Nội Dung Chính

Hai câu truyện Bổn sanh Sivi & Āditta liên quan đến cuộc lễ Vô song thí của vua Kosala

Khi Đức Phật đọc câu kệ bắt đầu bằng “Na ve kadariya devalokaṃ vajanti ” thì vua Pasenadī Kosala hoan hỷ đến nỗi vị ấy dâng đến Đức Phật tấm y tăng-già-lê được dệt ở nước Sivi trị giá một trăm ngàn đồng tiền vàng. Sau đó, vị ấy đi vào thành.

Ngày hôm sau, tại Chánh pháp đường các vị tỳ khưu bàn về sự hào phóng của đức vua: “Thưa các tôn giả! Đức vua Kosala không thỏa mãn ngay cả sự bố thí Vô song vừa mới được tổ chức xong. Vì vậy, ngay sau khi Đức Thế Tôn thuyết giảng, vị ấy lại cúng dường đến Ngài tấm vải sivi trị giá một trăm ngàn đồng tiền vàng. Đức vua quả thật rất khao khát việc bố thí.” Khi ấy Đức Phật đi đến và hỏi họ đang bàn luận vấn đề gì và khi nghe đề tài các vị tỳ khưu đang bàn luận, Ngài nói: “Này các tỳ khưu! Thật không dễ gì cho đi những vật sở hữu ngoài thân của mình. Chư Bồ tát ngày xưa đã bố thí mỗi ngày tài sản của họ trị giá đến sáu trăm ngàn, khiến cho dân chúng khắp xứ Jambudīpa không cần phải cày cấy. Tuy vậy, họ vẫn không thỏa mãn với sự bố thí những vật ngoài thân như vậy (bāhira-dāna). Họ tin tưởng một cách vững vàng rằng ‘Người nào bố thí cái mà họ yêu thích thì có thể hưởng được lợi ích đặc biệt mà người ấy yêu thích.’ Với niềm tin này, họ bố thí ngay cả đôi mắt của họ đến những ai đến trước mặt họ và hỏi xin.”

Theo lời thỉnh cầu của các vị tỳ khưu, Đức Phật bèn kể lại câu truyện bổn sanh Sivi Jātaka, một câu chuyện về quá khứ (nằm trong phần Visati Nipāta)

Một ngày sau lễ bố thí Vô song của đức vua Kosala, các vị tỳ khưu tại Chánh pháp đường lại bàn luận với nhau rằng: “Thưa các tôn giả! Chỉ với sự phân biệt, đức vua Kosala mới bố thí Vô song đến chư

 

Thánh Tăng có Đức Phật dẫn đầu, vì vị ấy biết rằng các Ngài tạo thành mảnh đất màu mỡ để gieo những hạt giống phước thiện.”

Đức Phật đi đến và khi biết đề tài mà các vị đang bàn luận, Ngài bèn nói: “Này các tỳ khưu! Chẳng ngạc nhiên gì sau khi chọn lựa cẩn thận, vua Kosala đã gieo những hạt giống Vô song thí vào phước điền vô thượng trong Giáo pháp của Như Lai. Chư Bồ tát thiện trí thuở xưa cũng làm những điều đại thí sau khi phân biệt cẩn thận những đối tượng thọ lãnh.”

Khi ấy, theo sự thỉnh cầu của các vị tỳ khưu, Đức Phật kể lại Bổn sanh (trong phần Aṭṭhaka Nipāta)

(Chi tiết của hai bổn sanh Sivi và Āditta có thể rút ra từ 550 câu chuyện Bổn sanh của Đức Phật bằng văn xuôi).

 

Câu chuyện về hai người bạn Garahadinna và Sirigutta

 

Tại Sāvatthi, có hai người bạn là gia chủ Sirigutta và Garahadinna. Sirigutta là đệ tử của Đức Phật, trong khi đó Garahadinna là tín đồ của các ngoại đạo sư. Các ngoại đạo sư thường nói với Garahadinna rằng: “Lẽ ra ngươi nên hỏi người bạn Sirigutta của ngươi như vầy ‘Này bạn! Tại sao bạn đi theo Sa-môn Gotama. Bạn sẽ được gì từ Sa-môn Gotama?’ Lẽ ra ngươi nên thuyết phục người bạn bằng cách làm cho người ấy theo chúng ta và cúng dường cho chúng ta cái gì đó!”

Do nghe đi nghe lại những lời ấy của các ngoại đạo sư, Garahadinna bèn đi đến người bạn Sirigutta, và bất cứ chỗ nào họ đứng, ngồi hoặc làm việc gì, vị ấy đều nói với Sirigutta rằng: “Này bạn! Sa-môn Gotama có lợi ích gì cho bạn? Lợi ích nào sẽ phát sanh đến bạn từ lòng tịnh tín của bạn đối với Sa-môn Gotama? Bạn không nghĩ bạn sẽ hầu hạ các đạo sư của tôi và cúng dường vật thực đến họ không ? ”

Gia chủ Sirigutta làm thinh nhiều ngày không nói gì. Nhưng chán nghe những lời lặp đi lặp lại của Garahadinna, một hôm nọ Sirigutta nói với Garahadinna rằng: “Này bạn! Bạn thường xuyên đến

 

gặp tôi và bất cứ chỗ nào chúng ta đứng, ngồi hoặc làm việc gì đó, bạn cứ hỏi tôi rằng lợi ích nào sẽ phát sanh từ lòng tịnh tín của tôi đối với đạo sư của tôi, và bạn cũng hối thúc tôi theo các đạo sư của bạn và cúng dường vật thực đến họ. Nhưng trước tiên bạn hãy nói cho tôi biết các đạo sư của bạn biết được những điều gì?”

Khi ấy, Garahadinna nói: “Ôi thật là ngạc nhiên,  thưa  bạn! Đừng nói như thế. Vì không có điều gì mà các bậc đạo sư của tôi không biết. Họ biết tất cả về quá khứ, hiện tại lẫn tương lai, tất cả những gì được làm, được nói, được nghĩ, tức là những hành động về thân, khẩu và ý. Họ biết ‘Điều này sẽ xảy ra và điều này sẽ không xảy ra.’ Họ biết ‘Điều này nên và điều này không nên.’ Nói chung, họ biết hết tất cả.”

Nhân đó, Sirigutta bèn hỏi Garahadinna để nghe lời xác định của vị ấy: “Này bạn! Có phải bạn nói như vậy không?” Garahadinna bèn khẳng định quả quyết như vầy: “Đúng, tôi đã nói như vậy.” Khi ấy, Sirigutta bèn nói rằng: “Này bạn! Nếu vậy thì bạn đã phạm một lỗi lầm to lớn vì đã không nói cho tôi biết điều này từ trước đến giờ. Chỉ hôm nay tôi mới biết được về khả năng trí tuệ của các đạo sư của bạn. Này bạn! Hãy nhân danh tôi đi mời các đạo sư của bạn đến dự lễ cúng dường vật thực vào ngày mai.”

Đầy hân hoan, gia chủ Garahadinna đến các đạo sư của vị ấy, đảnh lễ và nói rằng: “Thưa quý thầy! Người bạn Sirigutta của con đã mời quý thầy đến thọ thực vào ngày mai.” Các ngoại đạo sư bèn nói: “Có phải Sirigutta đã làm như vậy không?” “Vâng, thưa quý thầy! Sirigutta đã làm như vậy,” Garahadinna khẳng định như vậy. Khi ấy các ngoại đạo sư bèn nói rằng: “Tốt lắm, này Garahadinna! Có gia chủ Sirigutta làm tín đồ của chúng ta thì có thứ gì quý báu mà chúng ta không có?”

 

Những công việc chuẩn bị tại nhà của Sirigutta

 

Nhà của Sirigutta rất rộng lớn, trong khu vườn kín vị ấy cho đào một đường mương lớn dài giữa hai ngôi nhà và cho đổ phẩn vào

 

mương. Ở trên hai bờ, đặt những gốc cây rồi buộc lại bằng những sợi dây. Những chân trước của những cái đi-văng được đặt trên mé trước của cái hố và những chân sau ở trên những sợi dây. Điều này được thực hiện với ý tưởng: “Khi đến, họ sẽ ngồi vào những chỗ của họ; khi ngồi vào thì họ sẽ té nhào xuống hố.”

Khi ấy, những chiếc đi-văng được che bằng những tấm vải phủ xuống đất để che khuất cái hố.

Nhiều cái hủ lớn được đặt sau nhà. Miệng hủ được buộc chặt bằng lá chuối và những miếng vải trắng, những cái hủ trống rỗng được bôi lên ở bên ngoài bằng cháo, cơm, bơ, dầu, mật ong, mật mía và bánh vụn.

Ngày hôm sau, gia chủ Garahadinna lặng lẽ đi đến nhà của Sirigutta vào lúc sáng sớm và hỏi: “Này bạn! Bạn đã sửa soạn những vật cúng dường đến các bậc tôn đức chưa?” Sirigutta đáp: “Vâng, tôi đã làm xong.” Garahadinna hỏi: “Những vật cúng dường ở đâu?” Sirigutta trả lời, chỉ vào những cái hủ: “Những cái hủ này chứa đầy cháo, những cái hủ này chứa cơm, còn đây là bơ, đây là mật mía, đây là bánh và những chỗ ngồi cũng đã được sắp đặt sẵn.” “Tốt lắm, này bạn,” rồi Garahadinna trở về. Trên đường trở về thì năm trăm ngoại đạo sư đang đi đến chỗ của Sirigutta.

 

Bài học của Sirigutta dành cho các ngoại đạo sư

 

Khi ra khỏi nhà, Sirigutta bèn đảnh lễ các ngoại đạo sư bằng năm điểm chạm đất. Chấp tay đưa lên, gia chủ đứng trước họ và liên lạc với họ bằng tâm :

“Nghe nói rằng các thầy biết mọi thứ như quá khứ, hiện tại lẫn vị lai, v.v… Người hộ độ Garahadinna của quý ngài đã nói thế.

Nếu quả thật các ngài biết tất cả thì xin đừng đi vào chỗ ngụ của tôi. Không có món cháo dành cho các Ngài. Không có cơm, cũng không có bất cứ một vật thực nào khác.

Nếu các Ngài không biết mà đi vào chỗ ngụ của tôi, tôi sẽ làm

cho các Ngài rơi xuống hố phân và cho các Ngài ăn đòn.”

 

Sau khi đã nói bằng tâm với các ngoại đạo sư như vậy ; với sự biểu hiện trên mặt, Sirigutta ra hiệu cho những người làm công rằng khi các ngoại đạo sư sắp ngồi xuống thì rút những tấm che phía sau để những tấm che ấy không bị dính phẩn.

Rồi Sirigutta mời các ngoại đạo sư, nói rằng: “Xin hãy vào lối này, thưa quý ngài!” Các vị ngoại đạo sư đi vào giữa hai căn nhà và chuẩn bị ngồi vào chỗ của họ thì người của Sirigutta nói rằng: “Hãy đợi chốc lát, thưa các ngài! Khoan ngồi đã.” Các ngoại đạo sư hỏi: “Tại sao?” “Các ngài chỉ ngồi khi biết cách ngồi của các ngài.” “Chúng tôi nên làm gì?” “Thưa các ngài! Trước hết các ngài nên đứng gần chỗ ngồi của các ngài và hãy ngồi xuống cùng một lúc.”

(Những lời chỉ dẫn này được trù hoạch để làm cho ngoại đạo sư đầu tiên mà sẽ rơi xuống hố thì không thể thông báo cho những người khác đừng ngồi xuống).

Các ngoại đạo sư nói rằng: “Tốt lắm!”, và khi suy xét rằng nên làm theo những lời chỉ dẫn, tất cả họ (năm trăm) đều đứng gần chỗ ngồi theo thứ tự. Khi ấy những người hầu bảo họ rằng: “Xin tất cả cùng ngồi xuống, nhanh lên!” Khi các ngoại đạo sư sắp ngồi xuống thì những người hầu lấy đi những tấm vải che ra khỏi những chiếc đi- văng. Khi các ngoại đạo sư ngồi xuống thì những cái chân của những chiếc đi-văng bị trượt ra và họ té nhào xuống hố.

Sirigutta đóng lại các cánh cửa lớn và dùng cây gậy đánh vào mười vị đạo sư đang cố gắng bò ra khỏi hố, nói rằng: “Tại sao các người không biết về những sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai như người hộ trì Garahadinna đã khoe khoang?” Sau khi đánh đập họ đến thỏa mãn, vị ấy cho mở cửa nói rằng: “Bấy nhiêu cũng đủ cho họ.”

Các ngoại đạo sư cố gắng chạy ra khỏi nhà, nhưng đất trên lối đi được phết làm cho trơn nên họ không thể giữ được thăng bằng và té xuống đất. Mỗi người trong bọn họ mà té xuống lại đánh và bị tiễn bằng câu nói: “Bấy nhiêu cũng đủ cho ngươi.”

Các ngoại đạo sư bèn đi đến nhà của cận sự nam Garahadinna than phiền rằng: “Sirigutta, hắn đã làm nhục chúng ta và làm chúng ta suy sụp ! Hắn đã làm nhục chúng ta và làm chúng ta suy sụp !”

 

Garahadinna khởi tố Sirigutta

 

Gia chủ Garahadinna thấy các đạo sư của mình bị làm nhục và suy sụp, vị ấy giận dữ và nói rằng: ” Người bạn Sirigutta đã làm cho ta không thể ngẩng đầu lên! Hắn có ý định làm cho các đạo sư của ta bị đánh đập và đau đớn khổ sở, trong khi họ là mảnh ruộng phước để ta gieo tạo phước thiện, là những bậc có thể ban những lợi ích được mong muốn trong cõi chư thiên, đến cả bất cứ ai chỉ cần chấp tay tôn kính (đừng nói chi đến những ai bố thí cúng dường đến họ).”

Vừa càu nhàu, vị ấy vừa đi đến cung điện của vua Pasenadī Kosala và kiện Sirigutta phải nộp phạt một trăm ngàn đồng tiền vàng.

Khi ấy, đức vua Kosala cho gọi Sirigutta đến cung đình.  Sirigutta đảnh lễ đức vua và tâu rằng: “Tâu đại vương! Hãy phạt tôi sau khi tra xét rõ ràng. Xin Ngài đừng phán tội nếu chưa điều tra kỹ lưỡng.” Đức vua đồng ý: “Này gia chủ! Trẫm sẽ phạt ngươi chỉ sau khi điều tra kỹ lưỡng.” Sirigutta nói: “Lành thay! Tâu đại vương.” “Này Sirigutta! Ngươi hãy trình bày vấn đề đi,” đức vua phán bảo. Sirigutta bèn trình lên đức vua tất cả những gì đã xảy ra bắt đầu bằng những lời sau.

“Tâu đại vương! Người bạn Garahadinna của hạ thần, một tín đồ của các ngoại đạo sư cứ mãi nói với hạ thần ở bất cứ nơi nào rằng ‘Đi theo Sa-môn Gotama được những lợi ích gì và lợi ích nào sẽ phát sanh đến hạ thần qua lòng tịnh tín của hạ thần đối với Sa-môn Gotama.’ ”

Đức vua hỏi Garahadinna: “Có thật là ngươi đã nói như vậy chăng?” Khi Garahadinna khẳng định: “Đúng vậy, tâu đại vương!” Đức vua bèn phán xử như sau: “Đối với những đạo sư của ngươi, những người mà ngươi cho là ‘những vị Phật vĩ đại’ rất ngu dốt (không thấy được hố phân). Tại sao ngươi lại bảo với Sirigutta, một cận sự nam của Đức Thế Tôn rằng họ biết tất cả những biến cố xảy ra trong thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Tiền phạt một trăm ngàn đồng tiền vàng mà ngươi kiện Sirigutta thì chính ngươi phải trả.”

 

Khi nói vậy, đức vua phán xử Garahadinna phải nộp phạt. Các ngoại đạo sư đi đến pháp đình làm những người kêu ca cũng bị đánh và đuổi đi.

 

Mưu kế của Garahadinna

 

Gia chủ Garahadinna tức giận Sirigutta và từ đó cả tháng không nói chuyện. Rồi vị ấy tự nghĩ: “Thật không hay nếu ta không nói chuyện với vị ấy. Đúng vậy, ta nên làm suy sụp những ông thầy của hắn (để trả thù ).” Thế nên, vị ấy đến Sirigutta và mở lời: “Này bạn Sirigutta!” “Chuyện gì vậy, bạn?” Sirigutta đáp lại. Garahadinna  trách: “Này bạn! Bạn bè và quyến thuộc mà xung đột nhau là chuyện tự nhiên. Tại sao bạn không nói gì với tôi vậy? Tại sao bạn cứ cư xử với tôi như thế này (làm mặt lạ).”

Sirigutta ôn tồn đáp lại: “Này bạn! Tôi không nói gì với bạn vì bạn không nói gì với tôi (không có lý do nào khác).” Garahadinna bèn làm hòa bằng cách nói: “Này bạn! Chuyện gì đã qua thì cho nó qua đi, đừng để nó phá vỡ tình bạn của chúng ta.” Từ đó trở đi họ làm hòa với nhau và đi lại với nhau.

Một hôm, Sirigutta nói với Garahadinna rằng (cách mà Garahadinna cũng từng nói với vị ấy lúc trước) “Này bạn! Những ông thầy của bạn có lợi ích gì cho bạn? Những lợi ích nào phát sanh từ lòng tịnh tín của bạn đối với những ông thầy? Bạn không nghĩ bạn nên hầu hạ bậc đạo sư của tôi là Đức Thế Tôn và cúng dường vật thực đến chúng tỳ khưu Tăng sao?” Garahadinna luôn mong mỏi được nghe  câu nói này, và nó giống như chỗ ngứa trên thân của vị ấy được gãi đúng chỗ bằng móng tay.

Bởi vậy Garahadinna hỏi Sirigutta: “Này bạn Sirigutta! Đạo sư của bạn, Sa-môn Gotama biết những gì?” Khi ấy Sirigutta bèn nói: “Này bạn! Đừng nói như thế. Không có điều gì mà Đức Thế Tôn không biết. Ngài biết mọi chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai, v.v… Ngài biết rõ việc phân tích mười sáu phương diện trong lộ trình tâm của một chúng sanh.”

 

Khi ấy, Garahadinna nói: “Này bạn! Tôi không biết điều đó sớm hơn. Tại sao bạn im lặng trong một thời gian dài như vậy? Này bạn! Nếu vậy thì bạn nên đi thỉnh Đức Thế Tôn giúp tôi, mời bậc Đạo-sư của bạn đến thọ thực vào ngày mai. Tôi muốn tiếp đãi cúng dường. Hãy thỉnh Ngài và năm trăm vị tỳ khưu thọ lãnh vật thực và tôi sẽ cúng dường.

Do vậy, Sirigutta đi đến Đức Phật và bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Người bạn Garahadinna của con nhờ con thỉnh Thế Tôn. Vị ấy bảo rằng Thế Tôn cùng năm trăm vị tỳ khưu đến thọ lãnh vật thực tại nhà của vị ấy vào ngày mai. Tuy nhiên, có một điều là vào một ngày nọ trước đây con đã làm điều không hay đối với những ngoại đạo sư của vị ấy ; con không biết liệu vị ấy có trả thù việc mà con đã làm không, hay vị ấy muốn cúng dường vật thực với tâm trong sạch. Xin Thế Tôn hãy suy xét về sự thỉnh mời của vị ấy và nhận lời nếu sự thỉnh mời là chân thành. Nếu không thì xin Ngài đừng nhận lời.”

Khi ấy, Đức Phật suy xét về động cơ thầm kín của Garahadinna là gì, Ngài thấy trước rằng vị gia chủ Garahadinna cho đào một cái hố lớn giữa hai căn nhà và chất xuống đó tám mươi cổ xe củi khô, đốt chúng để làm cho Thế Tôn và chúng tỳ khưu rơi xuống hố than hồng.

Lại nữa, Đức Phật quán xét: “Liệu cuộc viếng thăm của Như Lai đến gia đình của Garahadinna sẽ có lợi ích hay không ?” Ngài thấy rõ rằng: Ngài sẽ duỗi chân bước vào hố than hồng. Vào lúc ấy tấm chiếu thô che cái hố sẽ biến mất. Một hoa sen lớn có kích thước lớn bằng bánh xe bò sẽ xuất hiện từ hố than hồng, Ngài sẽ bước vào giữa đóa hoa và ngồi xuống đó. Tương tự, năm trăm vị tỳ khưu cũng sẽ bước vào năm trăm hoa sen và ngồi vào chỗ ngồi của mình. Dân chúng khi ấy sẽ kéo đến. Bằng hai câu kệ, Đức Phật sẽ thuyết về sự phúc chúc. Vào lúc kết thúc thời pháp thoại, có tám mươi bốn ngàn chúng sanh sẽ được giác ngộ Tứ Thánh Đế và giải thoát. Hai người bạn Sirigutta và Garahadinna sẽ chứng đắc quả thánh Nhập lưu. Đầy tinh tấn, cả hai người bạn ấy sẽ đem tài sản của họ để tôn vinh Giáo pháp của Đức Phật có tám điều kỳ diệu.

 

Thế nên, Đức Phật quyết định đi vì lợi ích của Garahadinna. Sau khi đã thấy rõ như vậy, Đức Phật nhận lời mời bằng cách làm thinh. Sirigutta bèn đi đến chỗ của Garahadinna và thông báo Đức Phật đã nhận lời, khi nói rằng: ” Này bạn thân! Bằng sự hoan hỷ, hãy tôn vinh Đức Phật, bậc chúa tể của ba cõi.” Sau đó Sirigutta về nhà.

 

Những sự sắp xếp tại chỗ ngụ của Garahadinna

 

Khi nghĩ rằng: “Bây giờ là lúc nên làm điều cần làm đối với Sirigutta,” Garahadinna cho người đào một cái hố lớn giữa hai căn nhà, sai người mang đến tám mươi cổ xe củi khô, cho đốt chúng để tạo ra than hồng và giữ cho chúng cháy âm ỉ suốt đêm. Trên cái hố, vị ấy cho đặt những tấm ván và đậy lên bằng những chiếc chiếu thô có trét phân bò.

Vị ấy cũng cho mở một con đường nhỏ được làm bằng những cây củi dễ gãy đặt ở bên trên để khi các vị tỳ khưu bước lên và làm gãy chúng thì họ sẽ rơi xuống hố than hồng.

Ở phía sau chỗ ngụ của mình, vị ấy cho đặt những cái hủ lớn theo cách của Sirigutta đã làm. Những chỗ ngồi cũng được sắp xếp theo cách tương tự.

Sáng sớm, Sirigutta đến nhà của Garahadinna và hỏi rằng: “Này bạn! Bạn đã chuẩn bị những vật cúng dường chưa?” Garahadinna trả lời: “Đã chuẩn bị xong cả rồi.” Sirigutta hỏi: “Những vật cúng dường ấy ở đâu?” “Nào chúng ta hãy đi xem,” Garahadinna nói và chỉ cho Sirigutta thấy giống như cách mà Sirigutta đã làm khi trước. Sirigutta hoan hỷ nói: “Tuyệt vời, này bạn!”

Dân chúng đã kéo đến. Một đám đông thường tụ họp bất cứ lúc nào Đức Phật được thỉnh mời bởi một người ngoại giáo. Những kẻ ngoại giáo khác cũng kéo đến, suy nghĩ và nói rằng: ” Chúng ta sắp tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của Sa-môn Gotama.” Những người có chánh kiến cũng đến dự với niềm tin: “Đức Thế Tôn sẽ thuyết một thời pháp lớn vào ngày hôm nay. Chúng ta sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng oai lực và danh tiếng của Ngài.”

 

 

Những đóa sen mọc lên từ hố than hồng

 

Ngày hôm sau, Đức Phật cùng năm trăm vị tỳ khưu đi đến trước cổng nhà của Garahadinna, gia chủ bước ra và đảnh lễ với năm điểm chạm đất, và khi đứng chấp tay vị ấy nói bằng tâm (không phải nói bằng tiếng):

“Thưa chư Đại đức! Nghe nói chư Đại đức biết quá khứ và tất cả, rằng các Ngài biết sự phân tích mười sáu khía cạnh của lộ trình tâm của một chúng sanh. Đó là điều mà người cận sự nam Sirigutta của các Ngài nói với tôi. Nếu điều đó đúng, xin đừng bước vào nhà tôi. Thực ra không có cháo, không có thức ăn, không có gì dành cho các Ngài. Sự thật, tôi sẽ làm hại các Ngài bằng cách làm cho các Ngài rơi xuống hố than hồng.”

Khi diễn đạt ý nghĩ của mình bằng tâm như vậy, vị ấy đỡ lấy cái bát từ tay Đức Phật, nói rằng: “Xin hãy đi lối này.” Vị ấy nói thêm: “Thưa các Ngài! Các Ngài là những vị khách đến chỗ ngụ của tôi thì nên đi đúng theo nghi thức.” Khi Đức Phật hỏi: “Chúng ta nên làm gì?” Garahadinna nói: “Các Ngài nên đi vào nhà lần lượt theo thứ tự và chỉ sau khi người đi trước ngồi xuống thì người kế tiếp mới ngồi.” (Đề nghị này được thực hiện như vậy, vì nếu tất cả cùng đi thì các vị tỳ khưu đi sau thấy vị tỳ khưu đi trước bị rơi xuống hố, nếu thấy vị đi trước rơi xuống hố thì không ai dám đi theo. Ý định của vị ấy là muốn hại các vị tỳ khưu bằng cách khiến cho vị này đến vị khác đều rơi xuống hố than hồng). Khi ấy, Đức Phật nói: “Lành thay! Này thí chủ!” Và Ngài bước đi một mình. Khi Garahadinna đi đến hố than, vị ấy bước lui và bảo Đức Phật đi trước. Khi Đức Phật đưa chân của Ngài vào phạm vi hố than thì những tấm chiếu thô thiển biến mất. Từ hố than mọc lên những đóa sen lớn, mỗi cái có kích thước bằng bánh xe bò. Đức Phật bước vào giữa những hoa sen và ngồi trên chỗ ngồi đã được đặt ở đó. Năm trăm vị tỳ khưu cũng vậy, bước vào hoa sen và ngồi xuống giữa đài sen.

 

Nỗi đau buồn của Garahadinna

 

Nhìn thấy hiện tượng phi thường mà trước kia chưa từng thấy, thì toàn thân của Garahadinna phát ra hơi nóng và bốc khói giống như khói từ một chảo dầu nóng. Vị ấy vội vã đi đến người bạn Sirigutta và khẩn cầu: “Này bạn Sirigutta! Xin bạn hãy che chở cho tôi.” Sirigutta hỏi: “Tại sao bạn nói vậy? Này bạn!” Garahadinna đáp lại: “Không có cháo, không có đồ ăn, không có gì trong nhà của tôi dành cho năm trăm vị tỳ khưu cả. Tôi sẽ phải làm gì đây?” Sirigutta hỏi vị ấy một cách thẳng thừng: “Bạn đã làm gì thế, này bạn?” Garahadinna tiết lộ: “Này bạn! Nói thẳng ra thì tôi đã cho đào một cái hố đốt lửa lớn giữa hai căn nhà với ý định là hạ nhục Đức Phật và năm trăm vị tỳ khưu của Ngài bằng cách khiến họ rơi xuống hố than hồng. Nhưng từ hố than mọc lên những đóa sen. Đức Phật và tất cả những vị tỳ khưu đều bước đi trên những hoa sen ấy và đang ngồi trên chỗ ngồi. Tôi sẽ phải làm gì bây giờ?”

