Định Luật Thiên Nhiên Của Vũ Trụ – Citta Niyāma – Định Luật Về Tâm Thức

Citta niyāma – định luật về tâm thức

Định luật thiên nhiên về tâm thức này là sự phát sanh tư tưởng do hình thức như sắc, thinh, hương, vị, xúc và những tư tưởng nảy sanh ra từ bên trong của mỗi tâm thức, tùy theo căn bản của họ có.

Như họ có cảm giác đã từng kinh nghiệm từ trong kiếp quá khứ, những hy vọng, những sự ước muốn, những nguyện vọng mà họ nhìn đến để thực nghiệm trong kiếp vị lai luôn cả những biến chuyển khác lạ mà khoa học chưa phát minh ra được. Như sự huyền bí của năng lực vô hình mà do một vài người có được, do sự phát triển về tinh thần mà họ có thể thấy hoặc nghĩ được những hình và tiếng mà người thường không thể nghe thấy hoặc nói trước những biến cố sẽ xảy ra trong thời gian tới rất đúng.

Hơn nữa B.S. B.Rhine và một ban đang sưu tầm về năng lực của tinh thần (viết tắt là E.S.P. extra Sensory Perception) nơi trường đại học Duke của Huê Kỳ. Như ông Kant nói với chúng ta những sự bí ẩn của Thụy Điển và triết gia Swdenberg có một mãnh lực tinh thần có thể nói cho chúng ta biết lửa đang cháy cách đây 300 dặm Anh. Còn Phật giáo có đề cập đến 10 năng lực của tinh thần mà con người có thể đạt được do sự cố gắng để hiểu biết và tinh thông những khoa học và nghệ thuật của Đông phương. Những năng lực đó trong Phật giáo gọi là “thần thông” (iddhi) về phép thôi miên cũng ở trong năng lực của phép thần thông này gọi là vijjāmaya iddhi – một tiềm tàng năng lực sẵn có trong con người do sự tích trữ của những hành vi trong kiếp quá khứ gọi là kammaj iddhi – như quyền lực của phi nhơn, Chư Thiên và năng lực bay lên hư không của loài gia cầm… đều ở trong năng lực này. Còn ông Dr.Khine thì cho những sự việc này do những sự kinh nghiệm mà ông xác nhận rằng “Loài thú vật cũng có mãnh lực của tinh thần như chim bồ câu có thể đem thư từ xa xăm rồi trở về không hề sai lạc”. Một năng lực khác sẵn có như những việc thiện trong quá khứ mà một người sanh trưởng trong một gia đình thật nghèo khó mà y sẽ trở nên giàu sang trong lúc gần già, sự ngẫu nhiên chứng tỏ cho ta thấy “Có vài việc lành trong sự ác xấu của chúng ta”, như trường hợp của một người sinh ra từ kẻ ăn xin mà sau lại trở thành tỷ phú, cái này gọi là punniddhi – năng lực phước báu.

Một biến cố hiếm có và rất quan trọng của năng lực có thể chịu đựng sự khổ và duy trì sự chết lại, như trong kinh có thuật lại một người phụ nữ đã chết mà còn thai trong bụng, khi sắp sửa thiêu xác cô thì nghe tiếng trẻ nhỏ khóc, người ta vội vã kéo tử thi ra coi thì thấy một đứa trẻ ở trong bụng mẹ vừa bể bụng banh ra nhưng đứa trẻ vẫn an toàn vô hại, lẽ dĩ nhiên những trường hợp như vậy thật là hiếm có, chỉ đặc biệt riêng cho những người có nhiều duyên lành có thể gần đến Niết-bàn. Thật vậy, đứa trẻ này sau trở thành một vị A- la-hán tên là Đại đức Sankicca. Hơn nữa có người có thể biến hóa nhiều nhân vật khác nhau như khi thì biến ra già lúc thì hóa ra trẻ, khi thì người này, lúc thì ra kẻ khác… cái này gọi là vikubbānaiddhi – có người thì dùng năng lực của tâm hóa ra người nữa giống hệt như mình, cái này gọi là mano maya iddhi – phân tâm thông.

