TRƯỞNG LÃO BUDDHAGHOSA
NHÀ CHÚ GIẢI KINH ĐIỂN PÀLI

Nguyên tác: The Life and work of Buddhaghosa
Tác giả: Bimala Charan Law, M.A., B.L.
Dịch giả: Tỳ Khưu Thiện Minh

MỤC LỤC

Lời Nói Đầu

Lời Tựa

Chương I – CUỘC ĐỜI NGÀI BUDDHAGHOSA

Tính ưu việt nơi ngài Buddhaghosa
Sự khan hiếm tư liệu viết tiểu sử tại Ấn Độ cổ đại
Những tư liệu tiểu sử ngài Buddhaghosa
Bản tường trình Dhammakitti viết về Buddhaghosa
Độ tin cậy về bản tường trình Dhammakitti
Độ tin cậy về những thời điểm Buddhaghosa xuất hiện, được Dhammakitti ghi lại trong tác phẩm của mình
Tài năng kiến thức Bà-la-môn của ngài Buddhaghosa
Điểm trùng lắp trong bản tường trình Dhammakitti về cuộc đời Buddhaghosa với bằng chứng nơi các bản chú giải

Chương II – BUDDHAGHOSA MỘT NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI

Những truyền thuyết về Ngài Buddhaghosa
Buddhaghosa chào đời trong một gia đình Bà-la-môn
Nền giáo dục
Buddhaghosa Quy Phật
Sứ mệnh sang đảo quốc Tích Lan đã được hoạch định
Câu chuyện quy y Phật của thân phụ Ngài Buddhaghosa
Cuộc viếng thăm đảo quốc Tích Lan
Kiến thức của Ngài Buddhaghosa bị thử thách
Buddhaghosa bận rộn dịch kinh Phật
Kiến thức tiếng Phạn của Buddhaghosa được tỏ lộ
Trí thông minh lanh lợi của ngài Buddhaghosa.
Ngài Buddhaghosa quay trở lại Ấn Độ
Chuyện kể về chuyến thăm Miến Điện.
Ngài Buddhaghosa qua đời
Cuộc mai táng ngài Buddhaghosa
Giá trị lịch sử tác phẩm Buddhaghosuppatti
Những nguồn khả dĩ có được về Buddhaghosa huyền thoại
Truyện kể về Ngài Nāgasena
Truyện kể về Moggaliputta Tissa

Chương III – NGUỒN GỐC VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG BẢN CHÚ GIẢI KINH PHẬT

Đặc tính một bản chú giải
Sự cần thiết phải có những bản chú giải kinh Phật
Trao đổi tư tưởng nơi những đồ đệ tiên khởi của Đức Phật
Chú giải của Đức Phật
Bản chú giải Kinh Phật của ngài Sāriputta
Phát triển chú giải Kinh Phật do một số đồ đệ của Đức Phật thực hiện-Ngài Mahākaccāyana
Mahākottita
Tác phẩm Abhidhamma, một bản chú giải kinh Phật.

Hai lớp Veyyākaraṇa trong văn học Phật giáo cổ đại
Các tác phẩm của Mahākaccāyana
Katthāvatthu
Nhà vua Milinda-Pañho
Các vị tiền nhiệm của Buddhaghosa
Các vị niên trưởng (Porāṇas)
Kết luận

Chương IV – CÁC TÁC PHẨM CỦA NGÀI BUDDHAGHOSA

Tác phẩm Ñānodaya
Tác phẩm Atthasālini
Tác phẩm Visuddimagga
Nội dung tác phẩm Visuddhimagga
Các chú giải kinh Phật Tích Lan viết về Tam tạng (Tripiṭaka)
Các bản chú giải về Vinaya Piṭaka – Tác phẩm Samantapāsādikā
Tác phẩm Kaṅkhāvitaraṇī
Các bài bình luận về Kinh tạng (Sutta Piṭaka) Chú giải Trường bộ kinh (Sumaṅgalavilāsinī)

Chú giải Trung bộ kinh (Papañcasūdanī)
Chú giải Tương Ưng kinh (Sāratthapakāsinī)
Chú giải Tăng Chi kinh (Manorathapūraṇī)
Chú giải Tiểu Bộ kinh (Khuddakanikāyaṭṭhakathā)
Chú giải Pháp cú kinh (Dhammapadaṭṭhakathā)
Chú giải Tạng Diệu pháp (Abhidhamma Piṭaka)
Tác phẩm Pitakaṭyalakkhaṇagandha
Tác phẩm Padyacūḍāmaṇī
Một số tác phẩm khác của Buddhaghosa
Tác phẩm của Buddhaghosa – một kho tàng sử liệu quan trọng

