Buổi 6: Giáo Lý Căn Bản – Chúng Sinh và Phân Loại Tâm – Sư Giác Nguyên Giảng Dạy 11/1/2024

Buổi 6 Tiếp tục chủ đề: Vạn pháp do duyên 11/01/2024

Tóm tắt nội dung buổi 5 & 6

(Học viên Lê Thanh Giang)

Ngày 9/1 và 11/6/2024: Tóm tắt bài giảng buổi 5+6

Ghi chú: Học viên ghi chép lại theo lời giảng của Sư kết hợp tham khảo, sách Giáo lý A Tỳ Đàm do Sư dịch xuất bản 2021 (chữ chép màu đỏ)

Thanh Giang – BÀI TẬP 5+6

BÀI 1. VẠN PHÁP DO DUYÊN

I. Cảnh giới :

Theo mô tả trong kinh Phật, thế gian sinh tử, trái đất chỉ là một trái lựu trong đó nhiều hạt nhỏ bên trong là từng cảnh giới cao thấp cho từng loài chúng sinh tương ứng. Mỗi một cõi đều có vô số chúng sinh, mỗi chúng sinh được tổng hợp từ vô số yếu tố, mỗi yếu tố lại được tổng hợp từ vô số yếu tố … theo nguyên lý tổng hợp Sư đã giảng từ các bài trước: Một là sự tổng hợp của nhiều, vô số.

Theo cách nhìn của chiều ngược lại: Nhiều chúng sinh có điểm tương đồng (giống nhau) thì sẽ theo tùy thuận mà gom lại một. Cụ thể, tùy theo mức độ giống mà có quan hệ gần xa tương ứng: cha con, vợ chồng, gia đình. Nhiều làng xóm tổng hợp thành 1 đoàn thể xã hội, nhiều đoàn thể xã hội tổng hợp thành 1 dân tộc, nhiều dân tộc tổng hợp thành 1 đất nước, v.v cho tới xa hơn là châu lục, bán cầu, thái dương hệ, tiểu thế giới, tiểu thiên thế giới, trung thiên thế giới, đại thiên thế giới (1000 tiểu thiên là 1 trung thiên; 1000 trung thiên là 1 đại thiên thế giới; 10.000 đại thiên là địa bàn hoằng pháp của 1 Đức Phật, mà có Hằng hà sa số Phật, mỗi vị Phật có một địa bàn riêng ) bao la vô cùng vô tận.

Trong cái 1 mà bao la vô cùng vô tận kể trên có 31 cõi (cảnh giới). Các cõi này không phải phân biệt bằng không gian; mà phân biệt theo các tâm thức từ thấp lên cao cụ thể như sau:

1. Dục giới: có 11 cõi sau:

a. Bốn cõi dục khổ:

1. Địa ngục

2. Súc sanh

3. Ngạ quỷ

4. A tu la.

b. Bảy cõi dục lạc:

5. Cõi người

6. Trời Tứ Đại thiên vương

7. Trời Tam thập tam thiên (Trời Đao Lợi, Vua trời Đế Thích ngự ở đây)

8. Trời Dạ Ma

9. Trời Đâu Suất Đà

10. Trời Hóa Tự Tại

11. Trời Tha Hóa Tự Tại.

2. Sắc Giới: có 16 cõi Sắc Giới sau:

a. Ba cõi tầng thiền thứ nhất:

12. Trời Phạm chúng

13. Trời Phạm phụ

14. Trời Đại Phạm.

b. Ba cõi tầng thiền thứ hai:

15. Trời Thiểu Quang

16. Trời Vô lượng quang

17. Trời Quang Âm.

c. Ba cõi tầng thiền thứ ba:

18. Trời Thiểu Tịnh

19. Trời Vô lượng tịnh

20. Trời Biến Tịnh.

d. Bảy cõi tầng thiền thứ tư:

21. Trời Quảng quả

22. Trời Vô tưởng

Ngũ tịnh cư thiên:

23. Trời Vô phiền

24. Trời Vô nhiệt

25. Trời Thiện kiến

26. Trời Thiện hiện

27. Trời Sắc cứu cánh.

3. Vô sắc Giới: có 4 cõi Vô Sắc giới sau:

28. Trời Không vô biên xứ

29. Trời Thức vô biên xứ

30. Trời Vô sở hữu xứ

31. Trời phi tưởng phi phi tưởng.

II. Các hạng chúng sinh:

có 4 loại: Đọa, Nhân loại, Dục Thiên, Phạm Thiên

Chúng sinh Dục giới (Đọa, Nhân Loại): là loài buồn, vui, sống, chết trong vật chất, còn phụ thuộc vào cái nhìn, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái sờ chạm (sắc, thanh, khí, vị, xúc, thân) nên thường xuyên khổ.

