Cốt Lõi Thiền Minh Sát – Lịch Sử Thiền Quán Vipassāna
LỊCH SỬ THIỀN QUÁN VIPASSĀNA “Chính là vào lúc kết thúc ba tháng nghỉ mùa mưa mà lời khuyến
ĐỌC BÀI VIẾTVÀI NÉT TIỂU SỬ NGÀI THIỀN SƯ SAYAGYI U BA KHIN (1899 – 1971)
“Dhamma đoạn diệt khổ đau và mang lại hạnh phúc. Ai mang lại hạnh phúc này? Không phải là Đức Phật mà chính Dhamma, sự hiểu biết về vô thường trong cơ thể con người, mang lại hạnh phúc ấy. Đó là lý do tại sao bạn phải thiền và luôn ý thức về sự vô thường.” – Sayagyi U Ba Khin.
Sayagyi U Ba Khin sinh ngày 6 tháng 3 năm 1899 tại Rangoon, thủ đô nước Miến Điện. Ông là con út trong một gia đình hai con, có mức sống khiêm tốn tại một xóm lao động. Vào thời đó, Miến Điện bị người Anh cai trị cho đến sau Thế chiến thứ II. Chính vì thế mà việc học tiếng Anh là rất quan trọng. Trên thực tế, để thăng tiến trong công việc người ta cần có khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh.
Lúc lên 8 tuổi, U Ba Khin may mắn được một ông cụ làm tại một nhà máy gần đó giúp cậu vào một trường trung học của giáo phái Giám lý. Cậu bé U Ba Khin tỏ ra là một học sinh có năng khiếu. Cậu có khả năng nhớ hết các bài học trong đầu, và nhớ nằm lòng toàn bộ cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh. Năm nào cậu cũng đứng đầu lớp và giành được học bổng vào trung học. Một giáo viên người Miến đã giúp cậu vào học Trường Thánh Paul, và tại đó năm nào cậu cũng lại đứng nhất lớp.
Vào tháng 3 năm 1917, cậu thi đậu phổ thông trung học, giành huy chương vàng và một xuất học bổng đại học. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn của gia đình lúc đó U Ba Khin đã buộc phải thôi học để đi làm kiếm sống.
Công việc đầu tiên của U Ba Khin là tại một tờ báo Miến Điện mang tên The Sun (“Ánh Dương”), nhưng sau đó không lâu cậu đã chuyển sang làm nhân viên kế toán tại văn phòng của Bộ Trưởng bộ Kế Toán Miến Điện. Ngoài cậu ra, chỉ có một số ít người Miến làm việc tại đây vì hầu hết các viên chức tại Miến Điện vào thời đó đều là người Anh hoặc người Ấn Độ. Năm 1926 cậu thi đậu kỳ thi nghiệp vụ Kế toán do chính quyền địa phương của Ấn Độ tổ chức. Năm 1937, khi Miến Điện tách khỏi Ấn Độ, U Ba Khin được bổ nhiệm chức Giám sát viên Văn phòng Đặc biệt.
Năm 1950 ông thành lập Hội Vipassana của Văn phòng Bộ trưởng bộ Kế toán để những người cư sĩ – chủ yếu là nhân viên của văn phòng này – có thể học thiền Vipassana. Năm 1952, Trung tâm Thiền học Quốc tế (I.M.C.) được mở cửa tại Rangoon, cách ngôi chùa Shwedagon nổi tiếng hai dặm về phía bắc. Ở đây nhiều thiền sinh Miến Điện và thiền sinh nước ngoài có dịp may được thọ nhận sự giảng dạy Dhamma từ Sayagyi.
Sayagyi đã rất tích cực trong việc lên kế hoạch cho Đại hội Phật giáo Lần thứ Sáu, còn được gọi là Chatta Sangayana (Đại hội Kết tập Kinh điển Phật giáo lần thứ VI) được tổ chức từ năm 1954 đến năm 1956 tại Rangoon. Năm 1950, Sayagyi tham gia sáng lập hai tổ chức mà sau này sáp nhập lại thành Liên Hiệp Hội Đồng Phật Giáo Miến Điện (U.B.S.C.), bộ phận lập kế hoạch chính cho Đại Hội đồng. U Ba Khin làm điều hành viên của U.B.S.C. và là chủ tịch ủy ban patipatti (chuyên về phần thực hành thiền).