Những tài năng bí ẩn thấy và nghe khác thường này mà ông Rhinne gọi là E.S.P. năng lực của tinh thần, còn Phật giáo thì gọi là “uy lực tự nhiên” của sự làm lành của chúng ta trong quá khứ, Đức Phật gọi uy lực đó là do sự tham thiền để phát triển cho tinh thần của mình. Như trong kinh Pháp cú có câu:

“Tâm là pháp phát sanh lên trước hết các pháp, tâm là chủ, tâm là sanh sản ra mọi vật.

Do tâm mà thế giới bị hướng dẫn và lôi cuốn mãi. Và chính con người là chủ của tâm”.

Nhưng có người tự hỏi, cái gì ngăn cản chúng ta trong sự phát triển những năng lực huyền bí sáng suốt ấy? Chính Dr. Rhinne cũng phải bối rối trong câu hỏi này và hiện giờ họ cũng tự hỏi cái gì hạn chế sự phát triển về năng lực phi thường này? Những ông Dich, Tom và Harry nói rằng: “Không thể phát triển nổi những năng lực phi thường nằm trong tinh thần con người trừ khi con người đã cố gắng trau dồi từ nhiều kiếp trước mới có thể phát triển tài năng phi thường theo ý nguyện”.

Hơn nữa, do 10 điều phiền não làm cho con người tối mê, nhơ bẩn che lấp không cho phát triển tài năng phi thường như: sự tham lam làm cho con người dính líu vào mọi vật và không cho các vật khác cao quí hơn; sự sân hận làm cho tối tăm mù quáng không thấy các việc khác tốt đẹp hơn; si mê là ngu xuẩn tối mê nên không thể thấy gì xuyên qua sự tối tăm ấy; ngã mạn là cho rằng “ta đây cao thượng hơn người” vì vậy nên không phân biệt được điều cao thượng hay thấp hèn của người khác; tà kiến là sự hiểu biết sai lầm lại cho là đúng và cố chấp vào sự hiểu biết ấy như người mù rờ vào con voi vậy; hoài nghi là không quyết định cái nào là phải cái nào là quấy, không phân biệt được giữa cái này và cái kia; hôn trầm là lười biếng uể oải của tâm làm cho buồn ngủ hôn mê tâm tánh; phóng tâm là tâm luôn luôn vọng động không ngừng nghỉ như đống tro bụi bị gió cuốn lên nó cũng làm cho tâm thần rối loạn không thấy sự gì rõ rệt; không hổ thẹn tội lỗi là không có sự hổ thẹn trong khi làm những điều tội lỗi như con heo nằm lăn trong sình trong vũng cũng không biết nhờn gớm; không ghê sợ tội lỗi là dầu khi làm tội lỗi nào cũng không có lòng ghê sợ hậu quả, liều lĩnh làm càn như người mất trí. Mười điều phiền não trở ngại này nếu nói tóm lại thì có năm loại: sự tham lam hay tham dục trong ngũ trần làm cho con người tối mê không thấy cái chi cho rõ rệt, chính pháp này làm cho con người đi sai lạc căn bản đầu tiên của tinh thần cao cả của người tham thiền và nó sẽ dắt đưa con người đến sự mưu mô, xảo trá lừa dối kẻ khác, sau cùng họ sẽ mất khả năng cao quý rõ rệt, vì vậy mà Đức Phật thấy xa nên cấm các hàng đệ tử không cho dùng những thần thông trong chỗ quần chúng công cộng do sự tham vọng; sự sân hận sẽ làm cho con người bị khích động trong khi dùng tâm lực thôi miên có thể làm hại kẻ khác vì lòng thù oán; hôn trầm là lười biếng, hôn mê, buồn ngủ làm cho không tiến hành được việc gì; phóng tâm làm cho phóng dật bồi hồi bứt rứt do sự hành vi sai quấy hay luyến tiếc việc phải làm mà không làm; hoài nghi là sự ngờ vực không hiểu rõ rệt điều gì, luôn luôn mong sự giải thích của kẻ khác, chỗ này ông Rhinne nhận thấy tình trạng ngờ vực ấy sẽ đánh dấu hạng người rất thấp hèn vậy. Năm pháp này thường được gọi là pháp che lấp, pháp chướng ngại hay là pháp cái, có năng lực ngăn cản thiền định không cho phát triển để thấy rõ mục tiêu, cũng như hai chuyến xe lửa chạy đua song song với nhau trong một chiều. Như trong sự biến chuyển “không có gì phải thấy hoặc không có gì phải làm”. Như ông Condorcet thức hằng mấy giờ để làm một bài toán mà không xong, nhưng khi ngủ trong giấc chiêm bao lại tự giải đáp được. Trong Phật giáo, khi tâm được yên nghỉ xong có thể kiểm điểm lại những sự hành vi hay kinh nghiệm của mình những gì khó khăn không giải được trong lúc còn thức. Như khả năng biết được tâm của kẻ khác xa từ ngàn dặm hoặc tạo ánh sáng trong chỗ tối tăm, bất cứ điều phi thường này phải đòi hỏi con người có một tinh thần hoàn toàn được phát triển.

