Chương V: 

NHỮNG NGƯỜI KẾ VỊ BUDDHAGHOSA

 

Sự nghiệp dang dở của ngài Buddhaghosa

Tác phẩm Mahāvaṃsa đã minh chứng Ngài Buddhaghosa là tác giả những bản chú giải toàn bộ Tam Tạng (Tripiṭaka). Nhưng, như chúng ta đã biết ở chương trước, cho dù ông viết một lượng tác phẩm chú giải khổng lồ về toàn bộ Tam tạng (Piṭaka), tuy nhiên ông vẫn không thể hoàn tất một phần đáng kể trong cuốn Tam tạng đó. Có lẽ ông thấy cuộc đời của mình quá ngắn ngủi để có thể hoàn tất được một khối lượng công việc to lớn đến vậy, hay sức khỏe của ông không cho phép, hoặc giả nếu như chúng ta tin là như vậy ông đã trở về Ấn Độ, còn những lý do khác chúng ta không thể phỏng đoán được rất có thể đã chi phối khiến ông không thể hoàn tất được trước khi phải hoàn tất những pho sách còn lại viết về Luật Giới Phật giáo.

Những người kế vị ông đã hoàn tất

Như vậy công việc dở dang ông để lại các người đến sau ông đã tiếp tục hoàn tất và điều thú vị ở đây là tường thuật đôi chút về những con người đó, họ đã đi theo bước đường của Ngài Buddhaghosa, nhà chú giải vĩ đại để làm cho nền văn học Phật giáo được biết bao nhiêu thế hệ hậu sanh nối tiếp nhau có thể tiếp cận và hiểu được một cách dễ dàng.

Trong số họ chúng ta phải kể đến một số người đáng lưu ý như sau [1]:

1) Buddhadatta, tác giả nổi tiếng đã viết các phẩm sau đây:

Uttaravinicchayo
Vinayavinicchayo
Adhidhammāvatāra
Madhuratthavilāsinī
, một chú giải về Buddhavaṃsa

2) Dhammapālācariyo, ông viết các tác phẩm sau:

Nettipakaraṇa-aṭṭhakathā.
Itivuttaka
aṭṭhakathā.

Udānaaṭṭhakathā.
Cariyāpiṭakaaṭṭhakathā.
Theragāthā-aṭṭhakathā.
Vimalavilāsinī
, bản chú giải về Vimānavatthu.

Vimalavilāsinī, bản chú giải về Petavatthu.
Paramatthamañjūsā
Līnatthapakāsinī
.

Paramatthadīpanī.
Līnatthavaṇṇā, v.v…

3) Mahānāma đã viết Saddhammapakāsinī, bản chú giải về tác phẩm Paṭisaṃbhidāmagga.

4) Moggallāno (navo) tác giả cuốn Abhidhānappadīpikā.

5) Cullabudhaghosa tác giả cuốn JātattagīnidānaṃSotattagīnidānaṃ.

