có viết: “Không khó trong các trường hợp có thể chỉ sự kết hợp để làm cho phù hạp với tế bào mới khi có một sự chết xảy ra như: Người nào không có lòng từ mẫn, có thể giết người hoặc thú thì y tự đem theo trong tiềm thức một khuynh hướng về sự sống ngắn ngủi rồi. Y tìm sự thỏa mãn trong cách làm cho đời sống kẻ khác yếu tử thì tế bào ấy kết hợp với sự yếu tử ấy sau khi sự chết của y có thể bám níu vào với tế bào mới khác sẽ làm cho y bị thiệt hại của kết quả sau này. Như vậy năng lực của tế bào nảy nở và cấu tạo ra hình thể con người luôn cả sự kết hợp với sự vui thích làm khổ hoặc làm tai hại kẻ khác”.

Như trong trường hợp của người sân hận tự nảy sanh trong thân tâm mình một sự phối hợp của sự xấu xa cho một cơ thể và những căn nguyên tinh trùng kể từ đó nảy sinh ra lần hồi làm bộ mặt mình trở nên xấu xí do bởi đặc tính của sự sân hận. Còn người nào mà có tính ganh tị, bỏn xẻn, ngạo mạn thì tự nhiên trong thân tâm y có mang theo một khuynh hướng thù hằn, oán ghét mọi việc đối với những kẻ khác và khinh bỉ họ nữa, thì theo mầm giống ấy sẽ nảy nở trong sự thiếu thốn, nghèo khó đã phối hợp sẵn trong tâm y. Vì vậy mà có khi nguyên nhân ấy kết quả làm cho cơ thể thay đổi từ nam ra nữ được. Trong trường hợp A hàm có thuật lại rằng “Cô Gopikā là con gái của dòng Thích Ca, sau khi chết được tái sanh làm một vị Chư Thiên nam (Gopaka devaputta) bởi vì cô ta rất nhàm chán thân phận nữ lưu và đồng thời cô thỏa thích muốn được sanh làm nam giới”.

Như có bài kệ về nghiệp báo như sau:

Do nghiệp báo mà thế giới chuyển động.

Do nghiệp báo mà nhân loại và súc sanh có liên đới.

Vì do sự liên đới ấy mà chúng sanh phải luân hồi mãi mãi.

Do nghiệp báo mà con người được sự vinh quang khen ngợi.

Cũng do nghiệp báo mà có kẻ phải làm nô lệ, suy sụp, bạo tàn.

Biết rằng nghiệp báo sẽ trả quả nhiều cách khác nhau. Tại sao có người cho rằng “Trong đời này không có nghiệp báo?”

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app