Khi vị ấy đã thú nhận việc làm của mình và cầu xin giúp đỡ thì Sirigutta hỏi vặn lại: “Chẳng phải rằng bạn đã chỉ cho tôi khi nói rằng ‘Đây là những cái hủ lớn. Bấy nhiêu đây là cháo, bấy nhiêu đây là cơm, v.v…” “Này bạn Sirigutta! Điều mà tôi đã nói với bạn là điều  giả dối. Những cái hủ hoàn toàn trống rỗng, không có cháo, không có cơm, không có gì cả,” Garahadinna thú nhận. Khi ấy, Sirigutta nói rằng (vì vị ấy có niềm tin vững vàng nơi oai lực của Đức Phật): “Này bạn! Hãy cứ thế đi. Bạn hãy đi vô nhà và xem lại cháo cùng với những vật thực khác trong những cái hủ của bạn.”

 

Khả năng bất khả tư nghì của Đức Phật

 

Ngay khi Sirigutta nói như vậy thì những cái hủ mà Garahadinna đã nói dối là có cháo thì đầy cháo, những cái hủ được cho là đựng cơm thì trở nên đầy cơm và những cái hủ khác cũng vậy. Khi vị ấy đi vào nhà và chứng kiến những điều xảy ra một cách kỳ diệu như vậy

 

thì toàn thân của vị ấy đầy hỉ cảm. Tâm của vị ấy cũng trở nên thanh tịnh.

Sau khi tôn kính hầu hạ Đức Phật và chúng Tăng bằng các món vật thực, Garahadinna muốn Đức Phật bố thí Pháp để đáp lại những sự cúng dường. Bởi vậy, vị ấy cầm lấy cái bát từ Đức Phật khi Ngài đã độ thực xong. Vì muốn bố thí một thời pháp như vậy, Đức Phật bèn nói rằng: ” Bởi vì những chúng sanh này không có con mắt trí tuệ, họ không biết những ân đức của những đệ tử của Như Lai và những ân đức của Giáo pháp của Như Lai. Những người không có con mắt trí tuệ, được xem là mù. Và những người có con mắt trí thì được xem là có mắt sáng.” Khi ấy, Ngài tuyên thuyết hai câu kệ sau:

 

(1)                                Yathā saṅkāra-dhānasmiṇ, ujjhitasmiṃ Mahāpathe.

Padumaṃ, tattha jāyetha, sucigandhaṃ manoramaṃ.

 

(2)        Evaṃ saṅkārabhūtesu, andhabhūte puthujjane

Atirocati Paññāya sammāsambuddha-sāvako.

(1)   “Cũng như hoa sen có trăm cánh tinh khiết, thơm và làm hoan hỷ người xem, sanh lên một cách kỳ diệu từ trong đống rác bên đường.

(2)   Cũng vậy, trong số những người lẽ ra bị quăng bỏ như rác rưởi, đệ tử của Đức Phật, bậc thánh thiện và rực rỡ đã diệt tất cả phiền não, cháy sáng bằng sự chói lọi, vị ấy bằng trí tuệ vượt lên trên tất cả những kẻ phàm phu, những kẻ giống như người mù vì họ thiếu trí.

Vào lúc kết thúc thời pháp, tám mươi bốn ngàn chúng sanh giác ngộ Tứ Thánh Đế và đạt được giải thoát. Hai người bạn Garahadinna và Sirigutta chứng đắc quả thánh sotāpatti-phala. Và với niềm tin làm động cơ, cả hai người đã cống hiến tất cả tài sản của họ cho tiền đồ Giáo pháp của Đức Phật có tám điều kỳ diệu.

 

Việc liên quan đến truyện Bổn sanh Khadirangara

 

Sau khi ban thời pháp phúc chúc, Đức Phật đứng dậy và trở về tịnh xá. Vào buổi chiều tại Chánh pháp đường, các vị tỳ khưu tán dương bậc Đạo sư rằng: “Thưa các tôn giả! Năng lực của Đức Phật quả thật là kỳ diệu, một loạt những hoa sen có kích thước lớn bằng bánh xe bò mọc lên từ hố than hồng khủng khiếp.”

Đức Phật đi đến Chánh pháp đường và hỏi: “Này các tỳ khưu! Các vị đang bàn luận về vấn đề gì vậy?” “Chúng con đang bàn luận về loại vấn đề (liên quan đến năng lực của Đức Thế Tôn),” các vị tỳ khưu trả lời. Khi ấy, Đức Phật dạy rằng: “ Này các tỳ khưu! Chẳng có gì kỳ diệu rằng từ than hồng mọc lên những đóa sen trong hiện tại để Như Lai bước đi. Vì Như Lai đã thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Bậc chúa tể của ba cõi. Hoa sen đã hiện lên vào một dịp nọ trong quá khứ, khi là một vị Bồ tát, Như Lai chưa trưởng thành về mặt trí tuệ.” Rồi theo sự thỉnh cầu của các tỳ khưu, Đức Phật kể lại chi tiết truyện Bổn sanh Khadiraṅga (thuộc phẩm Kulavaka Vagga trong phần Ekaka Nipāta)

(Hãy tìm trong những câu chuyện Tiền thân của Đức Phật. Câu chuyện được kể lại liên quan đến sự bố thí vật thực của ông Anāthapiṇḍika, liên quan đến Garahadinna).

Câu chuyện về Garahadinna ở đây được tái tạo từ cùng một câu chuyện được chứa đựng trong phẩm Puppha Vagga của bộ Chú giải Dhammapada.

 

Kết thúc câu chuyện về Garahadinna

 

*******************

 

Trưởng lão Moggallāna nhiếp phục Long vương Nandopananda

 

Một hôm nọ, sau khi nghe pháp thoại của Đức Phật, trưởng giả Anāthapiṇḍika thỉnh mời Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy đến thọ thực ở nhà chúng con vào ngày mai cùng với năm trăm vị tỳ khưu”. Sau khi được Đức Phật nhận lời, trưởng giả đi về nhà.

 

Đức Phật nhận lời thỉnh cầu của ông Anāthapiṇḍika và trải qua thời gian ban ngày và đêm còn lại. Vào lúc rạng đông, khi Ngài dò xét thế gian hữu tình, thì Long Vương Nandopananda xuất hiện trong võng trí của Ngài.

Đức Phật suy xét: “Long vương đã xuất hiện trong võng trí của ta. Vị ấy có thực hiện việc phước nào trong quá khứ không?” Và Ngài thấy rằng “Long vương không có niềm tin nơi Tam Bảo, vị ấy chấp theo tà kiến”. Lại nữa, Ngài suy xét xem ai sẽ giải thoát rồng chúa khỏi các tà kiến, Ngài nhận ra trưởng lão Mahā Moggalāna.

Vào lúc trời hừng sáng, Đức Phật tự vệ sinh cho mình và nói với trưởng lão Ānanda: “Này Ānanda! Hãy nói năm trăm vị tỳ khưu rằng Như Lai đi đến cõi trời Tāvatimsa.”

Đặc biệt, vào ngày hôm ấy các vị thiên long đang sửa soạn cho buổi yến tiệc Long vương và một cuộc chè chén say sưa. Nandopananda ngồi trên chiếc ngai châu báu, có cái lọng trắng của chư thiên che trên đầu. Vây quanh Long vương là những vũ nữ ba lứa tuổi khác nhau là lứa tuổi đã lớn, trẻ và trung niên, và cũng được vây quanh bởi nhiều vị rồng khác. Vị ấy đang xem đồ ăn và thức uống của chư thiên, v.v… được đặt trong những cái bình bằng vàng và bằng bạc.

Cùng với năm trăm vị tỳ khưu, Đức Phật đến cõi trời Ba-mươi- ba (Tāvatiṃsa), ngang qua phía trên cung điện của Nandopananda và khiến cho Long vương trông thấy Ngài.

Khi ấy, một ý nghĩ bất thiện khởi sanh trong tâm của rồng chúa: “Những tên Sa-môn đầu trọc này đi đến cõi trời Tāvatiṃsa và đi ngang trên chỗ ở của chúng ta từ cung điện cao hơn đến cung điện khác. Tuy nhiên, lần này ta sẽ không cho phép những vị Sa-môn này vừa đi vừa rải bụi xuống đầu chúng ta.” Với ác tâm, vị ấy đứng dậy khỏi chỗ ngồi bằng châu báu của mình đi đến chân núi Neru và sau khi hiện lại thân hình rồng, vị ấy quấn mình quanh ngọn núi bảy vòng và dùng cái mang của vị ấy che khuất cõi trời Tāvatiṃsa.

Khi ấy, đại đức Ratthapāla hỏi Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn!

Trước kia khi đứng đây, chúng con thấy ngọn núi Neru, chúng con có

 

thể thấy bảy ngọn núi bao quanh của nó, chúng con có thể thấy Tāvatiṃsa, chúng con có thể thấy cung điện Vejayanta, chúng con có thể thấy ngọn cờ của Sakka được cắm trên cung điện của Vejayanta. Bạch Đức Thế Tôn! Bây giờ chúng con không thấy ngọn núi Neru, bảy ngọn núi bao quanh Tāvatiṃsa, cung điện Vejayanta, ngọn cờ của Sakka. Tại sao vậy, thưa Đức Thế Tôn?”

Đức Phật đáp lại rằng: “Này Ratthapāla! Vị Long vương Nandopananda này đang giận dữ các con, và sau khi cuộn thân bảy vòng quanh núi Neru, vị ấy đã che nó bằng cái mang của mình và tạo ra bóng tối.” Khi ấy, trưởng lão Ratthapāla bèn bạch với Đức Thế Tôn

: “Bạch Đức Thế Tôn! Hãy để con thâu phục rồng chúa”. Nhưng Đức Phật từ chối lời thỉnh cầu của vị ấy. Sau đó đến trưởng lão Bhaddiya, Rāhula và tất cả những vị khác đều lần lượt đứng dậy theo trưởng lão Ratthapāla và đưa ra lời thỉnh cầu của họ xin Đức Phật cho phép thâu phục rồng chúa, nhưng chẳng có vị nào được Đức Phật cho phép. (Lý do Đức Phật từ chối sẽ được biết ngay).

Cuối cùng, trưởng lão Mahā-Moggalāna xin phép Đức Phật được thâu phục rồng chúa Nandopananda và Đức Phật đồng ý, nói rằng: ” Hãy nhiếp phục vị ấy, này Moggalāna.” Sau khi được phép của Đức Phật, trưởng lão bèn biến thành một con rồng to lớn và quấn quanh thân của rồng chúa Nandopananda mười bốn vòng và che lấp cả cái đầu của rồng chúa bằng cái đầu của trưởng lão từ bên trên, trưởng lão ép Long vương vào ngọn núi Neru.

Long vương bốc hơi dữ dội. Trưởng lão bốc hơi mạnh hơn, nói rằng: “Không chỉ một mình ngươi có hơi, ta cũng có hơi.” Hơi của Long vương không thể làm hại Trưởng lão nhưng hơi của Trưởng lão có thể làm tổn hại Long vương.

Khi ấy Long vương phát ra những ngọn lửa. Nói rằng: ” Chẳng phải riêng ngươi có những ngọn lửa, ta cũng có lửa,” trưởng lão phát ra những ngọn lửa mãnh liệt hơn. Những ngọn lửa phát ra bởi Long vương không thể làm hại Trưởng lão, nhưng những ngọn lửa của Trưởng lão có thể làm tổn hại Long vương.

 

Long vương Nandopananda nhận thấy: “Người đàn ông này đang đè ép ta vào ngọn núi Neru. Vị ấy cũng phát ra hơi và những ngọn lửa.” Sau đó, Long vương hỏi Trưởng lão: “Thưa Ngài! Ngài là ai?” Trưởng lão đáp lại: “Này Nandopananda! Ta là Trưởng lão Moggallāna.” “Nếu vậy xin hãy khoác vào chiếc y của Sa-môn.” Rồi Trưởng lão bỏ hình tướng rồng (trở lại tướng mạo Sa-môn), đi vào thân của Long vương bằng lỗ tai bên phải rồi đi ra bằng lỗ tai bên trái. Lại nữa, Trưởng lão đi vào thân Long vương từ lỗ tai bên trái rồi đi ra từ lỗ trai bên phải.

Tương tự, Trưởng lão đi từ lỗ mũi bên phải sang bên trái và rồi đi từ lỗ mũi bên trái sang bên phải.

Khi ấy, Nandopananda há miệng ra, trưởng lão đi vào thân của rồng chúa bằng cửa miệng, và đi từ đông sang tây rồi ngược lại. Đức Phật cảnh tỉnh trưởng lão: “Này Moggallāna! Hãy cẩn thận. Long vương có đại thần lực.”

Trưởng lão đáp lại: “Bạch Đức Thế Tôn! Con đã tu thành công Tứ Thần túc (iddhipāda) qua năm loại tinh thông (vasībhāva). Con có thể chinh phục được hằng trăm vị thiên long như Nandopananda, nói gì một mình vị ấy.”

Long vương suy nghĩ: “Ta đã để cho Trưởng lão đi vào thân của ta qua cửa miệng. Cứ thế đi. Khi vị ấy đi ra ta sẽ giữ vị ấy ở giữa những cái răng của ta, và ăn thịt vị ấy, nhai nát vị ấy ra thành từng miếng.” Bởi vậy, Long vương nói rằng: ” Hãy đi ra, thưa Ngài! Xin đừng làm khổ tôi bằng cách đi đi lại lại trong bụng của tôi nữa.” Trưởng lão đi ra và đứng ở bên ngoài. Ngay Long vương trông thấy Trưởng lão, vị ấy nhận ra rằng: “Mahā Moggallāna đây rồi,” rồi thở ra một cách dữ dội. Trưởng lão nhập vào Tứ thiền để bảo vệ bản thân chống lại làn hơi của Long vương, vì vậy làn hơi không thể làm lay động dù chỉ một sợi lông trên thân của trưởng lão.

(Chú thích: Những vị tỳ khưu khác có thể thị hiện thần thông nhưng khi việc khè hơi xảy ra thì họ không thể nhập thiền một cách nhanh chóng như trưởng lão Moggallāna có tâm tốc hành liên quan

 

đến năng lực thần thông (khippa-nisanti). Đó là lý do khiến Đức Phật không cho phép những vị tỳ khưu khác đi nhiếp phục Long vương).

Khi ấy, Long vương Nandopananda lưu ý rằng: “Ta đã khè hơi mà chẳng làm đụng đậy dù chỉ một sợi tóc của vị Sa-môn này. Vị Sa- môn này quả thật hùng mạnh,” và cố gắng chạy thoát . Rồi Trưởng lão biến thành chim thần Garuda và rượt đuổi Long vương. Vì không thể trốn thoát , Long vương hóa thành một chàng thanh niên trẻ và quỳ xuống dưới chân của Trưởng lão đảnh lễ, nói rằng:

” Kính bạch Đại đức! Con xin quy y Ngài.”

Trưởng lão Mahā Moggalāna nói: “Này Nandopananda! Đức Thế Tôn đang ở đây. Nào, chúng ta hãy đi đến diện kiến Ngài.” Sau khi nhiếp phục và phá tan sự ngã mạn của Long vương. Trưởng lão bèn đưa vị ấy đến yết kiến bậc Đạo-Sư. Long vương cung kính đảnh lễ Đức Phật và trịnh trọng công bố chính vị ấy là đệ tử của Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Con xin quy y Ngài.” Đức Phật ban bố lời chúc phúc: “Chúc ngươi được hạnh phúc lẫn thân và tâm.” Rồi được tháp tùng bởi chúng tỳ khưu, Đức Phật đến ngôi nhà của trưởng giả Anāthapiṇḍika.

Trưởng giả bèn hỏi Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Tại sao Ngài đến khi chưa đến ngày?” Đức Phật đáp lại: “Này gia chủ! Đã có một trận chiến sanh tử giữa Moggallāna với Long vương Nandopananda (đó là lý do khiến Như Lai đến sớm).”. Trưởng giả bèn hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn! Ai thắng ai thua?” “Chiến thắng thuộc về Moggallāna và thất bại thuộc về Long vương Nandopananda.”

Trưởng giả rất sung sướng và phấn khởi đến nỗi vị ấy nói rằng: ” Bạch Đức Thế Tôn! Cầu xin Ngài và chúng Tăng đến thọ lãnh sự  cúng dường vật thực của con mỗi ngày trong suốt bảy ngày. Con sẽ tôn kính Trưởng lão trong bảy ngày.” Trưởng giả tán dương sự chiến thắng của Trưởng lão bằng cách tôn vinh năm trăm vị tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu suốt một tuần.

Bài mô tả về chuyện trưởng lão Mahā Moggallāna nhiếp phục Long vương Nandopananda được trích ra từ phần Iddhi Niddesa của

 

bộ Visuddhi Magga, cuốn II và cũng từ bài Mahā Moggallāna Thera Gāthā, Chú giải Thera Gāthā, cuốn II.

 

Sự nhiếp phục Phạm thiên Baka

 

(Bài nói về việc Đức Phật nhiếp phục Phạm thiên Baka trong truyện Bổn sanh Baka ở phần Sattaka Nipāta và Bổn sanh Kesava ở Kinh Catuka Nipāta và Chú giải. Và cũng trong Chú giải của bài kinh Baka Brahmā thuộc bộ kinh Saṁyutta Nikāya, vì Chú giải của kinh Brahma-nimantanika trong phần Mūla-paṇṇāsa chứa hết những truyện Bổn Sanh và những bài trong bộ Chú giải Saṁyutta, bài mô tả sau đây căn cứ vào bài kinh Brahma-nimantamika và Chú giải của nó trong phần Mūla Paṇṇāsa).

Một lần, khi đang ngụ tại Jetavana, thành Sāvatthi, Đức Phật gọi các vị tỳ khưu và dạy rằng:

“Này các tỳ khưu! Một dịp nọ khi Như Lai đang ngụ dưới một cội cây Sāla lớn trong rừng Subhaga, gần thị trấn Ukkaṭṭha. Này các tỳ khưu! Khi ấy ý nghĩ sau đây khởi sanh trong tâm của vị Phạm thiên Baka: “Thế giới của những vị Phạm thiên cùng với thân này là thường tồn, bền vững duy nhất và không chịu sự thay đổi nào. Trong thế giới Phạm thiên này, không có ai thụ thai, không ai già, không ai chết, không ai đọa xuống khổ cảnh, không ai tái sanh (bằng sự thọ thai). Không có sự giải thoát nào cao hơn cõi Phạm thiên cùng với thân này.”

“Đó là loại thường kiến (sassata micchā-diṭṭhi) rất mạnh mẽ khởi sanh trong tâm của vị Phạm thiên Baka”.

( Chú thích: Phạm thiên Baka, kẻ chấp theo thường kiến này phủ nhận những trạng thái siêu việt cao hơn là cõi Phạm thiên nhị thiền, tam thiền, tứ thiền (với bốn trạng thái vô sắc) và Đạo, Quả và Niết bàn, vì vị ấy ở trong cõi sơ thiền.)

“Này các tỳ khưu! Biết được ý nghĩ của Phạm thiên bằng tâm của Như Lai, Như Lai biến mất ngay từ cội cây Sāla, trong khu rừng Subhaga gần Ukkaṭṭha và xuất hiện trong cõi Phạm thiên sơ thiền,

 

giống như người lực sĩ duỗi cánh tay đã được co lại và co lại với cánh tay đã được duỗi ra.

Khi Phạm thiên trông thấy Như Lai đi từ xa, này các tỳ khưu, vị ấy nói: ‘Thưa Ngài, xin hãy đến! Xin được đón chào Ngài, thưa Ngài! Ngài viếng thăm cõi Phạm thiên này sau một thời gian dài. Thưa Ngài, cõi Phạm thiên cùng với thân này là thường tồn, bền vững, duy nhất và không chịu sự biến đổi. Trong thế giới Phạm thiên này, không có ai thụ thai, không ai già, không ai chết, không ai đọa xuống khổ cảnh, không ai tái sanh (bằng sự thọ thai). Không có sự giải thoát nào cao hơn cõi Phạm thiên cùng với thân này.”

Này các tỳ khưu! Khi Phạm thiên Baka nói như vậy thì Như Lai bèn nói rằng: ‘Này các hiền giả! Phạm thiên Baka quả thật rất ngu  dốt. Này các hiền giả! Phạm thiên Baka thật ngu dốt! Vị ấy nói cái không thường tồn là thường tồn, cái không bền vững, không phải duy nhất, chịu sự biến đổi là bền vững, duy nhất, không chịu sự biến đổi. Vị ấy nói rằng trong cõi Phạm thiên này không có ai thọ thai, không ai già, không ai chết, không ai đọa xuống khổ cảnh, không ai tái sanh (bằng sự thọ thai) dù trong cõi Phạm thiên này có những vị thọ thai, già, chết, đọa xuống khổ cảnh , tái sanh (bằng sự thọ thai). Vị ấy nói rằng không có sự giải thoát nào cao hơn cõi Phạm thiên cùng với thân này dù rõ ràng là có những hình thức giải thoát cao hơn trong tầng thiền khác và các cõi Phạm thiên khác như cõi Phạm thiên nhị thiền, tam thiền, tứ thiền và Đạo, Quả và Niết bàn.”

 

Ma vương nhập vào một vị Phạm phụ thiên

 

“Này các tỳ khưu! Khi ấy Ác ma nhập vào một vị Phạm phụ thiên trẻ (Brahmā-pārisajja) và trách Như Lai rằng:

“Này Sa-môn Gotama! Đừng phê phán Phạm thiên Baka. Đừng chỉ trích Phạm thiên Baka. Vị ấy là vĩ đại. Vị ấy là tối thắng. Vị ấy không thể chế ngự được. Chắc chắn, vị ấy biết tất cả. Vị ấy cai trị thế giới. Vị ấy tạo ra thế giới. Vị ấy là chúa tể của thế giới.Vị ấy quyết định số phận của chúng sanh (tuyên bố: ngươi là một vị vua, ngươi là

 

một vị Bà-la-môn, ngươi sẽ là một vị thương nhân, ngươi sẽ là một nông dân, ngươi sẽ là người lao động, ngươi sẽ là con người, ngươi sẽ là vị Sa-môn, cuối cùng, ngươi sẽ là con lạc đà hay ngươi sẽ là con bò). Vị ấy đã thành tựu thiền chứng. Vị ấy là chúa của chúng sanh đã sanh lên và đang sanh lên.”

(Chú thích: Trong những câu nói ‘chúng sanh đã sanh lên’ và ‘chúng sanh đang sanh lên’. Câu sau có nghĩa là ‘những chúng sanh bắt nguồn từ trứng hoặc từ bào thai’. Từ lúc họ ra khỏi trứng hoặc từ bào thai thì họ được gọi là ‘chúng sanh đã sanh lên’.

Trường hợp chúng sanh bắt nguồn từ nơi ẩm thấp (saṁsedaja) chúng được gọi là ‘chúng sanh đang sanh lên’ vào sát na thức tái sanh của chúng, và sau sát na ấy chúng được gọi là ‘chúng sanh đã sanh lên’.

Về chúng sanh thuộc loại hóa sanh (upapatti) được gọi là ‘chúng sanh đang sanh lên’ ngay thời điểm của thức tái sanh, và sau đó chúng được gọi là ‘chúng sanh đã sanh lên’).

“Này Sa-môn! Trong thế gian này những Sa-môn và Bà-la-môn trước ngươi, (giống như ngươi) mà chỉ trích và chán ghét yếu tố đất, yếu tố nước, yếu tố gió, yếu tố lửa (là vô thường, khổ và vô ngã). Chán ghét và chỉ trích các chúng sanh, chư thiên, ma vương và Phạm thiên (là vô thường, khổ và vô ngã) tất cả họ đều đi đến cõi thấp (khổ cảnh) sau khi thân hoại mạng chung.

Này Sa-môn! Trong thế gian này, những Sa-môn và Bà-la-môn trước ngươi mà khâm phục và yêu mến yếu tố đất, yếu tố nước, yếu tố lửa, yếu tố gió (là thường tồn, bền vững, không thể tiêu diệt được, không thể phá vỡ được và vô tận); khâm phục và yêu mến các chúng sanh, chư thiên, ma vương và Phạm thiên (là bền vững, thường tồn, không thể tiêu diệt được, không thể phá vỡ được và vô tận) tất cả họ đều sanh về cõi Phạm thiên sau khi thân hoại mạng chung.

Do đó, ta nói với ngươi. Này Sa-môn, ta muốn khuyên ngươi hãy nghe theo lời dạy của Đại phạm thiên. Đừng chống lại lời dạy của vị ấy. Này Sa-môn! Nếu ngươi chống lại lời dạy của vị ấy thì người sẽ giống như người dùng cây dài hai thước đánh đuổi sự vinh quang đến

 

với ngươi, hay như người rơi xuống vách đá, và không thể đáp xuống chỗ đất trống đó do không chạm được bằng tay và chân. Ví dụ này sẽ giúp ích cho ông. Ta muốn khuyên ông hãy nghe theo lời dạy của vị Phạm thiên. Đừng đi ngược lại nó. Này Sa-môn! Ông có thấy các vị Phạm thiên đang hội họp đó không?”

“Như vậy, này các tỳ khưu! Ác ma đã nhắm lời nói ấy vào Như Lai và cố gắng làm cho Như Lai trở thành thành viên của trong hội chúng của Phạm thiên Baka.”

(Ở đây, có thể đặt ra câu hỏi rằng: “Ma vương đã trông thấy Đức Phật bằng cách nào trong khi đang ở trong cung điện của vị ấy?” Ma vương thường xuyên nghiên cứu: “Bây giờ Đức Phật đang ở ngôi làng nào, hay thị trấn nào?” Khi xét thấy trường hợp đặc biệt này, vị ấy biết Đức Phật đang ngụ tại khu rừng Subhaga gần Ukkaṭṭha. Khi cố gắng xem Đức Phật đang đi đâu, vị ấy thấy rằng Đức Phật đã đến cõi Phạm thiên. Vì vậy, vị ấy nghĩ: “Ta sẽ đi và sẽ làm cho Đức Phật từ bỏ ước muốn thuyết pháp ở đó trước khi Ngài làm cho các Phạm thiên ra khỏi quyền thống trị của ta.” Vị ấy đi theo Đức Phật một cách cẩn trọng và đứng chìm ẩn trong các Phạm thiên. Khi biết Đức Phật quở trách Phạm thiên Baka, vị ấy bèn xuất hiện làm kẻ hộ trì Phạm thiên.

(Ma vương không thể nhập vào Đại Phạm thiên (Mahā Brahmā) và Brahmā-purohita Brahmās. Do đó, vị ấy nhập vào một vị Phạm thiên tùy tùng trẻ).

“Này các tỳ khưu! Khi Ác ma nói như vậy (qua vị Phạm thiên

tùy tùng), Như Lai bèn bác bỏ như sau:

‘Này Ác ma kia! Như Lai biết ngươi. Ngươi đừng nghĩ rằng ‘Sa- môn Gotama không biết ta.’ Này Ác ma! Ngươi là Ma vương. Này Ác ma! Vị Đại Phạm thiên, hội chúng Phạm thiên, các Phạm thiên tùy tùng, tất cả đều rơi vào tay của ngươi; tất cả đều rơi vào trong quyền thống trị của ngươi. Này Ác ma! Ngươi đang có niềm tin sai lạc như vầy ‘Vị Sa-môn này cũng rơi vào trong quyền lực của ta. Vị Sa-môn này cũng có thể đi vào trong quyền thống trị của ta.’ Sự thật, Như Lai không rơi vào trong tay của ngươi. Như Lai không rơi vào quyền thống trị của ngươi.”