Chương V – NHỮNG NGƯỜI KẾ VỊ BUDDHAGHOSA

Sự nghiệp dang dở của ngài Buddhaghosa
Những người kế vị ông đã hoàn tất
BuddhaghosaBuddhadatta
Buddhaghosa
Dhammapāla

Chương VI – ĐẶC TÍNH BÁCH KHOA TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA BUDDHAGHOSA

Thiên văn học
Kiến thức văn phạm
Kiến thức Địa Lý
Tường thuật về các giáo phái Ấn Độ
Bản tường thuật về các bộ tộc Ấn Độ
Tường trình về các vua chúa và dân quí tộc Ấn Độ
Tường trình về Anāthapiṇḍika
Tường thuật về Bodhirājakumāra
Hệ động vật và thực vật

Những minh họa về cách xử thế thời xưa
Hồi ký về đảo quốc Tích Lan
Kiến thức giải phẫu học của Buddhaghosa

Chương VII – TRIẾT LÝ CỦA BUDDHAGHOSA

Việc đào luyện triết học ban đầu của Buddhaghosa
Mối tương quan với trường phái Patañjali
Ảnh hưởng Phật giáo nơi Buddhaghosa
Citta (tâm)
Phassa (tiếp xúc)
Vedanā (thọ)
Viññāṇakkhandha (thức uẩn)
Saññākkhandha (tưởng uẩn)
Saṅkhārakhandha (hành uẩn)
Khandha (uẩn)
Kamma (nghiệp chướng)

Chương VIII – BUDDHAGHOSA DIỄN GIẢI VỀ PHẬT GIÁO

Những tài liệu Buddhaghosa sử dụng
Sīla (giới)
Indriya (giác quan hay là căn)
Pītti (Phỉ lạc)
Upekkhā (tâm xả)
Samādhi (định)
Jhāna (Thiền)
Vimuttiñānaṃ (Tuệ giải thoát)
Dhamma (Giáo Pháp)
Dhutaṅga (khổ luyện)
Nirvāṇa (Niết-bàn)

KẾT LUẬN

—–*—–

LỜI NÓI ĐẦU

Theo yêu cầu của tác giả, tôi xin ghi lại đây đôi lời giới thiệu cuốn sách viết về Ngài Buddhaghosa, thân thế và sự nghiệp. Nhưng với tư cách là một nhà nghiên cứu trong một lãnh vực chưa được khai phá đó, Bimala Charan Law lại chẳng cần đến bất kỳ lời giới thiệu nào cả. Phần mở đầu ông đã dành cho tôi viết lời giới thiệu, đã được xuất bản hai năm trước đây trong tạp chí Hiệp Hội Á Châu tại Bengal. Trong bài tiểu luận đó, ông đã thảo ra danh sách gồm 14 đề cương liên quan đến đề tài này. Đa số đều thuộc lãnh vực lịch sử. Hầu hết các vấn đề đó cần được mổ xẻ về bất kỳ biến cố lịch sử nào liên quan đến sự nghiệp của ngài Buddhaghosa. Ở đây tác giả không có ý giải quyết bất kỳ vấn đề riêng rẽ nào cả. Tuy nhiên tựa đề các chương hầu như đã bao phủ toàn bộ 14 đề mục vừa nêu.