Chúng sinh này thường xuyên sống bằng tâm Dục giới: tâm bất thiện (tham, sân, si) và tâm thiện dục giới (hay tâm đại thiện).

Chúng sinh Dục giới sống trong 11 cõi Dục giới nêu trên.

Phạm Thiên Sắc Giới (Dục Thiên): là loại chỉ sống bằng thiền định nhưng còn trụ xứ và thân tướng gọi là Phạm thiên sắc giới. Phạm thiên Sắc giới thường trụ tại một trong 16 cõi Sắc Giới nêu trên.

Phạm Thiên Vô sắc Giới (Phạm Thiên): là loài tồn tại bằng thứ thiền định phi vật chất, chán ghét luôn cả mọi thứ Danh Sắc tướng thường trụ trong tại một trong 4 cõi Vô Sắc giới nêu trên.

Luân hồi là sự tới lui lên xuống của chúng sinh (tùy theo phước đức: nhiều phước đức được trồi lên trên, thiếu phước đức thì đọa xuống) trong cảnh giới trên (Tam Giới = 31 cõi), trôi nổi và sinh diệt trong cõi không gian vô hạn và dòng thời gian vô cùng.

III. TÂM :

Tâm là tên gọi khác của ý thức của chúng sinh hay sự biết cảnh, sự nhận thức đối tượng.

Tâm chia làm 4 loại: Tâm Dục giới, Tâm Sắc giới, Tâm Vô sắc giới; Tâm siêu thế.

Cụ thể:

1.Tâm Dục giới: gồm các tâm chủ yếu xuất hiện ở cõi dục giới.

Có 54 (12 tâm bất thiện + 18 tâm vô nhân (7 quả bất thiện vô nhân + 8 quả thiện vô nhân + 3 tố vô nhân) +24 Tâm Dục Giới (8 Đại thiện + 8 Đại Quả + 8 Đại Tố) .

Ở các cõi Phạm Thiên: sân không còn nữa, trừ được dục ái. Khi chứng đạo Tu Đà Hoàn giảm nhẹ được Dục ái và sân; Chứng tam thiền: Dứt hẳn được tham ái và sân.

(Chi tiết xem biểu Nêu Chi Pháp)

ABHIDHAMMA CHART

Sư giảng, làm rõ thêm về một số khái niệm sau:

– Tâm Thiện Dục giới: Gọi là tâm thiện dục giới vì người dục giới nếu không đắc thiền thì tốt đa chỉ đạt được tâm này, là đặc sản của cõi Dục. Cõi trên có dùng nhưng khi cần mới dùng.

Cũng có thể gọi tâm thiện dục giới là tâm Đại thiện vì nó là tâm thiện giúp làm tất cả mọi chuyện, làm chất dẫn cho thiền định và đạo quả, là chủ lực, chủ đạo để tạo tất cả các hạnh lành cho đời này.

Mỗi tâm Đại thiện này có 3 khía cạnh (cảm xúc gì? Có đi với trí tuệ không? Lực hành động tự phát hay do tác động?). Cụ thể: (1). Cảm xúc khi có tâm thiện: hào hứng thì gọi là tâm thiện thọ hỷ hoặc lạnh lùng thờ ơ – thì gọi là tâm thiện thọ xả; (2). Trí tuệ khi có tâm thiện: Có suy nghĩ về việc mình làm ví dụ như việc bố thí do tu tập nên nhận thức rõ người ta kém phước, mình hưởng nhiều phước, cần chia sẻ, bố thì – thì gọi là tâm thiện hợp trí. Hợp trí có hàng tỷ cách hợp trí, tùy mỗi cách hợp trí lại cho các quả khác nhau. /hoặc Không có suy nghĩ về việc mình là gọi là tâm thiện ly trí như bố thí mà không hiểu gì, chỉ là cho do thương hại; (3). Tác động. Tâm thiện đó có do tác động mà có gọi là tâm thiện hữu trợ/ Tâm thiện đó có do tự nhiên khơi phát, không do tác động mà có gọi là tâm thiện vô trợ.