 

Này các tỳ khưu! Như Lai đã nói như vậy với Ác ma, Phạm  thiên Baka nói với Như Lai:

“Kính thưa Ngài! Tôi nói về cái thường tồn là thường tồn, tôi nói về cái bền vững, duy nhất và không thể hoại diệt là bền vững, duy nhất và không thể hoại diệt. Tôi nói rằng trong cõi Phạm thiên không có sự thọ thai, không có già, không có chết, không rơi xuống khổ cảnh, không có ai tái sanh vì trong cõi Phạm thiên không ai thọ thai, không ai già, không ai chết, không ai rơi xuống khổ cảnh, không ai đi tái sanh. Tôi nói rằng không có sự giải thoát nào tốt hơn cõi Phạm thiên với thân này vì không có sự giải thoát nào cao hơn cõi Phạm thiên kết hợp với thân này.

Thưa Ngài Sa-môn! Trong thế gian này pháp hành của các vị Sa-môn và Bà-la-môn trước ngàn năm bằng tuổi của Ngài, họ có thể đã biết sự giải thoát của tôi cao hơn (so với cõi Phạm thiên với thân này). Họ có thể biết không có sự giải thoát nào cao hơn (cõi Phạm thiên với thân này).

Thưa Ngài Sa-môn! Do đó tôi nói điều này với Ngài (tôi quả quyết như sau) Ngài sẽ không tìm thấy sự giải thoát nào cao hơn (cõi Phạm thiên với thân này). Nếu Ngài tìm kiếm nó, điều này có nghĩa là Ngài chỉ gặp phiền phức và đau khổ.

Thưa Ngài Sa-môn! Nếu Ngài bám vào nguyên tố đất, thì sẽ sống gần ta, Ngài sẽ sống trong cõi của ta, Ngài sẽ là phụ tá của ta. Nếu Ngài bám vào nguyên tố nước, nguyên tố lửa, nguyên tố gió, các chúng sanh, chư thiên, ma vương và Phạm thiên thì Ngài sẽ sống gần ta, Ngài sẽ sống trong chỗ ngụ của ta, Ngài sẽ là phụ tá của ta.”

Đức Phật nói:

“Này Brahmā! Như Lai cũng biết điều này. Nếu Như Lai bám theo đại địa, Như Lai sẽ sống gần ngươi, Như Lai sẽ sống trong chỗ của ngươi, Như Lai sẽ là phụ tá của ngươi. Như Lai sẽ là như vậy nếu Như Lai bám vào thủy đại, hỏa đại và phong đại, bám theo chúng sanh, chư thiên, ma vương và Phạm thiên. Như Lai biết tất cả điều này.

 

Này Brahmā! Thực ra Như Lai biết rằng ngươi có đại lực như vậy, có đại uy như vậy, có danh tiếng và tùy tùng to lớn như vậy, Như Lai cũng biết khả năng của ngươi.”

Khi ấy, Phạm thiên liền hỏi Đức Phật:

“Thưa Ngài! Làm sao Ngài biết rằng ta có đại oai lực như vậy, có đại uy như vậy, có danh tiếng và tùy tùng to lớn như vậy? Làm thế nào Ngài biết khả năng của ta?”

Đức Phật trả lời:

“Uy quyền của ngươi nằm ở một ngàn thế giới, trong mỗi vũ trụ, mặt trời và mặt trăng di chuyển và chiếu sáng khắp hướng. (Nghĩa là một không gian hình tròn bao la nơi mà mặt trời và mặt trăng di chuyển, chiếu sáng khắp các hướng được gọi là lokadhātu (thế giới) hay cakka-vāla (đại thế giới). Tất cả vũ trụ này, số lượng là một ngàn, quyền năng của ngươi lan trải ra khắp nơi.

Ngươi biết những chúng sanh cao và thấp, tham lam và không tham lam. Thế giới này và (999) thế giới còn lại, sự sanh và tử của chúng sanh trong những thế giới này.

Này Phạm thiên Baka! Như Lai biết rằng ngươi có đại oai lực như vậy, có đại hùng như vậy, có tùy tùng và danh tiếng to lớn như vậy. Như Lai cũng biết khả năng của ngươi.” (Những lời của Đức  Phật chưa kết thúc, tuy nhiên có một điểm đáng chú ý cần được đưa vào đây).

(Bằng cách nói như vậy, Đức Phật cố gắng nhiếp phục Brahmā. Điều Ngài ám chỉ là như thế này: “Này Phạm thiên Baka! Quyền uy của ngươi chỉ trải rộng trong một ngàn thế giới mà thôi. Thế mà ngươi lại đánh giá cao về mình, ‘ Ta là Đại phạm thiên.’ Ngươi chỉ là một Sahassī-brahmā, nghĩa là một Phạm thiên chỉ có thể thấy một ngàn  thế giới. Có những Phạm thiên khác cao hơn ngươi, như những vị Phạm thiên Dvisahassī-brahmā có thể thấy hai ngàn thế giới, có thể thấy ba ngàn, bốn ngàn, năm ngàn, and mười ngàn thế giới. Satasahassī-brahmā, là những Phạm thiên có thể thấy một trăm ngàn thế giới, và họ thì vô số. Giống như người cố gắng so sánh miếng vải của mình chỉ dài bốn hắc tay với một tấm vải dài hơn nhiều. (Sự so

 

sánh thuộc Chú giải), như một người muốn ngâm mình trong hồ nước chỉ sâu ngang mắc cá chân. (Sự so sánh thuộc phụ Chú giải) hay như con nhái con nghĩ rằng nước trong dấu chân của con bò là một hồ nước sâu (sự so sánh được dùng bởi các bậc trí), ngươi có quan niệm đánh giá cao về chính bản thân ngươi, nghĩ rằng, “Ta là một vị Phạm thiên vĩ đại.”)

“Này Phạm thiên Baka! Vẫn còn có một cõi khác ngoài cõi sơ thiền. Ngươi không biết và cũng không thấy nó. Nhưng Như Lai biết và thấy nó. Này Baka Brahmā! Vẫn còn có một cõi khác được gọi là cõi Ābhassara. Khi mạng chung từ cõi Ābhassara ấy (Quang Âm thiên), ngươi đã sanh vào cõi sơ thiền này. Bởi vì người đã sống trong cõi sơ thiền này quá lâu nên ngươi đã mất đi ký ức ấy. Do đó, ngươi không biết cũng không nhớ cõi Ābhassara ấy, nhưng Như Lai biết và thấy nó. Này Baka Brahmā! Bởi vì Như Lai biết cõi Ābhassara mà ngươi không biết, nên ngươi không bằng Như Lai về trí tuệ. Tại sao Như Lai là người thấp kém hơn ngươi? Thật ra, Như Lai hơn ngươi nhiều về mặt trí tuệ.” (1) (Lời nói của Đức Phật vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, một điều chú thích khác có thể thêm vào đây).

(Phạm thiên Baka đã mạng chung từ cõi cao hơn và sanh vào cõi thấp hơn. Giải rõ: một kappa trong quá khứ không có xuất thiện một vị Phật nào. Phạm thiên Baka khi ấy là một vị đạo sĩ và tu thiền đề mục kasina để chứng đắc các tầng thiền. Khi vị ấy mạng chung, do không bị đứt thiền, vị ấy sanh vào cõi trời Vehapphala (Quảng Quả thiên) thuộc tứ thiền là cõi có thọ mạng rất dài, năm trăm kappa. Sau khi sống hết thọ mạng, vị ấy muốn tái sanh vào cõi thấp hơn và vị ấy tu tập tam thiền, thiền sắc giới thuộc bậc cao (Khi vị ấy mạng chung từ cõi trời Vehapphala ấy, vị ấy sanh vào cõi Phạm thiên Subhakiṇha (Biến Tịnh thiên) thuộc tam thiền có thọ mạng sáu mươi bốn mahā- kappa)

(NB. Nếu một người phạm vào một số nghiệp Vô gián (anantariya) như là giết cha, giết mẹ, giết bậc A-la-hán, v.v… nghiệp nặng nhất và khốc liệt nhất trong số đó đem lại sự tái sanh trong địa ngục Vô gián (Mahā Avīci) trong trạng thái đau khổ lâu dài; những

 

nghiệp khác không đem lại sự tái sanh như vậy nhưng hỗ trợ cho nó xảy ra. Tương tự, trong bốn tầng thiền hữu sắc đã được tu tập, chỉ tầng thiền đặc biệt được tu tập với bốn pháp tăng thượng (adhipati) mới đem lại sự tái sanh trong cõi trời sắc giới (rūpa-vacara) và những tầng thiền hữu sắc (rūpa-jhāna) còn lại là không cho quả tục sanh vì chính chúng không có cơ hội để làm như vậy; chúng chỉ giúp nâng đỡ sự tái sanh ấy cho đủ thọ mạng. (Trích từ Ṭīkā)

Sau khi đã sống ở cõi Phạm thiên Subhakinha đến hết tuổi thọ sáu mươi bốn mahā-kappas, Phạm thiên Baka lại phát triển Nhị thiền sắc giới theo cách như trước thuộc bậc cao và (khi vị ấy mạng chung từ cõi Subhakinha, vị ấy tái sanh vào cõi Phạm thiên Abhassara (Quang Âm thiên) là cõi Nhị thiền sống lâu tám mahā-kappa. Vị ấy phát triển Sơ thiền sắc giới thuộc bậc cao theo cách như trước và (khi vị ấy mạng chung từ cõi Ābhassara) vị ấy tái sanh vào cõi Mahā Brahmā là cõi Sơ thiền có tuổi thọ sáu mươi bốn mahā-kappa về loại antara hay chỉ một kappa xét về asaṅkheyya.

Tuy nhiên, hiện tại trong cõi Đại Phạm thiên, Baka chỉ nhớ phần đầu kiếp sống của vị ấy, còn sự phát triển tầng thiền và các cõi trước kia của vị ấy, nơi mà vị ấy đã hiện hữu; do ở nơi đó thời gian rất dài, vị ấy đã quên mất hai điều kia và chấp theo thường kiến. Đó là lý do khiến Đức Phật nói với Phạm thiên Baka rằng: “Ngươi đã đánh mất ký ức của ngươi. Do đó, ngươi không biết cũng không thấy cõi Ābhassara ấy”, v.v…

 

Câu chuyện quá khứ của Phạm thiên Baka

 

Khi Đức Phật đã nói như vậy, Phạm thiên Baka bèn suy nghĩ: “Sa-môn Gotama biết thọ mạng của ta trong những kiếp quá khứ, những cõi tái sanh trong những kiếp quá khứ của ta và những thiện nghiệp về thiền chứng (Jhāna) mà trước kia ta đã thực hành. Bây giờ ta sẽ hỏi vị ấy về những thiện nghiệp trong quá khứ của ta.” Để đáp  lại câu hỏi của vị ấy, Đức Phật kể lại những thiện nghiệp của vị ấy.

 

Giải rõ: Phạm thiên Baka này có một kiếp quá khứ sanh làm con trai của một gia đình phạm hạnh. Khi thấy những điều tai hại của tham muốn nhục dục, vị ấy quyết định: “Ta sẽ chấm dứt sanh, già, bệnh, chết.” Sau đó, vị ấy từ bỏ thế gian và trở thành vị đạo sĩ, tu tập các tầng thiền hiệp thế. Sau khi đã chứng đắc các tầng thiền, nền tảng của các pháp thần thông, vị ấy dựng lên một thảo am nhỏ ở gần sông Hằng và sống thọ hưởng sự an lạc của thiền định.

Trong khi vị ấy đang ngụ như vậy thì có một đoàn xe thương buôn gồm năm trăm cỗ xe thường xuyên băng qua sa mạc. Khi họ đi qua sa mạc vào ban đêm, thì những con bò kéo chiếc xe đầu tiên bị lạc đường và quay lui, và như vậy chúng đã trở lại con đường cũ mà chúng đã đi qua. Những cỗ xe khác cũng trở về con đường cũ rồi đến khi trời sáng thì các thương buôn mới biết được điều này. Đối với các thương buôn, họ phải đi qua sa mạc vào ngày hôm ấy. Tất cả củi và nước đã cạn kiệt. Do đó, khi nghĩ rằng: “Bây giờ chúng ta sắp mất mạng,” mọi người tháo ách những con bò ra khỏi xe, cột chúng vào các bánh xe và đi ngủ dưới bóng râm của những cỗ xe.

Vị đạo sĩ mà đã chứng thiền là Phạm thiên Baka tương lai ra khỏi thảo am vào lúc sáng sớm. Khi đang đứng trước cửa thảo am, vị ấy nhìn sông Hằng và thấy một cơn lũ lớn đang dâng lên ở sông Hằng tựa như một tảng đá xanh khổng lồ đang lăn xuống. Vị ấy suy nghĩ: “Có chăng trong thế gian này có những chúng sanh bị mệt lã vì thiếu nước ngọt?” Vị ấy trông thấy đoàn thương buôn đang chịu khổ trong sa mạc. Muốn cứu sống họ, vị ấy nguyện qua các năng lực thần thông: “Nguyện cho khối nước khổng lồ từ sông Hằng chảy đến những người trong đoàn thương buôn.”

Vừa khi tâm thắng trí xảy ra, thì một luồng nước lớn chảy vào sa mạc tựa như chảy vào cái ống dẫn nước. Mọi người choàng tỉnh vì tiếng nước. Khi thấy nước họ rất vui sướng. Họ tắm, uống nước và cho bò uống nước, và cuối cùng họ đã đi đến nơi cần đến. Để chỉ ra thiện nghiệp quá khứ của Phạm thiên Baka, Đức Phật bèn đọc lên câu kệ:

 

(1)         Yaṃ tvaṃ apāyesi bahū manusse pipāsite ghammani sambarete Taṃ te purānaṃ vatasīlavattaṃ suttappabuddho’va anussarāmi.

(Này Phạm thiên Baka!) Trong quá khứ, khi ngươi là một vị đạo sĩ đắc thiền, ngươi đã dùng các năng lực của mình giúp cho nhiều người bị khát, bị hành hạ bởi sức nóng của sa mạc có được nước để uống, để tắm. Là người tỉnh thức, Như Lai nhớ lại và nhớ lại bằng Túc mạng trí của Như Lai (pubbenivāsānussati-ñāṇa), giới đức mà ngươi đã làm trong quá khứ.”

Một thời gian sau, vị đạo sĩ xây dựng thảo am ở bờ sông Hằng  và sống ở đó nương vào ngôi làng nhỏ về thực phẩm. Rồi những tên cướp đến đánh đập dân làng, cướp đoạt vàng bạc của họ rồi dẫn đi đàn gia súc và người làm con tin. Những tiếng la hét của mọi người và súc vật gây ra những tiếng kêu lớn. Khi nghe những tiếng la ấy, đạo sĩ nghĩ điều gì đã xảy ra. Khi biết rằng tai họa đã xảy đến với ngôi làng, vị ấy phát nguyện rằng: “Nguyện cho những người này không bị diệt vong trong khi tôi đang nhìn thấy họ.” Rồi vị ấy nhập vào tầng thiền, nền tảng của các pháp thần thông. Khi ra khỏi thiền, vị ấy tạo ra một đoàn quân binh gồm bốn loại binh chủng (xa, ngựa, voi và bộ binh).

Khi trông thấy đám quân binh rầm rộ, những tên cướp bèn quăng bỏ tất cả tài sản cướp được và bỏ chạy. Đạo sĩ nguyện rằng: “Nguyện cho tài sản trở về với chủ nhân của chúng,” và điều này xảy đúng với lời nguyện của đạo sĩ. Dân làng vô cùng hoan hỷ.

Để chỉ ra thiện nghiệp quá khứ này của Phạm thiên Baka, Đức Phật bèn tuyên thuyết câu kệ:

 

(2)  Yaṃ enikulasmiṃ janaṃ gahītam amocayī gayhaka niyamanaṃ Taṃ te purānaṃ vatasīlavattaṃ suttappabuddho’ anussarāmi.

(Này Phạm thiên Baka!) Trong quá khứ khi người là một vị đạo sĩ đã đắc thiền) ở bên bờ sông Hằng có tên là Enikula vì nơi ấy có nhiều

 

đàn nai enī, ngươi khiến cho dân làng, những người bị bắt làm con tin và tài sản bị bọn cướp tước đoạt, họ thoát khỏi bọn cướp nhờ ngươi tạo ra bốn loại binh chủng. Là người tỉnh thức, Như Lai biết bằng năng lực nhớ lại những kiếp quá khứ, nhớ lại những thiện nghiệp mà ngươi đã làm trong quá khứ.”

Lại nữa, một thời gian sau, có một gia đình sống ở thượng nguồn sông Hằng và một gia đình khác sống ở hạ nguồn sông Hằng, hai gia đình ấy tổ chức lễ cưới. Họ kết hai chiếc thuyền của họ lại với nhau trông giống như chiếc bè trên đó mang chở nhiều loại, nhiều thứ gồm thực phẩm, hoa, v.v… và để trôi trên dòng sông Hằng. Những người trên hai chiếc thuyền ấy tổ chức buổi tiệc lớn và múa hát. Họ ăn uống vui chơi tựa như họ đang di chuyển trong một lâu đài bay của chư thiên.

Khi ấy, Long vương, vị cai quản sông Hằng trông thấy và nổi giận, nghĩ rằng: “Những người này coi ta không ra gì, họ không biết rằng sự vui chơi của họ làm bực mình ta, vị Long vương của sông Hằng. Bây giờ ta sẽ làm cho chúng trôi vào đại dương.” Nghĩ vậy, vị ấy khoác vào tấm thân khổng lồ, chẻ nước ra làm hai và bất chợt trồi lên. Nâng cái mang to lớn lên, vị ấy phát ra tiếng khè lớn tại đó tựa như vị ấy định cắn chết mọi người.

Trông thấy Long vương, mọi người khiếp đảm và la hét ầm ĩ. Đang ngồi trong thảo am, đạo sĩ nghe tiếng kêu la, nghĩ rằng: “Trước kia, những người này rất hạnh phúc, múa và hát. Bây giờ họ đang kêu la trong sự sợ hãi. Có chuyện gì vậy?” Rồi vị ấy trông thấy Long vương và muốn đem lại sự an ổn cho họ, “Nguyện cho họ không bị diệt vong khi ta đang nhìn họ.” Vị ấy nhập vào thiền, nền tảng của thần thông, và hóa hiện thân của con Đại bàng Kim-xí-điểu (garuda), vị ấy đứng lơ lửng trong hư không định chụp bắt Long vương.

Sợ hãi, Long vương thu lại cái mang của vị ấy và lặn sâu trong nước. Tất cả mọi người đều được cứu sống như vậy.

Để chỉ ra thiện nghiệp quá khứ này của Phạm thiên Baka, Đức Phật bèn tuyên thuyết câu kệ ngôn này:

 

(3)         Gaṅgāya satasmim gahīta nāvaṃ luddena nāgena manussakappā Amocayittha balasā pasayha Taṃ te purānaṃ vatasīlavattaṃ suttappabuddho’va anussarāmi.

(Này Phạm thiên Baka!) Trong quá khứ khi làm một đạo sĩ, ngươi đã cứu sống những người trong hai ngôi nhà. Họ sắp bị tiêu diệt bởi Long vương trong dòng nước của sông Hằng, bằng năng lực thần thông được gọi là vikubbanidhi và người giải thoát họ khỏi sự đe dọa của Long vương. Là một người tỉnh thức, Như Lai với Túc mạng thông nhớ lại thiện nghiệp của ngươi được làm trong quá khứ.”

Lại một thời gian sau, Phạm thiên Baka là một vị đạo sĩ cao quý nổi danh ở xứ Kesava. Lúc bấy giờ, Bồ tát của chúng ta là một vị đạo sĩ trẻ tên Kappa. Do thường xuyên sống gần đạo sĩ Kesava và hầu hạ vị ấy với tư cách là một đệ tử thường trú (antevasika), luôn luôn vâng lời, suy nghĩ sẽ làm công việc nào đem lại sự vừa lòng thầy, Bồ tát thông minh và làm điều gì cũng đem lại lợi ích. Đạo sĩ Kesava không thể đi lại được, không thể ăn và uống nếu không có sự giúp đỡ của người đệ tử thân cận là đạo sĩ trẻ Kappa. Cùng một lúc, vị ấy cũng được chăm sóc bởi vua xứ Varanasi, nhưng vị ấy rời khỏi đức vua và sống nhờ vào người đệ tử riêng của mình là đạo sĩ trẻ Kappa (Câu chuyện chi tiết có thể tìm trong Bổn sanh Kesava trong phần Catukka Nipāta).

Để chỉ ra thiện nghiệp này trong quá khứ của Phạm thiên Baka, Đức Phật bèn tuyên thuyết câu kệ sau:

 

(4)         Kappo ca te baddhacaro ahosi Sambuddhimantaṃ vatinaṃ amaññi Taṃ te purānaṃ vatasīlavattaṃ suttappabuddho’va annusarāmi.

(Này Phạm thiên Baka!) Trong một kiếp quá khứ, Như Lai là một đạo sĩ có giới đức tên là Kappa, là đệ tử thường trực của ngươi, hầu hạ ngươi. Ngươi là một đạo sư có giới đức tên Kesava. Lúc bấy

 

giờ ngươi thích nói lời khen ngợi rằng Ta thông minh, hiền thiện; rằng Ta đã thực hành giới luật một cách đầy đủ. Là người tỉnh thức, Như Lai bằng Túc mạng thông đã nhớ lại nhiều lần những việc thiện mà ngươi đã thực hành trong quá khứ.”

Đức Phật đã nói với Phạm thiên Baka theo cách như vậy, Ngài chỉ ra những thiện nghiệp đã làm trong quá khứ của vị ấy. Trong khi Đức Phật nói như vậy, Phạm thiên Baka hồi tưởng lại những câu chuyện quá khứ của mình. Tất cả những nghiệp quá khứ của vị ấy dần dần hiện rõ trong tâm tựa như những đồ vật khác nhau trở nên rõ ràng khi một ngàn cây đèn dầu được thắp lên. Vị ấy rất hoan hỷ, có tâm tịnh tín khiến vị ấy nói lên câu kệ sau:

 

Addhā pajānāsi mam’etaṃ āyuṃ aññaṃ pi jānāsi tathā hi Buddho Tathā hi tyānaṃ jalitānubhāvo obhāsayaṃ tiṭṭhati Brahmalokaṃ.

(Đức Thế Tôn đã đoạn trừ tất cả đau khổ!). Ngài biết những kiếp quá khứ của con. Chắc chắn, Ngài cũng biết tất cả neyya-dhamma, những pháp đáng biết (ngoài những kiếp sống của con). Ngài là Đức Phật Toàn Giác. Hào quang rực rỡ này từ thân của Ngài hiện hữu, chiếu sáng khắp cõi Phạm thiên, vượt trội ánh sáng của hàng trăm và hàng ngàn mặt trời và mặt trăng.”

Sau khi kể lại những biến cố trong quá khứ của Phạm thiên Baka theo lời thỉnh cầu của vị ấy, Đức Phật bèn trở về đề tài ban đầu của Ngài. Khi nói rằng:

” Này Phạm thiên Baka! Vẫn còn có cõi Subhakinha (Biến Tịnh thiên), cõi Vehapphala (Quảng Quả thiên) và cõi Abhibhū (Tịnh cư) . Ngươi không biết cũng không thấy chúng. Như Lai biết và thấy chúng. Vì Như Lai biết điều mà ngươi không biết nên ngươi không bằng Như Lai về mặt trí tuệ. Làm sao Như Lai có thể thấp hơn ngươi được? Thực ra, Như Lai cao hơn ngươi về mặt trí tuệ rất nhiều.

Khi ấy, để chứng minh thêm từng bước rằng Phạm thiên Baka không bằng Đức Phật về mặt trí tuệ và rằng chính Đức Phật cao hơn

 

Phạm thiên Baka về mặt trí tuệ. Đức Phật tiếp tục thuyết giảng như

sau:

“Này Phạm thiên Baka! Bằng trí tuệ siêu việt, Như Lai biết địa đại có tánh anicca, dukkha và anatta. Như Lai biết Niết bàn, mà bản chất của nó không thể tiếp xúc được qua địa đại, và Như Lai không chấp thủ địa đại bằng ái (taṇhā), ngã mạn (māna), tà kiến (diṭṭhi). Như Lai không chấp thủ một cái gì mà từ đó ngã mạn, ái, tà kiến, v.v… hiện khởi. Như Lai không chấp thủ nó như là ‘Ta’, ‘của Ta’ hay ‘tự ngã của Ta’. Này Phạm thiên Baka! Vì Như Lai biết (Niết bàn mà ngươi thì không biết) nên ngươi không bằng Như Lai về mặt trí tuệ. Làm sao Như Lai có thể thấp hơn ngươi? Thực ra, Như Lai cao hơn ngươi về trí tuệ.”

Này Phạm thiên Baka! Bằng trí tuệ siêu việt, Như Lai biết thủy đại, … hỏa đại, … phong đại, … các chúng sanh hữu tình, … chư thiên, … Ma vương,… Phạm thiên, … Ābhassara Brahmā, … Subhakinhā Brahmā, … Vehapphala Brahmā, … Abhibhu Brahmā, … bằng trí tuệ siêu việt, Như Lai biết tất cả (các nhóm vật thuộc ba cõi tebhūmaka- vốn có đặc tánh vô thường, khổ và vô ngã. Như Lai biết Niết bàn mà bản chất của nó tất cả các đặc tính không thể tiếp xúc và Như Lai không chấp thủ tất cả đặc tính ái dục, ngã mạn và tà kiến. Như Lai không chấp thủ nó mà trong đó ngã, ái, tà kiến, v.v… sanh khởi. Như Lai không chấp thủ tất cả (đặc tánh thuộc ba cõi) là ‘Ta’, ‘của Ta’, hay là ‘Tự ngã của Ta’. Này Phạm thiên Baka! Vì Như Lai biết Niết bàn mà ngươi không biết nên ngươi không bằng Như Lai về mặt trí tuệ. Thực vậy, Như Lai hơn ngươi về mặt trí tuệ.”

(Khi ấy, Phạm thiên Baka muốn kết tội Đức Phật nói dối, bèn  nói rằng:) “Thưa Ngài! Cái gì không thể tiếp xúc được đối với tất cả bởi bản chất của nó? Ngài xác nhận rằng Ngài biết cái không thể tiếp xúc được sẽ chẳng đi đến đâu cả. Đừng để nó đi đến chỗ không. Câu nói của Ngài sẽ đi đến chỗ rỗng không. Đừng để nó trở nên rỗng không.”

(Ở đây, sẽ có giải thích rõ ràng để độc giả khỏi bị nhầm lẫn).

 

(Chữ ‘all – tất cả’ và chữ Pāli ‘sabba’ có cùng nghĩa. Chữ ‘sabha’ hay ‘all’ được dùng trong ý nghĩa của tất cả các pháp thuộc thế gian (tất cả những gì thuộc cá thể, sakkāya. Thuật ngữ đầy đủ là ‘sakkaya-sabba’ hay ‘tất cả cá thể”. Chính sakkāya-sabba, ‘tất cả cá thể’ được ám chỉ đến trong bài kinh Ādittapariyāya trong đó có câu ‘Sabbam bhikkhave ādittam.’