Cuốn sách này chắc chắn chưa phải là lời cuối cùng của tác giả về những đề tài này. Điều này tương đối dễ dàng đối với các học giả Châu Âu, là những người ít dũng cảm hơn so với tác giả Law, để thực hiện công việc đó, đang khi chúng ta đã nắm được tất cả những gì liên quan đến ngài Buddhaghosa như đã được xuất bản sang ngôn ngữ phương Tây. Nhưng tuyệt nhiên cuốn sách này vẫn là một bản tóm lược vô cùng quí giá để chúng ta biết được những gì liên quan đến ông, cả về những gì ông đã làm cũng như những tư liệu khác có liên quan đến ông. Người ta đang thu thập những học thuyết của nhà bình luận vĩ đại này. Những học thuyết đó đều dựa trên cơ sở chứng cớ không mấy vững chắc vì thiếu những lời giới thiệu mang tính lịch sử như cuốn sách này đang muốn cống hiến. Mới đây chúng tôi vừa cộng tác xuất bản cuốn Nguyên Lý Của Ngài Nagai, thực chất cuốn “Visuddhimagga chỉ là phiên bản cuốn Vimuttimagga được tái bản do Upatissaviết” (J.P.T.S., 1917-19, p. 80) và mới đây M. Louis Finot đã lưu ý chúng ta bằng một kết luận có vẻ rất hợp lý cho là: rất có thể nơi ngài “Buddhaghosa” cho là chúng ta không tìm thấy được nơi ngài Buddhaghosamột con người lịch sử, mà chỉ là một con người huyền thoại mà thôi, một huyền thoại kể về một đấng “Phật Tổ, Bồ-tát nào đó”. Các tác phẩm do con người huyền thoại này thực hiện lại được gán cho một nhân vật nào đó sống cùng thời với Buddhadatta. Đã có một thời hình như người đồ đệ của Đức Phật đã phải trải qua một nghiệp chướng tương tự như những gì đã xảy đến với Thầy mình. Tác giả Law đã nghiên cứu rất kỹ bất kỳ tác giả nào viết bằng Anh ngữ về những tác phẩm đã được gán cho ngài Buddhaghosa; hơn ai hết ông đã đào sâu về những tác phẩm đó và đối với ông, nhà bình luận vĩ đại này thực sự là một nhân vật lịch sử, đã hoằng đạo và viết lách ở thế kỷ thứ V sau CN tại quốc đảo Tích Lan, như chính tác giả hiện đang hoằng đạo và viết lách ngay chính trên hành tinh này, hoặc ở bất kỳ một thế giới nào khác.

Ở đây tôi chỉ muốn đóng góp một vài suy nghĩ có liên quan đến vấn đề này. Ngay tại chương VIII cuốn sách tác giả Law gửi cho tôi mang tựa đề “Giải Thích Về Phật giáo”. Đã có quá nhiều điều cần được giải thích về từ “Phật giáo”. Trong tác phẩm “Tâm Lý Phật giáo” (đăng trong tạp chí Quest Series, London, 1914, chương IX) tôi đã cố gắng ghi lại một vài ví dụ điển hình có liên quan đến ngài Buddhaghosa, với tư cách là phát ngôn viên cho những phát triển rất ngoạn mục liên quan đến những khái niệm Tâm Lý học Phật giáo. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một số ví dụ điển hình rất hấp dẫn về triết học Phật giáo đang trên đà phát triển, ví dụ như phân tích bản chất các tương quan của từ “Nhân Quả”. Vì trong năm đó tôi được vinh dự sửa soạn một số ấn bản trù bị cho cuốn Visuddhimagga dành cho các độc giả Châu Âu (xuất bản một tác phẩm bằng tiếng Á Đông là chuyện nhỏ, nhưng lần đầu tiên ấn hành các tác phẩm đó bằng tiếng phương Tây thì quả là một vinh dự không nhỏ). Lẽ đương nhiên công việc này giúp tôi có được một số hiểu biết, tôi chưa từng có được trước kia. Tôi phát hiện ra Buddhaghosa đã được đề cập đến khá thường xuyên – ít nhất tới 21 lần nơi một số diễn đàn văn hóa truyền thống, ngài thường được đề cập đến như là “Porana” và “Poranakatha”- có nghĩa là “cuộc thảo luận” hay bài thuyết pháp của các “vị Cao Niên.” Một số quan điểm đã được diễn tả qua thi ca, và tác giả Law cũng đã tuân thủ truyền thống đó, ít nhất với những gì ông đã trích dẫn. Chính vì Ngài Buddhaghosa đã diễn giải một chủ thuyết bằng cách dựa vào lời của “Đấng Chí Tôn” trong Kinh Suttanta, thế nên đối với ông trong bất kỳ hoàn cảnh nào ta chỉ cần kêu đến các “Vị Cao Niên” đó và nói các “Vị Porāṇas phán như vậy” là đủ rồi.

