Chương III: 

NGUỒN GỐC VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG BẢN CHÚ GIẢI KINH PHẬT

 

Đặc tính một bản chú giải

Trước khi tiến hành tường trình về những bản chú giải tuyệt vời và nhiều tác phẩm đa dạng khác chúng ta còn mắc nợ với ngài Buddhaghosa, theo thiển ý của chúng tôi, thật rất có lợi nếu như chúng ta mổ xẻ một vấn đề quan trọng: đó là tìm hiểu đôi chút về nguồn gốc và sự phát triển những bản chú giải Kinh Phật biểu hiện nơi các công trình chú giải, diễn giải và cắt nghĩa những lời dạy của Phật Thích Ca (Sākyas.)

Tuy nhiên, trước tiên đưa ra một vài nhận định về những đặc tính một bản chú giải xem ra cũng không kém phần cần thiết. Theo truyền thống Ấn Độ, một bản chú giải phải được hiểu là đọc được những ý nghĩa mới mẻ nơi những bản văn cổ, kết hợp với chính nền giáo dục và quan điểm của mỗi người chúng ta. Bản chú giải còn nhằm giải thích các từ và những suy đoán của người khác thật chính xác và trung thực, có thể và những nhận định được áp dụng cho bất kỳ bản chú giải nào khác bằng tiếng Phạn (Sankrit) cũng như tiếng Pāli. Một bản chú giải hay là bhasya, như tiếng Phạn thường gọi như vậy, đương nhiên bao gồm phần quảng diễn những lời phát biểu cô đọng hoặc những lời diễn đạt súc tích về ý nghĩa và biểu thị như nhà thơ Phạn vĩ đại Magha đã diễn tả trong tác phẩm nổi tiếng Kavya [1] của ông. Nhưng đồng thời luôn thấy xuất hiện một yếu tố độc đáo tương tự như định nghĩa do Bharata đưa ra trong cuốn tự điển ông biên đã chỉ rõ: “Những ai thành thạo trong việc chú giải (Bhaysas) gọi là một bản chú giải (Bhasya) xét dưới góc độ người ấy lột ra được ý nghĩa một câu kinh (sutra) được cô đọng, chính là diễn tả được bằng từ những diễn tiến theo bản văn và, hơn thế nữa, phải diễn tả được ý nghĩa các từ của chính nhà chú giải đề ra.” [2] Chúng ta sẽ thấy ngay trong bài tường trình dưới đây bàn về tiến triển liên quan đến một bản chú giải văn học Phật giáo, đó là phương pháp dùng từ của mình được định hướng theo những tác giả chú giải nổi tiếng, tuy nhiên điều này luôn được thích ứng với cách quảng diễn một đoạn văn nguyên bản.

Sự cần thiết phải có những bản chú giải kinh Phật

Trước khi tiến hành thảo luận về nguồn gốc các bản chú giải Kinh Phật, chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế đó là: nhu cầu cần thiết phải có sự diễn giải chính xác về các từ Kinh Phật đã được hình thành làm nguyên tắc hướng dẫn cho cuộc sống và sinh hoạt nơi các cộng đồng Tăng Già (Saṅgha,) được cảm nhận ngay từ lúc đầu khi Đức Phật còn đang sinh tiền. Tuy nhiên, có điểm lợi là vào thời điểm đó những vấn đề tranh cãi có thể đến hỏi ngay Đức Phật để tìm ra biện pháp giải quyết ngay và ở điểm này chúng ta đã bắt gặp, đó là giai đoạn đầu tiên xuất hiện những bản chú giải Kinh Phật như chúng ta sẽ thấy dưới đây. Những chứng cớ có được đã chỉ rõ một thực tế là chỉ một vài năm sau khi Đức Phật đạt đến giác ngộ, những trung tâm Phật giáo đã được thiết lập tại những vùng kế cận nhiều thị trấn quan trọng và các thành phố lớn hồi đó như: Benares, Rājāgaha, Vesāli, Nalanda, Pava, Ujjeni, Campa, Uttara Madhura, Ulumpa, Savaṭṭhi v.v… Mỗi nơi này thường xuất hiện một cộng đoàn các vị Tỳ-khưu dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn của một hay nhiều đồ đệ nổi tiếng của Đức Phật như Mahākassapa, Mahākaccāyana, Mahākotthita, Sāriputta, Moggallāna. Tuân thủ luật giới của những vị lãnh đạo lưu động, hay những nhà thông thạo triết lý Phật, họ thường qua mùa mưa tại công viên nghỉ mát hoàng gia hay tại một thiền viện và sau đó thường gặp lại nhau một lần trong năm tại Rājāgaha, Veluvana, Savaṭṭhi hay một nơi nào khác. Họ thường trao đổi với nhau và đôi khi còn mời cả những vị thông thạo triết lý Phật đương thời nữa. Đó là điều ai cũng đã được biết.

Trao đổi tư tưởng nơi những đồ đệ tiên khởi của Đức Phật

Trong số những vị lãnh đạo các Tỳ-khưu khác nhau, một số rất nổi tiếng và hiểu biết về giáo lý Phật giáo, số khác nổi bật hơn về luật giới, có người nổi tiếng về bình luận và phân tích, số khác về luyện tập khổ hạnh, một số có tài kể truyện, tài diễn giảng, số khác thông thạo kinh Phật, văn kệ v.v… [3] Trong số các đồ đệ và Phật tử có những người xuất thân từ các gia đình thuộc đẳng cấp Bà-la-môn và rất thông thạo tiếng Phệ-đà và toàn bộ nền văn học đó. Tự nhiên ta thấy nổi lên một vấn đề, “Toàn bộ khoảng thời gian trong ngày những vị Tỳ-khưu học thức uyên bác và thâm túy đó đã bận bịu vào những công việc gì?