Theo tốc lực của ánh sáng thì như chúng ta biết có đến 186.000 dặm Anh trong một giây đồng hồ. Như vậy tốc lực của tâm như thế nào? Tốc lực của tâm thì vượt qua cả thời gian lẫn không gian, vì tốc lực của tâm thì vô lượng không thể biết được. Vấn đề này có nêu rõ trong câu chuyện Đức vua Milinda hỏi vị Na Tiên tỳ kheo. Tôi xin thuật lại vắn tắt như sau. Tỳ khưu Na Tiên nói: “Tâu Đại Vương, vậy chớ từ đây đến đô thị Alexandre trong bao xa?” – Đức Vua Milanda trả lời: “Hai trăm dặm?” – “Vậy Đại Vương nhớ lại vài việc làm ở đó coi.” – “Trẫm nhớ rồi.” – “Vậy Đại Vương đã đi đến đó 200 dặm quá lẹ”, rồi ngài hỏi tiếp: “tâu Đại Vương như đô thị Kasali cách đây 200 dặm nơi mà Ngài sanh trưởng và xứ Kashmir chỉ cách đây 12 dặm vậy nơi nào xa hơn nếu ngài nghĩ đến?” – “Hai nơi nếu suy nghĩ thì cũng đồng một thời gian như nhau.” – “Tâu Đại Vương tâm thức cũng nhanh lẹ như vậy.”

Hơn nữa ví hai con chim bay trên hư không sẽ đậu vào nhánh cây, một con bay cao, một con bay thấp, khi đậu vào cành cây cũng trong một lúc, con đậu nhánh cao, con đậu nhánh thấp nhưng bóng của chúng đều đến mặt đất một lượt như nhau, cũng giống như hai người ở đây cùng chết một lượt, một người thì sanh về cõi Phạm Thiên, một người nữa thì sanh ra trong xứ Kashmir này, nơi xa cách tuy khác nhau nhưng cũng đồng sanh trong một lúc như nhau, như vậy thật không biết được tốc lực của tâm. Dr. Rhinne có xác nhận rằng “Mãnh lực của tâm có thể xuyên qua thời gian và không gian thật mau lẹ”. Do nhiều sự kinh nghiệm với một gói lá bài để cách khoảng nhau mà Dr. Rhinne khám phá ra sự xa cách của thời gian và không gian có trở ngại cho khả năng tư chất để thấy, nghe và biết được những biến cố xảy ra từ xa xăm mà cơ quan thông thường không thể biết được. Ông Dr. Rhinne còn nói sự gieo con xúc xắc (6 mặt) cũng có ảnh hưởng của tinh thần làm cho kết quả theo ý muốn. Năng lực vật lý mà tinh thần có được đó gọi là “P.K. Psycho kinesis” động lực học. Như lấy một đề mục nhìn thẳng vào lá bài với sự gom cả tinh thần suy nghĩ trong khi ấy người khác lãnh lấy cảm tưởng ấy, Dr. Rhinne dám quả quyết rằng “thần giao cách cảm” ấy có thể chuyển từ đề mục này sang qua đề mục khác được.