Các Porāṇas không bao gồm những người biên soạn ra Phật giới, hoặc được trích dẫn theo nghĩa thông thường. Hình như họ chỉ mới xuất hiện sau này mà thôi. Họ là các vị “Tổ Phụ” thuộc trường phái Nam Tông (Theravāda Sasana). Khi diễn giải triết học, họ lại là hiện thân của một nền triết học dựa trên các giáo thuyết xưa nay vẫn được diễn tả trong Kinh (sutta). Ở vào thời đó, người ta coi họ là những người trí thức. Nhưng vì phải tuân thủ cách suy tư “chính thống” để hành động, chính vì vậy họ không còn được “tự do” muốn làm gì thì làm và chính vì vậy họ không thể hiện được thái độ truyền bá kinh điển, với nỗi bức xúc vượt trên tất cả đó là việc “cứu rỗi chúng sanh”. Họ là những học giả, những viện sĩ hàm lâm, những chuyên gia Phật giáo sống tại các thiền viện thuộc nền văn hóa “Phật giáo” nổi bật. Họ đã thực hiện một công việc rất có ý nghĩa nơi một tổ chức giáo hội riêng rẽ. Được công nhận là những vị lãnh đạo khôn ngoan trong bất kỳ một giáo phái nào. Không phải là chuyện nhỏ để được coi là những nhà lãnh đạo khôn ngoan nơi một giáo phái, căn cứ vào lời giảng dạy của vị Sáng Lập Vĩ Đại, đã tự tách khỏi các chủ thuyết và niềm tin tạo nên sự nâng đỡ nơi mọi tôn giáo. Xét cho cùng, liệu có vị thiền sư bẩm sinh nào có được khả năng truyền đạt cho mọi người những chân lý thuần khiết của “Đấng Trợ Giúp” đầy linh cảm chăng? Họ được cho là không mấy sáng tạo, sẵn sàng giảng giải và trình bạch. Cho dù có nhiều khác biệt đa dạng như vậy, khả năng suy tư của họ lại vượt xa sự hiểu biết và buộc họ phải suy tư cho hợp với Logic. Chính vì vậy mà các vị “Tổ Phụ” đã cân nhắc những nguyên lý cơ bản như vô thường, vô ngã (Anicca, Anatta), họ cân nhắc rất thận trọng cả những hạn chế và cả sự yên lặng của đấng “Sáng Lập” liên quan đến những vấn đề khởi thủy và cánh chung (Đầu Tiên và Cuối Cùng) của cuộc sống, cả về Giáo Pháp (Dhamma) do một người tiết lộ ra, có thể làm đảo lộn trong giây lát những niềm tin đặt nền tảng trên những suy tư thần học và học thuyết duy linh, và thúc đẩy “Đời Sống Phạm hạnh” (Brahmāchariya) giữa con người với nhau. Do suy tư cân nhắc họ đã đạt được tiến bộ, cho dù có tiến bộ về một cách giảng thuyết đơn giản hơn về con người. Do sự biện minh theo kiểu AniccaAnatta, và sự thiếu hiểu biết về cuộc sống tồn tại ra sao, họ đã chối bỏ có một cuộc sống được làn truyền từ người này sang người khác và từ thế giới này sang thế giới bên kia sau khi viên tịch. Họ chối bỏ cuộc sống cảm giác hay luân hồi (Saṃsāra) được khởi thủy từ một đấng thần linh.

Tôi dư biết tác giả Law không thể lường trước được tôi sẽ đề cập đến điểm này. (Tôi đã đề cập đến vấn đề này khi đưa ra lời kết khi xuất bản cuốn Visuddhimagga) và tôi đã không nhận ra điều này đã được nghiên cứu tương xứng như các nhà văn khác đã thực hiện. Tôi hoàn toàn không có ý nói đến sự phát triển của triết học Phật giáo tại vùng Đông Bắc Á Châu. Tôi chỉ đề cập đến thế giới tương đối hạn hẹp nơi đó vị Buddhaghosācariya tốt lành và thông hiểu đang sinh sống suy tư và viết sách. – một sự hiện diện rất ấn tượng một sự uyên bác hết sức tỉ mỉ, một lòng đạo đức, một quan điểm thuộc môn phái tự mãn, một sự kiên nhẫn đầy kinh ngạc, và không thấy xuất hiện sự tò mò nghiên cứu về một thế giới bao la là đặc trưng của thời điểm đó và tôi đã tiên liệu rằng kiến thức của chúng ta về thế giới quan nhỏ bé của ngài và những gì ngài cắt nghĩa về Phật giáo sẽ được đặt lại trên một căn bản tốt hơn trong cuốn sách của tác giả Law này.