Dựa vào sự tổng hợp của 3 khía cạnh nêu trên, có thể chia tâm đại thiện ra làm 8 loại sau:

(1) Tâm Ðại Thiện Thọ Hỷ Hợp Trí Vô Trợ

(2) Tâm Ðại Thiện Thọ Hỷ Hợp Trí Hữu Trợ

(3) Tâm Ðại Thiện Thọ Hỷ Ly Trí Vô Trợ

(4) Tâm Ðại Thiện Thọ Hỷ Ly Trí Hữu Trợ

(5) Tâm Ðại Thiện Thọ Xã Hợp Trí Vô Trợ

(6) Tâm Ðại Thiện Thọ Xã Hợp Trí Hữu Trợ

(7) Tâm Ðại Thiện Thọ Xã Ly Trí Vô Trợ

(8) Tâm Ðại Thiện Thọ Xã Ly Trí Hữu Trợ

Sư tóm lại:

– Vậy, tùy cách bố thí mà cùng 1 chén cơm bố thí, có người được giầu mà đẹp; Có người được giầu mà thông minh; Có người được cả 3 giầu, đẹp, thông minh.

– Tâm Đại thiện kể gọn là 1; kể cho rõ là 8 theo 3 khía cạnh; kể cho đúng là vô số vì nền tảng của mỗi hạng chúng sinh đề khác nhau nên mức độ chất lượng khác nhau cho dù cùng khái niệm, tên gọi.

Ví dụ: Ngài A Nan có Tâm Ðại Thiện Thọ Hỷ Hợp Trí Hữu Trợ chắc chắn sẽ rất khác Tâm Ðại Thiện Thọ Hỷ Hợp Trí Hữu Trợ của mình. Do Ngài tinh thông kinh điển, Đệ nhất đa văn, sơ quả thánh trí thì trí của ngài khác của mình dẫn đến hợp trí của ngài chắc chắn phải khác của mình. Ngài Anan hữu trợ để cân nhắc xem việc này làm như thế nào? Còn mình hữu trợ do tâm bất thiện xen kẽ.

Để làm rõ thêm, Sư lấy ví dụ về Tâm Đại Thiện của Ngài Cấp Cô Độc.

IV. TÂM THỨC

Con đường dẫn tới các cảnh giới.

“Các cảnh giới đi ra từ các tâm.

Do tâm thức của chúng sinh mà dẫn về các cõi tương ứng”

Phật không nhồi sọ, tuyên truyền, tẩy não ai hết, mà Ngài mở ra cho mọi chúng sinh những gợi ý. Gợi ý bằng các giả định. Đầu tiên, giả định như có luân hồi quả báo thì phải hiểu nó như sau:

Với trạng thái tâm lý, thái độ, hành xử của ta, nếu quả thật có kiếp trước, kiếp sau thì cái chúng ta gặt hái sẽ đắng hay ngọt? – chúng ta có thể tự nghĩ ra.

Ví dụ:như mình tham lam, mình gian ác, lừa đảo, lật lọng, … một con người mà sống chỉ biết cho bản thân, chỉ biết ăn ngủ, chỉ biết giới tính, chỉ biết tích lũy của cải (tư hữu) … thì một con người sống với tâm hồn như vậy, nếu quả thật có kiếp sau thì mình phải hình dung là cái chốn về của họ chắc chắn là sẽ không an lạc rồi.

Ngược lại, người mà có lòng từ mẫn biết sống tỉnh thức, có thiền định, có chánh niệm, có trí tuệ, biết phải biết quấy, biết sống có trách nhiệm,… thì nếu mà có một chỗ tái sinh, thì chắc chắn mình có thể hình dung ra chỗ đó phải tương ứng với cái lòng lành ấy.

Như vậy, giả định như có kiếp trước và kiếp sau thì người nào mà sống bằng 14 tâm sở bất thiện thì đương nhiên họ phải đi về một nơi tương ứng với 14 cái đó; còn người mà sống với 25 tâm sở tịnh hảo cũng vậy, khi chết, họ cũng sẽ đi về cảnh giới tương ứng với 25 cái đó.