BuddhaghosaBuddhadatta

Ngài Buddhadatta, là một trong số các nhà chú giải Kinh Phật, được coi như là người đương thời với Buddhaghosa. Theo như bài tường trình đã được trình bày trong cuốn Buddhaghosuppatti, người ta cho rằng Buddhaghosa đã vượt biển đến đảo quốc Tích Lan sau khi đã xin phép thầy mình để vượt biển sang Tích Lan cùng một ngày với ngài Buddhadatta cũng sang đảo quốc đó và đến vùng Jambudvīpa. Ông lên tàu trong vòng ba ngày. Nhờ sức mạnh siêu nhiên do Thiên Chủ (Sakka) ban tặng, tàu của hai vị đã gặp nhau. Các lái buôn cùng vượt biển chung với Buddhadatta đã được gặp Buddhaghosa và họ đã tỏ ra kinh ngạc. Buddhaghosa ra ngoài và gặp họ trong sự bỡ ngỡ, ông hỏi họ, “Nhà sư đang đi trên tàu với quý vị là ai vậy?” và các lái buôn trả lời, “Đó là Ngài Buddhadatta.” Buddhadatta ra ngoài và gặp được vị Hòa thượng và hai người đã hỏi tên nhau. Buddhaghosa trả lời, “tôi là Buddhaghosa“. Buddhadatta hỏi, “thầy đi đâu thế?” Buddhaghosa trả lời, “thầy hỏi làm chi vậy?” rồi nói thêm “Những lời dạy của Đức Phật đã được viết tại đảo quốc Tích Lan này và tôi đến đây để chuyển dịch sang tiếng Māgadhi.” Buddhadatta nói, “Tôi đã viết cuốn Jīnālaṅkāra, Dantadhātunbodhivaṃsa và không viết cuốn aṭṭhakathasṭikas; nếu ngài dịch những lời của Đức Phật sang tiếng Māgadhi từ tiếng Sinha, thầy hãy viết cuốn Aṭṭhakathās trong bộ Tam Tạng (Piṭakas) luôn thể nhé.” Như vậy là Buddadatta đã giao cho ngài Buddhaghosa một số công việc để thực hiện. Ông cũng đã trao cho Buddhaghosa một vật gọi là myrobalan bằng sắt và một hòn đá rồi nói thêm, “Nếu thầy có bị đau mắt hay đau lưng hãy xoa myrobalan lên hòn đá này và uống thứ đó, chắc chắn thầy sẽ khỏi bệnh.” Còn về phần mình Buddhaghosa rất khen ngợi tác phẩm Jīnālaṅkāra của Buddhadatta và nói, “Các cuốn sách của thầy thật là sâu rộng, thật khó cho kẻ ngu dốt như tôi đây có thể hiểu hết được.” về phần mình Buddhadatta lại khích lệ Buddhaghosa như sau, “Trước tiên thầy hãy đến đảo quốc Tích Lan và dịch các lời dạy của Đức Phật từ ngôn ngữ Sinha sang tiếng Māgadhi, tôi sẽ chẳng còn sống được bao lâu nữa, xin thầy hãy thực hiện công việc này.” Ngay sau khi kết thúc câu chuyện, thì hai chiếc tàu tách ra [2],Buddhaghosa đi đến Tích Lan, còn ngài Buddhadatta thì vượt biển đến Jambudvīpa.

Những sự kiện chúng ta vừa được biết về Buddhadatta chỉ được kể lại qua vài dòng viết như vậy. [3] Vị Hòa thượng (thera) đó là người rất nổi tiếng tại thiền viện (Mahāvihāra) tại Tích Lan. Và là cư dân của vương quốc Cola trị vì tại vùng Kāverī. Nhà vua kể cho chúng ta nghe là người bảo trợ hoàng gia là vua Accutavikkanta thuộc triều đại Kalamba. Tất cả các tác phẩm của ngài đều được viết trong một khổ tu viện do Veṇhudāsa hay Kaṇhadāsa xây dựng trên bờ sông Kāverī. [4]

Ngài A.P. Buddhadatta đã sửa soạn biên tập một tác phẩm nổi tiếng của ông gọi là Abhidhammāvatāra, có nghĩa là một “tác phẩm triết Phật nhập môn” còn Buddhaghosa lại triển khai các chi tiết tâm lý Phật học với năm tập (khandhas). Buddhadatta đã sắp xếp hệ thống lại bằng cách phân chia ra làm bốn phần toát yếu, nghĩa là tâm sở hữu, sắc pháp và Níp-bàn, về phương diện này thì ý tưởng của Buddhadatta có phần trổi vượt hơn Buddhaghosa. [5]