Về lý thuyết, thần giao cách cảm làm cho người ta hỏi tới vấn đề chiêm bao, Chư Thiên và các phi nhơn vô hình khác vậy chớ những vật vô hình ấy có ảnh hưởng chi đến nhân loại không? Về vấn đề này người Tây Âu chỉ cho là “nhân vật thần thoại” mà thôi. Nhưng Phật giáo nhìn nhận những nhân vật vô hình ấy là một cảnh nào trong 31 cảnh của chúng sanh đi tái sinh. Những nhân vật này cũng có ảnh hưởng đến nhân loại. Sự ám chỉ này chỉ nhìn nhận của sự hành vi “tinh thần trong tinh thần” và có thể chứng minh một cách rộng rãi. Như người ta nói cà lăm, ấp úng khi nằm chiêm bao thấy mình nói cà lăm càng xấu tệ hơn, hoặc nằm mộng mị xấu xa thì ngày sau tánh tình không được vui vẻ. Có vài sự mộng mị làm ảnh hưởng sâu xa cho đến suốt đời người như có một người bị ảnh hưởng của chiêm bao mà bỏ nhà cửa đi mất, có người lại sửa đổi tánh tình sau khi nằm chiêm bao, có người ngủ mà vẫn đi như thường (mộng du). Thật vậy, theo khoa học Tây Âu đi đã xa mà bây giờ họ có thể đo lường được trọng lượng và luôn cả chụp những tư tưởng ngấm ngầm bên trong. Như giáo sư Baradue có dẫn chứng một sự thí nghiệm, ông ta hướng dẫn với một cây gậy mà tinh thần có thể ghi qua lắng sóng tư tưởng được ghi vào băng. Ngồi trước dụng cụ mà ông đã chế tạo ra là “cây gậy làm cho thấy rõ hình ảnh của tinh thần” (Electro Encephalagraph) rồi định thần trên cây gậy với tất cả năng lực mà y có thể sai khiến và chiếu nó vào trong kiếng chụp hình. Kế đó không lâu, khi khui kiếng ấy ra, thì hình cây gậy hiện ra giống hệt trên kiếng hình (cây gậy thiệt thì không có trong vòng kiếng hình ấy). Những tin tức khác nhau có thể thâu vào một cách rõ rệt, cao hay thấp được phát ra rất nhiều lần của sự rung động khi người đến gần máy dụng cụ bén nhạy của ông giáo sư Baradue. Bây giờ chúng ta có thể xác nhận sự tương đồng của P.K. và P.A. (Psi ability) với thần thông (iddhi) trong Phật pháp như phương ngôn mà ta thường dùng là “Hoa hường dầu gọi là tên khác đi nhưng mùi thơm vẫn là hoa hường”.

Như vậy ở đây một lần nữa khoa học lại chứng minh kiến thức của Phật giáo về tinh thần là tột đỉnh, tất cả mọi việc được phối hợp và có thể hành vi qua tất cả sự biến hóa.