Sư giảng, lấy ví dụ để làm rõ thêm một số khái niệm tâm:

1. Tâm BẤT THIỆN:

tham (thích thú, đam mê, níu kéo, ôm giữ chặt); sân (bất mãn, chống đối, phủ nhận, xô đẩy) si: không biết thực chất của mọi thức là gì, không biết 4 đế nên nó phát sinh thích/ghét, si làm nền cho tham và sân). Tâm tầng 1 này có từ Phạm Thiên trở xuống. Tuy nhiên cũng là tham nhưng Phạm Thiên tham trong thiền chứ không tham vật chất nữa và vì vậy không có sân, trừ được cả dục ái , người tham trong vật chất và vì vậy có sân.

Ở cõi Dục thì có đủ 12 tâm bất thiện (8 tham + 2 sân + 2 si)

Ở các cõi Phạm thiên thì sân không còn nữa, riêng tham thì không còn tham trong vật chất, si còn nguyên.

2. Tâm THIỆN

– Tâm thiện Dục giới = Tâm Đại thiện; Tâm Thiện Thiền

– Tâm thiện Sắc giới: Tâm Đại Thiện; Tâm Thiền

– Tâm Thánh đạo: xuất hiện đúng 1 sát na khi chứng sơ đạo Tu Đà Hoàn để cắt đứt phiền não thân kiến hoài nghi. Khi nhập thiền tiếp tục, quả tâm thánh đạo này mới lại hiển lộ trong quá trình thiền. Thấy rõ Niết Bàn (trạng thái Niết Bàn). Thánh cũng cần tiếp tục hành trì mới duy trì được Tâm Thánh đạo.

3. Tâm QUẢ:

a. Quả Dục bất thiện:

Cứ mỗi lần có tâm bất thiện xuất hiện trong lòng mình thì mình kín đáo tạo ra 7 tâm quả bất thiện tương lai (có thể quả bất thiện ở ngay kiếp sau hoặc có thể rất nhiều kiếp sau nữa).

Một tâm nhân bất thiện xuất hiện cho 7 tâm quả bất thiện để ghi nhận 6 trần bất toại và tâm đầu thai vào cõi khổ gồm:

1. Tâm Nhãn thức quả xấu để thấy điều mình không muốn

2. Tâm Nhĩ thức quả xấu để nghe điều mình không muốn

3. Tâm Tỷ thức quả xấu để ngửi mùi mình không muốn

4. Tâm Thiệt thức quả xấu để lưỡi nếm vị mình không thích

5. Tâm Thân thức quả xấu để thân xúc chạm cái mình không muốn

6. Tâm Tiếp thâu quả xấu tương ứng

7. Tâm Quan sát ghi nhận cảnh trần bất toại và đưa đầu thai về cõi khổ.

b. Quả Dục thiện:

Một tâm nhân thiện xuất hiện bằng tâm đại thiện dục giới cho 9 tâm quả thiện gồm:

1. Tâm Nhãn thức quả tốt để được nhìn cảnh mình muốn

2. Tâm Nhĩ thức quả tốt để nghe điều mình muốn

3. Tâm Tỷ thức quả tốt để ngửi mùi mình muốn

4. Tâm Thiệt thức quả tốt để được nếm vị mình thích

5. Tâm Thân thức quả tốt để thân xúc chạm cái mình muốn

6. Tâm Tiếp thâu quả tốt biết điều mình muốn

7. Tâm Quan Sát (xả thọ) quả tốt

8. Tâm Quan Sát (hỷ thọ) quả tốt

9. Tâm Đoán Định quả tốt.

Trong đó 8 tâm quả vô nhân (gọi chung là 1 Tâm đại quả) cho biết trần cảnh như ý và đầu thai về cõi lãnh (nhưng chỉ là thứ phẩm – người vô nhân) và tâm thứ 9 (Tâm đoán định) là tâmđưa ta thành người nhị nhân hoặc người tam nhân. Nếu đủ phước mới thành được người tam nhân – là người có khả năng hiểu đạo thì với tâm thiện hợp trí, công đức bằng tâm thiện hợp trí thì đời sau sinh ra là người có trí, mới có khả năng đắc thiền chứng đạo, nghe, giải hiểu Phật pháp, lời dạy của Thánh hiền. Nếu mình làm phước bằng tâm thiện nhưng vô trí thì đời sau sinh ra đẹp, con nhà giàu nhưng không có trí tuệ. Sư lưu ý: Thế giới vật chất có thể do cố gắng mà thành; Còn cảnh giới tâm linh thì không, không cố mà thành được, phải đủ phước.