Các bản văn Phật giáo và Jaina còn lưu truyền cho chúng ta thấy các vị thiền sư lưu động vào thời đó đã chu du khắp mọi miền đất nước, bất kỳ nơi nào họ dừng chân, họ đều tiến hành những cuộc thảo luận hết sức nghiêm túc về những đề tài liên quan đến tôn giáo, triết học, đạo đức, luân lý và chính trị. [4] Những cuộc thảo luận như vậy nhằm làm sáng tỏ những bài nói chuyện của các vị thiền sư nổi tiếng thường cũng là nguyên nhân giúp văn học Phật giáo phát triển, đặc biệt là các bản chú giải Kinh Phật. Có rất nhiều đoạn văn thật hấp dẫn trong Tam Tạng (Tripiṭaka) đã chỉ rõ điều đó, thỉnh thoảng những biến cố đương thời cũng làm nẩy sinh nơi các vị Tỳ-khưu rất nhiều đề tài thảo luận, hay sự bình thản của họ đôi khi bị quấy nhiễu do những nghi kỵ nghiêm trọng cũng cần đến chính Đức Phật hay các đồ đệ của ngài giải quyết. Cứ mỗi lần các nhà thông thạo kinh Phật liên quan phát biểu hăng say và mãnh liệt “nhiều khi lại nhằm chê bai ý kiến của Đức Phật, chê bai cả Giáo Pháp hoặc chỉ trích các vị có thẩm quyền trong giáo hội” [5]; cứ mỗi khi một vị thông thái kiểu đó diễn giải sai ý Đức Phật, [6] cứ mỗi lần những cuộc tranh luận gây cấn nổ ra nơi bất kỳ nhóm đồ đệ đương thời nào, [7] hay một vài vị Tỳ-khưu hành động không đúng, thường họ sẽ nhóm họp lại tại sảnh đường để mổ xẻ vấn đề, thường là chính Đức Phật hoặc các đồ đệ Đức Phật động viên thôi thúc để cứu vãn những lợi ích chung. Nhờ những cơ hội như vậy Đức Phật đã đưa ra một số diễn giải mang tính lịch sử về những giới luật đạo đức thích hợp với Giáo Pháp rất nổi tiếng như, “Ngươi phải tránh những điều xấu xa, và thực hành những gì tốt đẹp.” [8] nghĩa là ngài đã giải thích Luật Giới liên quan đến những khía cạnh tích cực hay tiêu cực. Luật giới này hiện giờ đã được sát nhập vào mười ba Kinh (Suttas) đầu tiên trong Dīgha-Nikāya, và cũng khá phổ biến trong kinh Sīlakkhandha -“Tiểu Luận Luân Lý Phật giáo,” là tên cuốn sách đầu tiên trong bộ sách Digha. [9] Một dịp khác Ngài Potaliputta, một nhân vật du hành hoằng giáo, đã đến thăm Samādhi, và nói như sau, “Theo như Đức Phật Cồ Đàm, tôi thực sự đã nghe ông nói, Nghiệp (Kamma) bằng hành động hay trong lời nói thì chẳng phải là nghiệp (Kamma) chút nào cả. Nghiệp thực sự (Kamma) chỉ phát xuất từ phương cách suy tư hoặc do ý muốn (volition) mà thôi. Vì chỉ có tri thức sau khi chúng ta cảm nhận được hư vô. (nghĩa là điều vượt ra ngoài mọi kinh nghiệm giác quan, vui sướng hay đau khổ)”

Đáp lại những lời lẽ trên Samiddhi phát biểu như sau, “Xin đừng nói vậy, ông bạn già Pataliputta ơi, xin đừng nói về Ngài kiểu đó. Làm ơn đừng bóp méo quan điểm sư phụ chúng ta kiểu đó, chẳng có gì tốt lành đâu. Ngài chẳng bao giờ nói như vậy cả.”

“Nhưng này Samiddhi, hãy cho tôi biết, con người ta sẽ trải qua điều gì do hậu quả của hành động cố ý của mình cả trong tư tưởng, hành động và lời nói.”câu trả lời là chỉ gây ra “đau khổ” mà thôi. [10]

Chú giải của Đức Phật

Khi cuộc tranh luận này lọt đến tai Đức Phật, ngài rất lấy làm tiếc là Samiddhi đần độn lại đưa ra câu trả lời một chiều như vậy về điểm thứ nhì của Tỳ-khưu hoằng đạo lãng du mà Đức Phật chưa bao giờ gặp khi còn sinh thời. Câu trả lời chính xác và hoàn chỉnh trong trường hợp này phải là: “Chúng ta nhất định phải trải qua sung sướng hay đau khổ, hoặc chẳng phải trải qua điều gì cả (sung sướng cũng không đau khổ cũng vậy)”Nhưng liên quan đến câu trả lời Samiddhi cho vế thứ nhất, ngài không có gì chống lại.

Vấn đề là cho dù Samiddhi có khôn ngoan hay điên rồ đến mấy đi nữa, ngay từ lúc còn nhỏ, đã tạo thành một luận chứng minh bạch và dài dòng của Đức Phật liên quan đến một vấn đề vô cùng hệ trọng đó là diễn giải về Nghiệp chướng (Kamma), được gọi là Mahākammavibhaṅga, [11] tương phản với điều diễn giải ngắn gọn hơn của ông, đó là Culakamma-vibhaṅga  [12] được giải thích cho một học giả Bà-la-môn trẻ tuổi tên là Subha. Chính vì thế ta có thể khẳng định được là Mahākamma vibhaṅga chính là Kinh (Sutta) cơ bản nhất dùng để diễn giải Abhidhamma về Sikkhapada Vibhaṅga được gộp vào cuốn sách thứ nhì trong bộ Abhidhamma Piṭaka. [13] Nhưng trên thực tế, sau này cả hai việc diễn giải này đã để lại ấn tượng trong văn học mang tính chất bình luận tôn giáo, như tác phẩm NettipakanaAtthasālinī [14] cũng như các tác phẩm tương tự đã chứng minh và phân tích kỹ lưỡng hơn. Chúng ta có thể cho là việc diễn giải Kamma do Buddhaghosa thực hiện trong cuốn Atthasālini chính là điểm hội tụ của cả hai tác phẩm trên.