Với sự hiểu biết rõ ràng về năng lực và ảnh hưởng của tâm linh thì không có thể lý luận cho rằng “dòng tư tưởng của tâm, càng nhiều năng lực lại có thể bỏ được khi nó đang tiến hành hoặc ăn sâu vào những tế bào rồi cũng như cử chỉ và ấn tượng đã để lại trên dụng cụ bén nhạy để thu hình”. Người ta không thể ngạc nhiên khi dấu hiệu và tánh tình ngày càng trội hơn đã truyền xuống bằng cách này từ thế hệ này đến thế hệ khác, khởi sự tự mở ra càng sẵn sàng và dễ dàng hơn kẻ khác và sự sống làm cho nó tiến hóa lạ thường trong bụng mẹ. Như vậy những khuynh hướng truyền thống và đặc sắc của vật lý có thể mang qua từ đời này đến đời khác và bỏ lại những điểm bí mật trong cơ thể mới lúc tái sanh. Cũng như người con không giống cha hay mẹ, nhưng lại giống ông nội hay ông cố, ông sơ… điều đó thật không có chi là ngạc nhiên cả. Như tinh thần còn có thể bỏ lại dấu vết của nó trên cơ thể vật chất bằng sự biến cố xảy ra trong hiện tại do sự chứng minh rộng rãi. Như chúng ta biết, có một số phụ nữ, nhứt là những người có chồng lâu mà không có con, cầu nguyện với thần Ganesh cho được sanh con và khi sự ước nguyện thành tựu thì đứa con sanh ra lỗ mũi giống cái vòi con voi (giống hình vị thần ấy mình người đầu voi), lý do lạ lùng này là vì vị Thần thờ đó mặt như Chư Thiên mà mũi lại giống như cái vòi voi, đặc điểm này đã in sâu vào tinh thần người mẹ khi mang thai cho nên khi sinh đứa con ra cũng giống như vậy. Như chúng ta được nói lại, những đứa trẻ như thế ấy ít còn sống sót được. Như chúng ta biết có một số phụ nữ thờ hình treo trên tường hay đầu giường hình tốt đẹp hoặc cảnh, tự nhiên những ảnh hưởng ấy làm cho các đặc sắc của hình tượng đó trong khi sanh đứa trẻ ra sau này cũng giống những đặc điểm về vật chất ấy. Như vậy thì ảnh hưởng về hình ảnh của thần giao cách cảm và thôi miên có thể truyền sang qua bởi phương pháp của sự gom tinh thần trên sự cấu tạo về vật chất của đứa trẻ. Thôi miên học cung cấp cho chúng ta một dịp để học hỏi sự biến chuyển dưới điều kiện thực hành thử coi. Như hiện giờ một phương cách của phép trị bệnh bằng thôi miên mà phần đông các hội y học trên thế giới chánh thức nhìn nhận. Thật vậy, sự kinh nghiệm về y học dưới sự thôi miên hiện nay giúp khám phá ra những hành vi bí ẩn của tinh thần trên cơ thể vật chất này cũng giống như sự khuyên nhủ của những người phụ nữ cầu nguyện với thần Ganesh làm cho sự phản ứng vật lý có thể thành đạt được với phương châm vật lý. Khi tâm được kiểm soát đầy đủ như trong trường hợp của sự kinh nghiệm về thôi miên bất luật sự khuyến nhủ nào có thể làm trong sự tin cậy rằng: Tâm linh của đề mục sẽ áp dụng được. Điều hết sức ngạc nhiên là chẳng những tinh thần phải nghe lời theo ta mà còn thể chất này cũng hưởng ứng theo luôn. Điều này có thể chứng minh như ý nghĩ đốt trên da thịt ai một chỗ nào thì chỗ ấy liền hiện lên một dấu cháy xem y như ngay chỗ chỉ định.

Còn nhiều trường hợp tương tự, như giáo sư Gates chứng minh những điều kiện trong phòng thí nghiệm cách nào tinh thần cơ thể ảnh hưởng đến thể chất dầu cho người đã trưởng thành. Ông thấy sự thay đổi của tinh thần về tánh tình y học của sự toát mồ hôi, như để cho một người đang cơn giận thở vào trong ống thí nghiệm trong năm phút khi nguội và đặt lại thì thấy có một chất nâu, chất này có mãnh lực vô cùng độc, còn khi để cho người vì buồn phiền thở vào thì có một chất xám xanh… Một cậu bé 16 tuổi có da dày và xám, người ta gọi nó là “Thằng Voi” được chữa trị hoàn toàn lành bịnh bằng cách thôi miên. Mô tả sự chữa trị này trong tờ nhựt báo British Medical do ông Dr. Mason trị cho tại dưỡng đường Queen Victoria thuật lại rằng: Từ da dày xám đen trở nên hồng hào và mềm mại trong vòng 10 ngày và 10 ngày ấy cánh tay từ vai ra đến bàn tay hoàn toàn tốt đẹp trong trắng. Tất cả điều này chứng tỏ rằng “căn bản vững chắc của đời sống chúng ta là cảm giác, suy nghĩ và ước nguyện đều là những tế bào có thể làm cho hệ thống nội tạng của những hạch (gland) và cơ quan trong thân con người có liên quan đến. Về tánh tình y học có chỉ cho ta cái kết quả của tư tưởng do nước của các hạch tiết ra trong suốt đời sống của chúng ta. Sự bất đồng tư tưởng quyết định sự bất thường làm đảo lộn trọn sự quân bình của đời người và khuấy rối những hành vi của cơ quan trong thân thể. Khoa học chứng minh như Đức Phật có dạy rằng “Chúng ta là kết quả của tư tưởng chúng ta”. Thật vậy, khi sự vái van cầu khẩn cho phục hưng lành mạnh lại thì phải cần trong thời gian lâu mới lành mạnh vì trong lúc ấy chất nước trong những hạch biến chuyển thay đổi do phản ứng của y khoa, thì sự ước nguyện mới kết quả. Nhưng về những vị Trời không thể trả lời được bằng cầu nguyện như vậy vì không thấy có vị Trời nào phục hưng lại sau sự cưa tay, chân hay một ngón tay được do người cầu nguyện.