(Câu Pāli có nghĩa là ‘Này tỳ khưu! Tất cả các pháp đều bị thiêu đốt bởi lửa như tham, sân, v.v… Không thể nói rằng các pháp siêu thế bị thiêu đốt bởi lửa, vì các pháp bất thiện như tham, sân, v.v… hoàn toàn không có khả năng lấy các pháp siêu thế làm mục tiêu của chúng. Chúng có thể làm như vậy chỉ trong trường hợp các pháp hiệp thế, cá thể (sakkāya) hay các thủ uẩn (ipādānakkhandhā). Vì vậy mới có sự đốt cháy các pháp hiệp thế bởi những ngọn lửa như tham, sân, v.v… Do đó, pháp nào thuộc siêu thế thì không bao gồm trong chữ ‘sabbaṃ- tất cả’. Trong khi đó, pháp nào thuộc hiệp thế thì được bao gồm trong đó. Do đó, qua chữ ‘sabba’ trong bài kinh Āditapariyāya hàm ý ‘sakkāya sabba’ hay ‘tất cả cá thể’.

(Liên quan đến chữ ‘sabbaññuta-ñāṇa’ hay ‘Nhất thiết trí’, thành phần cấu thành ‘sabba’ của nó có nghĩa là hết thảy gồm cả hiệp thế lẫn siêu thế, vì Đức Phật biết hết thảy các pháp hiệp thế cũng như siêu thế. Do đó, chữ ‘sabba’ của chữ ‘sabbaññuta-ñāṇa’ nghĩa là ‘sabba- sabba – tất cả pháp này, tất cả pháp kia’).

(Qua sự giải thích bấy nhiêu chắc độc giả có thể hiểu rằng trong lĩnh vực văn học của Giáo pháp , cách dùng chữ ‘sabba – tất cả’ có hai loại: (1) dùng nó trong ý nghĩa ‘sakkāya-sabba – tất cả cá thể’ hay ‘tất cả các pháp hiệp thế’, (2) dùng nó trong ý nghĩa ‘sabba-sabba – tất cả cái này hay cái kia’. Bây giờ chúng ta hãy xem cách sử dụng chữ sabba của Đức Phật và Phạm thiên Baka như thế nào.

Khi Đức Phật khẳng định rằng Ngài hơn Phạm thiên Baka về mặt trí tuệ, Ngài đã chỉ ra mười ba điều như sau:

“(1) Như Lai biết đại địa, (ngươi cũng biết). Như Lai biết Niết bàn mà đại địa không thể tiếp cận được (còn ngươi không biết). (2) Như Lai biết thủy đại (mà ngươi cũng biết nó), Như Lai biết Niết bàn

 

mà thủy đại không thể xâm nhập được (còn ngươi không biết). Bằng cách này, Đức Phật tiếp tục về (3) hỏa đại. (4) phong đại; (5) các chúng sanh hữu tình; (6) chư thiên; (7) Ma vương; (8) Phạm thiên. (9) Ābhassara Brahmās; (10) Subhakinha Brahmās; (11) Vehapphala Brahmās; (12) Abhibhū Brahmās; (13) Như Lai biết tất cả (sakkāya- sabba) (mà ngươi không biết). Như Lai biết Niết bàn mà tất cả không thể tiếp cận được (còn ngươi không biết).

(Về 12 điểm đầu, Phạm thiên Baka không thấy lý do nào để chê trách Đức Phật. Về điểm cuối cùng, tuy nhiên, vị ấy thấy một điều gì đó để cáo buộc Đức Phật).

Khi Đức Phật nói rằng: ” Như Lai biết tất cả (sakkāya-sabba) và Như Lai biết Niết bàn mà tất cả không thể tiếp cận được (sakkāya- sabba).” Ngài đã nói như là một câu đố. Điều Ngài muốn nói qua câu này là: “Này Phạm thiên Baka, Như Lai biết tất cả (sakkāya-sabba = các pháp hiệp thế) bằng trí tuệ siêu việt của Như Lai rằng chúng có đặc tánh vô thường, khổ, và vô ngã. Sau khi đã nói điều này, Như Lai biết Niết bàn bằng tuệ quán siêu việt của Như Lai, mà tất cả ‘các pháp hiệp thế’ không thể đạt được (sakkāya = pháp hiệp thế).

Trong câu nói ‘Như Lai biết tất cả bản chất của chúng” nghĩa là: “Bằng Tuệ quán của Như Lai, Như Lai biết tất cả cá thể thuộc về ba cõi, và năm uẩn các pháp hiệp thế trong đặc tánh của chúng là vô thường, khổ và vô ngã.”

Ở đây, Đức Phật nói rằng: ” Như Lai biết tất cả qua tất cả đặc tánh của chúng” liên quan đến sakkāya-sabba. Như Lai biết Niết bàn mà tất cả không thể đạt được qua đặc tánh. Nghĩa là: “Như Lai biết Niết bàn bằng Đạo Tuệ giác ngộ, tất cả cá thể và năm uẩn của các pháp hiệp thế mà bản chất hữu vi (sankhata) của chúng không thể đạt đến Niết bàn. (Những sắc pháp hữu vi như địa đại, hỏa đại, thủy đại, v.v… có tính chất cứng, kết dính, v.v… cũng tùy duyên sanh. Những danh pháp hữu vi như xúc, thọ, v.v… có đặc tánh xúc chạm, cảm thọ, v.v… cũng tùy duyên sanh. Tất cả những pháp hữu vi này không có trong Niết bàn vì Niết bàn vốn là vô vi. Chỉ có đặc tánh santi hay tịch

 

tịnh đối nghịch với những pháp hữu vi là hiện hữu trong Niết bàn vô vi.

Điều này ám chỉ đến khi nói rằng Niết bàn (Nibbāna) mà địa đại không thể đạt đến. Niết bàn mà thủy đại không thể đạt đến, v.v… Niết bàn mà tất cả cá thể không thể đạt đến).

Qua bấy nhiêu, độc giả chắc đã hiểu điều mà Đức Phật muốn ám chỉ như sau:

“Như Lai biết thông suốt tất cả sakkāya-sabba hay năm uẩn của các pháp hiệp thế (và ngươi không biết chúng). Như Lai cũng biết  Niết bàn mà tất cả các cá thể không thể đạt đến (còn ngươi không biết). Và chữ ‘tất cả’ trong câu nói ấy ám chỉ năm uẩn và Niết bàn là pháp mà tất cả không thể đạt đến.”

Nhưng là một kẻ có tâm tìm lỗi, Phạm thiên Baka đã sai lầm cho rằng chữ ‘tất cả’ nghĩa là ‘sabba-sabba – tất cả mọi pháp hiệp thế, siêu thế và chế định,’ (vì vị ấy hoàn toàn không biết sự thật ở đây mà sakkāya-sabba được đề cập trong câu nói của Đức Phật). Điều này khiến vị ấy chỉ trích Đức Phật:

“ Thưa Ngài, nếu pháp qua tất cả các đặc tính mà không thể tiếp cận được, thì lời Ngài nói rằng Ngài biết pháp không thể tiếp cận sẽ đi đến chỗ không. Đừng để nó đi đến chỗ không. Câu khẳng định của Ngài sẽ trở nên trống rỗng. Đừng để pháp trở nên trống rỗng.”

Thực chất của lời phê phán của Phạm thiên như sau:

Thưa Ngài! Trong lời nói của Ngài, Ngài quả quyết rằng Ngài biết tất cả.

Sự hiểu biết của Ngài về pháp (Dhamma) mà tất cả không thể  đạt đến.

  1.   Chữ ‘tất cả’ trong câu nói đầu tiên bao trùm tất cả các pháp. Bởi vậy, có thể không có gì mà tất cả có thể đạt đến. Tuy vậy, Đức Phật nhấn mạnh sự hiểu biết của Ngài về cái được nêu ra trong câu nói thứ hai. Sự quả quyết của Ngài như vậy sẽ bị giảm thiểu đến mức vô nghĩa như ‘hoa mọc trên trời’, ‘lông của con rùa’, ‘sừng của con thỏ’, và ‘máu của con cua’.

 

  1.   Nếu pháp nào đó mà không thể đạt đến được thì không nằm trong chữ ‘tất cả’ của câu nói đầu tiên. Sự quả quyết của Ngài ở đó không thể đúng vì các pháp mà Ngài biết là không đầy đủ. Khi ấy nó sẽ là sự dối trá.

Bằng cách này, Phạm thiên Baka muốn tố cáo Đức Phật về sự dối trá. (Nói tóm lại, Đức Phật nói về sakkāya-sabba, tất cả những pháp hiệp thế). Phạm thiên Baka hiểu lầm đó là sabba-sabba, tất cả các pháp hiệp thế hoặc siêu thế. Do đó, việc vị ấy buộc tội Đức Phật là không đúng.

Vốn là một nhà tư tưởng tối thượng, một trăm lần, một ngàn lần, không, một trăm ngàn lần hơn Phạm thiên Baka, Đức Phật vẫn công bố rằng Ngài biết tất cả và Niết bàn mà tất cả không thể đạt đến để vị Phạm thiên lắng nghe, và để bác bỏ sự buộc tội của Phạm thiên Baka, Ngài tiếp tục nói: “Này Phạm thiên Baka! Có Nibbāna Dhamma mà đặc biệt cao hơn các pháp hữu vi được biết qua Đạo Tuệ, Quả Tuệ mà mắt thường không thể thấy được, cũng không thể chỉ ra sự tiêu biểu của nó giống điều gì, nó hoàn toàn không có bản tánh sanh và diệt, sáng chói hơn tất cả các pháp khác, hay nó không bao giờ biết đến bóng tối mà hằng rực sáng.” (Qua những lời này của Đức Phật khẳng định sự hiện hữu có thật của Nibbāna mà vượt lên trên tất cả cá thể trên ba cõi).

“Nibbāna Dhamma (1) không thể đạt đến bởi địa đại qua bản chất của đất. (2) không thể đạt đến bởi thủy đại qua tánh chất của nước. (3)…bởi hỏa đại. (4)… bởi phong đại. (5)… bởi các chúng sanh qua tánh chất của chúng. (6) … bởi chư thiên. (7)… bởi ma vương. (8)… bởi Phạm thiên.(9)… bởi Ābhassara Brahmās, (10)… bởi Subhakinha Brahmās. (11)…bởi Vehapphala Brahmās. (12) Không thể đạt đến bởi Abhibhū Brahmās qua tánh chất của chúng; không thể đạt đến bởi tất cả sakkāya-dhamma qua tánh chất của chúng (sakkāya)”. (Qua những lời này của Đức Phật đã làm sáng tỏ rằng Ngài cũng đã nói về ‘Tất cả’).

“Bằng cách này có tập hợp gồm tất cả ‘sakkāya-dhamma’ trong

ba cõi hữu mà ở trong phạm vi hiểu biết của những người như ngươi.

 

Tập hợp tất cả ‘sakkāya-dhamma’ thuộc ba cõi hữu qua tánh chất của tất cả chúng, không thể đạt đến Nibbāna Dhamma.”

Như vậy, Đức Phật đã khẳng định vững chắc giáo lý của Ngài.

 

Cuộc phân tranh thần thông giữa Đức Phật và Phạm thiên Baka

 

Mọi khía cạnh niềm tin của vị ấy về tánh trường cửu của cõi Brahmā cùng với thân đã bị phê phán và bác bỏ, Phạm thiên Baka không còn lời nào. Để che đậy sự thất bại, vị ấy từ bỏ tranh luận về niềm tin của vị ấy và quyết định phô trương sự ưu việt của vị ấy bằng cách thị hiện thần thông, nói rằng:

“Thưa Ngài! Nếu như thế, bây giờ tôi sẽ biến mất trước mặt Ngài. Tôi sẽ thị hiện thần thông để Ngài không thấy tôi. Ngài hãy xem.”

Đức Phật nói:

“Này Phạm thiên Baka! Ngươi không có khả năng làm như vậy, Nếu ngươi quả thật có khả năng như vậy thì hãy biến mất trước mặt Như Lai đi.”

Phạm thiên có hai loại thân: thân tự nhiên và thân giả hay thân được tạo ra. Thân tự nhiên có từ lúc sanh rất vi tế đến nỗi những vị Phạm thiên khác không thể nhìn thấy được. Vì vậy để làm cho họ hiển lộ, họ phải mang loại thân thô thiển được tạo ra.

Do đó, khi Phạm thiên Baka nhận được sự đồng ý, vị ấy hướng tâm của mình vào sự chuyển đổi thân thô thành thân vi tế. Lẽ tự nhiên. Đức Phật biết ý định của vị ấy và nguyện rằng vị ấy sẽ giữ nguyên hình tướng thô thiển của thân. Vì thế Phạm thiên Baka không thể chuyển đổi thân của mình sang thân vi tế, thân tự nhiên và không có sự biến mất thân của vị ấy.

Vì không thể thay đổi thân của mình, Phạm thiên Baka lại cố gắng tạo ra bóng tối để che kín thân hiện tại của vị ấy. Nhưng bằng năng lực thần thông của Đức Phật, Ngài đã xua tan bóng tối được tạo ra. Vì thế Phạm thiên Baka không thể ẩn mình được.

 

Vì không thể ẩn mình bằng cách chuyển đổi thân hoặc tạo ra bóng tối, Phạm thiên Baka đành đi vào cung điện của mình và trốn ở đó. Vị ấy trốn dưới cây Như ý. Vị ấy ngồi dấu mình. Chúng Phạm thiên bật cười và chế nhạo, nói rằng: “Giờ đây Phạm thiên Baka đang trốn trong cung điện. Vị ấy hiện đang trốn dưới cây Như Ý dấu mình. Ôi Phạm thiên Baka! Thật tội nghiệp thay khi ngươi nghĩ rằng ngươi đã ẩn mình.” Bị chế nhạo như vậy bởi những Phạm thiên khác, Phạm thiên Baka mang vẻ mặt khó chịu cho nên trong bài kinh có đoạn tóm tắt như sau: “Này các tỳ khưu! Dầu Phạm thiên Baka nói rằng ‘Ta sẽ ẩn mình trước mặt Sa-môn Gotama. Ta sẽ ẩn mình trước mặt Sa-môn Gotama’ nhưng không thể làm như vậy.’”

Với Phạm thiên Baka, người không thể dấu mình, Đức Phật nói

rằng:

“Này Phạm thiên Baka! Nếu ngươi không thể tự ẩn mình, thì

bây giờ Như Lai sẽ ẩn mình trước mắt ngươi. Như Lai sẽ thị hiện thần thông để ngươi không thể nhìn thấy Như Lai.”

Khi ấy Phạm thiên Baka đáp lại với Đức Phật:

“Thưa Ngài! Hãy ẩn mình trước mặt tôi nếu Ngài có thể.”

Khi ấy, Đức Phật (1) đầu tiên Ngài nhập vào tứ thiển (rūpāvacara-kiriya), nền tảng của nguyện; (2) khi xuất khỏi thiền, Ngài nguyện rằng Đại Phạm thiên, hội chúng Phạm thiên và các vị Phạm phụ thiên trẻ khiến họ chỉ có thể nghe giọng nói của Ngài mà không thấy hình tướng; (3) rồi Ngài nhập vào tứ thiền (rūpāvacara- kiriya), nền tảng của các thần thông; (4) khi Ngài đã ra khỏi tầng thiền ấy, một quá trình các pháp thần thông xảy ra trong tâm Ngài, ngay khi Ngài cảm thấy quá trình tâm ấy chỉ một lần thì thân của Đức Phật biến mất, và không có vị Phạm thiên nào trông thấy Ngài. Để cho họ biết rằng Ngài vẫn còn ở đó dù Ngài đã biến mất, Đức Phật bèn đọc lên câu kệ này:

 

Bhavevāhaṃ bhayaṃ disvā, bhavañ ca bhavesinam

Bhavaṃ nābhivadiṃ kiñci, nandiñ ca upādiyiṃ

 

Này các vị Phạm thiên đã đến hội họp nơi đây! Vì Như Lai đã thấy rõ bằng con mắt trí tuệ của Như Lai những mối nguy hiểm của sanh, già, bệnh trong ba cõi hữu như dục (kāma), sắc (rūpa) và vô sắc (arūpa), và sự sanh khởi bất tận của chúng sanh (như Baka Brahmā) là những kẻ đã đi lạc đường trong sự tầm cầu Niết bàn của họ, vượt ra ngoài sự hiện hữu; Như Lai không còn chấp thủ bất cứ cõi hữu nào là thường tồn, vĩnh hằng, v.v… dưới năng lực của ái dục và tà kiến; Như Lai hoàn toàn thoát khỏi mọi ái dục đối với hữu vì Như Lai đã đoạn tận nó và cắt đứt nó bốn lần bởi lưỡi gươm trí tuệ của bốn đạo.”

 

Sự chứng đắc các tầng thánh của mười ngàn Phạm thiên

 

Trong câu kệ này, chữ ‘hữu’ (bhava) chỉ ‘Khổ đế’, chữ ‘hữu ái’ (bhava-taṇhā) chỉ ‘Tập đế – nguyên nhân của Khổ’, ‘ vô hữu ái’ (vibhava taṇhā) chỉ ‘Diệt đế.’ ‘Như Lai không còn chấp vào kiếp sống

– Nandiñ ca na upādiyiṃ’ chỉ ‘Đạo đế’.

Như vậy, Đức Phật đã giảng dạy chi tiết về Tứ Đế đến các vị Phạm thiên theo đúng căn tánh của họ, dẫn dắt họ khai triển Tuệ quán và kết thúc thời pháp của Ngài bằng đỉnh cao là Đạo Quả A-la-hán. Vào lúc kết thúc thời pháp, các vị Phạm thiên nhờ chăm chú theo dõi thời pháp nên đã khai triển được Tuệ quán ở các cấp bậc khác nhau. Một số chứng đắc Quả thánh Nhập lưu (sotāpatti-phala), một số chứng đắc Quả thánh Nhất lai (sakadāgāmi-phala), một số chứng đắc Quả thánh Bất lai (anāgāmi-phala), và một số chứng đắc Quả thánh A-la-hán. Các vị Phạm thiên hoan hỷ, kinh ngạc và tán thán Đức Phật. Cho nên trong bài kinh có đoạn:

“Này các tỳ khưu! Khi ấy Phạm thiên, tùy tùng và Phạm phụ thiên kinh ngạc, nói rằng: ‘Này các bạn! Thật kỳ diệu thay oai lực vĩ đại của Sa-môn Gotama. Chưa bao giờ chúng ta nhìn thấy hay nghe một Sa-môn hay Bà-la-môn nào mà hùng mạnh như Sa-môn Gotama, thái tử dòng Sakya và một vị ẩn sĩ của hoàng tộc Sakya (Thích Ca). Quả thật vậy, Sa-môn Gotama có thể đoạn tận cội rễ của kiếp sống

 

(tức là vô minh và ái dục) từ những chúng sanh còn vui thích trong kiếp sống, luyến ái kiếp sống và sanh lên trong kiếp sống.’ ”

 

Sự quấy phá của Ma vương

 

Khi ấy, Ma vương quán xét và tức giận: “Trong khi ta đang đi chỗ này chỗ kia, thì Sa-môn Gotama đã giảng dạy cho mười ngàn vị Phạm thiên và giải thoát  họ ra khỏi quyền thống trị của ta.” Vị ấy  giận dữ đến nỗi vị ấy nhập vào một Phạm phụ thiên trẻ lần nữa.

(Ở đây, làm sao Ma vương biết được mười ngàn vị Phạm thiên đã trở thành những bậc thánh (ariya)? Vị ấy biết điều này bằng sự suy luận (nayaggāha hay anumāna). Vị ấy biết khi Đức Phật thuyết pháp đến chúng sanh hữu duyên, Ngài chỉ ra những điều xấu của saṃsāra – luân hồi và hạnh phúc của Niết Bàn để những chúng sanh lắng nghe và hiểu rõ về Niết bàn; tất cả những thời pháp của Ngài có lợi ích và hiệu nghiệm như binh khí Vajira của Sakka. Chư thiên và nhân loại cùng an trú trong Chánh pháp của Ngài thì sẽ thoát khỏi luân hồi).

Sau khi nhập vào vị Phạm thiên trẻ, Ma vương nói lời quấy rối Đức Phật, được nêu ra trong bài kinh như sau:

“Này các tỳ khưu! Bây giờ Ma vương nhập vào một vị Phạm phụ thiên trẻ, nói với Như Lai rằng ‘Bạch Đức Thế Tôn! Nếu Ngài biết Tứ Diệu Đế chi tiết như vậy, nếu Ngài biết chúng sanh bằng Nhất thiết trí của Ngài, xin đừng thuyết giảng giáo lý này với những đệ tử của Ngài. Đừng thuyết giảng giáo lý này với những du sĩ và ẩn sĩ. Đừng thuyết giảng đến những đệ tử của Ngài. Đừng thuyết giảng đến những du sĩ và ẩn sĩ. Đừng làm cho các đệ tử của Ngài tham đắm. Đừng làm cho các du sĩ và ẩn sĩ tham đắm.

Thưa Sa-môn Gotama! Có những vị Sa-môn và  Bà-la-môn sống trước Ngài và tự cho mình là những bậc A-la-hán hoặc tự cho rằng đã tiêu diệt kẻ thù dưới dạng các phiền não, hoặc tự cho mình là những bậc Chánh đẳng giác (Sammāsambuddho), những kẻ tự cho rằng họ biết được tất cả các học thuyết. Họ truyền đạt giáo lý của họ

 

đến các đệ tử, các du sĩ và các ẩn sĩ của họ. Họ tham đắm chúng và khi thân hoại mạng chung họ tái sanh vào khổ cảnh.

Thưa Sa-môn Gotama! Có những vị Sa-môn và Bà-la-môn sống trước Ngài và tự cho mình là những bậc A-la-hán hoặc tự cho rằng đã tiêu diệt kẻ thù dưới dạng các phiền não, hoặc tự cho mình là những bậc Chánh đẳng giác (Sammāsambuddho), những kẻ tự cho rằng họ biết được tất cả các học thuyết. Họ không truyền đạt giáo lý của họ đến các đệ tử, các du sĩ và các ẩn sĩ của họ. Họ không tham đắm chúng và khi thân hoại mạng chung họ tái sanh vào những cõi Phạm thiên bậc cao.

Do đó, thưa Sa-môn Gotama! Tôi muốn nói với Ngài như vầy ‘Thưa Ngài! Tôi khuyên Ngài hãy sống an nhàn. Hãy sống không phiền não. Thưa Ngài! Không thuyết pháp là tốt. Đừng giáo giới những kẻ khác. Tôi muốn nói với Ngài như vậy.’

Này các tỳ khưu! Khi Ma vương nói như vậy, Như Lai bèn nói với vị ấy như sau: ‘Này Ma vương! Như Lai biết ngươi. Ngươi nghĩ rằng Như Lai không biết ngươi. Ngươi là Ma vương. Này Ma vương! Ngươi nói như vậy không phải vì ngươi muốn Như Lai lợi ích mà ngươi muốn Như Lai bị thất bại. Ngươi sợ rằng những ai thực hành theo Giáo pháp của Như Lai sẽ vượt qua ba loại hữu nằm trong quyền thống trị của ngươi.

Này Ma vương! Các vị Sa-môn và Bà-la-môn mà ngươi nói, đã tự cho mình là bậc Chánh đẳng Chánh giác mà thực tế không phải là chư Phật Chánh đẳng Chánh giác. Nhưng Như Lai thực sự tự cho mình là Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác, Bậc tự mình biết tất cả.

Này Ma vương! Dù có thuyết pháp đến chúng đệ tử hay không, Đức Phật cũng không có sự thương hay ghét. Đức Phật có đức tánh tādi – bình thản. Tại sao?

Này Ma vương! Như cây dừa bị chặt đứt đọt, nó không thể phát sanh đọt mới. Cũng vậy, Đức Phật đã đoạn trừ các lậu hoặc dẫn đến sự sầu lo và thống khổ, về sau tạo ra sự tái sanh, sự già và sự chết. Đức Phật ấy đã đoạn tận chúng. Đức Phật ấy đã làm cho chúng giống như cây dừa đã bị bứng tận gốc. Đức Phật ấy đã làm cho chúng không thể

 

khởi sanh trở lại. Bởi vậy, đối với Đức Phật thì hoàn toàn không có

khả năng hồi sinh những lậu hoặc ấy.

Này Ma vương! Đức Phật  đã đoạn tận các lậu hoặc dẫn đến  buồn lo và đau khổ, về sau gây ra sự tái sanh, sự già và sự chết. Vị ấy đã chặt đứt các pháp ngủ ngầm của chúng (anusaya). Vị ấy đã làm cho chúng giống như cây dừa đã bị bứng tận gốc rễ. Vị ấy đã làm cho chúng không thể khởi sanh trở lại. Bởi vậy, đối với Đức Phật tuyệt đối không có sự sống lại các lậu hoặc ấy.”

Như vậy, Đức Phật đã thuyết thời pháp này đến Ma vương (Māra) khiến Ma vương câm lặng và truyền đạt kiến thức đặc biệt đến Phạm thiên. Do đó, bài kinh này có tên là Brahmanimantika.

 

Kết thúc phần nhiếp hóa Phạm thiên Baka

 

*****************

 

Cūlasubhaddā và cha chồng Ugga Câu chuyện về Cūlasubhaddā

 

Trong khi Đức Phật đang ngụ tại Jetavana trong kinh thành xinh đẹp Sāvatthi. Ngài thuyết thời pháp bắt đầu bằng “Dūresanto pakāsenti” liên quan đến người con gái Cūlasubhaddā của trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp-Cô-Độc). Chi tiết của bài pháp này như sau:

Ugga là một trưởng giả khác, cư dân của thành phố Ugga, là bạn thời thơ ấu của trưởng giả Anāthapiṇḍika. Khi cùng học chung, họ hứa với nhau rằng khi lớn lên và có con cái, người này có con gái sẽ gả cho con trai của người kia.

Hai người bạn lớn lên và trở thành những đại trưởng giả trong mỗi thành phố của họ. Một hôm, trưởng giả Ugga đi đến nhà của trưởng giả Anāthapiṇḍika tại Sāvatthi cùng với năm trăm cỗ xe để buôn bán. Trưởng giả Anāthapiṇḍika bèn gọi người con gái Cūlasubhadda của ông ra và giao phận sự cho nàng khi nói rằng:

 

” Này con gái cưng! Vị trưởng giả Ugga là cha chồng tương lai của con. Hãy làm tất cả những gì cần thiết đối với ông ta.”

“Thưa vâng!” Cūlasubhaddā đáp lại và kể từ ngày Ugga đến, nàng đích thân sửa soạn và nấu món ăn. Nàng bày ra hoa, vật thơm, dầu xức, v.v… Trong khi khách đang được mời ăn thì nàng lo sẵn nước tắm và sau khi vị trưởng giả đã tắm xong, nàng đích thân lo liệu tất cả những thứ cần thiết cho vị ấy với lòng tôn kính.

Khi quan sát đặc tánh một người vợ của nàng, trưởng giả Ugga lấy làm hài lòng. Rồi một ngày nọ, khi đang nói chuyện thân mật với trưởng giả Anāthapiṇḍika, vị ấy nhắc nhở người bạn rằng: “Này bạn! Khi còn trẻ, chúng ta đã giao ước với nhau” và hỏi xin Cūlasubhaddā cho con trai của mình. Nhưng trưởng giả Ugga là một tín đồ ngoại đạo, thế nên, trưởng giả Anāthapiṇḍika không tự quyết định mà đem vấn đề trình lên Đức Phật, và Ngài thấy những thiện nghiệp mà trưởng giả Ugga đã làm trong quá khứ sẽ giúp ông ta chứng đắc Đạo quả Nhập lưu nên Ngài tán đồng. Trưởng giả Anāthapiṇḍika bèn bàn với vợ Puññalakkhana Devī và đồng ý với lời gạn hỏi của người bạn. Ông định ngày và sửa soạn lễ cưới. Khi đưa Cūlasubhaddā về nhà chồng, ông cho gọi con gái đến và cho nàng lời khuyên giống như những lời khuyên mà người cha Dhanañcaga đã khuyên con, bà Visākhā.