Không có lý do gì để nghi ngờ là hai vị đại sư đã gặp nhau. Có điều rất rõ ràng là cả hai người đã rút những tư liệu để viết từ cùng một nguồn giống nhau. Sự thật này cho thấy rõ tại sao hai tác phẩm VisuddhimaggaAbhidhammāvatāra có nhiều điểm tương đồng. Buddhadatta đã giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu tác phẩm Abhidhamma truyền thống đã được sống lại nơi Phật giáo Nam tông, cho đến tận ngày nay. Bản tường trình mang tính huyền thoại là Buddhadatta đã đặt ra một hình thái rất cô đọng mà Buddhaghosa đã chuyển sang tiếng Pāli từ những bản chú giải viết bằng tiếng Sinha. “Nhưng phần triết học và tâm lý học Phật giáo được trình bày thông qua lăng kính của hiểu biết đầy khí lực của một người thứ hai, dưới những khía cạnh sắc bén bằng một văn phong thường không mạch lạc và thiên về minh họa hơn là của một nhà chú giải nổi tiếng. Và với một nguồn từ vựng hết sức là phong phú.”

Cũng được kể lại trong một bản tường trình đã được đề cập đến ở trên là khi Buddhadatta gặp Buddhaghosa trên biển và được biết là ông đang sang đảo quốc Tích Lan để chuyển dịch các bài bình luận từ tiếng Sinha sang tiếng Pāli, ông đã nói với Buddhaghosa như sau, “Khi nào thầy hoàn tất công việc, làm ơn gửi cho tôi một bản, để tôi có thể tóm lược công việc của thầy.” Buddhaghosa cho biết là ông sẽ chiều theo lời thỉnh cầu của ngài Buddhadatta và chuyện kể còn thêm là các bản chú giải bằng tiếng Pāli sau khi đã được hoàn tất thì cũng đã được trao đến tận tay Buddhadatta, ông đã tóm lược lại các bản chú giải về Abhidhamma trong cuốn Abhidhammāvatāra và những chú giải về Vināya ông viết trong cuốnVinayavinicchaya (bản dịch toát yếu đã được xuất bản, trong Buddhadatta‘s Manual, p. xix) Bà Rhys Davids cho biết, “Rất có thể là điều đúng đắn để kết luận là cả hai tác phẩm này đã được trình bày dưới dạng phân tích, đã xuất hiện ngay từ thời đó và vào thời cuối khi kết thúc Abhidhamma Piṭaka.” [6]

Giống như Buddhaghosa, cả Buddhadatta đều dùng kiểu ví von về chậm hiểu và khập khiễng để giải thích sự tương quan giữa Danh (Nāma) và Sắc (Rūpa). [7] Cách phân loại các từ được dùng trong SarmūhaAsamūha lại là một điều khác đầy thú vị. [8] Cũng nên nhớ lại là cách phân loại các từ kiểu này cũng đã được áp dụng từ lâu trong cách phân loại cổ xưa nơi các tác phẩm chú giải Puggala Paññātti. [9]

Giả tỷ như Kumara Gupta I thuộc triều đại Hoàng Đế Gupta là một người đương thời với nhà vua Mahānāma tại Tích Lan và Buddhaghosa là người đương thời với Ngài Buddhadatta. Thì nhất định nhà vua Accutavikkanta thuộc triều đại Kalamba phải là cùng thời đại với Kumara Gupta I.

Theo lời kể của Buddhadatta, [10] thì ông có thể lớn tuổi hơn Buddhaghosa hay cùng tuổi với ông ta. Tuy nhiên lời khẳng định này xem ra có vẻ không đúng. Trong tác phẩm Buddhaghosuppatti [11] chúng ta thấy Buddhadatta nói với Buddhaghosa bằng một giọng điệu lịch sự “āvuso” được dùng với những người trẻ hơn trong câu chuyện. Đoạn viết như sau, “vuso Buddhaghosa, ahaṃ tayā pubbe Laṅkādīpe Bhagavato sāsanam kātum āgatomhī ti vatvā aham appāyuko….” điều này cho thấy theo truyền thống còn ghi lại trong Buddhaghosuppatti, Buddhaghosa trẻ hơn Buddhadatta.