Chipstead, nhà nghiên cứu
Ngày 26 tháng 10 năm 1921
C.A.F. Rhys DAVIDS

—–*—–

LỜI TỰA

Ngài Buddhaghosa là một nhà bình luận Phật giáo rất nổi tiếng, thuộc trường phái Phật giáo Nam Tông (Theravāda). Tôi cố gắng viết cuốn sách này để tập hợp những dữ liệu lịch sử liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của nhà bình luận Kinh Phật kiệt tác này. Trong chương đầu tiên, tôi cố gắng đưa ra những tư liệu về cuộc đời Ngài Buddhaghosa theo những khía cạnh lịch sử và chọn lọc từ chính những gì ông đã thực hiện, cũng như trong bản tường trình về Dhammakitti được lưu trữ trong tác phẩm Mahāvaṃsa. Chương hai, tôi đề cập đến những huyền thoại được dựng lên về nhà bình luận thiên tài của chúng ta, như đã được đề cập đến trong tác phẩm Buddhaghosuppatti, Sāsanavaṃsa và những công trình tương tự khác. Chúng ta không cần phải lưu ý quá nhiều đến tầm quan trọng các huyền thoại này vì chúng không mấy giá trị xét theo quan điểm lịch sử. Chương ba bàn về nguồn gốc và sự phát triển công việc bình luận Giáo Pháp, là một nhánh quan trọng trong văn học Phật giáo, ấy là hệ phái các Vị Thuyết Pháp (Porāṇas) được nghiên cứu trong chương này. Tôi phải chân thành cám ơn Bà Rhys Davids vì đã nhiệt tình lưu ý tôi về vấn đề này. Trong chương bốn tôi đề cập đến sự nghiệp của ngài Buddhaghosa, tôi thảo luận về những lời tán tụng, về tính trung thực của những lời bình luận về nhà Chú giải Giáo Pháp của chúng ta.

Một trích đoạn văn kệ tiếng Phạn, mang tên Padyacūḍāmaṇī, được gán cho Buddhaghosa và sau này được chính quyền Madras ấn hành, cũng được đề cập đến trong chương này. Tôi đã bỏ qua phần bình luận “Jātaka” với văn phong và ngôn từ Buddhaghosa dùng trong các công trình của ông đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng phần Bình Luận Jātaka không do Buddhaghosa biên soạn. Tôi cũng đồng ý với Bà T.W. Rhys Davids cho rằng thời điểm tác phẩm “Jātaka” được biên soạn vẫn chưa được xác định. Tôi vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận truyền thống bản xứ cho là đảo quốc Tích Lan là nơi xuất xứ tác phẩm “Jātaka” viết bằng tiếng Sinha và Buddhaghosa dịch sang tiếng Pāli và bản gốc viết bằng tiếng Sinha đó đã bị thất lạc như Cowell cho biết trong lời tựa cuốn sách thứ nhất ông viết về “Jātaka“. Trong phần mở đầu tác phẩm Jātaka, ta không thấy đề cập đến tên tác giả. Childers còn tiến xa hơn bằng cách xác định luôn danh sách nhà bình luận tác phẩm Jātaka chính là Buddhaghosa. Tôi rất nghi ngờ tính trung thực cho là Buddhaghosa là tác giả của tác phẩm này. Nhưng không có được bằng chứng xác thực để kết thúc việc tranh cãi này bằng cách này hay cách khác.

Trong chương năm tôi bàn về những người kế vị Buddhaghosa. Một bài viết về kiến thức uyên bác của ngài Buddhaghosa được trình bày trong chương tiếp theo và đặc tính giáo khoa trong các công trình của ngài Buddhaghosa. Trong chương này tôi cũng trình bày trong một vài trang về kiến thức phẫu thuật của ông. Nhà bình luận không bỏ qua một vài lời về vấn đề này khi ông có cơ hội đề cập đến trong tác phẩm Visuddhimagga, trong những bài bình luận về Khuddaka-PāṭhaVibhaṅga, ông đã liên tục đề cập đến mối tương quan tân phẫu thuật. Ông hình như học hỏi trong thời đó về phẫu thuật và lưu ý độc giả là họ phải am hiểu về kiến thức đó như bà Rhys David đã chỉ rõ. Các chương VII và VIII đề cập đến triết lý và sự diễn giải của ngài Buddhaghosa về Phật giáo. Có nhiều điểm khó giải thích về triết lý Phật giáo và nhiều từ quan trọng có liên quan đến học thuyết Phật giáo đã được giải thích rõ ràng. Nhiều điểm quan trọng khá liên quan đến lịch sử thân thế ngài Buddhaghosa, tỷ dụ như kiến thức của nhà bình luận về những chi tiết các nghi thức cúng bái Vệ-đà, cũng được giải thích trong các trang tiếp theo sau đó.