“Này con gái! Một người con gái sống trong nhà của cha mẹ chồng thì:

  1.   Không nên lấy lửa trong nhà đem ra ngoài (nghĩa là người ấy không nên đem lỗi lầm của chồng và cha mẹ chồng đi nói với những người hàng xóm).
  2.   Không nên đem lửa bên ngoài vào trong nhà (nghĩa là khi những người hàng xóm nói xấu về cha mẹ chồng và chồng của nàng thì nàng không nên nói lại với họ).
  3.   Chỉ cho đến những người trả lại (nghĩa là nàng chỉ nên cho mượn đến những người mà khi đúng hẹn thì họ đem trả lại vật đã mượn).
  4.   Không cho đến những người không trả lại (nghĩa là không cho đến những người mà không trả lại vật đã mượn đúng hẹn).

 

  1.   Nên cho những người khác dù họ có trả lại hay không (nghĩa là khi có người bà con quyến thuộc nghèo khổ đến nhà thì nàng nên cho họ dù họ có đủ khả năng trả lại hay không).
  2.   Nên khéo ngồi (nghĩa là nàng nên đứng dậy trước khi thấy cha mẹ chồng và chồng. Thật không phải lẽ nếu nàng vẫn ngồi trong khi nên đứng lên).
  3.   Nên khéo ăn (nghĩa là nàng không nên ăn trước cha mẹ chồng và chồng mà nên phục vụ họ trước và chỉ ăn sau khi chắc chắn rằng họ đã ăn xong).
  4.   Nên khéo ngủ (nghĩa là nàng không nên đi ngủ trước cha mẹ chồng và chồng. Nàng chỉ nên đi ngủ sau khi đã làm xong phận sự của nàng đối với họ).
  5.   Nên tôn kính và hầu hạ ngọn lửa (nghĩa là nàng nên xem cha mẹ chồng và chồng như khối lửa lớn hay như con rồng chúa có nọc độc và nhìn họ với thái độ tôn kính. Nàng không nên nhìn họ  một cách bất kính như liếc nhìn hay cau mày).
  6. Nên thờ cúng các devas (chư thiên) trong nhà (nghĩa là nàng nên tỏ thái độ tôn kính cha mẹ chồng và chồng, xem họ như chư thiên giữ địa vị thiêng liêng nhất trong nhà).

Đây là mười lời khuyên của trưởng giả Anāthapiṇḍika đến con gái Cūlasubhaddā giống như những lời khuyên mà trưởng giả Dhanañcaga đã căn dặn con gái của ông là tín nữ Visākhā. Ông ta cũng gửi theo tám người trí là những người đứng ra bảo lãnh với những lời dặn dò như sau: “Bất cứ khi nào nảy sinh vấn đề với đứa con gái Cūlasubhaddā của ta thì các ngươi phải giải quyết theo đúng pháp”.

Ngày nàng chuẩn bị về nhà chồng, trưởng giả cúng dường vật thực dồi dào đến chúng Tăng có Đức Phật dẫn đầu. Sau đó ông ta cho con gái lên đường về nhà trưởng giả Ugga với nghi lễ trọng đại cứ như ông ta diễn bày quả phước huy hoàng về những việc phước mà nàng Cūlasubhaddā đã làm trong những kiếp quá khứ.

Khi đến thành phố Ugga, nàng được tiếp đón bởi gia đình của trưởng giả Ugga và những dân cư của thành phố. Giống như Visākhā,

 

nàng đi vào thành phố đứng trong chiếc xe của nàng, và khiến cho mọi người có nhiều ấn tượng về sự rực rỡ của nàng. Nàng nhận lấy món quà do dân chúng ban tặng, và để đáp lại nàng cũng tặng lại họ những món quà thích hợp với địa vị đặc biệt của họ. Và như vậy, với trí tuệ, nàng đã làm cho cả thành phố đều yêu mến nàng.

Khi trưởng giả Ugga tôn vinh những vị đạo sĩ lõa thể (acelakas) vào những dịp lễ kiết tường trong nhà, ông ta cho gọi nàng đến vì ông ta muốn nàng đến đảnh lễ những vị thầy của ông. Nhưng nàng từ chối không đến vì nàng rất thẹn thùng khi thấy những ngoại đạo sư không mặc quần áo.

Trưởng giả Ugga cho gọi nàng nhiều lần những nàng vẫn một mực từ chối. Thế nên, trưởng giả nổi giận và truyền lệnh đuổi nàng ra khỏi nhà. Nàng từ chối không nhận sự cư xử vô lý như vậy. Thay vào đó nàng cho mời tám bậc trí là những người đỡ đầu cho nàng, và công khai giải thích trường hợp của nàng. Họ quyết định rằng nàng không có lỗi và báo lại cho trưởng giả.

Ông trưởng giả bèn nói với vợ của ông ta rằng Cūlasubhaddā không tôn kính các vị thầy của ông ta mà còn nói họ không biết hỗ thẹn. Người vợ của trưởng giả Ugga tự hỏi và muốn biết Sa-môn nào là những vị thầy của nàng dâu mà cô đã ca ngợi hết mức. Vì thế, bà ta cho gọi Cūlasubhaddā đến và hỏi nàng rằng:

 

Kīdisā samaṇā tuyhaṃ bāḷhaṃ kho ne pasaṃsasi Kim sīlā kim samācārā taṃ me akkhāhi pucchitā.

Này con dâu Subhaddā của chúng ta! Những vị thầy và Sa-môn của con có những đức tánh cao quý như thế nào? Phải chăng con đã tán dương họ hết mức (Những vị thầy của con, Sa-môn Gotama và những đệ tử của vị ấy)? Họ có những đức tánh đặc biệt nào? Họ cho thấy những phẩm hạnh nào? Vì ta hỏi, hãy nói cho ta biết sự thật về điều ấy.”

 

Khi ấy, Cūlasubhaddā, muốn nói với mẹ chồng của nàng về những đức tánh của Đức Phật và những đệ tử của Ngài, bèn đọc lên câu kệ sau:

 

(1)        Santindriyā santamānasā santam tesaṃ gataṃ ṭhitaṃ Okkhittacakkhū mitabhānī tādisā samaṇā mama.

(Thưa mẹ!) Những vị Sa-môn của con gồm có Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài. Trái ngược với hạnh kiểm hay thay đổi và buông thả các vị thầy của người; những vị thầy của con có tâm thanh tịnh, đã diệt hết tất cả phiền não. Do đó, những bước đi của họ giống như hoa sen hay khi họ đứng với đôi chân vàng, rất thanh tịnh khiến những người nhìn thấy được tăng trưởng niềm tịnh tín. Các Ngài có đôi mắt nhìn xuống không xa quá một cái ách. Các Ngài nói chuyện từ tốn, hợp thời và hợp nơi chốn. Đức Thế Tôn, bậc Đạo-Sư của con và những vị đệ tử của Ngài có những đức tánh ấn tượng như vậy.

 

(2)          Kāyakammaṃ sucī nesaṃ vācākammaṃ anāvilaṃ Mano-kammaṃ suvisuddham tādisā samaṇā mama.

(Thưa mẹ!) Tất cả thân hạnh của bậc Đạo sư, Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài đều thanh tịnh, khẩu hạnh của các Ngài nhẹ nhàng, không có ô nhiễm bất thiện, tất cả ý hạnh của các Ngài hoàn toàn thoát khỏi những bợn nhơ của điều ác. Họ có những đức tánh ấn tượng như vậy.

 

(3)         Vimalā saṅkhamuttābhā suddhā antarabāhirā Puṇṇā, suddhehi dhammehi tādisā samaṇā mama.

 

(Thưa mẹ!) Các Ngài (thầy của con, Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài) không có phiền não, trong sáng như vỏ sò hoặc vòng ngọc trai. Các Ngài thanh tịnh cả bên trong lẫn bên ngoài, không có chút bợn nhơ của tội lỗi. Các Ngài có đầy đủ ba pháp học thanh tịnh. Các Ngài có đầy đủ những đức tánh ấn tượng như vậy.

 

(4) Lābhena unnato loko alābbhena ca onato Labhālābhena ekaṭṭhā tādisā samanā mama.

(Thưa mẹ!) Trong thế gian này mọi người đều tự đắc khi họ đạt được những thứ do sự cố gắng trong hiện tại (payoga-sampatti) và những thiện nghiệp của họ trong quá khứ; họ buồn chán khi họ không có gì do thiếu sự cố gắng trong hiện tại và bởi những ác nghiệp quá khứ của họ.

Nhưng bậc Đạo-sư, Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài không bị ảnh hưởng bởi sự hoạch đắc và không hoạch đắc các thứ, mà vẫn giữ sự an tịnh và bình thản. Các Ngài có những đức tánh ấn tượng như vậy.

 

(5)  Yasena unnato loko ayasena ca onato Yasāyasena ekaṭṭhā tādisā samaṇā mama.

(Thưa mẹ!) Trong thế gian này người ta luôn tự đắc khi được nổi tiếng và có nhiều tùy tùng do có sự cố gắng trong hiện tại và những thiện nghiệp trong quá khứ. Họ trở nên buồn chán khi họ mất danh và không tùy tùng do thiếu sự cố gắng trong hiện tại và bởi những ác nghiệp quá khứ. Nhưng bậc Đạo-sư của con, Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài không bị ảnh hưởng bởi việc được danh hay mất danh và chỉ có ít tùy tùng nhưng vẫn giữ an tịnh và bình thản. Các Ngài có những đức tánh ấn tượng như vậy.

 

(6)  Pasaṃsāya unnato loko nindāyā’pi ca onato Samā nindāpasaṃsāsu tādisā samaṇā mama.

(Thưa mẹ!) Trong thế gian này người ta trở nên dương dương tự đắc khi được khen ngợi có sự cố gắng trong hiện tại và những thiện nghiệp trong quá khứ. Họ trở nên buồn chán khi họ bị chê bai do thiếu sự cố gắng trong hiện tại và bởi những ác nghiệp quá khứ của họ. Nhưng bậc Đạo-sư của con, Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài không bị ảnh hưởng bởi sự khen ngợi hay chê bai mà vẫn giữ an tịnh và bình thản. Các Ngài có những đức tánh ấn tượng như vậy.

 

(7)  Sukhena unnāto loko dukkhenā’pi ca onato Akampā sukhadukkhesu tādisā samaṇā mama.

(Thưa mẹ!) Trong thế gian này người ta trở nên dương dương tự đắc khi được khen an lạc do có sự cố gắng trong hiện tại và những thiện nghiệp trong quá khứ. Họ trở nên buồn chán khi họ bị nghèo túng do thiếu sự cố gắng trong hiện tại và bởi những ác nghiệp quá khứ của họ. Nhưng bậc Đạo sư của con, Đức Thế Tôn và những đệ tử của Ngài không bị ảnh hưởng bởi sự an lạc hay đau khổ mà vẫn giữ an tịnh và bình thản. Các Ngài có những đức tánh ấn tượng như vậy.

Như vậy, Cūlasubhaddā, một nàng dâu có trí đã làm hài lòng mẹ chồng của nàng bằng sự tán dương Đức Phật và chư đệ tử của Ngài. Người mẹ chồng của nàng hỏi rằng liệu nàng có thể chỉ cho bà thấy bậc Đạo sư, Đức Phật và chư đệ tử của Ngài? Cūlasubhaddā nói rằng nàng có thể. Rồi mẹ chồng của nàng bảo nàng hãy sắp xếp để họ có thể diện kiến được đạo sư của nàng và tất cả.

Sau khi hứa như vậy, Cūlasubhaddā sửa soạn lễ vật to lớn dành cho Đức Phật và chư Tăng ở tầng thượng của lâu đài, quay mặt về hướng tịnh xá Jetavana, nàng đảnh lễ Đức Phật và niệm tưởng những

 

ân đức của Ngài. Rồi sau khi tôn vinh Đức Phật bằng những hoa thơm và các loại nước hoa, Cūlasubhaddā phát nguyện rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Xin thỉnh chúng Tăng có Ngài dẫn đầu đến chứng minh những việc thiện của con tại nhà của con. Cầu xin Đức Thế Tôn, bậc Thiên Nhân Sư biết rõ lời thỉnh cầu của con qua những bông hoa lài này mà con đang gửi đi.”

Sau khi đã phát nguyện lời thỉnh cầu như vậy, nàng tung vào không trung tám nắm hoa lài. Giống như những con bướm nhỏ những bông hoa di chuyển trong không trung và trở thành cái lọng ở bên trên Đức Phật trong khi Ngài đang thuyết pháp giữa bốn hội chúng trong tịnh xá Jetavana.

Lúc bấy giờ, trưởng giả Anāthapiṇḍika sau khi đã nghe pháp xong, ông ta thỉnh Đức Phật đến nhà thọ trai vào ngày hôm sau. Đức Phật đáp lại rằng Ngài đã nhận lời mời thọ lãnh sự cúng dường vật thực của một thí chủ khác rồi. Ông trưởng giả nói rằng: “Không có ai đến trước con để thỉnh Đức Thế Tôn. Vậy Ngài đã nhận sự cúng dường vật thực của ai?” Đức Phật đáp lại rằng Ngài đã nhận được lời mời bởi Cūlasubhaddā. Trưởng giả bạch rằng: “Nhưng, bạch Đức Thế Tôn! Con gái của con hiện đang sống tại nhà Ugga, cách kinh thành Sāvatthi này đến một trăm hai mươi do tuần?”

Đức Phật đáp lại: “Ông nói đúng, này ông trưởng giả! Những người thiện đã hiển lộ tựa như họ đang đứng trước mặt Như Lai cho dù họ đang sống ở một nơi cách xa nhiều do tuần.”.

Sau đó Đức Phật tuyên kệ như sau:

 

Dūre santo pakāsenti himavaṇto‘va pabbato Asantettha na dissanti rattiṃ khittā yathā sarā.

Này trưởng giả Anāthapiṇḍika, thí chủ của Jetavana ! Dù những người có tâm trong sạch và những người làm các việc thiện, có thể sống ở cách xa nhiều do tuần, nhưng tự chính họ hiện rõ trước thắng trí của Như Lai như rừng núi Himavanta vậy. Những tỳ khưu và cư sĩ

 

ngu dốt sống gần Như Lai, họ không bao giờ hiển hiện trong tâm trí của Như Lai như những cây tên bắn vào không gian tối tăm có bốn đặc tánh: nửa đêm, đêm không trăng, giữa rừng sâu và bầu trời dày đặc mây đen.

Vào lúc kết thúc bài pháp ấy, nhiều chúng sanh chứng đắc quả thánh Nhập lưu.

 

Đức Phật đến thành phố Ugga

 

Khi biết rằng Đức Phật đã nhận lời mời của nàng Cūlasubhaddā, Sakka bèn bảo vị thiên Visukamma tạo dựng năm trăm chiếc xe bay có tháp nhỏ để đưa Đức Phật và chư Tăng đến Ugga vào sáng hôm sau. Ngày hôm sau, Visukamma đứng trước cổng tịnh xá Kỳ viên sau khi đã tạo ra năm trăm chiếc xe bay.

Đức Phật thực hiện chuyến đi gồm năm trăm vị A-la-hán được tuyển chọn làm tùy tùng của Ngài, và mỗi vị ngồi trong một chiếc xe đi đến thành phố Ugga xuyên qua hư không.

Theo sự chỉ dẫn của nàng dâu trí tuệ Cūlasubhaddā, trưởng giả Ugga và tùy tùng của ông nhìn thấy Đức Phật đi đến. Lòng đầy tịnh tín, ông ta đón và tôn vinh Đức Phật bằng những bông hoa, các loại vật thơm, v.v… Sau khi đã thực hiện sự cúng dường vật thực, ông ta thỉnh mời Đức Phật và tổ chức lễ cúng dường vật thực liên tục trong bảy ngày.

 

Sự giải thoát của trưởng giả Ugga và tám mươi bốn ngàn

chúng sanh

 

Đức Phật thuyết pháp phù hợp với căn tánh của trưởng giả Ugga. Kết quả, là hai vợ chồng trưởng giả và tám mươi bốn ngàn chúng sanh giác ngộ Tứ Diệu Đế và thành đạt giải thoát .

Để ân sủng đến Cūlasubhaddā, Đức Phật bảo Ngài Anuruddha ở lại Ugga và Ngài trở về Sāvatthi. Từ ngày hôm ấy trở đi thành phố Ugga trở thành trung tâm vĩ đại của đức tin và là một thành phố đầy

 

tịnh tín đối với Tam Bảo (Pakiṇṇaka vagga, Chú giải Dhammapada,

Vol II)

 

Đức Phật thuyết pháp đến vị Bà-la-môn tà kiến Câu chuyện về một Bà-la-môn nọ

 

Một thuở nọ, trong khi đang ngụ tại tịnh xá Jetavana tại Sāvatthi, Đức Phật thuyết pháp bắt đầu bằng “Taṇhāya jāyatī soko”, v.v… liên quan đến một vị Bà-la-môn nọ. Câu chuyện chi tiết như sau:

Một hôm nọ, một Bà-la-môn, cư dân trong thành Sāvatthi, là người chấp theo tà kiến, ông ta đang đi phát một mảnh ruộng nọ ở gần con sông Aciravati. Đức Phật biết rằng ông ta đã làm một việc phước thiện trong kiếp quá khứ mà có thể giúp ông ta chứng đắc Đạo quả. Vị Bà-la-môn trông thấy Đức Phật, nhưng vì ông ta chấp theo tà kiến nên ông ta không đảnh lễ Đức Phật, chỉ làm thinh mà chẳng nói một lời. Đức Phật mở đầu với câu chuyện với ông Bà-la-môn rằng: “Này ông Bà-la-môn! Ông đang làm gì đó?” Ông Bà-la-môn đáp lại: “Thưa Sa- môn Gotama! Tôi đang dọn sạch mảnh ruộng.” Chỉ có một vài lời như thế trong ngày đầu tiên, rồi Đức Phật bỏ đi.

Ngày hôm sau cũng vậy, Đức Phật đi đến ông Bà-la-môn và hỏi ông đang làm gì. Ông Bà-la-môn đáp rằng ông đang cày ruộng. Sau khi nghe câu trả lời này Đức Phật bỏ đi.

Những ngày hôm sau và những ngày tiếp theo Đức Phật hỏi ông Bà-la-môn đang làm gì và ông ta đáp lại rằng ông ta đang gieo hạt, đang cấy mạ, đang làm cỏ, hoặc đang chăm sóc thửa ruộng. Đức Phật nghe những câu trả lời của ông Bà-la-môn rồi bỏ đi.

Bằng cách này, do nhiều lần gặp gỡ Đức Phật, ông Bà-la-môn bắt đấu thấy yêu thích và tôn kính Đức Phật. Vì muốn kết bạn với Đức Phật, ông ta bèn nói rằng: “Ngài Gotama ơi, vì Ngài thường đến thăm tôi kể từ ngày tôi phát dọn thửa ruộng. Nếu được mùa tôi sẽ chia phần cho Ngài. Tôi sẽ không hưởng hết một mình mà không chia phần cho Ngài. Từ hôm nay Ngài trở thành bạn tốt của tôi rồi đó.”

 

Rồi đến một ngày nọ lúa trên thửa ruộng đã chín, ông Bà-la-môn quyết định sẽ cho người đến gặt vào ngày hôm sau. Nhưng trong khi ông ta đang sửa soạn cho vụ thu hoạch thì một trận mưa lớn đổ xuống lúc ban đêm và cuốn đi tất cả hoa màu. Thế nên, toàn thể thửa ruộng giờ trở nên trơ trọi giống như đã được gặt hái xong.

Từ ngày viếng thăm ông đầu tiên, Đức Phật đã thấy trước rằng vụ mùa sẽ thất bát. Nhưng nếu Ngài bắt đầu viếng thăm ông Bà-la- môn sau khi vụ mùa bị mất thì thời pháp của Ngài sẽ đi vào lỗ tai bị điếc. Do đó, Ngài đã viếng thăm ông từ ngày ông bắt đầu sửa soạn thửa ruộng. Bằng cách này, Đức Phật hi vọng sẽ có được sự tin cậy và sự thân ái của ông Bà-la-môn, nhờ vào đó khiến ông ta chịu nghe thời pháp vào ngày vụ mùa bị cuốn trôi.

Vào lúc sáng sớm, ông Bà-la-môn đi xem  thửa ruộng của mình  thì thấy thửa ruộng của ông đã bị mất trắng, ông ta vô cùng sầu khổ.

“Sa-môn Gotama đã viếng thăm ta kể từ ngày ta phát dọn thửa ruộng. Ta đã hứa với vị ấy là sẽ chia cho vị ấy một phần của vụ mùa sau khi thu hoạch, rằng ta sẽ không hưởng hết một mình mà không có vị ấy và vị ấy đã thành người bạn của ta. Giờ đây mong ước của ta không thành tựu.”

Nghĩ vậy, ông ta quay về nhà, nằm dài trên giường và không ăn uống gì.

Rồi Đức Phật đi đến nhà ông Bà-la-môn. Khi nghe tin Đức Phật đến, ông bèn bảo mọi người trong nhà hãy đưa người bạn của ông ta vào bên trong và mời ngồi. Họ đã làm đúng như những lời chỉ bảo của ông ta. Đức Phật ngồi vào chỗ ngồi và hỏi ông Bà-la-môn đang ở đâu. Họ trả lời rằng ông ta đang nằm trên một chiếc giường trong phòng. Nhân đó, Ngài bảo họ đưa ông Bà-la-môn ra. Ông Bà-la-môn đến và ngồi một nơi thích hợp. Rồi Ngài hỏi ông Bà-la-môn đang gặp phải chuyện gì.

Ông Bà-la-môn nói rằng: ” Ngài Gotama ơi! Ngài đã viếng thăm tôi kể từ khi tôi sửa soạn mảnh ruộng, tôi đã hứa là sẽ chia cho Ngài một phần của vụ mùa thu hoạch được. Nhưng bây giờ ước muốn của

 

tôi không thành tựu và tôi rất sầu khổ. Và bây giờ tôi không muốn ăn uống gì cả.”

Khi ấy, Đức Phật nói rằng: “Này Bà-la-môn! Ông có biết tại sao phiền não khởi sanh trong ông không?” Ông Bà-la-môn nói rằng: “Tôi không biết, thưa Ngài Gotama!” Đức Phật đáp lại rằng: “Như Lai biết, này Bà-la-môn! Sầu khổ và sợ hãi sanh khởi từ ái dục”. Rồi Đức Phật tuyên thuyết kệ ngôn sau đây:

 

Taṇhāya jāyati soko taṇhāya jāyatī bhayaṃ Taṇhāya vippamuttassa natthi soko kuto bhayaṃ.

Này ông Bà-la-môn! Sầu khổ sanh khởi từ luyến ái. Sợ hãi sanh khởi từ luyến ái. Người đã hết luyến ái sẽ không còn chút sầu khổ do giác ngộ Đạo quả A-la-hán. Làm sao sợ hãi có thể khởi sanh trong người ấy bởi vì người ấy đã đoạn tận nó vào lúc chứng đắc anāgāmi – magga?”

Vào lúc kết thúc thời pháp, ông Bà-la-môn chứng đắc Thánh quả Nhập lưu (Chú giải Dhammapada).

 

Câu chuyện về Trưởng lão Candābha

 

Khi đang ngụ ở Jetavana, kinh thành Sāvatthi, Đức Phật thuyết giảng kệ ngôn bắt đầu bằng “Candaṃva vimalaṃ suddhaṃ”, v.v… liên quan đến Trưởng lão Candābha. Câu chuyện chi tiết như sau:

 

Những thiện nghiệp quá khứ của Trưởng lão Candābha

 

Thuở xưa có một thương nhân ở Vārānasī đi đến vùng biên giới để lấy gỗ chiên đàn. Bởi vậy ông ta đem nhiều y phục và vật trang sức đi đến vùng biên giới. Nơi đó, ông ta cắm trại ở gần cổng làng và hỏi những người chăn bò: “Này các cậu! Có ai làm việc dưới chân đồi không?” Những người chăn bò nói: “Dạ có!” Ông ta lại hỏi: “Người

 

ấy tên gì?” Khi những người chăn bò trả lời tên của người đàn ông kia, thì ông ta cũng hỏi tên vợ và các con của người đàn ông kia. Khi chúng nói ra tên của những người ấy, ông ta hỏi thêm về chỗ ở của người đàn ông. Những người chăn bò trả lời một cách thành thật.

Theo sự chỉ dẫn của những người chăn bò, vị thương nhân bèn đi trên một chiếc xe kéo đến nhà của người thợ rừng. Ông ta bước  xuống, đi vào nhà và gọi tên của người vợ chủ nhà. Nghĩ rằng vị khách là một trong những quyến thuộc của họ, người đàn bà vội vã ra mời ông ngồi. Vị thương nhân ngồi xuồng và sau khi nói ra tên người chồng của bà vợ nhà. Ông ta bèn hỏi: “Vậy bạn của tôi ở đâu?” Bà ta đáp: “Thưa, người bạn của ông đã đi vào rừng rồi.” Rồi ông ta hỏi về các con của bà ta. Khi kể ra tên của chúng và gọi chúng là ‘con trai’  và ‘con gái’. Rồi vị thương nhân cho bà các y phục và những vật trang sức làm quà tặng dành cho chồng và các con của bà ta. Người vợ chủ nhà tiếp đãi vị thương nhân bằng những vật thực thượng vị rất hậu hỉ. Khi người chồng trở về, bà bèn kể lại chuyện người khách đã hỏi thăm các con và đã tặng những món quà cho cả gia đình. Người thợ rừng  trở nên thân thiết với vị thương nhân và tiếp đãi vị ấy một cách chu đáo.

Một buổi chiều

 

Một buổi chiều, vị thương nhân khi đang ngồi trên chiếc giường, hỏi người thợ rừng: “Này bạn! Những vật nào bạn tìm thấy nhiều ở dưới chân đồi trong khi bạn đi rảo quanh nơi đó?” Người thợ rừng trả lời: “Tôi không thấy gì đặc biệt ngoài những cây có nhánh đỏ.” Người thương nhân hỏi rằng anh ta thấy những cây như vậy có nhiều không và người thợ rừng quả quyết rằng chúng có rất nhiều. “Nếu vậy bạn hãy chỉ cho tôi xem những cây ấy.” Vị thương nhân theo người thợ rừng đi vào rừng, đốn hạ những cây gỗ đàn hương và trở về với năm trăm cỗ xe gỗ đàn hương. Vị thương nhân cho người thợ rừng địa chỉ và nói rằng: “Tôi muốn bạn đến chỗ ở của tôi. Bạn luôn luôn được tiếp đón. Khi bạn đến, tôi muốn bạn chỉ đem theo chỉ những cây này mà thôi. Tôi không muốn quà tặng nào khác ngoài những cây nhánh đỏ.”

 

Sau khi nói lời thân thiết như vậy, người thương nhân lên đường trở về Vārāṇasī.

Theo đúng chỉ dẫn của vị thương nhân, người thợ rừng chỉ mang theo gỗ đàn hương mỗi khi đến thăm vị thương nhân. Người thương nhân tri ân lòng tốt của người thợ rừng và cho anh ta nhiều vàng bạc.