Tác phẩm Majjhima Nikāya còn chứa đựng nhiều bài diễn giải nổi tiếng khác của Đức Phật, đặc biệt là các tác phẩm Salayatana Vibhaṅga, [15] Raraṇa Vibhaṅga [16] Dhātu Vibhaṅga [17] và Dakkhina Vibhaṅga [18]đã chiếm được vị trí thích đáng trong văn học Abhidhamma và rất nhiều bài diễn giải có giá trị hơn đã được bổ xung thêm. Các tác phẩm trên cũng đã dọn đường cho những bản chú giải Kinh Phật sau này, đương nhiên bao gồm cả những tác phẩm bất hủ của Ngài Buddhaghosa.

Bản chú giải Kinh Phật của ngài Sāriputta

Người kế tiếp phải kể đến là Ngài Sāriputta, đồ đệ chính của Đức Phật, chúng ta còn biết được một bộ chú giải về bốn Chân Lý Aryan, đó là tác phẩm Saccavibhaṅga, [19] đã chiếm vị trí xứng đáng trong cuốn thứ hai tác phẩm Abhidhamma Piṭaka, một bản chú giải cao cấp hơn gọi là Abhidhammabhajniya đã bổ xung thêm, dựa trên bản chú giải kinh Sutta. Bản chú giải của Ngài Sāriputta gồm nhiều đoạn có sẵn, hay những tư liệu không liên tục với nhau cổ hơn so với toàn bộ nền văn học Piṭaka đã được vun đắp. Đoạn bình luận riêng rẽ này đã được thêm vào Kinh Sattipatthana Sutta, tự nó đã là một bản chú giải, và chứa đựng đủ các dữ kiện để phân biệt giữa Kinh Satipatthana Sutta trong tác phẩm Majjhima Nikāya và Kinh Mahāsatipatthana Sutta trong cuốn Dīgha Nikāya.

Một giáo lý hoàn chỉnh bao gồm các từ và các đoạn mang tính diễn giải như thế đã được gán cho ngài Sāriputta viết và rất phổ biến với tên gọi là Kinh Sangīti Suttanta [20] hiện còn một bản dịch bản Kinh Phật từ tiếng Phạn sang tiến Tây Tạng và tiếng Trung Hoa mang tựa đề là Kinh Sangīti Parayāya. Ngài Sāriputtađã dùng phương pháp tập hợp nhiều đề tài khác nhau mang tiêu đề được đánh số thứ tự và giải thích bằng cách liệt kê thông thường, cách này đã được áp dụng trong bộ giáo lý bất hủ vừa đề cập đến ở trên, điều đó cũng biểu thị rõ đặc điểm của hai bộ sưu tập cổ hơn, đó là Saṃyutta và Anguttara và một số tác phẩm Abhidhamma khác, đặc biệt là tác phẩm Puggala Paññātti, gồm các tư liệu đa số được trích từ tác phẩm Anguttara Nikāya. Chỉ nguyên sự kiện này cho ta thấy rõ bản chất tác phẩm của ngài Sāriputta có liên quan mật thiết với nền văn học Tam Tạng (Piṭaka). Nhưng ngài Sāriputta không nghiên cứu hết mọi vấn đề đã được liệt kê ở trên. Chúng ta cũng cần lưu ý đến một vài đồ đệ nổi tiếng, có học vấn uyên thâm khác nữa của Đức Phật, trong số đó có một vài phụ nữ, bằng cách riêng của mình họ đã giúp đẩy mạnh quá trình phát triển diễn giải Kinh Phật.

Phát triển chú giải Kinh Phật do một số đồ đệ của Đức Phật thực hiện – Ngài Mahākaccāyana

Lấy ví dụ, trường hợp Ngài Mahākaccāyana, là một người rất nổi tiếng vì đã để lại cho chúng ta một công trình diễn giải chính xác đến từng chi tiết và rất vắn gọn về những gì Đức Phật đã giảng dạy. Chỉ riêng tác phẩm Majjihima Nikāya cũng đã cung cấp cho chúng ta được bốn mảng tư liệu mang tính diễn giải do ngài Mahākaccāyana viết [21] rất có giá trị làm nền tảng lịch sử trong việc hình thành ba tác phẩm tiếp theo sau này. [22] Cả ba tác phẩm này, hai viết bằng tiếng Pāli và một bằng tiếng Phạn đều được gán cho Ngài là tác giả. Số chi tiết ít ỏi Ngài Mahākaccano đã truyền đạt cho chúng ta hiện nay lại rất quan trọng vì một lý do khác nữa: đó là chúng đã phơi bầy được hoạt động của tư duy nhân loại dưới nhiều phương hướng khác nhau. Điều thú vị đáng cho chúng ta quan tâm đó là tác phẩm Mahākaccano, ở một mức độ nào đó đã giúp chúng ta đánh giá được từ những mảng tư liệu ít ỏi này, rất ít khi theo đuổi việc liệt kê máy móc và tạo ra những từ chuyên môn như ngài Sāriputta đã làm. Trái lại, Ngài đã tự hạn chế bằng cách đưa ra những ý nghĩa nội tại và triết lý thực sự truyền tải những nguyên tắc cơ bản của Đức Phật. Cuốn Gandhavamsa, một tác phẩm mang tính chất hơi hiện đại, có lẽ đã do Ngài Nandapaññā viết tại Miến Điện vào thế kỷ 17, [23] đã chọn ngài Mahākaccāyana như một vị thiền sư, không những đã tham gia Hội Nghị đầu tiên hay đã diễn giải những giáo lý của Đức Phật, nhưng còn là người đã biên soạn lại dưới dạng những luận án riêng biệt. [24] Ngài Mahākaccāyana được đề cập đến với tư cách là một Jambudvīpa, có nghĩa là một vị tư vấn tôn giáo (chaplain) cho nhà vua Candapradyota nước Avanti, có thủ đô đặt tại Ujjayinī. [25] Những tác phẩm chú giải tôn giáo sau đây đã được gán cho nhà thông thái Mahākaccāyana là tác giả:

1) Kaccāyanagandho.
2) Mahāiniruttigandho
3) Cullaniruttigandho
4) Nettigandho.
5) Peṭakopadesagandho
6) Vaṇṇanītigandho

Mahākottita

Sau đây chúng ta sẽ làm quen với Ngài Makotthita, một nhân vật uy tín không thua kém bất kỳ một ai, ngoại trừ Đức Phật về phương diện Patisambhida, được gọi là phương pháp luận Đức Phật thường dùng để phân tích. Trong tác phẩm Majjhima Nikaya chúng ta đọc được những tài liệu nghiên cứu của ông về những điểm đặc trưng hay những khác biệt cụ thể liên quan đến các từ trừu tượng thông thường hàm chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm đa dạng. [26] Cùng lúc đó ông lưu ý chúng ta dựa vào một nhận thức sai lạc khả dĩ có thể xảy ra. Lý trí, hiểu biết, nhận thức, cảm giác v.v… không phải là những thực thể. Chúng ta có thể phân tích, nhưng tất cả đều liên đới với nhau trong một thực tại bất khả ly. Phần giải thích đầu tiên coi như là nền móng lịch sử của Lakkhanāhāra trong tác phẩm Nettipakarana, gồm một số đoạn trích trong tác phẩm Milanda-Pañho  [27] và một số quảng diễn trong các bản chú giải của Buddhaghosa; [28] chúng ta cũng có những cống hiến tương tự như thế trong các tác phẩm Moggallana, Ananda, Dhammadinna và Khema,nhưng không nhất thiết phải trưng ra nhiều ví dụ khác nữa.

Tác phẩm Abhidhamma, một bản chú giải kinh Phật

Nghiên cứu kỹ nội dung Tạng Diệu Pháp Abdhiammapiṭaka quyển thứ nhì cho thấy có sự phân biệt rành mạch và rõ ràng giữa hai tác phẩm Kinh (Sutta) và Diệu Pháp (Abhidhamma Piṭakas), cách phân biệt này chủ yếu chỉ dựa trên sự khác biệt trong cách thực hiện (modus operandi) mà thôi. Phương pháp tạng Diệu Pháp áp dụng chủ yếu dựa trên và theo sát đường hướng chú giải Kinh, điều này rõ ràng đã được áp dụng trước đó. Tất nhiên sự khác biệt giữa hai phương pháp không những chỉ tùy thuộc vào mức độ, nhưng thỉnh thoảng còn tùy ở chủng loại nữa. Cho dù trong thực tế cách chú giải tạng Abhidhamma thì trực tiếp, rõ ràng và có hệ thống, chúng ta không thể cho là trong mọi tình huống giá trị chú giải tác phẩm này lúc nào cũng trội hơn phần chú giải Kinh. Giữa các học giả Phật giáo vẫn luôn có nhiều ý kiến khác nhau, không hiểu những gì tác phẩm Abhidhamma ghi lại có thực sự là lời của Đức Phật Cồ Đàm hay không [29]. Nhưng có điều chắc chắn là phần lớn mạch văn được dựa trên những lời giảng thuyết và chú giải của Nhà Thông Thái Vĩ Đại này. Rất có thể là ngài Sāriputta hay một số bàn tay vô hình nào đó can thiệp vào công việc này bên ngoài hậu trường, nhưng xét một cách toàn diện, niềm tin, cũng như lịch sử cuối cùng đã chứng minh đó chính là những lời của Đức Phật. Ngài Buddhaghosa đã sắp xếp toàn bộ tạng Diệu Pháp thành Veyyākaraṇahay là chú giải. Chúng ta còn được biết: công việc sắp xếp này bao gồm cả bản kinh viết bằng văn xuôi, không thấy lưu lại trong bản lưu văn học Phật giáo cổ đại [30]. Những tranh cãi vẫn còn tiếp diễn cho thấy Văn học Phệ-đà không nhất thiết phải sắp xếp thành các loại khác nhau. Không có lý do gì mà KinhCūlavedallaMahāvedalla trong tác phẩm Majjhima Nikaya lại không được liệt kê trong nhóm Veyyākaraṇa.

Hai lớp Veyyākaraṇa trong văn học Phật giáo cổ đại

Trong mọi trường hợp điều đã được chứng minh rõ ràng trong Tam tạng (Tripiṭakas), ngoại trừ bộ Katthāvatthuđược biên soạn vào thế kỷ thứ 3 trước CN, ta có thể khẳng định vẫn còn có hai lớp Veyyākaraṇa, tức làSuttabhajaniyaAbhidhammabhajaniya. Khandha, Vibhaṅga, Niddesa – chỉ là những từ đồng nghĩa của cùng một thuật ngữ. Điều này có nghĩa là Kinh chứa đựng thuật ngữ (terminology), định nghĩa (definition), liệt kê và giải nghĩa. Mặc dù các từ như Khandha, Vibhaṅga, Niddesa được liệt kê hay không cũng tạo ra một khoảng cách đầu tiên rất lớn; và sáu cuốn Abhidhamma, hoàn toàn dựa vào Kinh, lại tạo ra khoảng cách thứ nhì cho việc chú giải Kinh Phật. Khoảng cách thứ ba không dễ gì xác định được.