Tham khảo chú giải trong sách Vi diệu thì :

Người nhị nhân: Người Nhị Nhân là người thiếu trí trong lúc tái sanh, Tâm Tục sinh của người Nhị Nhân là 1 trong 4 Tâm Ðại Quả ly trí. Người Nhị Nhân cũng không thể đắc Thiền và Ðạo Quả. Người Nhị Nhân sanh được trong 7 cõi là cõi người và 6 cõi Trời Dục Giới. Gọi là Nhị Nhân vì 3 Nhân Thiện là Vô Tham, Vô sân và Vô Si; nhưng Tâm Tục Sinh của người nầy chỉ có Vô Tham và Vô sân chứ không có Vô Si. Vì vậy nên gọi là Nhị Nhân.

Người Tam Nhân: là người có Trí Tuệ trong lúc tái sanh, Tâm Tục Sinh của người Tam Nhân là 4 Tâm Ðại Quả hợp trí và 9 Tâm Quả Ðáo Ðại. Bởi Tâm Tục Sinh của những người này có đầy đủ 3 Nhân Thiện là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si. Nên gọi là người Tam Nhân. Người Tam Nhân có thể đắc được Thiền và Ðạo Quả. Trong 31 cõi, người Tam Nhân tái sanh được 21 cõi (trừ cõi Vô Tưởng và 4 cõi Ác Thú, 5 cõi Tịnh cư).

– 3 tâm tố vô nhân : gồm Tâm khai Ngũ môn, Tâm khai ý môn, Tâm Tiếu sanh Tâm là những tâm chỉ có hành động, không sinh quả. Chúng không do nhân nào trong kiếp quá khứ sanh, và sau khi diệt đi chúng cũng không để lại kết quả. Chúng chỉ là những phản ứng máy móc của tâm khi bị kích thích đến mà thôi. Tâm tố vô nhân này là Tâm của các bậc Thánh A La Hán mới có. Làm chỉ do thấy phải làm, chứ không gieo nhân sinh quả.

Quả Thiền:

Khi thánh nhân đắc các tầng thiền: Sơ thiền, Nhị thiền, Sắc giới, Phi tưởng Phi phi tưởng sẽ cho quả tương ứng. Cụ thể:

Khi đắc tầng thiềnnào thì bèn kín đáo tạo ra tâm quả của tầng thiền đó để ngay khi tắt thở (chết), ta bèn đầu thai về cõi tương ứng đó. Ví dụ hiện tại Sưđắc tầng thiền Phi tưởng Phi phi tưởng và duy trì được (giữ liên tục không để mất) ở tầng thiền này thì khi chết, Sư thì có tâm quả phi tưởng phi phi tưởng dẫn Sư đi tái sinh vào tầng thiền Phi tưởng Phi phi tưởng.

Sư lưu ý: tâm nào quả ấy. Cụ thể:

Khi xuất hiện tâm thánh đạo thì ngay sau đó là thánh quả.

Tâm thiện cho ra tâm quả thiện.

Tâm thiện dục giới cho ra tâm quả thiện dục giới.

Tâm thiện thiền cho ra tâm quả thiện thiền.

Riêng tâm thánh đạo dẫn đến thánh quả.

– Sống chánh niệm:

+ Là sinh hoạt trong tỉnh thức, ghi nhận khách quan, trung thực mọi diễn tiến trong thân và tâm ta, mở rông ra các đối tượng và hoàn cảnh xung quanh … (các hoạt động đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười, im lặng,…, cho đến buồn, vui, hờn giận, thương nhớ đều được ghi nhận).

+ Một khi ghi nhận như vậy thì mình mới biết là mình được cấu tạo như thế nào – mình là đồ giả; buồn, vui, hờn giận, thương nhớ đều là đồ giả. Mọi thứ là đồ ráp, không có gì là một, không có gì là nguyên khối.