 

Cúng dường bột Chiên đàn đến bảo tháp Xá lợi

 

Vào một dịp nọ, khi Đức Phật Kassapa viên tịch đại Niết bàn và đại bảo tháp thờ Xá lợi được xây dựng, người thợ rừng đến thăm người bạn thương nhân ở Vārāṇasī mang theo nhiều gổ đàn hương. Người thương nhân cho người đem xay gỗ ấy thành bột, đổ vào đầy một bát rồi nói với người bạn rằng: “Này bạn! Chúng ta hãy đi đến đại bảo tháp trước khi bữa ăn được dọn sẵn. Chúng ta sẽ cúng dường bảo tháp rồi trở về.” Khi nói vậy, ông ta dẫn người bạn đi đến bảo tháp và cúng dường bột đàn hương đến Xá lợi. Người thợ rừng, bạn của ông ta cũng vậy, cũng cúng dường đại bảo tháp bằng cách lấy bột đàn hương làm thành hình mặt trăng ở trên một phần hình quả chuông của bảo tháp.

(Người thợ rừng này là trưởng lão Candābha tương lai. Hành động cúng dường này là việc phước duy nhất trong quá khứ của vị ấy mà nhờ đó giúp vị ấy chứng đắc Đạo Quả).

 

Bà la môn Candābha

 

Vào lúc mạng chung, người thợ rừng tái sanh vào cõi chư thiên và sau khi trải qua thời gian dài giữa hai vị Phật; vị ấy tái sanh vào một gia đình Bà-la-môn giàu có ở Rājagaha trong thời kỳ của Đức Phật Gotama. Từ cái rốn của chàng trai Bà-la-môn có phát ra ánh sáng rực rỡ giống như ánh sáng của mặt trăng. Bởi vậy bạn bè và quyến thuộc gọi cậu ta là Candābha (Bậc thầy về ánh sáng của mặt trăng).

 

(Việc tỏa sáng như ánh sáng trăng rằm là quả của thiện nghiệp cúng dường bảo tháp Đức Phật Kassapa với hình mặt trăng bằng bột gỗ chiên đàn).

Các vị Bà-la-môn quyết định dẫn cậu bé đi đến chỗ này chỗ nọ và gạt mọi người để kiếm tiền. Họ để cậu bé ngồi trong một chiếc xe và đi khắp xứ Jambudīpa, rêu rao rằng những ai dùng tay sờ vào thân của cậu bé thì sẽ được nhiều của cải. Chỉ những ai bỏ ra một trăm hoặc một ngàn đồng tiền vàng mới được phép sờ vào cậu bé.

Trong chuyến đi, các Bà-la-môn đi đến thành Sāvatthi và trú ngụ một nơi nằm giữa thành phố và tịnh xá Kỳ viên. Vào buổi sáng, có năm vạn quý tộc, có giới đức bố thí vật thực và vào buổi chiều họ đến tịnh xá Jetavana mang theo tràng hoa, vật thơm, y phục, thuốc chữa bệnh, v.v… để nghe pháp.

Khi thấy họ, các Bà-la-môn hỏi họ đang đi đâu. “Chúng tôi đi nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp,” những người quý tộc giới đức trả lời. Khi ấy, các Bà-la-môn nói rằng: ” Hãy đến đây, này các bạn! Đi đến Đức Thế Tôn có lợi ích gì. Không có uy lực nào bằng uy lực của Bà- la-môn Candābha của chúng tôi. Chắc chắn, những ai sờ vào thân của vị ấy sẽ có được những lợi ích như thế như thế. Hãy đến và xem Candābha.”

Candābha được đưa đến tịnh xá

 

Những người thiện nói rằng: “Bà-la-môn Candābha sở hữu loại năng lực nào? Đức Thế Tôn, Đạo sư của chúng tôi là bậc uy lực nhất trong thế gian.” Vì không thể đưa ra kết luận, cuối cùng họ thỏa thuận với nhau là đến tịnh xá để xem năng lực của Đức Thế Tôn và của Bà- la-môn. Thế nên, họ đi đến tịnh xá dẫn theo Bà-la-môn Candābha.

 

Sự xuất gia của Candābha

 

Ngay khi Bà-la-môn Candābha đến gần Đức Phật, Ngài quyết định làm cho ánh sáng từ rốn của vị ấy biến mất. Vị Bà-la-môn này thành như con quạ ở trong giỏ than. Khi được dẫn đi khỏi Đức Phật thì

 

ánh sáng từ rốn của vị ấy xuất hiện trở lại và khi vị ấy được dẫn trở  lại diện kiến Đức Phật thì ánh sáng biến mất như trước. Điều này xảy ra ba lần, và Candābha tự hỏi hiện có phải Đức Phật biết câu chú (mantra) có thể tiêu diệt ánh sáng và do đó vị ấy hỏi Đức Phật.

Đức Phật nói rằng: “Vâng, Như Lai biết.” Bà-la-môn thỉnh cầu: “Nếu vậy, xin hãy dạy cho tôi câu chú ấy.” Đức Phật đáp lại rằng Ngài không dạy cho bất cứ ai mà không phải là tỳ khưu. Rồi Bà-la-môn nói với các bạn của vị ấy rằng: “Tôi sẽ trở thành người vĩ đại nhất trong xứ Jambudīpa sau khi học được mantra này. Các bạn hãy về chỗ ngụ của các bạn mà đợi tôi. Tôi sẽ học mantra chỉ trong hai hoặc ba ngày sau khi xuất gia.” Sau khi động viên các bạn, vị ấy trở lại với Đức Phật và xin phép được xuất gia và trở thành tỳ khưu.

 

Candābha chứng đắc Đạo Quả A-la-hán

 

Rồi Đức Phật dạy cho Candābha phép quán về 32 thể trược (Dvattimsakara kammatthana). Trưởng lão hỏi Đức Phật tóc, lông, móng, v.v… hàm ý gì. Đức Phật trả lời rằng: “Pháp quán ấy là pháp chuẩn bị (pari-kamma) cho việc học mantra mà ngươi cần tụng nó.”

Thỉnh thoảng có vị Bà-la-môn đến hỏi vị ấy đã học mantra xong chưa. Trưởng lão trả lời là chưa học xong, còn đang tụng niệm pháp chuẩn bị. Bằng cách này, qua phép quán 32 thể trược của thân, trưởng lão Candābha phát triển định rồi tu tập Tuệ quán (Vipassanā) và trong vòng hai hoặc ba ngày thì trưởng lão chứng đắc Đạo Quả A-la-hán. Khi các Bà-la-môn đến và dò hỏi trưởng lão, trưởng lão trả lời họ một cách rõ ràng và dứt khoát rằng: “Hãy đi đi, bây giờ tôi không trở lại cuộc sống thế tục.”

Khi nghe những lời của trưởng lão, các vị tỳ khưu trình vấn đề đến Đức Phật: “Bạch Đức Thế Tôn! Vị tỳ khưu Candābha này đã lầm lạc cho mình là bậc A-la-hán.” Đức Phật bèn nói rằng: ” Này các tỳ khưu! Bây giờ Candābha, con trai của Như Lai là bậc A-la-hán với các lậu hoặc (āsava) đã đoạn tận. Vị ấy chỉ nói đúng sự thật.” Rồi Đức Phật tuyên kệ sau đây:

 

 

Candam va vimalaṁ suddha ; vipassannam anāvilaṃ Nandībhava-parikkhīṇaṁ, taṃ ahaṃ brūmi Brāhmaṇaṁ.

Này các tỳ khưu! Bậc A-la-hán đã thoát khỏi pháp bất tịnh là năm dục lạc, không tỳ vết và trong sáng như mặt trăng trong bầu trời, đã thoát khỏi tất cả phiền não và ái dục đối với ba cõi hữu. Bậc A-la- hán như vậy được gọi là vị Bà-la-môn chân thật.

Lúc kết thúc thời pháp, nhiều người chứng đắc đạo quả Nhập lưu,

  1.   v… (Chú giải Brāhmaṇa Dhammapada)

 

Ma vương dụ dỗ Đức Phật Câu chuyện Ma vương

 

Đức Phật thuyết pháp bắt đầu bằng “Atthamhi sukhāsahāyā” liên quan đến Ma vương, kẻ đến khuyến dụ Ngài nên làm vua. Câu chuyện chi tiết như sau:

Một thuở nọ, Đức Phật đang ngụ tại một ẩn xá nhỏ trong rừng, trên sườn đồi của dãy núi Himalayas, nước Kosala. Lúc bấy giờ, các vị vua vẫn áp đặt sự cai trị của họ bằng cách cưỡng ép dân chúng. Đức Phật trông thấy dân chúng trong các nước của các bạo chúa bị ngược đãi qua nhiều loại thuế và hình pháp phi pháp. Đầy lòng bi mẫn, Đức Phật tự hỏi liệu có thể nào một người trở thành minh quân, một nhà cai trị tốt mà không cần tự mình giết hoặc bảo kẻ khác giết, không tự mình hoặc bảo kẻ khác đem lại sự thiệt hại hay mất mát đối  với tài sản của dân chúng, và không tự mình hoặc bảo kẻ khác làm cho dân chúng phải sầu khổ.

Ma vương biết những ý nghĩ ấy đang diễn ra trong tâm của Đức Phật, nghĩ rằng: “Bây giờ Sa-môn Gotama đang suy xét những khả năng để trở thành một nhà cai trị. Có lẽ bây giờ vị ấy muốn làm vua. Vương quyền là nguyên nhân của sự dể duôi. Nếu Sa-môn Gotama trở thành một vị vua thì ta sẽ có cơ hội để quấy nhiễu vị ấy. Bây giờ ta sẽ đi và khiến Sa-môn Gotama lên làm vua”. Khi nghĩ vậy, vị ấy đi đến Đức Phật và nói: “Thưa Đức Thế Tôn! Xin Ngài hãy lên làm vua. Xin

 

Đức Thế Tôn, bậc nói ra những thiện ngôn hãy trở thành một minh quân, là kẻ không tự mình hoặc bảo kẻ khác giết, không tự mình hoặc bảo kẻ khác đem lại sự thiệt hại hoặc mất mát cho tài sản của dân chúng, và không tự mình hoặc bảo kẻ khác làm cho dân chúng phải sầu khổ.”

Ma vương đã dụ dỗ Đức Phật như vậy. Đức Phật bèn nói rằng: ” Này Ác ma! Ngươi nhìn thấy gì trong Như Lai mà nói với Ta như vậy?” Ma vương đáp lại: “Đức Thế Tôn đã tu tập viên mãn bốn pháp Tứ thần túc. Nếu tâm của Ngài có ý muốn biến dãy Himalaya thành vàng, thì nó chắc chắn sẽ trở thành khối vàng. Nếu Ngài làm một vị vua đúng pháp thì tôi sẽ ủng hộ Ngài trong mọi vấn đề mà cần đến vàng bạc.”

Rồi Đức Thế Tôn tuyên kệ sau đây:

 

Pabbatassa suvaṇṇassa jātarūpassa kevalo Dvittāva nālam ekassa iti vidvā samaṃ care.

Có thể có một ngọn núi lớn bằng vàng ròng, không lẫn lộn đồng, sắt, chì hay những thứ khác. Nói gì đến một núi vàng như vậy, cho dù có một núi vàng cao gấp đôi dãy Himalayas cũng không làm thỏa mãn khát vọng của con người. Bậc trí hiểu được bản chất của ái dục như vậy nên chuyên cần và tinh tấn thực hành mười pháp thiện về thân, khẩu và ý.

 

Yo dukkham adakkhi yato nidānaṃ kāmesu so jantu kathaṃ nameyya upadhiṃ viditvā saṅgoti loke tass’eva jantu vinayāya sikkhe.

Nếu một người biết rõ rằng các đau khổ có nguồn gốc trong năm loại vật dục, tại sao người ấy còn muốn nhìn thấy điều gì tốt đẹp trong chúng? Trong thế gian này, một người thấy rõ dục lạc là bản chất (upadhi) của kiếp sống gắn liền với tham, sân, si, mạn, tà kiến thì nên

 

chuyên tâm thực hành ba pháp học (Giới, Định, Tuệ) để vượt qua tham dục.

Sau khi làm kinh hoàng Ma vương bằng những câu kệ này, Đức Phật nói rằng: ” Này Ác ma! Giáo thuyết của ngươi theo một hướng, trong khi giáo thuyết của Như Lai theo hướng khác (ngươi dạy phải phấn đấu chiếm hữu vật dục và các khoái lạc, trong khi Như Lai nhấn mạnh sự cần thiết phải đoạn trừ chúng). Chắc chắn, không có cách nào để bàn luận về giáo lý với ngươi. Như Lai giảng dạy như sau.” Rồi Đức Phật tuyên thuyết những câu kệ sau:

 

(1)        Atthami jātamhi sukhā sahāyā tutthi sukhā yā itarītarena

Puñña sukhaṃ jīvitasaṅkhayamhi sabbassa dukkhassa sukhaṃ pahānaṃ.

(Trong thế gian này), khi có một loại hiểu biết nào đó thì (a) bạn bè là nguồn gốc của hạnh phúc, (b) tri túc là nguồn gốc của hạnh  phúc, (c) khi một người đang lâm chung thì thiện nghiệp là nguồn gốc của hạnh phúc, (d) Đạo Quả A-la-hán, sự đoạn tận toàn thể đau khổ của vòng luân hồi là nguồn gốc của hạnh phúc. (Câu kệ này kể ra bốn nguyên nhân của hạnh phúc).

 

(2)          Sukhā matteyyatā loke atho pettayyatā sukhā Sukhā sāmaññatā loke atho Brāhmaññata sukhā.

Trong thế gian này, (a) sự phụng dưỡng mẹ là nguồn gốc của hạnh phúc, (a) sự phụng dưỡng cha cũng vậy, (c) cúng dường, bố thí đến các bậc Sa-môn là nguồn gốc của hạnh phúc. Hơn nữa, (d) hoan hỷ cúng dường đến chư Phật, chư Phật Độc Giác và chư Thinh văn đệ tử của Đức Phật là nguồn gốc của hạnh phúc. (Câu kệ này cho thấy bốn nguồn gốc của hạnh phúc).

 

(3)            Sukhaṃ yāva jarā sīlaṃ

 

sukhaṃ saddhā paṭiṭhitā Sukho paññāya paṭilābho pāpānaṃ akaraṇaṃ sakhaṃ.

Đời sống có giới hạnh bao gồm sự thọ trì Ngũ giới, Bát quan trai giới hay Thập giới là đời sống thiện và dẫn đến hạnh phúc cho đến tuổi già, tóc bạc, răng rụng và da nhăn.

(Bông tai bằng hồng ngọc, y phục màu hồng, v.v… chỉ thích hợp với những người ở một độ tuổi nào đó. Y phục của những người trẻ tuổi không thích hợp đối với những người lớn tuổi và ngược lại. Một người lớn tuổi mặc y phục của một người trẻ tuổi và ngược lại thì sẽ bị chê cười hoặc làm cho người ta có ấn tượng về kẻ đó là điên khùng. Nhưng giới hạnh bao gồm sự thọ trì Ngũ giới, Bát quan trai giới hay Thập giới thì lứa tuổi nào cũng thích hợp cả. Người có thiện giới được sự tán đồng của những kẻ khác làm cho hoan hỷ.

Đức tin được an trú một cách vững vàng, hiệp thế và siêu thế là nguồn gốc của hạnh phúc. Khả năng có được trí tuệ hiệp thế và siêu thế do nhờ sự chuyên cần cũng là nguồn gốc của hạnh phúc. Sự kiêng tránh hoàn toàn không làm các ác nghiệp là nguồn gốc của hạnh phúc. Câu kệ này cũng cho thấy bốn nguồn gốc hạnh phúc khác).

Vào lúc kết thúc thời pháp, hàng triệu chư thiên được giác ngộ Tứ Diệu Đế và chứng đắc giải thoát (Chú giải Dhammapada).

 

Câu chuyện về Bà-la-môn Pokkharasāti

 

(Để biết đầy đủ chuyện về vị Bà-la-môn Pokkharasāti, độc giả nên tham khảo phẩm Sīlakkhandha của Trường bộ kinh – Dīgha Nikāya. Ở đây câu chuyện được kể lại một cách tóm gọn.)

Một dịp nọ, vào lúc gần sáng, Đức Phật dò xét thế gian và Bà-la- môn Pokkharasāti xuất hiện trong võng trí của Ngài. Sau khi quán xét thêm, Đức Phật nhìn thấy những nghiệp quá khứ của Bà-la-môn có thể giúp ông chứng đắc thánh sotāpatti-magga. Đức Phật cũng thấy trước rằng:

 

“Khi Như Lai đến vùng Icchanangala, giáo sư Bà-la-môn Pokkharasāti sẽ sai Bà-la-môn trẻ Ambattha đi thẩm tra về các tướng chánh và tướng phụ của Như Lai. Ambattha sẽ tranh luận với Như Lai và nói ra những lời đầy ngu xuẩn. Như Lai phải khuyến dạy vị ấy và diệt trừ chất độc ngã mạn của vị ấy.Vị ấy sẽ trình lại vấn đề với thầy của vị ấy. Khi người thầy nghe lời tường trình của vị Bà-la-môn trẻ Ambattha, ông ta sẽ đi đến Như Lai và xem xét những tướng hảo của Như Lai. Khi ấy Như Lai sẽ thuyết độ cho Bà-la-môn Pokkharasāti, và khi thời pháp kết thúc thì ông ta sẽ chứng đắc Thánh quả Nhập lưu.”

Do sự tiên tri của Ngài, Đức Phật đi đến vương quốc Kosala cùng với năm trăm vị tỳ khưu, và trên đường đến ngôi làng của Bà-la- môn Icchanangala ở Kosala, Đức Phật ngụ trong một khu rừng gần đó.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasāti được vua Pasenadī Kosala bổ nhiệm làm thị trưởng thành phố Ukkattha đông dân, nơi phong phú về cỏ, củi đốt, nước và lúa gạo.

(Khi thành phố sắp được thành lập thì địa điểm của nó được đánh dấu dưới ánh sáng của những ngọn đuốc và lửa củi, vì vậy thành phố có tên là Ukkaṭṭha).

Nói về Bà-la-môn Pokkharasāti, trong thời của Đức Phật Kassapa, ông ta là một Bà-la-môn thông thuộc Tam phệ đà. Sau khi cúng dường vật thực và nghe pháp, ông ta được tái sanh vào cõi chư thiên.

Khi ông ta mạng chung từ cõi chư thiên và tái sanh xuống cõi người, ông ta được sanh ra từ một hoa sen Paduma trong một cái hồ lớn gần Himavanta. Một ẩn sĩ, dựng lên một ẩn xá gần hồ và đang sống ở đó. Khi đang đứng gần hồ sen, vị ấy trông thấy nụ sen lớn, nghĩ rằng: “Nụ sen lớn này lớn hơn những nụ sen khác một cách khác thường. Khi nó nở, ta sẽ hái nó.”

Ngay cả sau một tuần, búp sen không nở. Vị ẩn sĩ thiếu kiên nhẫn nên lội xuống hồ hái lấy hoa sen. Vừa khi hoa sen lìa khỏi cọng sen thì nó nở ra. Trước sự ngạc nhiên của vị ẩn sĩ, một đứa bé xuất hiện trong hoa sen, màu trắng bạc và khắp thân đứa bé phủ đầy phấn hoa giống như một pho tượng bạc được rải đầy bụi vàng.

 

Vị ẩn sĩ suy nghĩ: “Đứa bé này sẽ trở thành con người vĩ đại. Ta sẽ nuôi dưỡng từ hôm nay.” Vị ấy bế đứa bé vào ẩn xá, nuôi dưỡng và khi cậu bé được bảy tuổi, vị này dạy cho cậu bé về Tam phệ đà. Cậu bé đã trở thành một giáo sư Bà-la-môn rất nổi tiếng thông thuộc Tam phệ đà. Sau đó, giáo sư Bà-la-môn này đã thể hiện kiến thức của vị ấy với đức vua Kosala. Vì kính nể kiến thức của vị ấy nên đức vua đã phong cho vị ấy chức vụ thị trưởng của thành phố Ukkattha. Vị ấy được mọi người biết đến qua cái tên Pokkharasāti vì thọ sanh trong hoa sen.

Chàng trai Bà-la-môn này có nước da hoa sen trắng và rực rỡ như cái cột trụ bằng bạc được dựng lên ở cổng thành phố chư thiên. Đầu chàng ta có màu xanh đậm của ngọc saphire. Râu giống như đường viền đậm được vẽ trên mặt trăng. Đôi mắt giống như hoa sen xanh và cái mũi rất sạch và tròn giống như ống bạc. Hai bàn tay, hai bàn chân và đôi môi của vị ấy đẹp như sơn. Thân của chàng trai Bà-la- môn rất xinh đẹp. Vị ấy thích hợp làm vua ở một nơi không có người cai trị. Sự rực rỡ của vị Bà-la-môn như thế. Vì giống như hoa sen trắng nên vị ấy được gọi là Pokkharasāti (từ Chú giải).

Giống như Bà-la-môn Verañja được nêu ra ở phần trước, Pokkharasāti nghe về những ân đức của Đức Phật. Vị ấy sai một  người đệ tử thường trú tên là Ambaṭṭha, một chàng trai trẻ Bà-la-môn cũng thông thuộc Tam phệ đà và nhiều bộ kinh khác xứng đáng là Bà- la-môn.

Pokkharasāti nói với người đệ tử Ambaṭṭha về những ân đức của Đức Phật và nói rằng: “Này con Ambattha! Hãy đi đến Sa-môn Gotama và tìm hiểu xem tin đồn đúng hay không, xem vị ấy có đúng với danh tiếng của vị ấy hay không. 32 tướng hảo của bậc đại nhân đã được nêu ra một cách chính xác trong các bộ Phệ đà của chúng ta. Vì bậc đại nhân có những tướng hảo này thì chỉ có hai khả năng : Nếu sống đời thế tục thì vị ấy sẽ trở thành vị Chuyển luân vương, cai trị bốn châu ; hoặc nếu sống đời Sa-môn thì vị ấy sẽ trở thành một vị Phật. Này con Ambaṭṭha! Ta đã dạy con các bộ Phệ đà và con đã học chúng từ ta.”

 

(Là một Bà-la-môn thông minh, Pokkharasāti suy nghĩ rằng: “Trong thế gian này có nhiều người giống như Purāna Kassapa và những vị khác thường đi đây đó cho mình là Đức Phật, thế nên thật không khôn ngoan nếu ta kết giao với một ông thầy chỉ từ tin đồn. Chắc chắn, khó tách mình ra khỏi một người nào đó nếu đã kết giao với họ. Ngoài ra, một sự cố gắng như vậy có thể có hại cho lợi ích của người ấy, vì vậy, tốt hơn là nên sai đệ tử của ta đi tìm hiểu xem Sa- môn Gotama có phải là Đức Phật không trước khi chính ta đến yết kiến vị ấy.” Bởi vậy, Pokkharasāti sai đệ tử của vị ấy là Ambaṭṭha đi.) Sau khi làm lễ thầy và đứng dậy, Ambaṭṭha nói rằng: ” Vâng, thưa thầy!” Rồi đi đến khu rừng Icchanangala cùng với nhiều chàng trai trẻ khác trên chiếc xe lừa. Vị ấy đi xe đến tận khu rừng rồi để lại xe gần cổng và đi bộ vào tịnh xá. (Khi ấy trời đã trưa).

Lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu đang đi kinh hành ở ngoài trời. Ambaṭṭha đi đến các vị tỳ khưu và nói rằng: “Thưa các vị, Sa-môn Gotama đang ở đâu? Chúng tôi đến đây để yết kiến Sa-môn Gotama.”

Khi ấy, các vị tỳ khưu tự nghĩ:

“Chàng trai Ambaṭṭha này thuộc một gia đình nổi tiếng. Vị ấy cũng là đệ tử của giáo sư nổi tiếng Pokkharasāti. Đối với Đức Thế Tôn không có gì phiền phức để đàm luận với một thiện nam tử như vậy.” Bởi vậy, họ nói với Ambattha:

“Hãy đi một cách lặng lẽ đến nơi có cánh cửa đóng. Hãy bước đến chầm chậm rồi khe khẽ gõ vào cửa. Đức Thế Tôn sẽ mở cửa cho các vị.”

Rồi Ambaṭṭha đi và gõ cửa theo cách chỉ dẫn của các vị tỳ khưu. Đức Phật mở cửa, Ambaṭṭha đi vào chỗ ngụ có những chàng trai trẻ đi theo. Họ trao đổi những lời chào hỏi thân thiện với Đức Phật rồi ngồi xuống một nơi hợp lẽ.

(Chú thích: Đức Phật không tự mình đứng dậy mở cửa. Thực ra, Ngài duỗi bàn tay, nguyện rằng cánh cửa mở ra. Khi ấy cánh cửa tự động mở ra, sự mở cửa tự động này do nguyện lực của  Đức Phật  được diễn tả bằng câu Pāḷi “vivari bhagavā dvāraṃ” mà đơn giản được dịch là “Đức Phật mở cánh cửa”).

 

Thái độ của Ambaṭṭha

 

Chàng trai Ambaṭṭha thậm chí không chú ý đến sự rực rỡ trên thân của Đức Phật. Vì muốn đe dọa, vị ấy cởi chiếc khăn quấn trên ngực và vắt nó qua cổ của vị ấy. Tay nắm giữ sợi dây lưng, vị ấy đi đứng vênh váo, và khi thì đi khi thì đứng, khi thì cho thấy bàn tay, khi thì phơi bày bộ ngực, khi thì phơi bày cái lưng, khi thì tạo ra một tư thế thô lỗ bằng đôi tay của vị ấy và khi thì biểu lộ khuôn mặt xấu xí (như nhăn nhó), nói rằng:

“Thưa Sa-môn Gotama! Ngài có được an vui không? Ngài kiếm được vật thực có dễ dàng không? Điều rõ ràng là Ngài kiếm được vật không mấy khó khăn. Vì những nét đặc biệt từ nơi thân Ngài đều khỏe mạnh và rất ấn tượng. Bất cứ nơi nào Ngài đi đến, dân chúng tôn kính Ngài rất nhiều vì Ngài là một vị Sa-môn thuộc hoàng gia hay một vị Phật và họ cúng dường vật thực thượng vị. Này các bạn! Hãy nhìn vào chỗ ngụ của Sa-môn Gotama, nó giống như một đại sảnh khác thường. Nó giống như một cung điện chư thiên. Hãy nhìn vào chiếc giường và cái gối của vị ấy ! Một người sống trong một nơi xinh đẹp như vậy, làm sao có thể gặp khó khăn trong đời sống Sa-môn !”

Ambaṭṭha chỉ nói ra những lời nhạo báng và bất lịch sự mà sẽ gây cay đắng và chua xót mãi cho những người thường.

Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Chàng trai Ambaṭṭha này đã sử dụng sự cố gắng một cách không thích đáng như người đưa ra bàn tay để nắm lấy cõi Phạm thiên cao nhất (Bhavagga) hay người duỗi đôi chân để đi lại trong địa ngục Avīci, hay như người muốn bơi qua đại dương, hay như người muốn trèo lên ngọn núi Tu Di. Bây giờ Như Lai sẽ nói chuyện với vị ấy.” Khi nghĩ vậy, Đức Phật nói với Ambaṭṭha rằng: “Ngươi nói với Như Lai như một cách bất kính và chua chát bằng lối nói mà những người thiện không thể chấp nhận được. Phải chăng ngươi cũng nói với những vị thầy Bà-la-môn lớn tuổi và các thầy của họ theo cách như vậy?”