Nhiều bản tường trình về khác biệt tuổi tác giữa BuddhaghosaBuddhadatta khó lòng có thể khớp nhau, như trong bài tựa đề cho cuốn Abhidhammāvatāra chỉ rõ là Buddhadatta đã sống để viết những cuốn sách tóm lược một vài tác phẩm của Buddhaghosa. Điều này lại đối chọi với huyền thoại ghi trong tác phẩm Buddhaghosuppatti thì Buddhadatta đã rời đảo quốc Tích Lan sớm hơn Buddhaghosa mà không dịch tác phẩm Aṭṭhakathā bằng tiếng Tích Lan, e rằng ông không sống được lâu.

BuddhaghosaDhammapāla

Sāsanavaṃsa cũng ghi lại là Dhammapālathero ācariya lưu lại Padaratittha trong vương quốc Damiḷa gần Tích Lan. Chính vì lý do này mà ông ta được coi như là một trong số các nhà chú giải Kinh Phật người Sinha. [12] Ông cũng phải dựa trên một bài chú giải kinh Phật đó là Aṭṭhakathās bằng tiếng Sinha, khi những tác phẩm này không còn được tàng trữ trong đất liền nữa (Ấn Độ) như chúng ta đã thấy theo những tường thuật chúng tôi đã cống hiến trước đây.

T.W. Rhys Davids cũng nghĩ là Buddhaghosa và Dhammapala hình như đã được giáo dục trong cùng một đại học. Để ủng hộ quan điểm này ông dẫn chứng hai tác phẩm của hai nhà văn đã được xuất bản, nghiên cứu kỹ cho thấy là cả hai đều chủ trương cùng một quan điểm, họ vịn tới cùng một nhà cầm quyền, họ có cùng một cách diễn giải, họ đã đạt đến cùng một tầm mức về khoa học triết và từ nguyên họ cũng có đồng thiếu sót về bất kỳ kiến thức các giới luật đơn giản nhất về phê bình cao hơn. Kết luận là như chúng ta có thể phán đoán được vào thời đại này, họ phải được huấn luyện trong cùng một trường học. (Hasting’s Encyclopaedia of Relogion and Ethics, Vol. 4 p. 701)

Bà Rhys Davids lại cho biết trong bài giới thiệu của bản dịch tác phẩm Theri-gāthā như sau, “trong thế kỷ thứ năm và thứ sáu sau CN. Ngay trước hay sau ngày Buddhaghosa đã tỏa sáng, khi ông viết các tác phẩm chú giải Phật giáo nổi tiếng của ông bằng thơ về Luật tạng (Vinaya) và Kinh tạng Sutta Piṭakas,Dhammapala Kāñcipura (hiện ngay gọi là Conjeveram), được viết bằng tiếng Pāli, tư liệu giảng giải bất thành văn lập nên ba tác phẩm chú giải Aṭṭhakathās hiện có viết theo kiểu Ca vịnh và được sát nhập làm một thành bài giảng diễn của ông về ba cuốn sách giới luật Phật giáo, được gọi toàn bộ là “Paramatthadīpanī” có nghĩa là Sự Soi Sáng vì Danh Đấng Tối Cao. Ông không những tạo nên Ākhyāna trong mỗi ca vịnh, nhưng còn thêm vào đó cách phân câu trong các ca vịnh đó viết bằng tiếng Pāli như ngày nay, với thành ngữ cổ xưa trong đó các gāthās được viết.” [13]

Xuất phát từ những bản chú giải Dhammapala, hình như người ta đã đọc và được biết đến ông rất rõ ràng. Những giải thích các từ ông đưa ra thật rõ ràng. Những bản chú giải của ông đã làm rõ những tư tưởng xã hội, tôn giáo, đạo đức và triết học của thời đại đó giống như những bản chú giải của Buddhaghosa. Ông không phải chỉ là tác giả của Paramatthadīpanī mà thôi nhưng còn của nhiều tác phẩm khác nữa [14] như Petavatthuaṭṭhakathā. Nói tóm lại, các tác phẩm của ông gợi nhớ cho chúng ta về những bản chú giải Kinh Phật của Buddhaghosa.