Không phải dễ dàng để có thể thiết kế được một tiểu sử liên quan đến Ngài Buddhaghosa. Vì đa số các tác phẩm của ông chỉ là các bản chép tay. Một số tác phẩm được in bằng mẫu tự Tích Lan và Miến Điện. Hội kinh điển tiếng Pāli tại Anh quốc đã xuất bản một số bằng tiếng Châu Âu. Tôi đã cố gắng tận dụng hầu hết các tác phẩm của ông cũng như các kinh văn cung cấp những thông tin có liên quan đến Ngài Buddhaghosa.

Luận án hiện hành, tôi tin là tác phẩm đầu tiên thuộc loại này và trong vòng bốn năm qua, theo yêu cầu của thầy tôi, ngài Mahāmahopādhyāya, Tiến sỹ Satish Chunder Vidyābhūṣaṇa quá cố cử nhân văn học và tiến sĩ triết học, tôi đã viết phần mở đầu cho cuốn sách đó với nhan để “Lời chú giải về các bài bình luận của ngài Buddhaghosa” (Note on Buddhaghosa’s Commentaries) được đăng tải trên tạp chí Hội Nghiên Cứu Châu Á tại Bengal.

Tôi mang ơn bà Rhys Davids, tiến sỹ văn học là người đã hết sức động viên giúp đỡ tôi với những đề nghị hết sức quí báu và đã viết lời giới thiệu cho tác phẩm này. Tôi cũng hết sức biết ơn Ông Haran Chunder Chakladar, tiến sỹ văn học, và tiến sỹ Hem Chunder Rai Chowdhury, với những lời đề xuất hết sức quí báu của ông. Tôi cũng hết sức biết ơn tiến sỹ Nerendranath Law đã chấp nhận luận án thật khiêm tốn này được đăng tải trên loạt bài Tạp chí Calcutta Đông phương của ông (Calcutta Oriental Series).

Tôi hết sức biết ơn Offg, Tổng giám đốc khoa khảo cổ học Ấn Độ, nhân viên quản lý chương trình nghiên cứu khảo cổ, hiệp hội trung ương Patna; ông Ramaprasal Chanda, Cử nhân, F.A.S.B., nhân viên quản lý Phân viện Khảo cổ, bảo tàng viện Ấn Độ tại Calcutta và các ông W.E. Bastian & Co., Colomba Tích Lan, với những bức hình và cho phép chúng tôi sử dụng trong cuốn sách này.

Callcutta, Tháng 04, năm 1923
BIMALA CHARAN LAW

 

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Trưởng Lão Buddhaghosa Nhà Chú Giải Kinh Điển Pali – tác giả Bimala Charan Law, M.A., B.L.  

* Link  cuốn Trưởng Lão Buddhaghosa Nhà Chú Giải Kinh Điển Pali

* Link  tải sách ebook Trưởng Lão Buddhaghosa Nhà Chú Giải Kinh Điển Pali

* Link  video cuốn Trưởng Lão Buddhaghosa Nhà Chú Giải Kinh Điển Pali

* Link  audio cuốn Trưởng Lão Buddhaghosa Nhà Chú Giải Kinh Điển Pali

* Link  thư mục tác giả Bimala Charan Law, M.A., B.L.

* Link  thư mục ebook Bimala Charan Law, M.A., B.L.

* Link  giới thiệu tác giả Bimala Charan Law, M.A., B.L.

* Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda 

 

Nội dung trích từ cuốn: TRƯỞNG LÃO BUDDHAGHOSA - NHÀ CHÚ GIẢI KINH ĐIỂN PÀLI - Tỳ khưu Thiện Minh dịch Việt

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời