Bằng cách này Đức Phật đã giảng dạy bản chất của tấm thân này bởi pháp thiền suññata qua câu kệ đầu tiên bắt đầu bằng “caraṃ vā yadi vā tiṭṭhaṃ” về tánh chất nhờm gớm của thân đang sống qua sáu câu kệ bắt đầu bằng “aṭṭhi nahāru saṃyutto” và về tánh chất nhờm gớm của thân đã chết qua hai câu kệ bắt đầu bằng “yadā ca so mato seti”. Ngoài ra, Đức Phật cũng lột tả bản chất của kẻ ngu khi họ cho rằng xác thân đáng ưa thích, vì người ấy bị vô minh che mờ không thấy rằng tấm thân này thực sự không thường tồn (nicca), không lạc (subha), và không có ngã (atta). Bằng cách làm này, Đức Phật mở ra sự thật rằng đau khổ (vaṭṭa dukkha) quả thật do vô minh (avijjā) dẫn đầu. Bây giờ, để chi ra trạng thái của bậc trí xem tấm thân có đặc tánh như vậy và sự thật rằng sự chấm dứt đau khổ (vivaṭṭa) do ba giai đoạn biến tri (pariñña) dẫn đầu, Đức Phật bèn đọc lên câu kệ sau:
(10) Sutvāna Buddha-vacanaṁ
bhikkhu paññāṇavā idha
so kho naṃ parijānāti
yathābhūtañ hi passati.
Trong Giáo Pháp này của Đức Phật có tám điều kỳ diệu, vị tỳ khưu là phàm phu (putthujjana), bậc hữu học (sekha) hay một hành giả (yogāvacara) có Trí tuệ Minh sát (Vipassanā), sau khi nghe thời pháp này của Đức Phật là kinh Vijaya (hay kinh Kāya-vicchandanika) thấy bằng con mắt Tuệ quán, thân này trong bản chất thực của nó. Do đó, vị ấy thấy rõ thân này qua ba giai đoạn biến tri (pariññā) đó là sở tri (ñāta), sự phán quyết (tīraṇa) và sự đoạn trừ (pahāna).
Cách phân biệt thân này qua ba giai đoạn biến tri như sau:
Sau khi xét kỹ lưỡng hàng hóa các loại, vị thương nhân suy xét rằng “Nếu ta mua nó chừng này thì tiền lãi sẽ được chừng này” chỉ khi ấy vị thương nhân mới mua hàng hóa và bán lấy lãi. Cũng vậy, vị tỳ khưu phàm phu, hữu học, vị hành giả xem xét thân này bằng con mắt trí tuệ và hiểu thân này bằng sở tri (ñāta-pariññā) rằng: “Những thứ cấu tạo nên thân này chỉ là xương, gân, v.v…” (đã được nêu ra trực tiếp trong bài kinh). Khi đó vị ấy quán xét và quyết định thân bằng con mắt của tuệ Minh sát và hiểu thấu bằng tīrana-pariññā: “Các hiện tượng xảy ra trong thân là vô thường, khổ, và vô ngã.” Cuối cùng vị ấy đạt đến Thánh đạo (Ariya-magga) và thông hiểu bằng pahāna-pariññā và đoạn trừ sự luyến ái của vị ấy đối với thân này hay sự tham muốn của vị ấy đối với thân.
(Ở đây, vì thân này mọi người đều thấy được, sẽ không hiểu thấu qua ba giai đoạn biến tri (pariññā) nếu không có cơ hội nghe Giáo pháp của Đức Phật (mặc dù thân này có thể thấy được) vì sự hiểu thấu như vậy có thể xảy ra chỉ khi nào được nghe Giáo pháp của Đức Phật , và chỉ ra rằng cũng có cách để hiểu biết các đặc tánh của suññata và chỉ ra rằng những người ở bên ngoài Giáo pháp của Đức Phật thì không thể phân biệt được theo cách này, Đức Phật đã tuyên câu kệ “Sutvāna Buddha-vacanaṃ-idha.”
Vì các tỳ khưu và tỳ khưu ni có tâm tham luyến sắc đẹp của nàng Sirimā nên bài kinh Vijaya sutta (hay kinh Kāyavicchandanika) được tuyên thuyết. Trong bốn hội chúng, địa vị của chúng Tăng là cao nhất, chỉ có chúng Tăng mới hằng gần gũi Đức Phật. Bất cứ ai hoặc là tỳ khưu hay cư sĩ mà quán niệm về vô thường (anicca), khổ (dukkha), vô ngã (anatta) đều có thể được gọi là tỳ khưu. Để chỉ ra những điều này, Đức Phật dùng từ ‘bhikkhu’ không vì ba giai đoạn pariññā được giới hạn trong các vị tỳ khưu. Nội dung này cũng còn được đặc biệt lưu ý).
Bây giờ, để chỉ ra cách nhìn thấy các pháp đúng như thật phù hợp với câu nói “yathā bhūtañ hi passati,” Đức Phật đọc lên câu kệ này:
(11) Yathā idaṃ tathā etaṃ
yathā etaṃ tathā idaṃ
Ajjhattañ ca bahiddhā ca
kāye chandaṃ virājaye.
Cũng như cơ thể sống đầy nhờm gớm này đi, đứng, nằm, ngồi vì nó có ba yếu tố: mạng quyền (āyu), hơi nóng do nghiệp sanh (usmā), và thức (viññāṇa). Cũng vậy, thân không có sự sống cũng đầy nhờm gớm (mà trước khi chết có thể đi, đứng nằm, ngồi) và khi ấy nó có ba yếu tố ấy.
Như xác chết bây giờ (không thể đi, đứng, nằm và ngồi do sự chấm dứt của ba yếu tố ấy). Cũng vậy, cái thân này của ta sẽ không thể đi, đứng, nằm, ngồi do sự chấm dứt của ba yếu tố ấy.
Như vậy, bậc trí thực hành suy xét và thấy rõ các biến cố của thân bị đe dọa bởi sự hiểm nguy của luân hồi nên dốc hết khả năng để đoạn tận tham luyến đối với nội thân cũng như ngoại thân bằng bốn Đạo trí, trong cách đoạn diệt samuccheda-phāna.
(Trong câu kệ này, qua sự đối chiếu chính mỉnh với cái thân không có sự sống, người ta đoạn trừ sân phiền não (dosa-kilesa) (mà sẽ khởi sanh) đối với ngoài thân khi người ấy suy xét “yathā idaṃ tathā etaṃ – cũng như thân đang sống này của ta như thế nào thì cái thân không có sự sống đầy nhờm gớm trong quá khứ cũng như thế ấy.”
Bằng cách đối chiếu cái thân không có sự sống với chính mình, người ta đoạn trừ tham phiền não (rāga-kilesa) (mà sẽ khởi sanh) đối với ngoài thân khi người ấy suy xét “yathā etaṃ tathā idaṃ – cái xác chết này như thế nào thì cơ thể sống của ta trong tương lai cũng như thế ấy.
Khi người ta quán xét bằng trí tuệ biết đối chiếu qua lại của hai thân là nội thân và ngoại thân, hay thân sống và xác chết người ta đoạn trừ si phiền não (moha-kilesa) tức là sự không biết bản chất của hai thân.
Ngay vào lúc sát na khởi sanh Tuệ quán, trước tiên người ta biết các pháp như thật và đoạn trừ ba nhân bất thiện là tham (lobha), sân (dosa), và si (moha). Vào sát na khởi sanh sau của Tuệ quán, qua bốn giai đoạn của Đạo, người ta có thể đoạn trừ tất cả tham ái, không còn lại chút tàn dư nào của chúng bằng cách chánh đoạn (samuccheda- pahāna). Nội dung này cần được lưu ý).
Sau khi chỉ ra trình độ của các bậc Hữu học (sekha-bhūmi, hữu học địa), bây giờ Đức Phật muốn chỉ ra trình độ của các bậc Vô học (asekha-bhūmi, vô học địa) và thuyết giảng câu kệ này:
(12) Chanda-rāga vivatto so
bhikkhu paññāṇavā idha
Ajjhagā amataṃ santiṃ
Nibbānaṃ padam accutaṃ
Trong Giáo pháp này có tám điều kỳ diệu, đối với thân còn sống hoặc đã chết, bên trong hoặc bên ngoài, vị tỳ khưu đã đoạn trừ hoàn toàn tất cả ái dục và tham muốn, bậc có A-la-hán Đạo tuệ, bậc đã đắc Quả ngay sau Đạo và trở thành bậc A-la-hán, đạt đến Niết bàn bất tử tối thắng, chấm dứt tất cả hành (saṇkhāra) hay đặc tánh tịnh lạc, giải thoát khỏi ái dục, mục tiêu có thể đạt được bởi Đạo tuệ.
Qua câu kệ này Đức Phật muốn nói rằng người mà đã thực hành theo cách đã được nêu ra trước đây, đã đoạn diệt ái dục và tham muốn (hay tất cả phiền não do ái dục và tham muốn dẫn đầu) và đạt được hai yếu tố của Niết bàn.
Sau khi đã giảng về pháp quán bất tịnh như vậy (asubhakammaṭṭhāna) bằng thân đang sống (saviññāṇaka) và xác thân đã chết (aviññāṇaka) cùng với đỉnh cao của nó là Đạo, Quả và Niết bàn. Đức Phật đọc lên hai câu kệ cuối cùng để khiển trách những người sống dể duôi (pamādavihāra) vốn rất nguy hiểm cho pháp thiền đầy kết quả to lớn như vậy:
(13) Dvipādako’yaṃ asuci
Duggandho-parihārati
Nānākuṇapa-paripūro
vissavanto tato tato.
(14) Etādisena kāyena
yo maññe uṇṇametave
Paraṃ vā avajāneyya
kim aññatra adassanā.
Thân người, có hai chân, đầy những vật bất tịnh, nhờm gớm và hôi hám, phải trải qua sự chăm sóc hằng ngày như tắm rửa, xức dầu thơm, v.v… (Mặc dù chăm sóc hàng ngày như vậy) nó chứa đầy mùi hôi thối, từ chín lỗ và những lỗ chân lông trên thân chảy ra liên tục những thứ đáng nhờm gớm như nước miếng, nước mắt, mồ hôi, nước mũi, ráy từ lỗ tai, dù luôn cố gắng che phủ chúng bằng cách trang điểm tràng hoa và dầu thơm.
(Do tấm thân hay vì tấm thân bất tịnh đầy những vật nhờm gớm, kẻ ngu, hoặc nam hoặc nữ, qua ái dục có thể nghĩ rằng “Đây là thân của ta!” , do ngã mạn nghĩ rằng “Đích thực thân này là ta”, do tà kiến nghĩ rằng “Thân này thì trường tồn” chỉ làm tăng thêm vô minh mà thôi. Nói cách khác, vị ấy có thể xem thường kẻ khác vì dòng dõi, danh tính, dòng tộc và những thứ như vậy. Trong việc tán hủy tha như vậy, lý do nào có được ngoài việc không hiểu Tứ Đế mới có sự khen mình chê người.
Vào lúc kết thúc thời pháp, tám mươi bốn ngàn chúng sanh được giác ngộ Tứ Diệu đế và được giải thoát. Thiên hậu Sirimā chứng đắc Quả thánh Bất lai (anāgāmi-phala), vị tỳ khưu luyến ái nàng Srimā được chứng đắc Quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala).
Kết thúc bài kinh Vijaya