“Không, này Gotama! Tôi không nói với họ theo cách này. Khi một Bà-la-môn nói với người thầy đang đi thì vị ấy nói trong khi đang

 

đi. Nếu vị ấy muốn nói chuyện với người thầy Bà-la-môn đang đứng thì vị ấy đứng nói chuyện. Nếu vị ấy nói chuyện với vị thầy Bà-la- môn đang ngồi thì vị ấy ngồi mà nói. Nếu vị ấy muốn nói chuyện với vị thầy Bà-la-môn đang nằm thì vị ấy nằm mà nói.”

(Ở đây, vị Bà-la-môn thường nói chuyện với ông thầy của vị ấy chỉ trong khi đang đi, đang ngồi và đang đứng. Nhưng Ambaṭṭha quá ngạo mạn đến nỗi vị ấy kể ra cả oai nghi nằm).

 

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cấp hạ đẳng lần thứ nhất

 

Thế nên, Đức Phật nói rằng: “Này Ambaṭṭha! Một đệ tử Bà-la- môn đang đi có thể nói chuyện với vị thầy Bà-la-môn đang đi. Một học trò Bà-la-môn đang đứng có thể nói chuyện với một vị thầy Bà-la- môn đang đứng. Người học trò đang ngồi có thể nói chuyện với một vị thầy Bà-la-môn đang ngồi. Cách cư xử như vậy, tất cả những người thầy Bà-la-môn đều tán đồng. Nhưng ngươi nói trong khi đang nằm với một vị thầy Bà-la-môn đang nằm. (Trong trường hợp ấy ngươi quả thật giống như con bò). Phải chăng, khi ấy thầy của ngươi là con bò và ngươi cũng là con bò?”

Ambaṭṭha rất tức giận và nói rằng: ” Này Gotama! Với những vị Sa-môn đầu trọc, hèn hạ, cùng đinh và tăm tối, những kẻ sanh lên từ lòng bàn chân của Phạm thiên. Ta nói chuyện bằng cách giống như ta đang nói chuyện với ngươi bây giờ.” Như vậy, vị ấy đã coi thường Đức Phật bằng cách dùng từ ‘cùng đinh’ lần thứ nhất.

(Ở đây, theo Ambaṭṭha, các Bà-la-môn sanh lên từ miệng của Phạm thiên (Brahmā), các hoàng tử sanh lên từ ngực, các thương  nhân sanh lên từ rốn, những người lao động sanh lên từ đầu gối và những Sa-môn sanh lên từ bàn chân của Phạm thiên. Khi tin như vậy, Ambaṭṭha liệt các vị tỳ khưu là những người thuộc giai cấp thấp nhất và dù vị ấy không nói ra lời là đề cập đến Đức Phật).

Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Vì thanh niên Ambaṭṭha đến đây chỉ nói với ta bằng sự nhận xét ngã mạn. Giống như một người nắm vào cổ của con rắn độc hay cầm một khối lửa lớn hoặc cầm cái vòi của con

 

voi chúa trong thời kỳ sung sức, thanh niên này không biết khả năng của mình. Giờ đây, Như Lai sẽ làm cho chàng ta biết điều đó.” Đức Phật nói rằng:

”   Này Ambaṭṭha, ngươi đến đây vì một số mục đích. (1) Ngươi nên chú ý đến mục đích đưa ngươi đến đây (2) Không thông minh mà ngươi tự cho mình là thông minh. Đối với cách mà ngươi cư xử và nói với Như Lai thì chẳng có gì đáng nói ngoài việc thiếu sự thông  minh.”

(Ở đây, câu nói đầu tiên có nghĩa là “Thầy của ngươi đã sai ngươi đến đây không phải để lăng mạ chúng ta mà vì một mục đích khác. Bởi vậy, hãy chú ý đến công việc mà ngươi được sai đi.” Sau khi nhắc nhở Ambaṭṭha giữ phép xả giao của người khách, Đức Phật nói ra câu thứ hai để hạ thấp sự kiêu mạng của vị ấy).

Đầy phẫn uất và bất mãn với lời ám chỉ của Đức Phật về sự thiếu thông minh của vị ấy nên vị ấy đã quyết định chê trách Đức Phật trước mặt những người bạn của vị ấy, nói rằng:

”   Này Gotama! Các vị vương tôn công tử dòng Thích ca hạ đẳng, đầy kiêu ngạo, cộc cằn, tâm địa hẹp hòi, nói nhiều, họ không kính trọng hay cúi chào các Bà-la-môn.” Như vậy, Ambaṭṭha đã nói những lời xem thường các vị vương tử dòng Thích ca khi dùng từ ‘hạ đẳng’ lần thứ nhất.

 

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cấp hạ đẳng lần thứ hai

 

Đức Phật hỏi Ambaṭṭha là các vị vương tử dòng Thích ca đã xúc phạm vị ấy như thế nào. Ambaṭṭha trả lời : ‘ Này ông Gotama, một lần ta đến kinh thành Kapilavathu để kinh doanh cho thầy Pokkharasāti của ta. Ta đến viếng hội trường của các hoàng tử dòng Thích ca. Lúc đấy, nhiều vị vua dòng Thích ca, một số hoàng tử đã được phong vương, một số chưa được phong vương đang tán gẫu với nhau, họ cười vang và vui chơi náo nhiệt khi đang ngồi trên bục cao của hội trường. Thực vậy, dường như họ đang cười nhạo ta. Không ai mời ta ngồi. Này ông Gotama ! Việc các hoàng tử hạ đẳng dòng Thích ca

 

không tôn kính hay chào một Bà-la-môn là điều hoàn toàn không thích hợp.’ Như vậy, Ambaṭṭha đã chỉ trích Đức Phật lần thứ hai khi dùng từ ‘hạ đẳng.

(Các vị vương tử dòng Thích ca chế nhạo Ambaṭṭha vì họ biết tổ tiên của vị ấy. Vị ấy đến như kẻ say với sự ngã mạn, xương vai của vị ấy uốn cong và một tay cầm chéo dây thắt lưng treo thòng xuống chân của. Họ đùa giỡn với nhau, cười vui một cách náo nhiệt, nói rằng: ” Hãy nhìn gã kia! Ambaṭṭha, con cháu người nô lệ của chúng ta, Kaṇhāyana.”Ambaṭṭha biết tổ tiên của mình và suy xét đúng rằng các vị vương tử dòng Thích ca đang cười nhạo nhằm vào mình).

 

Các Sa-môn bị chỉ trích là giai cắp hạ đẳng lần thứ ba

 

Khi ấy, Đức Phật nói rằng: ” Này Ambaṭṭha! Ngay cả một con chim chiền chiện cũng có thể hót bao nhiêu tùy thích trong chỗ nghỉ của nó. Kapilavatthu là kinh thành của các vị vương tôn dòng Thích ca. Ngươi không nên có ác cảm với một vấn đề không quan trọng như vậy.”

Khi Đức Phật nêu ra ví dụ về con chim chiền chiện, Ambaṭṭha nghĩ rằng Đức Phật đã hết ngã mạn vì Ngài kết quyến thuộc của Ngài với những con chim chiền chiện và các vị Bà-la-môn với Haṃsa, chim sếu hay chim công. Thế nên, Ambaṭṭha tiếp tục nêu ra bốn hạng người: ” Này hiền hữu Gotama! Có bốn hạng người, đó là Vua chúa, Bà-la-môn, thương nhân và những lao công. Trong bốn hạng người này vua chúa, thương nhân và những người lao công thực ra là những người hầu của các Bà-la-môn. Như vậy, này hiền hữu Gotama! Việc các hoàng tử hạ đẳng dòng Thích ca không tôn kính hay chào một Bà- la-môn là điều hoàn toàn không thích hợp.”

Như vậy, Ambaṭṭha đã xem thường các vị vương tử dòng Thích ca lần thứ ba bằng cách dùng từ ‘hạ đẳng’.

 

Bằng chứng về dòng dõi thấp hèn của Ambaṭṭha

 

Vì Ambaṭṭha cứ mãi chê bai về những vị vương tử dòng Thích Ca là những người hạ đẳng nên Đức Phật quyết định hỏi về dòng dõi của Ambaṭṭha:”Này Ambaṭṭha! Ngươi thuộc dòng dõi nào?” Ambaṭṭha nói to ba lần: “Này Gotama! Ta thuộc dòng họ Kaṇha.”

(Ở đây, Ambaṭṭha biết sự không trong sạch của dòng dõi Kaṇha một cách nông cạn. Vị ấy không biết đời sống trước kia của Kaṇha. Do vô minh, vị ấy nghĩ rằng Đức Phật không thể nói gì và vị ấy nêu ra sự nhận xét trên do tánh kiêu ngạo).

Đức Phật giải thích với Ambaṭṭha về dòng dõi của các vị vương tử Thích ca và dòng dõi Kaṇha: “Này Ambaṭṭha! Nếu ngươi lật lại gia phả của ngươi thì ngươi sẽ thấy rằng những vị vương tử Thích ca là những người con trai của những vị vua chúa, và ngươi là con trai của một nữ nô lệ.”

“Này Ambaṭṭha! Các vị vương tử Thích ca xem vua Okkāka là ông của họ. Việc xảy ra đã lâu, vua Okkāka có một hoàng hậu trẻ mà vị ấy một mực yêu quí. Vì muốn trao vương quốc cho con trai của chánh hậu, nên đức vua cho những đứa con trai lớn đi xa xứ gồm có Okkāmukha, Karakanda, Hatthinika và Sinisura (những người chị và em gái của họ là Piyā, Sappiyā, Ānanda, Vijitā, và Vijitasenā, năm vị công chúa này cũng được đức vua cho phép đi theo các vị hoàng tử). Những vị hoàng tử ấy đã lập nên một thành phố trong rừng cây teak, gần cái hồ trên vùng Himavanta. Họ đã cưới những chị em gái của họ để duy trì sự thuần khiết của gia tộc.”

“Này Ambaṭṭha! Vua Okkāka đã hỏi các quan của vị ấy xem các con trai sống ở đâu. Các quan bèn tâu lại với đức vua rằng những hoàng tử đã lập nên một thành phố trong rừng cây teak, gần hồ Himavanta, và họ đã kết hôn với chị em gái của họ để duy trì huyết thống thuần khiết của gia tộc.”

“Này Ambaṭṭha! Khi ấy vua Okāka đã kêu lên: “Các đứa con trai của trẫm rất có năng lực. Chúng rất có năng lực!” Để ám chỉ đến lời tuyên bố của đức vua, các vị hoàng tử được gọi là Sakyan (Sakya ‘những người có năng lực’). Vua Okāka là người đứng đầu của các vị hoàng tử Sakyan.

 

 

Nguồn gốc của dòng họ Kaṇha

 

Này Ambaṭṭha! Vua Okkāka có một nữ nô lệ tên là Disā. Nàng sanh ra một đứa con trai đặt tên là Kaṇha. Ngay sau khi được sanh ra, Kaṇha đã biết nói: “Mẹ ơi! Hãy làm sạch cho con. Hãy tắm cho con. Hãy làm cho con được thoát khỏi sự bất tịnh này. Con sẽ là người làm điều tốt lành cho mẹ. ”

Này Ambaṭṭha! Cũng như ngày nay, người ta gọi dạ xoa là pisaca. Cũng vậy, trong thời kỳ ấy, người ta gọi Kaṇha là dạ xoa. Họ bàn về đứa con trai của nữ nô lệ như sau: “Đứa bé này biết nói ngay sau khi mới sanh ra. Bởi vậy, cậu ta là Kaṇha (dạ xoa).” Sau khi có câu nói ấy thì những người trong bộ tộc Kaṇha được gọi là Kaṇhāyana, còn Kaṇha là ông tổ của bộ tộc Kaṇhā.

Này Ambaṭṭha! Vì thế, nếu truy nguyên về gia phả của ngươi, ngươi sẽ thấy rằng những vị hoàng từ dòng Sakyan là những người con trai của vị vua trong khi ngươi là con trai của nữ nô lệ của họ.”

Khi Đức Phật nói như vậy, thì những chàng trai trẻ đã đi chung với Ambaṭṭha cùng nói rằng: “Này ông Gotama! Đừng hạ thấp Ambaṭṭha một cách quá tệ như vậy bằng cách dùng từ ‘con trai cùa một nữ nô lệ’. Này ông Gotama! Đừng hạ thấp Ambaṭṭha một cách quá tệ hại như vậy bằng từ ‘con trai của một nữ nô lệ’. Ambaṭṭha sau khi sanh ra trong một gia đình thiện nam tử tốt lành, kiến thức, thiện xảo trong sự ăn nói và có trí tuệ. Vị ấy có đủ khả năng để thách thức và bác bỏ Ngài liên quan đến việc Ngài dùng từ ‘con trai của nữ nô lệ.’ ”

(Ở đây, sự phản đối kịch liệt của những chàng trai có ý định chỉ để khỏi bị quở trách trước thầy của họ. Theo ý kiến họ, Ambaṭṭha là người đệ tử đứng đầu của thầy họ. Nếu họ không góp lời vào cuộc tranh luận này với Đức Phật thì Ambaṭṭha sẽ về kể lại với thầy khiến ông không hoan hỷ với họ. Khi nghĩ vậy, họ bèn ủng hộ Ambaṭṭha để khỏi bị khiển trách. Tuy nhiên, trong thâm tâm thì họ muốn Ambaṭṭha

 

bị hạ nhục. Quả thật, do tánh kiêu ngạo của Ambaṭṭha nên chúng vốn đã ghét vị ấy rồi).

Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Nếu những chàng trai này ngồi đó mà la hoài thì ta sẽ không kết thúc được bài nói, ta sẽ khiến chúng im lặng và nói với Ambaṭṭha. ” Bởi vậy, Đức Phật nói với họ rằng:

“Này các chàng trai! Nếu các người tin rằng vì Ambaṭṭha thuộc dòng dõi thấp hèn, không thuộc gia đình tốt, thiếu kiến thức, không rành mạch trong việc ăn nói và không có trí tuệ, vị ấy không đủ khả năng để biện luận với Sa-môn Gotama thì hãy bỏ vị ấy ở lại một mình. Các ngươi có đồng ý với Như Lai về vấn đề này không tùy các người. Nhưng nếu các người nghĩ rằng Ambaṭṭha thuộc gia đình tốt, thiện nam tử, có đầy đủ kiến thức, rành mạch trong lãnh vực ăn nói, có trí tuệ và có khả năng tranh luận với Như Lai về vấn đề này thì các ngươi hãy giữ im lặng. Hãy để một mình Ambaṭṭha tranh luận với Như Lai.” Khi ấy những chàng trai nghĩ rằng: “Ambaṭṭha (không dám ngẩng đầu lên nữa) khi nghe nói rằng vị ấy là con trai của một nữ nô lệ. Nếu Sa-môn Gotama nói với một người nào đó rằng vị ấy là nô lệ thì ai có thể thách thức và tranh luận với Sa-môn Gotama. Hãy để Ambaṭṭha tự mình bỏ đi gánh nặng do vị ấy tạo ra.” Khi muốn phủi tay của họ và đặt trách nhiệm lên Ambaṭṭha, họ nói lời thân thiện với

Đức Phật.

“Này hiền hữu Gotama! Ambaṭṭha là thiện sanh, thuộc gia đình tốt, có đầy đủ kiến thức, rành mạch trong việc ăn nói và thông minh. Vị ấy có khả năng để bác bỏ việc Ngài đã dùng từ ‘con trai của nữ nô lệ’. Chúng tôi sẽ im lặng để Ambaṭṭha tranh luận với Ngài.”

Bấy giờ, Đức Phật hỏi Ambaṭṭha rằng:

“Này Ambaṭṭha! Đây là câu hỏi hợp lý dành cho ngươi. Ngươi phải trả lời câu hỏi ấy dù ngươi không muốn. Nếu ngươi không trả lời câu hỏi đầy đủ hay nói lời thoái thác hoặc làm thinh hoặc bỏ đi thì cái đầu của ngươi sẽ vỡ thành bảy mảnh ngay tại chỗ.

Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các thầy Bà-la-môn và những tiền

 

nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào? Ai là tổ tiên của những người thuộc dòng họ Kaṇha?”

Khi Đức Phật hỏi như vậy, Ambaṭṭha làm thinh (sự làm thinh của vị ấy là kết luận của ý nghĩ như vầy “Sa-môn Gotama muốn ta thừa nhận rằng ta là con trai của một nữ nô lệ. Nếu ta làm như vậy thì chắc chắn ta là nô lệ. Nếu Sa-môn Gotama hỏi ta hai lần hoặc ba lần và ta từ chối không trả lời vị ấy thì vị ấy sẽ không nói gì và khi ấy ta sẽ bỏ đi.”)

Lần thứ hai, Đức Phật hỏi vị ấy: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các thầy Bà-la-môn và những tiền nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào? Ai là tổ tiên của những người thuộc dòng họ Kaṇha?” Nhưng vị ấy vẫn làm thinh.

Khi ấy, Đức Phật nói rằng: ” Này Ambaṭṭha! Bây giờ không phải là lúc để ngươi làm thinh. Nếu một người từ chối không trả lời câu hỏi hợp lý mà Đức Phật hỏi vị ấy ba lần thì đầu của người ấy sẽ vỡ thành bảy mảnh ngay tại chỗ.”

Lúc bấy giờ, Sakka (vua của chư thiên) đi đến và đứng giữa hư không trên đầu của Ambaṭṭha mang hình tướng của một vị Dạ xoa tay cầm cái chùy sắt cháy đỏ và đang đe dọa sẽ đập vỡ cái đầu của Ambaṭṭha ra thành bảy mảnh ngay tại chỗ nếu vị ấy từ chối không trả lời câu hỏi hợp lý mà Đức Phật đã hỏi đến ba lần. Sakka mang hình tướng dạ xoa mà chỉ Đức Phật và Ambaṭṭha trông thấy.

(Ở đây, có thể nêu ra câu hỏi là tại sao Sakka đến? (Câu trả lời là) vị ấy đến là để làm cho Ambaṭṭha bỏ đi tà kiến. Khi Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu Đức Phật tuyên thuyết Giáo pháp, Sakka đi vùng với Phạm thiên, nói rằng: “Bạch Thế Tôn! Xin Ngài hãy thuyết pháp, chúng con sẽ khiến cho những người cứng đầu, không tuân phục phải nghe theo lời Ngài. Hãy để uy quyền của Ngài là Giáo pháp (Dhamma), còn uy quyền của chúng con là mệnh lệnh.” Để thực hiện lời hứa của mình, Sakka đã đến để đe dọa Ambaṭṭha và buộc vị ấy  phải trả lời câu hỏi của Đức Phật).

 

(Liên quan đến câu nói “Sakka, trong hình tướng của một dạ xoa chỉ hiện trước Đức Phật và Ambaṭṭha.” Điều cần giải thích là nếu vị ấy cũng được người khác nhìn thấy thì họ sẽ có ấn tượng không tốt về Đức Phật. Họ sẽ nói lời khinh thường rằng Đức Phật đem dạ xoa ra dọa Ambaṭṭha, vì Ambaṭṭha không chấp nhận giáo lý của Đức Phật, và chàng trai Bà-la-môn đã bị cưỡng ép nói lời miễn cưỡng).

Khi Ambaṭṭha vừa nhìn thấy dạ xoa, thân của vị ấy toát mồ hôi. Vị ấy cảm thấy cả cái bụng đang chuyển động lên xuống phát ra tiếng kêu khủng khiếp. Vị ấy nhìn những người bạn đi chung với mình nhưng không thấy dấu hiệu nào trong họ cả, vị ấy nghĩ: “Ta là người duy nhất bị dạ xoa đe dọa. Nếu ta nói cho họ biết có dạ xoa thì họ sẽ nói rằng ‘Phải chăng chỉ bạn mới có đôi mắt để thấy dạ xoa? Trước kia bạn không thấy dạ xoa. Bạn trông thấy dạ xoa chỉ khi bạn thấy mình bị bí lối trong cuộc tranh luận với Sa-môn Gotama?’ Bây giờ không có ai khác để ta nương tựa ngoài Sa-môn Gotama.” Lòng đầy sợ hãi với lông tóc dựng đứng, Ambaṭṭha đi đến Đức Phật, ngồi ở một chỗ thấp hơn và nói rằng: “Tôn giả Gotama đã nói gì? Xin tôn giả hãy nói lại.”

Khi ấy, Đức Phật bèn hỏi vị ấy lần cuối cùng:

“Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ra đây? Ngươi đã nghe gì từ các thầy Bà-la-môn và những tiền nhân của họ (về điều ấy)? Dòng họ Kaṇha đã bắt nguồn như thế nào? Ai là tổ tiên của những người thuộc dòng họ Kaṇha?”

Khi ấy, Ambaṭṭha thú nhận: “Thưa Sa-môn Gotama! Tôi đã nghe điều mà tôn giả đã nói từ những vị thầy Bà-la-môn và những tiền nhân của họ. Dòng họ Kaṇha có nguồn gốc từ Kaṇha, con trai của nữ nô lệ. Rằng Kaṇha là tổ tiên của họ.”

 

Tổ tiên của Ambaṭṭha

 

Sự thú nhận của Ambaṭṭha gây ra tiếng xì xào trong các Bà-la- môn trẻ khác. Họ la lên: “Này bạn! Nghe nói rằng Ambaṭṭha là hạ sanh, không thuộc gia đình tốt, và con trai nữ nô lệ của những hoàng

 

tử Thích ca. Những hoàng tử Thích ca được xem là các con trai của những ông chủ của Ambaṭṭha. Chúng tôi đã hiểu lầm Sa-môn Gotama và đã chê bai vị ấy, trong khi sự thật thì vị ấy nói lời chân thật (Dhammavādi).”

Khi ấy, Đức Phật suy nghĩ: “Những chàng trai này đang hạ nhục Ambaṭṭha một cách gay gắt bằng từ ‘con trai nữ nô lệ’. Tốt hơn ta nên làm cho Ambaṭṭha thoát khỏi mọi hạ nhục như vậy”.

Thế nên, Đức Phật nói:

“Này các chàng trai! Đừng hạ nhục Ambaṭṭha một cách gay gắt bằng từ ‘con trai nữ nô lệ’. Vị Kaṇha là một vị ẩn sĩ có oai lực,vị ấy đi đến vùng đất ở phía nam của sông Hằng và sau khi học các Mantras đầy linh nghiệm, vị ấy đi đến vị vua Okkāka và xin cưới con gái Maddarūpi của nhà vua.”

Vua Okkāka nói rằng: ” Ồ! Ẩn sĩ Kaṇha này là con trai của nữ nô lệ, thế mà muốn cưới con gái của ta. Hắn là loại người gì?” Đầy phẫn nộ, đức vua lắp tên vào cung nhưng vị ấy không thể bắn cây tên ra, cũng không thể rút lại.

Khi ấy, các vị quan đi đến vị ẩn sĩ và xin vị ấy hãy cứu đức vua. Kaṇha nói rằng đức vua sẽ được an toàn nhưng vị ấy đe dọa rằng nếu đức vua thả cây tên thì vùng đất trong khắp vương quốc của vị ấy sẽ bị tiêu diệt.

(Ở đây, ẩn sĩ Kaṇha đi đến vùng đất phía nam của sông Hằng, là một người tục gia và sau khi hầu hạ vị ẩn sĩ Bà-la-môn, vị ấy học được Mantra để vô hiệu hóa cây tên. Vị ấy mặc vào chiếc y của vị ẩn sĩ, đi đến vua Okkāka để xin cưới công chúa Maddarūpi và khi đức vua nổi giận lấy cung tên bắn giết vị ấy. Vị ấy vô hiệu hóa cây tên bằng câu thần chú. Câu thần chú chỉ có năng lực làm cản trở cây tên. Còn câu nói của Kaṇha rằng vùng đất sẽ bị huỷ diệt là lời đe dọa trống rỗng, chỉ là lời nói dối. Những lời đe dọa khác của vị ấy cũng vậy thôi).

Các vị quan cầu xin vị ấy hãy cứu lấy đức vua và vương quốc. Vị ấy nói rằng đức vua và vương quốc sẽ được yên ổn, nhưng vị ấy lại

 

nói dối rằng nếu đức vua thả cây tên xuống đất thì trong bảy ngày cà vương quốc sẽ không có mưa.

Các vị quan khẩn cầu vị ấy miễn xá cho đức vua và vương quốc và làm cho mưa rơi xuống. Vị ấy nói rằng cả đức vua và vương quốc sẽ được an ổn và trời sẽ mưa rằng nếu cây tên ấy được hướng về người con trai lớn thì vị ấy sẽ được an toàn mà không một sợi lông nào dựng đứng. Kaṇha nói điều này chỉ sau khi khiến đức vua hứa gả con gái của vị ấy.

“Này các chàng trai! Khi ấy các quan đã tâu lại với đức vua Okkāka. đức vua hướng cây tên đến người con trai lớn và thái tử được an toàn mà không một sợi tóc dựng đứng. Bị đe dọa bằng khí giới của Mantra, vua Okkāka trở nên sợ hãi, lông tóc dựng đứng (sau khi cho người tắm đầu của Kaṇha và giải bỏ tình trạng nô lệ của vị ấy). Đức vua đã gả con gái Maddarūpi của mình cho Kaṇha.

Này các chàng trai! Đừng hạ nhục Ambaṭṭha một cách gay gắt bằng từ ‘con trai của nữ nô lệ’. Kaṇha ấy là một ẩn sĩ có quyền lực.”

Đức Phật đã kể lại câu chuyện về Kaṇha và khi nói rằng Ambaṭṭha có đôi phần thân thuộc với các hoàng tử dòng Thích ca. Và như vậy, Thế Tôn đã an ủi Ambaṭṭha. Giống như người được dội lên gáo nước, Ambaṭṭha cảm thấy nguôi ngoai nhiều vì sự lo lắng (về địa vị xã hội của vị ấy) đã được rửa sạch. Vị ấy trở nên kiêu ngạo, nghĩ rằng: “Đức Phật đã khẳng định mối quan hệ bà con của vị ấy với dòng tộc Sát-đế-lỵ (Khattiya) về phía bên mẹ của vị ấy.”

 

Tính chất cao quý của những vị Sát-đế-lỵ

 

Ambaṭṭha tự cho mình là thành viên của giai cấp thống trị mà không biết rằng vị ấy chẳng phải là một hoàng tử thực sự. Bởi vậy, Đức Phật quyết định giải mê cho vị ấy và giải thích ý nghĩa của chữ Khattiya. Ngài tiếp tục cuộc đàm đạo vấn đáp với Ambaṭṭha.

“Này Ambaṭṭha! Bây giờ ngươi nghĩ thế nào về câu hỏi của Như Lai sắp hỏi ngươi? Giả sử trong thế gian này có một người đàn ông thuộc gia đình quý tộc lấy một người đàn bà thuộc dòng dõi Bà-la-

 

môn. Kết quả là họ sanh ra một đứa con trai. Vậy đứa con trai của đôi vợ chồng ấy có được ưu tiên trong các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và nước uống không?”

Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Có, thưa Ngài, người ấy được ưu

tiên.”

Đức Phật hỏi lại: “Có thể chăng các Bà-la-môn hầu hạ người đàn ông ấy ở bữa đám giỗ, tiệc cưới, lễ tế và tiệc đãi khách?”

Khi Ambaṭṭha trả lời là: “Có thể, thưa Sa-môn Gotama! Họ có thể hầu hạ vị ấy.”

Đức Phật hỏi: “Các Bà-la-môn có thể hay không thể dạy Tam

phệ đà cho vị ấy?”

Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Có thể, thưa Ngài, họ có thể dạy cho vị ấy.”