Các tác phẩm của Mahākaccāyana

Ta có một lựa chọn nơi một số tác phẩm [31] được gán cho Ngài Mahākaccano và tác phẩm Katthāvatthutrong số những người đó có Ngài Maggliputta Tissa được coi là tác giả. Liên quan đến thời điểm tác phẩm được viết, có điều chắc chắn là tác phẩm này được viết vào khoảng thời gian Hội Nghị Phật giáo thứ ba được tổ chức dưới sự bảo trợ của nhà vua Aśoka. Trường hợp tác phẩm của Ngài Mahākaccano lại có khác hơn một chút. Một cuộc nghiên cứu cẩn thận về tác phẩm chép tay Petakapadeso cho thấy cho dù tác phẩm này được biên soạn vào thời kỳ nào đi nữa, nó cũng chỉ là một bản luận án bổ xung cho tác phẩmNettikarana do giáo sư E. Hardy phát hành bằng Châu Âu. Một tác phẩm Phật giáo viết bằng tiếng Phạn, cuốn Jñāprasthāna Śāstra do một công dân người Mahākātyāyana viết, theo như giáo sư Tākākusu cho biết, tác phẩm này được coi là bản văn chính thức do người Sarvāstivādins viết. Bản luận án Śāstra này được ngài Vasuvandhu đề cập đến trong tác phẩm Abhidharmakoṣa [32] như là một trong số bảy cuốn Abhidhamma. Tác phẩm này đã được Ngài Saṅghadeva chuyển dịch sang tiếng Trung Hoa vào khoảng năm 383 sau CN. Một bản dịch khác nữa do nhà văn Hiuen Tsang dịch vào năm 657 sau CN, ông cũng dịch Abhidharma mahā-vibhāsaśāstra, một tác phẩm chú giải tác phẩm Mahākātyāyana được biên soạn trong thời gian Hội Nghị dưới thời Kaniṣka làm hoàng đế. Một lữ khách Trung Quốc cho biết tác phẩm Jñāprasthāna Śāstra được viết ba trăm năm sau ngày Đức Phật viên tịch. Tuy nhiên những học giả Phật giáo vẫn còn phải giải quyết câu vấn nạn liệu tác phẩm Jñāprasthāna có gì liên quan với tác phẩm Nettipakaraṇa và tác phẩm Paṭṭhāna, là cuốn thứ bảy trong bộ Abhidhammapiṭaka hay không. Tác phẩm Netti, mà hiện nay chúng ta có trong tay, trong đó có một đoạn mang tựa đề bao gồm một bài phân loại các đoạn trong Tam tạng theo những ý tưởng chủ đạo của các tác giả. Đánh giá những trích đoạn giá trị trích từ tác phẩm Jnanáasthana được giáo sư Takakusu cung cấp, chúng ta có thể thẩm định ngay tất cả tác phẩm đó đồng nhất với tác phẩm Abhidhamma viết bằng tiếng Phạn, tuy nhiên còn cuốn Patthana, thì ta có thể phỏng đoán có liên quan chút ít với các tác phẩm sau này, hai tác phẩm Netti Jnanaprasthana lại có nhiều điểm tương đồng, vì cả hai được viết với cùng một mục đích giống nhau.

Trong những đoạn mở đầu hay những trang viết trong hai tác phẩm của mình, Mahākaccayna đã thẳng thắn cho là tác phẩm của ông không nhằm bắt đầu bằng một ý tưởng mới mà chỉ nhằm đưa ra một bản chú giải có hệ thống và phân tích những diễn đạt của người khác (parathoghosā). Tác phẩm Parikkhārahāra [33] do Netti viết chỉ là một chương được viết dựa trên tác phẩm Patthana, tuy nhiên đoạn trên cũng đã rọi một vài tia sáng mới về chủ đề tương quan nhân quả. Như đã xuất hiện trong đoạn viết về Mayasamutthana. Ngài Mahākaccāyana lại đề cập đến các vụ ly giáo hay dị giáo khác, ông đã phân biệt rõ ràng với những người ngoài tôn giáo khác. Một điều như vậy không thể xảy ra vào thế kỷ thứ nhất sau khi Đức Phật đã nhập Niết-bàn (Nibbāṇa). Điều này lại hàm chứa trong bốn cuốn Nikāya và tất cả các cuốn sách cổ hơn thuộc ba tạng (Piṭakas) như đã được trích dẫn nhiều đoạn. Không cần đi sâu thêm vào nhiều chi tiết khác nữa, chúng ta không còn xa sự thật để phỏng đoán là những tác phẩm của Ngài Mahākaccāyana chắc hẳn là mối dây liên kết hữu cơ giữa Tam tạng ở một phía và các bản văn kế tiếp. Thế nên nếu như chúng ta phải tiến hành lựa chọn giữa các tác phẩm của Buddhaghosa và tác phẩm Katthāvatthu, lẽ đương nhiên ưu tiên phải dành cho các phẩm của ông.

Katthāvatthu

Tác phẩm Katthāvatthu là một cuốn Luận Tạng gồm những bài tranh luận liên quan đến các vấn đề tâm lý học và triết học, biểu hiện cho ranh giới thứ tư. Lời yêu cầu của ngài Buddhaghosa muốn tìm cội nguồn bản văn đầy ý nghĩa này liên quan đến luật giới Pāli thực sự rất tài tình. Đức Phật đã đưa ra những lời công bố đại cương và sau này một nhóm người ủng hộ thuộc nhiều trường phái và các luồng tư tưởng khác nhau đã bàn cãi quyết liệt. [34] Tuy nhiên ta có thể nghi ngờ một cuốn sách gây nhiều tranh cãi như cuốn Katthāvatthu, mà ông lại có thể coi là ranh giới trong lịch sử chú giải Kinh Phật. Nhưng một cuộc nghiên cứu cặn kẽ hơn sẽ chỉ rõ bằng chứng là cuốn sách gây nhiều tranh cãi như vậy lại được coi như là một phương cách giải thích hơn là một cuốn sách, như ngài Mahākaccāyana [35] đã vạch ra cho các người theo dị giáo, cho dù những khác biệt cá nhân ở một mức độ có liên quan đến những gì đã được thống nhất ý kiến về giáo lý của Đức Phật. Một số cuộc tranh cãi đặc trưng như tác phẩm Katthāvatthu hàm chứa cho thấy hai phía đã phải nại đến Đức Phật như là vị quan tòa để phân xử. Tất cả họ đều trích dẫn Pháp và Luật, tuy nhiên những giải thích của họ rất khác biệt nhau.

Nhà vua trong Milinda-Pañho

Tiếp theo chúng ta phải nghĩ tới tác phẩm “Những vấn nạn của Hoàng đế Milinda đề ra” (Milinda-Pañho), đây là một cuộc đối thoại lãng mạn giữa nhà vua Menander và Ngài Nāgasena. Cuộc đối thoại này bao hàm cả tác phẩm Katthāvatthu và có thể được coi như một tổng luận súc tích hơn về những phong trào riêng rẽ xét dưới góc độ triết học trong tư tưởng Phật giáo hơn là tác phẩm trước đây.

Các vị tiền nhiệm của Buddhaghosa

Thời gian tác phẩm Milind-Pañho được sáng tác có thể nói đó là mốc ranh giới thứ sáu. Ngoài những bản chú giải viết tại đảo quốc Ceylon, Buddhaghosa thường tham khảo ý kiến các trường phái Dīghạbanakas[36] Majjhimabhānakas [37] và nhiều trường phái thuộc các Trưởng lão khác nữa. Trong bài giới thiệu cho cuốn Sumaṅgalavilāsinī [38] ông đã cung cấp cho chúng ta một bài tường thuật ngắn về các trường phái Trưởng lão này, lúc ban đầu chỉ là các trường phái tụng kinh hơn là tham khảo ý kiến. Trong bối cảnh các tác phẩm của Buddhaghosa được liệt kê dưới đây, coi như là ranh giới thứ bảy, bao gồm toàn bộ tác phẩm Tripiṭakas, các tác phẩm Mahākaccāyana, Katthāvatthu, Milinda Pañho [39] Paṇṇāttivāda do các Thiền sư không thuộc phái Nam Tông. [40] Lại còn một số tác phẩm như Vitaṇḍāvādins, Pakativāda [41] (tức phái Sāṅkhya hay là hệ thống Yoga) và những quan điểm khác nhau giữa các Tỳ-khưu [42] tại đảo quốc Ceylon.

Các vị niên trưởng (Porāṇas)

Đến đây chúng ta nghiên cứu một loại văn học Kinh Phật cổ đại khác. Các vị Porāṇas, cho đến thời điểm hiện nay toàn bộ hiểu biết của họ chỉ dựa trên một số trích đoạn trong tác phẩm Aṭṭhakathās.

Ngài Nandapaññā trong tác phẩm Gandhavaṃsa của mình đã đề cập đến Porāṇacariya hay là các thiền sư cổ xưa. Theo ông, có 500 A-la-hán mệnh danh là năm Nikāyas, đã đem đến những ý nghĩa, ngụ ý và sửa chữa tại Hội nghị Lần Nhất, cũng như đã có tới 700 A-la-hán đã thực hiện những bản chú giải riêng của họ v.v… trong Hội nghị Lần Hai, cùng với khoảng 1000 vị A-la-hán cũng đã đưa ra những giải thích của họ. Tại Hội nghị Lần Thứ Ba có tác phẩm được biết đến với cái tên Paramacariya ngoại trừ tác phẩm Mahākaccāyana. Họ đã công bố rõ ràng trong tác phẩm Gandhavaṃsa là những người được gọi là Paranacariya cũng là Aṭṭhakathācariya hay là các thiền sư viết tác phẩm Aṭṭhakathās. [43] Buddhaghosa nói về những người vị niên trưởng (tổ phụ) Porāṇas hay là các vị Porāṇakattherā [44] như là những người đã tuyên bố: những ai nắm giữ giới luật sẽ tôn vinh Buddhasasana hay là giáo lý của Đức Phật. Điều này được đề cập liên quan đến những ai học hỏi Giáo Pháp nơi các vị thiền sư và nắm giữ quan điểm của các vị thiền sư đó. Họ không tán thành bất kỳ tín lý nào theo quan điểm riêng của mình. Theo như tác phẩm Gandhavaṃsa điều đó cũng bao gồm cả các A-la-hán tham gia Hội nghị thứ ba. Và hiển nhiên là những người cống hiến nhiều nhất cho nền văn học diễn giải này, đúng như tên các nhà Aṭṭhakathācariya Nandapaññā đã được gán cho họ đã chứng tỏ điều đó. Bà Rhys Davids cũng đã chỉ rõ Mahātika cũng trích từ tác phẩm Paran-Aṭṭhakathā. [45] Chúng tôi đã thấy rõ trước đây vấn đề này thường nổi lên giữa các thành viên cộng đoàn Tăng già có liên quan đến việc giải thích một số lời phát biểu của Đức Phật và cuối cùng họ đã đệ trình lên Đức Phật xin quyết định khi ngài còn sống, nhưng sau khi ngài đã viên tịch, mối quan hệ đó được thực hiện với các vị thiền sư nổi tiếng và đáng kính khác. Những gì họ giải thích phải được coi như là tiếng nói quyết định và có giá trị vì vậy rõ ràng là những diễn giải đó được gìn giữ và khi những lời chú giải được biên soạn, lại được gộp chung vào tác phẩm Aṭṭhakathās, đơn giản được gọi là cách chú giải do các thiền sư niên trưởng cổ đại (Porāṇas) để lại. Ngài Buddhaghosa cũng đã hành động như vậy khi ông trích dẫn các vị niên trưởng (Porāṇas), ông thể hiện những lời chú giải đó và vạch ra phương cách trích dẫn trực tiếp những lời của các nhà thiền sư cổ đại này như khi họ trích dẫn bản văn luật Pāli vậy. Rất có thể là những chú giải Paran-Aṭṭhakathās hay những cống hiến do vô số các nhà thông thái vô danh cổ đại được lưu giữ trong các tác phẩm chú giải vĩ đại bằng tiếng Sinha và phân biệt rạch ròi bằng cách trích dẫn nơi bản gốc bằng tiếng Pāli. Tuy nhiên, vì thiếu các dữ liệu mang tính quyết định hơn, chúng ta chỉ đề ra như những đề xuất thuần túy mà thôi. Chúng tôi không có đồng quan điểm với Bà Rhys Davids khi bà đề nghị [46] là những vị cao niên (Porāṇas) là biểu tượng cho một trường phái kiên định về tư tưởng triết học. Mỗi thiền sư phải chịu trách nhiệm về chính công việc mình làm mà thôi và theo thiển ý của chúng tôi thì không hy vọng gì có thể khám phá ra có mối tương quan hữu cơ nào giữa muôn vàn những đoạn văn dài có, ngắn có được gán cho các vị niên trưởng (Porāṇas) trong các bài viết của Buddhaghosa. Những đoạn văn ấy lại bao gồm nhiều tư liệu rất quan trọng và hấp dẫn khác nhau, những nghiên cứu siêu hình cũng như những huyền thoại kỳ lạ, như trong bài tường trình thần thoại về nguồn gốc thần Licchavis trong tác phẩm Paramatthajotikā [47]. Một tập những bài tụng kinh Porana chắc sẽ được đánh giá cao, như lời Bà Rhys Davíd đề nghị như vậy [48], về việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến lịch sử và sự phát triển tư tưởng cũng như văn học Phật giáo; chúng tôi trích dưới đây một số trong rất nhiều những trích đoạn do Buddhaghosa thực hiện về quan điểm của các vị niên trưởng (Porāṇas); một điều rõ ràng là những trích dẫn đó có liên quan đến rất nhiều vấn đề. Thật vậy trong tác phẩm Samantapāsādikā của mình [49], khi ông đưa ra lịch sử cấu thành tác phẩm Vinaya-Aṭṭhakathā ngài Buddhaghosa đã cho biết là nhà vua Malinda và nhiều người khác đã mang công trình này sang đảo quốc Ceylon. Kể từ thời nhà vua Malinda và nhiều vị vua tiếp theo sau. Ngài Aritthathera và nhiều người khác cũng đã nghiên cứu và bảo tồn tác phẩm này. Kể từ thời đó cho đến tận bây giờ các đồ đệ đã bảo tồn tác phẩm đó từ đời nọ sang đời kia.

Sau khi nói như vậy bằng văn xuôi bình thường, ông đã trích các vị niên trưởng (Porāṇas) như sau: “Các vị niên trưởng Porāṇas cho biết vào ngày rằm tháng Jyaistha, Vua Mahinda cùng nhiều thành viên khác kể cả Itthiyo, Uttiyo, Bhađasala, Sambala, Sumana samanero và Bhanduka upasako đã tụ tập lại và tranh luận xem có phải là thời gian thích hợp để sang Tambapanni. (Ceylon)” [50].

Các vị Porāṇas cho biết là sau khi đã lưu một tháng tại Vediyapabbata tỉnh Rājāgaha, họ nghĩ đã đến thời điểm sang Ceylon. Thế nên họ đã đến Ceylon từ ngã Jambudvia và xuống núi Cetiyapabbata [51]. Hiện nay ta thấy bản tường thuật Porana được viết bằng thơ và cung cấp rất nhiều tư liệu quí giá về cùng biến cố lịch sử đó, và hiển nhiên đã tạo nền móng cho các bản tường trình viết bằng văn xuôi. Trong mọi tình huống có thể, khi dịch bản tường trình từ tác phẩm Aṭṭhakathā viết bằng tiếng Sinha, Buddhaghosa nhận thấy những vần kệ Parana đó giống y hệt những gì hiện giờ ta thấy trong bản văn nguyên thủy bằng tiếng Pālivà ông đã đơn giản chuyển vào các bản chú giải của mình. mà không cần phải chuyển sang ngôn ngữ khác. Ta cũng sẽ thấy những vần kệ trên giống y hệt nhau như đã được trình bày trong cuốn Mahāvaṃsa và cả trong tác phẩm Aṭṭhakathā cũng như trong cuốn biên niên sử tất cả đều ghi lại từ cùng một nguồn giống nhau.

Lại nữa cũng trong tác phẩm Visuddhimagga của mình, Buddhaghosa đã trích một vần kệ từ các vị Niên trưởng (Paronas), giải thích một từ như sau: “các vị Porāṇas cho hay, “Bhagavā” có nghĩa là Thế Tôn (Settho) Bhagavā cũng có nghĩa là Đấng Tuyệt vời nhất và vì ngài đã được phú cho vinh quang và kính trọng, chính vì thế ngài được gọi là đấng “Bhagavā“. [52]

Cũng trong tác phẩm đó ông đã trích một số vần kệ Porana có liên quan đến luật giới của các Tỳ-khưu. Như sau: “các vị niên trưởng Porāṇas cho hay, những điểm sau đây phải được nghiên cứu trong trường hợp một Tỳ-khưu phạm tội trộm cắp đó là: vật đánh cắp, thời gian ở đâu, giá trị, và cả trong giai đoạn nào người sở hữu thực sự đồ vật đó đã sử dụng.” [53]

Kế đến, chúng ta cũng trích trong tác phẩm Chú giải Atthasālini một trích đoạn Porana đề ra những chi tiết về các huyền thoại, như sau: “Các vị Porāṇas cho biết Patali, Simbali, Jambu và Paricchattaka thuộc vùng Devas, Kadamba, Kapparukkha và Sirisena – bảy cây này đang còn tồn tại ở Asuralaka, nơi những thai tạng (Garula), tại vùng Aparagoyana, Uttākuru, Pubbavideha và ngay cả tại thiên đường Tāvatiṃsa nữa. [54]

Kết luận

Tóm lại: chúng ta đã thấy có bằng chứng đầy đủ để khẳng định một chân lý truyền thống đó là không chỉ có ngài Buddhaghosa, Ngài Mahinda, hay một số Ngài tổ phụ khác là những nhân vật duy nhất khởi xướng viết chú giải Kinh Phật. Chúng ta có thể nói chính Đức Phật và các đồ đệ trực tiếp của ngài cũng như cả các đồ đệ sau này nữa, tất cả đều đã dọn đường cho ngài Buddhaghosa vĩ đại; đồng thời chúng ta không thể đồng ý với những ai chối bỏ hoàn toàn bất kỳ một tác quyền nào của Ngài Buddhaghosa. Tác Phẩm Niddesa là một bản chú giải rất cổ viết về một số Kinh trong tác phẩm.

—–*—–

[1] “Saṃkhiptasyāpyatosyaiva vākyasyārthagarīyasaḥ
Suvistaratarāvācobhāṣyabhūtā bhavantu me.” (Śiśupālabadha, ī., 24.)

[2] “Sūtrātho varṇyate yatra padaiḥ sūtrānusāribhiḥ
Svapadāni ca varṇyante bhāṣyam bhāṣyavidoviduḥ.
Iti Liṅgādisaṃgrahaṭikāyāṃ Bharatah. (Śabdakalpadruma.)

[3] Vide Etadaggavaggo, Aṅguttara Nikāya I, p. 23 foll.; Mahāvaṃsa, edited by Geiger, ‘The Council of Mahākassapa.’

[4] Vide my paper “A short account of the Wandering Teachers at the time of the Buddha.” (J.A.S.B., New Series, Vol. XIV, 1918, No. 7).

[5] Dīgha Nikāya, Vol. I, Brahmajāla Suttanta, p. 1.

[6] Majjhima Nikāya, III, pp. 207-8.

[7] Majjhima Nikāya, II, Sāmagāmasutta, pp. 243-4.

[8] Sabba pāpassa akaranaṃ kusalassa upasaṃpadā,”

[9] See Dīgha Nikāya (P.T.S.), Vol. I.

[10] The redering is not literal, though substantially. Majjhima Nikāya, Vol. III, p. 207 foll.

[11] Majjhima Nikāya, III, pp. 207-215.

[12] Ibid, III, pp. 202-206, Nettipakaraṇa, p. 182.

[13] Vibhaṅga, pp. 285-292.

[14] Atthasālinī, p. 64 foll.

[15] Majjhima Nikāya, Vol. III, pp. 215-222.

[16] Ibid., pp. 230-237.

[17] Ibid., pp. 237-247.

[18] Ibid., pp. 253-257.

[19] Majjhima Nikāya, Vol. III, pp. 248-252.

[20] Dīgha Nikāya, III, p. 207 foll. See for references Prof. Tākākusu’s highly instructive article on the Sarvāstivādins in J.P.T.S., 1905, p. 67.

[21] Majjhima Nikāya, I, pp. 110f.; III., pp. 78, 194 and 223.

[22] Viz. Nettipakaraṇa, Peṭakopadesa, Jñānaprasthāna Śāstra.

[23] Mabel Bode, Pāli Literature of Burma, p. x.

[24] J.P.T.S., 1886, p. 59.

[25] Ibid., pp. 66.: “Mahākaccāyano Jambudvīpikācariyo so hi Avantiraṭṭhe Ujjeninagare Candapaccotasa nāma rañño purohito hutvā…”

[26] Pajānāti pajānātīti …tasmā paññavā ti vuccati …Vijjānāti vijānātīti…tasmā viññānanti vuccati…Majjhima Nikāya (P.T.S.) Vol. I, p. 292.

[27] Milinda-Pañho (Trenckner), p. 62.

[28] e.g. Sumaṅgala-Vilāsinī, I, pp. 62-65.

[29] See for a learned discussion on the subject among the Theres, Atthasālinī, pp. 29-31.

[30] Atthasālinī, p. 26.

[31] Hardy, Introduction to the Nettipakaraṇa, p. xxxīi f.n. 1. Kaccāyanapakaraṇaṃ, Mahāniruttipakaraṇaṃ, Nettipakaraṇaṃ, Cullanirutti, Peṭakopadesa and Vaṇṇanīti.

[32] E. Burnouf’s Introduction, p. 447.

[33] Nettipakaraṇa, pp. 78-80.

[34] Atthasālinī, pp. 4-6.

[35] Nettipakaraṇa, p. 112.

[36] Atthasālinī, pp. 151, 399.

[37] Ibid., p. 420.

[38] Sumaṅgalavilāsinī, pp. 11-15.

[39] Atthasālinī, pp. 112, 114, 119, 120, 122, 142.

[40] Puggala Paññatti Commentary, P.T.S., pp. 173-175.

[41] Visuddhimagga, Vol. II, p. 525, “…pakativādinaṃ pakativiya…”

[42] See Sumaṅgalavilāsinī (P.T.S.), Vol. I, p. 1. Visuddhimagga, Vol. I (P.T.S.), pp. 36, 38.

[43] J.P.T.S., 1886, Gandhavaṃsa, pp. 58-59.

[44] Visuddhimagga (P.T.S.), p. 99 “…ten’eva Porāṇakattherā: lajjī rakkhissati, lajjī rakkhissatīti tikkhattuṃ āhaṃsu.”

[45] Visuddhimagga, p. 764. note 1.

[46] Visuddhimagga (P.T.S.), p. 768.

[47] Vide my ‘Kṣatriya clans in Buddhist India,’ pp. 17-21.

[48] Visuddhimagga, p. 764.

[49] Sinhalese Edition, U.P. Ekanāyaka, p. 30.

“Tass’attho ettāvatā pakāsito va hoti. Tatiya sangahato pana uddhaṃ imaṃ dīpaṃ Mahindādīhi ābhataṃ. Mahindato uggahetvā kiñci kālaṃ Ariṭṭhatherādīhi ābhataṃ. Tato yeva ajjatanā tesaṃ yeva antevāsika paraṃparābhatāya ācariya paraṃparāya ābhatallti veditabbaṃ Yathāhu ‘Porāṇā.”

The Porāṇas also speak of the same thing in verseṣ

[50] “Mahindo nāma nāmena Saṃghathero tadā ahū,
Iṭṭhiyo Uttiyo there Bhaddasālo ca Sambalo
Sāmaṇero ca Sumano chaḷabhiñño mahiddhiko
Bhaṇḍuko sattamo tesañ diṭṭhasacco upāsako
Iti ete mahānāgā mantayitiṃsu rahogatāti.”

Cf. Dipavaṃsa (Oldenberg), p. 62, lines 24-25 and p. 63 line 1.

[51] Samantapāsādikā, Sinhalese Edition, p. 35.

“Vediyagirimhi Rājagahe vasitvā timsarattiyo,
Kālova gamanassāti gacchāma dīpamuttaṃ.
Phalinā Jaṃbudīpato hamsarājā va ambare
Evaṃuppattitā therā nipatiṃsu naguttame.
Purato puraseṭṭhassa pabbate meghasannibhe,
Patiṃsu Sīlakūṭamhi hamsāvanagamuddhani.”

[52] Samantapāsādikā, p. 62. Visuddhimagga (P.T.S.), p. 209.

“Bhagavā ti vacanaṃ seṭṭhaṃ Bhagavā ti vacanuttanaṃ.
Garugāravayutto so Bhagavā tena vuccatīti.”

[53] Ibid., p. 117.

“Vatthuṃ kālañca desañca agghaṃ paribhogapañcanaṃ
Tulayitvā pañcaṭhānāni dhāreyyatthaṃ vicakkhaṇo.”

[54] Atthasālinī (P.T.S.), pp. 299.

“Pāṭali simbali jambu devānaṃ pāricchattato kadamho kapparukkho ca sirīsena bhavati sattarnanti.”

—–*—–

Nội dung trích từ cuốn: TRƯỞNG LÃO BUDDHAGHOSA - NHÀ CHÚ GIẢI KINH ĐIỂN PÀLI - Tỳ khưu Thiện Minh dịch Việt

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app