Cuối cùng thì Sayagyi về hưu vào năm 1967, kết thúc sự nghiệp phục vụ chính phủ một cách xuất sắc của ông. Từ lúc đó đến khi qua đời vào năm 1971, ông sống tại I.M.C. và dạy thiền Vipassana. Một thời gian ngắn trước khi qua đời, ông nghĩ về tất cả những người đã giúp ông – ông lão đã giúp ông bắt đầu việc học hành, vị giáo viên người Miến Điện đã giúp ông vào trường St. Paul và, trong số nhiều người khác, một người bạn ông đã mất liên lạc trong hơn bốn mươi năm và giờ đây, ông thấy người bạn này được nhắc đến trong tờ báo địa phương. Ông đọc cho người khác viết hộ thư gửi đến người bạn cũ này và đến một vài thiền sinh và học trò người nước ngoài, trong đó có Giáo sư S.N.Goenka. Ngày 18 tháng 1, Sayagyi đột ngột ngã bệnh. Khi người bạn mới tìm lại được của ông nhận được lá thư vào ngày 20, ông đã sốc khi đọc được tin Sayagyi qua đời cũng trong tờ báo đó.
Những tác phẩm Kinh Sách do Thiền sư Sayagyi U Ba Khin giảng dạy, sáng tác, dịch thuật hoặc biên soạn:
|
Nguồn tổng hợp
LỊCH SỬ THIỀN QUÁN VIPASSĀNA “Chính là vào lúc kết thúc ba tháng nghỉ mùa mưa mà lời khuyến
ĐỌC BÀI VIẾTPHỎNG VẤN NGÀI S. N. GOENKA VỀ THIỀN SƯ U BA KHIN Hỏi: U Ba Khin đóng vai trò
ĐỌC BÀI VIẾTMỘT SỐ SỰ KIỆN TRONG CUỘC ÐỜI THIỀN SƯ U BA KHIN S.N. Goenka kể lại Con Người Chính
ĐỌC BÀI VIẾTHỒI ỨC CỦA MỘT SỐ HỌC TRÒ THIỀN SƯ SAYAGYI U BA KHIN CHỨ GIẢI HIỆN ÐẠI VỀ GIÁO PHÁP
ĐỌC BÀI VIẾTTỪ VỰNG PALI – VIỆT ÐỐI CHIẾU Adhiṭṭhāna: sự quả quyết, quyết tâm. Một trong mười Pāramī (ba-la-mật). Ānāpāna:
ĐỌC BÀI VIẾTPHẬT GIÁO LÀ GÌ ? Sayagyi U Ba Khin Năm 1951, khi Sayagyi là Kế toán trưởng của Miến
ĐỌC BÀI VIẾTBÀI GIẢNG SỐ 2 (30 tháng 9, năm 1951) Các lời giảng dạy của Phật được lưu truyền trong
ĐỌC BÀI VIẾTBÀI GIẢNG SỐ 3 (14 tháng 10 năm 1951) Bài nói chuyện của tôi về “Phật Giáo Là Gì”
ĐỌC BÀI VIẾTHỎI VÀ TRẢ LỜI Hỏi: Mọi giải thích Phật giáo về vũ trụ, có vẻ như sự hiểu biết quan
ĐỌC BÀI VIẾTHỎI & ĐÁP VỚI THIỀN SƯ GOENKA VỀ PHÁP HÀNH VISPASSANA Ông Goenka là một cư sĩ Thiền sư
ĐỌC BÀI VIẾT21. Chúng ta cần phải hành Minh sát bao nhiêu giờ trong đời sống hàng ngày? Hãy tham dự một
ĐỌC BÀI VIẾT51. Chúng tôi có thể loại trừ những ý nghĩ tham dục trong lúc nghiên cứu bằng cách nào? Không
ĐỌC BÀI VIẾT81. Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau nếu mỗi người phải đương đầu với những
ĐỌC BÀI VIẾT111. Tôi nghĩ nếu các cảm thọ thô vẫn tốt hơn, vì điều đó có nghĩa là một hành (sankhãra)
ĐỌC BÀI VIẾT171. Vô minh sinh khởi như thế nào? Nếu chỉ có chân lý, tình yêu, trí tuệ, kiến thức thì
ĐỌC BÀI VIẾT191. Ồ! Còn việc tụng Kinh thì sao? Vâng. Hãy hiểu rằng tụng Kinh là việc Thiền sư thực hiện
ĐỌC BÀI VIẾT