Bà Rhys Davids còn cho biết thêm, “Sự trình bày các vần kệ, long trọng hay không, bằng hình thể chuyện kể cơ bản đã là cách thức lịch sử Phật giáo truyền đạt thi ca Phật giáo. Các biên niên sử Dhammapala, trong nhiều trường hợp đã không được in ra trong bất kỳ một tác phẩm hiện đại nào. Nhưng đôi khi chúng còn được tiếp tục phát triển trong cả bốn không những song song trong các bài bình viết trong biên niên sử Buddhaghosa nhưng còn bằng kệ trong cấu trúc thi ca Kinh Sutta-Nipāta hay là Saṃyutta Nikāya, chưa kể đến Jākata.” Chúng ta cũng rất đồng ý với Bà Rhys Davids về điểm này (trích trong Rhys Davids’ Psalms of the Brethren, P. XXV.)

—–*—–

[1] J.P.T.S., 1886, pp. 59-63.

[2] Buddhaghosuppatti, edited by J. Gray, pp. 49-51. The same account also occurs in the Sāsanavaṃsa (edited by M. Bode), pp. 29 and 30. Evaṃ tesaṃ dvinnaṃ therānaṃ aññamaññaṃ sallapantāuaṃ yeva dve nāvā sayaṃ eva apanetvā gacchiṃsu.”

[3] According to the Gandhavaṃsa, Buddhadatta came next to Buddhaghosa J.P.T.S., 1886, p. 59.

[4] Abhidhamāvatāra, P.T.S., Viññāpanaṃ, xīi, xiv, xv, xvi, and xvī.

“…Vinayavinicchayo…
…coḷaraṭṭhe Bhūtatnaṅgala-gāme
Veṇhudāsassa ārāme vasantena
Accutavikkama-nāmassa coḷarañño kāle kato.”
“Kāverī-paṭṭane ramme, nānārāmopasobhite
Kārite Kaṇhadāsena dassanīye manorame.”
(Abhidhammāvatāra)

“…Buddhadattenaracito’yan Vinaya-Vinicchayo.”
(Vinaya-Vinicchaya)

[5] Mrs. Rhys Davids, Buddhist Psychology (Quest Series), p. 174.

[6] Mrs. Rhys Davids, Buddhist Psychology (Quest Series), p. 179.

[7] Abhidhammāvatāra, P.T.S., p. 115.

 “Namaṃ nissāya rūpan tu, rūpaṃ nissāya nāmakaṃ pavattati sadā sabbaṃ, pañcavokāra-bhūmiyaṃ; imassa pana atthassa, āvibhāvatthaṃ eva ca jaccandha-pīṭhasappīnaṃ, vattabbā upamā idha.”

[8] Abhidhammāvatāra, P.T.S., p. 83.

 “Upādā-paññatti nāma samūhāsamūha-vasena duvidhā hoti.”

[9] Cf. Puggala-Paññatti commentary, P.T.S., p. 173.

[10] Buddhadatta’s Manual edited by Rev. A.P. Buddhadatta, pp. xīi and xiv.

 “Ayaṃ pana Buddhadattācariyo Buddhaghosācariyena samāna-vassiko vā thokaṃ vuḍḍhataro vā ti sallakkhema.”

[11] p. 50.

[12] Sāsanavaṃsa, p.33.

[13] Mrs. Rhys Davids, Psalms of the Sisters, p.xvi.

[14] Gandhavaṃsa, p. 60, cf. Sāsanavaṃsa, p. 33.

—–*—–

Nội dung trích từ cuốn: TRƯỞNG LÃO BUDDHAGHOSA - NHÀ CHÚ GIẢI KINH ĐIỂN PÀLI - Tỳ khưu Thiện Minh dịch Việt

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app