Đức Phật hỏi: “Có thể cấm vị Bà-la-môn hoặc không thể cấm vị ấy kết hôn với một nữ Bà-la-môn không?”

Khi ấy, Ambaṭṭha trả lời: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể cấm.”

Để giải quyết tranh luận này, Đức Phật nói rằng: ” Dòng dõi vua chúa có thể phong vương cho vị ấy được không?”

“Không, thưa Ngài Gotama!” Ambaṭṭha trả lời một cách đúng đắn “Họ không thể làm lễ phong vương cho vị ấy vì mẹ của vị ấy không phải là thành viên của dòng tộc Khattiya.”

(Ở đây, trong phần này Ambaṭṭha trả lời rằng con trai của người cha Khattiya và người mẹ là Bà-la-môn thì không được phong vương do bởi dòng dõi thấp hơn của người mẹ. Cũng vậy, con trai của người cha Bà-la-môn và người mẹ Khattiya cũng không được phong vương bởi vì dòng dõi thấp hơn của người cha. Đức Phật tiếp tục cuộc đàm thoại với Ambaṭṭha để làm sáng tỏ điều này).

Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ gì về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ngươi đây? Giả sử trong thế gian này có một người đàn ông Bà-la-môn kết hôn với một người đàn bà Sát-đế-lỵ và một đứa con trai được sanh ra từ sự kết hôn này. Vậy đứa con trai của họ có nhận được sự ưu tiên trong số các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và nước?”

 

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, vị ấy có thể.”

Đức Phật: “Có thể chăng có các vị Bà-la-môn hầu hạ vị ấy

trong lễ đám giỗ?”

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể.”

Đức Phật: “Họ có thể hay không thể dạy Tam phệ đà cho vị ấy?”

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể.”

Đức Phật: “Họ có thể cấm vị ấy kết hôn với một nữ Bà-la-môn chăng?”

Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”

Đức Phật: “Các vị Sát-đế-lỵ có thể phong vương cho vị ấy

không?”

Ambaṭṭha: “Không, Thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”

Đức Phật: “Như vậy, này Ambaṭṭha! Nếu ngươi so sánh một người đàn bà với một người đàn ông, ngươi sẽ thấy rằng chỉ có những vị Khattiya mới giữ địa vị cao hơn, còn nói rằng: ” Những vị Bà-la-môn giữ địa vị thấp hơn.”

Sau đây là cuộc đàm thoại khác giữa Đức Phật và Ambaṭṭha để cho thấy tánh ưu việt của các vị Khattiya và địa vị thấp hơn của các vị Bà-la-môn.

Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Ngươi nghĩ gì về câu hỏi mà Như Lai sắp hỏi ngươi đây? Giả sử trong thế gian này có vị Bà-la-môn với cái đầu bị cạo nhẵn và bị bôi đầy tro lên đó, bị các vị Bà-la-môn khác trục xuất ra khỏi xứ hoặc thành phố vì một tội nào đó. Có thể rằng vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy nhận được sự ưu tiên trong các vị Bà-la-môn về chỗ ngồi và nước uống chăng?”

Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Vị ấy không thể.”

Đức Phật: ‘Có thể chăng các vị Bà-la-môn hầu hạ vị bị trục xuất ấy trong lễ cúng giỗ, lễ cưới, lễ cúng tế và tiệc đãi khách?”

Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể”.

 

Đức Phật: “Các vị Bà-la-môn có thể hay không thể dạy Tam phệ đà cho vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy?”

Ambaṭṭha: “Không, thưa Ngài Gotama! Họ không thể.”

Đức Phật: “Các vị Bà-la-môn có thể cấm vị Bà-la-môn bị trục xuất ấy kết hôn với một nữ Bà-la-môn chăng?”

Ambaṭṭha: “Vâng, thưa Ngài Gotama, họ có thể”.

Đức Phật: “Này Ambaṭṭha! Các vị Khattiya có thể trục xuất một vị Khattiya với cái đầu bị cạo nhẵn và bị phủ đầy tro vì một tội nào đó và do bị đối xử như vậy, vị ấy rất nhục nhã. Nhưng dầu vị ấy rất nhục nhã, vị Khattiya ấy cũng giữ địa vị cao hơn và vị Bà-la-môn giữ địa vị thấp hơn.

Này Ambaṭṭha! Sannankumāra Brahmā cũng nói lên câu kệ này:

 

Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ ye gotttapatisārino

vijjā-caraṇa sampanno so seṭṭho deva-mānuse.

Trong số những người tin tưởng nhiều về tổ tiên, thì những người Khattiya đáng được tán dương và cao quý hơn. Trong chư thiên và nhân loại, có người trí tuệ và đã thực hành trí tuệ ấy thì đáng tán dương và cao quý hơn.

Này Ambaṭṭha! Câu kệ này được khéo nói bởi Phạm thiên Sanankumāra. Nó không phải không khéo nói: nó liên quan đến lợi lạc, nó không phải không liên quan đến lợi lạc.

Này Ambaṭṭha! Như Lai cũng đồng ý với câu kệ này, Như Lai cũng như Phạm thiên Sanankumāra Brahma, đã đọc lên câu kệ này:

 

Khattiyo seṭṭho janetasmiṃ

so seṭṭha devamānusse.

 

Giải thích Minh và Hạnh (Vijjā & Caraṇa)

 

Trong câu kệ có nhóm chữ ‘Vijjā-caraṇa sampanno’ nghĩa là ‘Minh hạnh túc’. Đối với Ambaṭṭha thì Minh (vijjā) ám chỉ Tam phệ đà, trong khi Hạnh (caraṇa) chỉ ngũ giới. Ambaṭṭha nghĩ rằng nếu một người có Minh và Hạnh thì người ấy được tán dương và cao quý hơn, chỉ những Bà-la-môn mới đáng được tán dương và cao quý. Vì muốn biết hai đức tánh này, vị ấy hỏi rằng: “Này hiền hữu Gotama! Thế nào là caraṇa và thế nào là vijjā?”

Khi ấy, Đức Phật vì muốn chỉ ra trí tuệ và pháp hành tối cao và siêu việt, Ngài không bàn tới Tam phệ đà và Ngũ giới liên quan đến hệ thống giai cấp, v.v… của Bà-la-môn giáo, Ngài nói rằng:

“Này Ambaṭṭha! Về vấn đề Minh hạnh túc, ngươi đừng bao giờ nói lời nào như ‘Ông thích hợp với tôi’ hay ‘Ông không thích hợp với tôi’, những từ phát sanh từ chấp thủ vào dòng dõi, họ hàng và sự ngã mạn.

Này Ambaṭṭha! Chỉ trong xã hội loài người với những tục lệ về hôn nhân liên quan đến việc gả hoặc cưới con gái, ngươi mới dùng những từ phát sanh từ sự chấp thủ dòng dõi, bộ tộc và sự ngã mạn, những từ như ‘Ông thích hợp với tôi’ hay ‘Ông không thích hợp với tôi’.

Này Ambaṭṭha! Những người bám chấp vào những từ sanh lên từ dòng dõi (jāti-vāda), những từ sanh lên từ sự chấp thủ vào bộ tộc (gotta-vāda), những từ sanh lên từ sự chấp thủ vào ngã mạn (manā- vāda) và những từ phát sanh lên từ sự chấp thủ vào những sự hôn  nhân liên quan đến việc cưới gả con gái thì hoàn toàn khác xa với Minh hạnh túc.

Này Ambaṭṭha! Một người có thể giác ngộ Minh hạnh túc chỉ khi nào người ấy khắc phục được sự chấp thủ vào dòng dõi, sự chấp thủ vào bộ tộc, sự chấp thủ vào ngã mạn, sự chấp thủ vào những cuộc hôn nhân liên quan đến việc gả con gái.”

Khi ấy, Ambaṭṭha nghĩ rằng: “Niềm tin của chúng ta vốn là xưa nay chúng ta vốn có Minh và Hạnh. Nhưng cũng như con gió mạnh thổi sạch những vỏ thóc, Sa-môn Gotama đã rọi sáng cho chúng ta những từ Minh và Hạnh ấy. Sa-môn Gotama chỉ nhấn mạnh và tán

 

dương Minh Hạnh tối cao này mà chúng ta không thể hiểu được. Chúng ta nên biết về Minh và Hạnh mà Sa-môn Gotama nói đến.” Suy nghĩ như vậy, Ambaṭṭha bèn hỏi Đức Phật về chúng: “Thưa hiền hữu Gotama! Thế nào là Hạnh và thế nào là Minh?”

Khi ấy, cũng như trong bài kinh Samañña-phala, Đức Phật bèn ban ra pháp thoại về Minh Hạnh tối cao và siêu việt, phần này đến phần khác bắt đầu từ sự xuất hiện của Đức Phật và kết thúc bằng sự chứng đắc Đạo Quả A-la-hán.

 

Bốn nguyên nhân hoại diệt Minh và Hạnh

 

(Giải thích tóm tắt:) Đức Phật chỉ cho Ambaṭṭha thấy bốn nguyên nhân của sự hoại diệt Minh và Hạnh (hay của Dhamma). Bốn nguyên nhân ấy là:

(1)   Đời sống của Sa-môn mà không thể sống theo Giáo Pháp để chứng đắc Minh và Hạnh, đi vào rừng và bắt đầu ăn những trái cây đã rụng.

(2)   Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành dầu chỉ bấy nhiêu, đi vào rừng và bắt đầu ăn những loại củ và những trái cây.

(3)   Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành như thế, bèn dựng lên một cái chòi đốt lửa ở gần thị trấn hay gần làng mạc và thờ cúng lửa.

(4) Đời sống của vị Sa-môn mà không thể thực hành ngay cả bấy nhiêu, bèn dựng lên một cái giả ốc có lối vào từ bốn hướng tại ngã tư đường, để kiếm tiến bằng cách cung cấp nước uống cho tất cả mọi người đến từ bốn hướng.

Đức Phật mô tả bốn loại Sa-môn này tạo thành những Bà-la-môn và Sa-môn mà xã hội gọi là những người hầu của vị Sa-môn có Minh và Hạnh. Ambaṭṭha và thầy của vị ấy thiếu Minh và Hạnh như vậy. Họ thuộc về bốn loại Sa-môn và Bà-la-môn thoái hóa, không bàn về những hạng Sa-môn chân chánh có hai đức tánh này, Đức Phật luận ra những sự thật này từ Ambaṭṭha qua câu hỏi của vị ấy và rồi phê bình vị ấy lần thứ nhất.

 

“Này Ambaṭṭha! Ngươi và thầy của ngươi không có Minh và Hạnh tối cao. Ngươi thậm chí không có phẩm chất thấp hơn của những hạng Sa-môn mà cách sống của họ là nguyên nhân dẫn đến sự hoại diệt của Minh và Hạnh.

“Này Ambaṭṭha! Thầy của ngươi là Bà-la-môn Pokkharasāti không có những phẩm chất thấp hơn (dẫn đến sự hoại diệt như vậy), tuy nhiên vị ấy nói một cách xấc xược: “Những vị Sa-môn đầu trọc hạ đẳng, vô dụng, sanh lên từ bàn chân của Phạm thiên là loại người gì? Làm sao những người Bà-la-môn thông thuộc Tam phệ đà có thể bàn luận với họ được? Này Ambaṭṭha! Ngươi hãy chú ý đến khuyết điểm này của ông thầy Bà-la-môn Pokkharasāti.”

Sau đó Đức Phật nói thêm rằng:

“Này Ambaṭṭha! Thầy Bà-la-môn Pokkharasāti của ngươi, thọ hưởng những đặc ân của đức vua Pasenadī Kosal. Tuy nhiên, đức vua không cho ông ấy cơ hội diện kiến. Cũng vậy, khi hỏi ý kiến của Bà- la-môn Pokkharasāti thì đức vua hỏi từ sau bức màn. Này Ambaṭṭha! Tại sao đức vua không cho vị ấy đến diện kiến, ngươi là người nhận lãnh những đồ trữ một cách hợp pháp do đức vua ban cho, (ngươi hãy suy nghĩ về lý do của vấn đề này)? Này Ambaṭṭha! Ngươi hãy chú ý khuyết điểm này của ông thầy Bà-la-môn Pokkharasāti.”

Đây là lời chỉ trích lần thứ hai do Đức Phật nói ra.

(Ở đây, vị Bà-la-môn biết mantra (chú) để lừa gạt trước mặt người khác (summukhā avaṭṭaṁ). Khi đức vua đeo một vật trang sức rất đắc giá, vị ấy đứng gần đức vua, đọc chú và thì thầm tên của vật trang sức khiến đức vua phải cho vật trang sức ấy mà không thể nói ‘Ta sẽ không cho’. Rồi vào một ngày hội, đức vua ra lệnh: “Hãy đem vật trang sức mahāraha đến cho trẫm.” Những người hầu bèn tâu rằng đức vua đã cho nó đến Bà-la-môn Pokkharasāti. Đức vua bèn hỏi tại sao vua lại cho và các quan trả lời rằng vị Bà-la-môn biết mantra đã gạt đức vua và lấy vật trang sức mahāraha.

(Các quan khác cũng vậy, họ ganh tỵ với Bà-la-môn kia vì quan hệ thân mật với đức vua, nói rằng: “Tâu đại vương! Bà-la-môn Pokkharasāti có một bệnh cùi mang tên là bệnh bạch bì. Loại bệnh này

 

lan truyền do tiếp xúc từ thân. Vì vậy xin đừng ôm và vuốt ve Bà-la- môn như bệ hạ làm khi gặp ông ta.” Từ dạo ấy, đức vua không cho phép vị Bà-la-môn được đến yết kiến).

Tuy bị mất ân huệ này nhưng Bà-la-môn Pokkharasāti là một học giả uyên bác về luật pháp và chính trị; không một điều gì bị sai lầm nếu nó được thi hành sau khi tham khảo ý kiến của vị ấy. Thế nên, đức vua ngồi đằng sau bức màn và hỏi ý kiến của vị Bà-la-môn ngồi ở bên ngoài bức màn.

(Điều này không ai biết ngoài đức vua và vị Bà-la-môn. Đức Phật tiết lộ bí mật này (không phải để hạ nhục vị Bà-la-môn ) vì Ngài biết rằng sự phơi bày như vậy chắc chắn sẽ thuyết phục những người khác tin vào Nhất thiết trí của Ngài).

Rồi Đức Phật lại hỏi Ambaṭṭha và làm cho vị ấy thừa nhận rằng không thể nào một người bình dân hay nô lệ của ông ta trở thành vua hay vị quan chỉ bằng cách ngồi vào chỗ mà vua của nước Kosala đã ngồi nói chuyện với các quan hay các công chúa, hay bằng cách lập lại những gì mà họ đã nói ra trong những cuộc hội họp. Như vậy, Đức Phật chỉ ra rằng cũng dường thế ấy, không thể nào để Ambaṭṭha hay thầy của vị ấy trở thành một ẩn sĩ chỉ bằng cách tụng đọc hay giảng dạy Tam phệ dà mà đã được tụng đọc hay giảng dạy bởi những ẩn sĩ xưa như Aṭṭhaka, Vāmaka và những ẩn sĩ khác.

Đức Phật hỏi lại Ambaṭṭha và làm cho vị ấy thừa nhận rằng không giống như Amaṭṭha và ông thầy của vị ấy, Aṭṭhaka, Vāmaka và những ẩn sĩ khác thời cổ xưa không mặc y tốt, ăn vật thực ngon, đi lại có nữ nhân bên cạnh, ngồi trong những chiếc xe ngựa tốt, ở trong những tòa nhà đẹp có canh phòng cẩn mật và say đắm trong dục lạc. Sau đó để kết luận, Đức Phật nói rằng:

“Này Ambaṭṭha! Như vậy, ngươi và thầy của ngươi không phải là những ẩn sĩ hay những người sẽ trở thành ẩn sĩ. Ngươi có hoài nghi về địa vị Phật của ta thì nên đoạn trừ hoài nghi ấy bằng cách hỏi Ta, Ta sẽ diệt trừ hoài nghi ấy của ngươi bằng cách trả lời những câu hỏi. (Đức Phật nói như vậy vì không thể có việc Ambaṭṭha chứng đắc Đạo Quả trong kiếp hiện tại. Ngày cứ thế trôi qua. Chàng trai Bà-la-môn

 

đến xem xét những tướng hảo của Đức Phật. Bấy giờ đã quên mục đích chuyến viếng thăm của vị ấy và vì vậy Đức Phật quyết định nhắc nhở vị ấy một cách gián tiếp.

Không ai có thể xem xét tướng hảo của Đức Phật khi Ngài  đang ngồi hoặc nằm. Sự xem xét chỉ có thể thực hiện được khi Ngài đang đứng hoặc đang đi. Thông lệ của chư Phật là đứng lên và đi khi có người đến quan sát các tướng hảo. Vì lý do này, Đức Phật bèn ra khỏi tịnh xá và bước đi. Ambaṭṭha theo sát Đức Phật.

 

Hai tướng hảo hiển thị

 

Khi đang đi phía sau Đức Phật, Ambaṭṭha tìm xem 32 tướng hảo của bậc đại nhân trên thân của Đức Phật. Vị ấy thấy được 30 tướng. Tuy nhiên, vị ấy không thấy hai tướng còn lại, đó là (1) tướng Mã âm tàng và (2) tướng cái lưỡi dài, dẹp và rộng. Do đó vị ấy có những hoài nghi.

Đức Phật biết rõ điều này, Ngài dùng năng lực thần thông hiển thị tướng Mã âm tàng để chàng trai Ambaṭṭha thấy. Rồi Đức Phật thè cái lưỡi của Ngài ra và đưa nó qua cả hai bên lỗ tai (hiển thị bề dài của nó), đưa nó vào trong cả hai lỗ mũi ( để cho thấy tánh chất mềm dẻo của nó) và che cái trán bằng cái lưỡi của Ngài (để cho thấy bề rộng của nó).

Khi ấy, Ambaṭṭha kết luận rằng Đức Phật thực sự có những tướng hảo ấy và từ giả Đức Phật nói rằng: ” Thưa Ngài Gotama! Chúng tôi đi đây. Chúng tôi có nhiều việc phải làm.” Khi ấy, Đức Phật nói rằng: “Này Ambaṭṭha! Ngươi có thể đi nếu ngươi muốn.” Ambaṭṭha bước vào cỗ xe được kéo bằng con la và rời đi.

 

Việc Ngài thè lưỡi và đưa nó qua hai tai phải và trái

 

Lúc bấy giờ, giáo sư Bà-la-môn Pokkharasāti đã rời khỏi thành phố Okkattha và cùng với nhiều vị Bà-la-môn đang chờ đợi Ambaṭṭha trong khu vườn của vị ấy. Ambaṭṭha đi xe đến khu vườn. Sau khi đảnh

 

lễ thầy, vị ấy ngồi xuống ở một chỗ nọ. Tiếp theo là cuộc đàm thoại giữa ông thầy và Ambaṭṭha.

Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi đã thấy Sa-môn Gotama chưa? Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Chúng con đã thấy Sa-môn Gotama rồi.

Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Tiếng đồn về danh tiếng của Sa-môn Gotama đúng hay sai? Tiếng đồn về danh tiếng của Sa- môn Gotama có cơ sở hay không có cơ sở?

Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Tiếng đồn về danh tiếng của Sa-môn Gotama là thật. Danh tiếng của Sa-môn Gotama là có cơ sở. Sa-môn Gotama thực sự có 32 tướng hảo của bậc đại nhân và những tướng ấy hoàn toàn có thật.

Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi có nói chuyện với Sa-môn Gotama không?

Ambaṭṭha: Dạ thưa thầy! Có, con có nói chuyện với Sa-môn Gotama.

Pokkharasāti: Này Ambaṭṭha! Ngươi nói chuyện với Sa-môn Gotama

như thế nào?

Ambaṭṭha kể lại với ông thầy của về cuộc đàm thoại giữa vị ấy với Đức Phật. Khi ấy, giáo sư Pokkharasāri nói rằng:

“Ồ! Bậc hiền trí trẻ của ta thật đáng kinh ngạc. Ôi! Khả năng chuyên môn về Tam phệ đà của các ngươi thật rất kỳ diệu. Với một người trợ lý như vậy (như Ambaṭṭha), người ta chắc chắn sẽ đi vào một trong bốn khổ cảnh sau khi thân hoại mạng chung.”

Vị ấy quở trách Ambaṭṭha, giận dữ và bất mãn, vị ấy đá chàng trai khiến chàng trai ngã lăn. Vị ấy tức giận Ambaṭṭha nhưng trong phút chốc cũng sanh khởi ước muốn đi gặp Đức Phật (về phần Ambaṭṭha, ân huệ mà trước kia vị ấy có được là làm người đánh xe đi chung với ông thầy của vị ấy này đã bị mất và kể từ đó vị ấy phải đi bộ trước cỗ xe).

 

Pokkharasāti viếng thăm Đức Phật

 

Bà-la-môn Pokkharasāti rất nóng lòng muốn gặp Đức Phật nhưng các vị Bà-la-môn khác bảo vị ấy hãy hoãn lại chuyến đi ấy cho đến ngày hôm sau vì đã quá trễ để lên đường vào ngày hôm ấy.

Rồi sau khi sửa soạn vật thực thượng vị, vị ấy để vật thực vào trong xe, cho đốt lên những ngọn đuốc và ra khỏi thành phố Okkattha, đi đến khu rừng Icchanāngala. Vị ấy đi bằng xe đến chỗ có thể đi được, rồi bước xuống xe và đi bộ đến Đức Phật. Vị ấy chào Đức Phật, trao đổi những lời hỏi thăm xã giao rồi ngồi xuống một nơi hợp lẽ.

Sau khi đã an tọa, Bà-la-môn Pokkharasāti bắt đầu cuộc đàm đạo với Đức Phật.

Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Người đệ tử Ambaṭṭha của tôi có đến chỗ này không?

Đức Phật: Này ông Bà-la-môn! Người đệ tử của ông có đến đây.

Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Ngài có nói chuyện với Ambaṭṭha không?

Đức Phật: Này ông Bà-la-môn! Ta có nói chuyện với Ambaṭṭha.

Pokkharasāti: Thưa Sa-môn Gotama! Ngài đã nói chuyện với Ambaṭṭha như thế nào?

Khi ấy Đức Phật nói cho Bà-la-môn Pokkharasāti biết về cuộc trò chuyện giữa Ngài với Ambaṭṭha. Bà-la-môn Pokkharasāti xin lỗi Đức Phật, nói rằng: “Thưa Sa-môn Gotama! Chàng trai Ambaṭṭha là một kẻ ngu. Xin Ngài hãy xá lỗi cho nó.” Đức Phật nói: “Này ông Bà- la-môn! Cầu mong cho Ambaṭṭha được hạnh phúc.” Như vậy là đã xá lỗi cho chàng trai.

 

Sự dò xét của Pokkharasāti

 

Khi ấy Bà-la-môn Pokkharasāti tìm kiếm 32 tướng hảo của bậc đại nhân trên thân của Đức Phật. Vị ấy thấy 30 tướng hảo như Ambaṭṭha đã thấy, nhưng không thấy hai tướng kia là tướng Mã âm tàng và tướng lưỡi dài và rộng, vị ấy khởi tâm hoài nghi.

Biết rõ điều này, Đức Phật dùng thần thông hiện ra tướng Mã âm tàng khiến cho vị Bà-la-môn trông thấy. Rồi Đức Phật thè cái lưỡi của

 

Ngài và đưa nó đến cả hai bên lỗ tai phải và trái (để cho thấy bề dài của nó), đưa nó vào trong hai lỗ mũi trái và phải (để cho thấy tánh mềm dẻo của nó), và che cái trán bằng cái lưỡi (để cho thấy bề rộng của nó).

Khi ấy, Bà-la-môn Pokkharasāti thực sự tin rằng Đức Phật chắc chắn sở hữu tất cả 32 tướng hảo của bậc đại nhân và nói rằng: “Xin thỉnh Thế Tôn và chúng Tăng đến thọ thực tại nhà con vào ngày hôm nay vì lợi ích của con.”

Đức Phật im lặng nhận lời.

Khi biết được Đức Phật đã nhận lời, Bà-la-môn Pokkharasāti bèn thông báo với Ngài rằng bữa ăn đã được sẵn sàng, đã đến giờ để Đức Phật thọ thực. Rồi Bà-la-môn Pokkharasāti và những đệ tử của vị ấy bắt tay làm những phận sự và đích thân hầu hạ Đức Phật và chúng Tăng bằng vật thực thượng vị. Khi Bà-la-môn biết rằng Đức Phật đã độ thực xong, vị ấy lấy ghế và ngồi xuống ở một nơi phải lẽ.

Đức Phật bèn thuyết tuần tự Pháp đến Bà-la-môn Pokkharasāti, là pháp dẫn đến Đạo Quả, (1) bố thí, (2) trì giới, (3) sự đạt đến cõi chư thiên, (4) Thánh Đạo dẫn đến Đạo, Quả và Niết bàn. Khi theo dõi những pháp thoại này, tâm của vị Bà-la-môn trở nên an tịnh, lắng dịu, thoát khỏi các chướng ngại, hoan hỉ và trong sáng, rồi Đức Phật  thuyết Tứ Diệu Đế mà Ngài đã chứng ngộ (sāmukkaṁsika) và Bà-la- môn chứng đắc Quả thánh Nhập lưu.

 

Lời thỉnh cầu đặc biệt của Pokkharasāti

 

Khi ấy, Bà-la-môn Pokkharasāti, người đã trở thành bậc Thánh Nhập lưu bạch với Đức Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn! Giáo pháp của Ngài khả ái như một vật bị úp lại được lật lên, như một vật bị che đậy được mở ra, như một người bị lạc đường được chỉ đúng đường, như những cây đuốc được thắp sáng trong đêm tối để những ai có mắt sáng có thể thấy các cảnh vật. Thế Tôn đã thuyết giảng Chánh Pháp rõ ràng cho con bằng nhiều cách.

 

Bạch Đức Thế Tôn! Cùng với con trai con gái, vợ, tùy tùng và những người cố vấn của con, con xin được quy y nơi Đức Thế Tôn, quy y nơi Giáo Pháp, quy y nơi chúng Tăng. Từ nay trở đi, xin Ngài hãy xem con là cận sự nam quy y Tam bảo đến trọn đời.

Khi Đức Thế Tôn đến viếng nhà của những cận sự khác tại Okkaṭṭha, xin Thế Tôn bi mẫn viếng thăm nhà của con. Những chàng trai và những cô gái trong nhà của con sẽ đảnh lễ Ngài; họ sẽ tiếp đón Ngài; họ sẽ dâng chỗ ngồi và nước uống đến Ngài; họ sẽ khởi sanh nhiều đức tin. Sự viếng thăm của Ngài sẽ dẫn họ đến lợi lạc và sự phát đạt trong một thời gian dài.”

Như vậy, sau khi đã quy y Phật, Pháp, Tăng ở mức độ siêu thế, vị ấy thỉnh Đức Phật về nhà của ông ta. Sự quy y của Bà-la-môn Pokkharasāti đến Đức Phật, v.v… khác với sự quy y của những cận sự khác ở chỗ (1) nó bao gồm con trai, con gái, vợ, tùy tùng và những vị cố vấn của vị ấy và (2) qua đoạn cuối vị ấy giải thích những lý do về sự quy y của vị ấy.

Đức Phật tán dương vị Bà-la-môn: “ Này ông Bà-la-môn! Ông

đã khéo nói” và nhận lời mời.

 

KẾT THÚC CHƯƠNG 35 CÂU CHUYỆN VỀ MĀRA

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app