Còn nói về sự “tiên tri” thì sự này có thể được vì sự bền lòng trong những bộ phận của lắng tư tưởng khác nhau mà có thể giải quyết được nhiều sự thay đổi của người “tiên tri – seer”. Tinh thần của người tiên tri không phải hoạt động trong phạm vi nhỏ hẹp tầm thường như tinh thần của người thường nhân cũng như người dùng hai máy thu thanh ở cách xa ngàn dặm mà tiếp được tin tức nhau liền – nếu không nhờ sự truyền tin bằng vô tuyến ấy thì con người có thể chờ đến già mới được tin do người đi bằng thuyền đến, cũng như thế ấy người “tiên tri” tinh thần họ hoạt động trong phạm vi khác nhau do nơi sự rung động nhiều lần liên tục như chất “tinh khí – ether” vẫn có nhưng con người chưa khám phá thấy được. Cũng như người đứng trên một chỗ nào cao có thể thấy rất xa cảnh vật chung quanh mình nhiều hơn người đứng dưới thấp. Cũng như thế ấy người “tiên tri” tinh thần họ được sáng suốt nên họ có thể thấy xa như vậy. Trước khi mãnh lực phi thường nào được sử dụng thì đồ dùng trong phòng thí nghiệm tinh thần cho trong sạch cũng phải làm xong trước.

Có vài quan niệm cho rằng làm thế nào mà tinh thần hoạt động trong làn sóng xa vời khác nhau có thể biết được, điều này rất dễ là muốn quan sát thì nên quan sát qua tư tưởng chiêm bao. Bây giờ một tư tưởng chiêm bao rõ rệt là lâu với người đang nằm chiêm bao nhưng thật ra nó chỉ ở trong vài giây đồng hồ mà thôi. Sự này rất rõ rệt là có người khi nghe tiếng nói đầu tiên của một câu chuyện rồi ngủ quên và chiêm bao thấy trong chiêm bao thật dài, nhưng khi thức lại thì câu chuyện thuật lại chưa chấm dứt. Thật vậy tư tưởng trong chiêm bao có thể đi vòng quanh thế giới như ghé Bombay, Cairo, Aden London, Rome, New York… và trở lại chỗ cũ như trước, trước khi mặt trời mọc. Một cách khác, một chiếc Jet phản lực cơ mau nhất biểu diễn như trên phải mất một thời gian thật lâu mới xong. Như vậy chúng ta ráng tìm hiểu sự nhạy bén của khả năng tư tưởng của chúng ta trên lãnh vực tâm lý khác nhau và người ta có thể vượt qua lãnh vực trí tuệ mà lý luận không thể nào hiểu được. Đó là người có tâm linh đạt đến mức siêu phàm.

Đức Phật có nói, không có cái gì thay đổi lẹ làng như tâm thức và cũng không có cái để so sánh sự biến chuyển mau lẹ của tâm. Điều này chúng ta có thể biết được bằng tự kinh nghiệm lấy mình – cũng như tôi đã có chỉ ra, con người có thể chiêm bao thấy không biết bao nhiêu việc trong một giây đồng hồ hoặc đi vòng quanh thế giới rồi trở về trong vài phút. Dầu cho phi cơ Jet siêu nhanh nhất trong thời đại cũng phải mất ít nhất trong mấy ngày, trong khi tâm thức thì không có giới hạn với tinh thần giải thoát.

Tất cả những điều mà tôi giải ra đây đều nằm trong định luật của tâm thức mà Đức Phật đã dạy (citta niyāma).

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app