+Mình lại thấy được mọi thứ là do duyên mà có; ngay cả cái nụ cười cũng rất là mong manh vì cái thời gian tồn tại nủa nó rất là ngắn, mà muốn có nó phải cần có vô số điều kiện.

+ Mình lại thấy tâm quyết định nhân – quả là thật, không chỉ là giả định.

“Cho đến khi nào mình thấy mình sống bằng cái tâm lành, nó vui sướng, nó an lạc hơn sống bằng tâm bất thiện thì ta đã đi được một quãng đường rất và rất xa. Không dựa vào lý thuyết mà phải thực tập, khi nào thấy được sự an lạc trong quả lành thì mới gọi là tiến bộ”.

Muốn tiến hóa lên cảnh giới tâm linh cao thì không cố mà thành được, phải tạo đủ phước đức.

V. Nhận thức cá nhân:

– Học về các cõi giới, giúp ta mới biết mình rất thấp trong Tam giới, cõi người là cõi giới thấp quá (thứ 5 từ dưới lên trong 31 cõi). Tuy vậy, thân người cũng rất quý vì trong 31 cõi này, chỉ có cõi người là đầy đủ cả vui lẫn buồn, hạnh phúc lẫn đau khổ và có đủ thiện duyên để tu tập thiện căn và gieo trồng phước đức. Các cõi khác hoặc vì quá khổ (như trong bốn cõi khổ) mà không được tu tập và làm phước đức và không có điều kiện để gieo trồng thiện căn, hoặc vì quá vui sướng (như chư thiên ở các cõi trời và cõi phạm thiên) nên thường chỉ biết hưởng quả mà quên mất việc tu tập, dễ quên không tạo nhân lành, lại rơi xuống cõi thấp hơn.

Do thân người quý nên ta sẽ tranh thủ thời gian để trải nghiệm cảm nhận các khổ cõi người và dùng để tu tập. Đồng thời cũng dặn lòng phải kiên trì tu vì mình đang ở tầng cực thấp (trước nay chưa từng học Phật) trong cõi rất thấp trong Tam giới. Còn rất nhiều bài học cần phải học!!!

– Vạn sự do duyên: Mọi sự hiện hữu đều có nhân sâu xa của nó từ quá khứ (nhân nào-quả đó), tới thời điểm đầy đủ duyên thì hiển thị.

Lý như vậy cho ta thấy, nếu tại thời điểm này nếu có sinh ra ở hoàn cảnh bất như ý, ta kém sắc đẹp, không khỏe mạnh, nghèo khó thì cũng không nên than thân trách phận, trách cha mẹ, gia cảnh, trách xã hội v.v… vì đó là ta đang hưởng đúng, hưởng chính xác quả từ quá khứ do ta tâm con gieo trồng, tạo tác (nói, hành động theo tâm quá khứ). Có chăng, chỉ nên tặc lưỡi: “ừ thôi, quả nghiệp quá khứ!”, rồi nhẹ nhàng vượt qua, gieo nhân lành kiếp sau vậy.

Đồng thời, trong cuộc sống này, hễ gặp người hơn mình về sắc đẹp, sức khỏe, của cải thì vui mừng cho họ thay vì ganh ghét và tự vui mừng cho mình vì mình đã có duyên gặp người có tâm thiện lành nhiều đời, có phước báu hơn mình. Từ đó, lặng lẽ quan sát cách hành xử, thái độ sống của họ để mình học tập cho mình (tất nhiên không phải tất cả vì có những cá nhân thỏa mãn nên quên mất việc chánh niệm, quên việc gieo tiếp nhân lành).

Và cũng phải luôn tự nhắc mình nếu có được sắc đẹp, mạnh khỏe, giàu có, hoàn cảnh thuận lợi hơn người là do nhân kiếp trước, nếu kiếp này không tiếp tục gieo trồng thì kiếp sau lại rơi xuống cảnh bất toại. Do vậy, cần tiếp tục sử dụng thời gian sống còn lại để tu tập. Muốn tiến hóa lên cảnh giới tâm linh cao phải tạo phước đức.

– Học kỹ về tâm thức để thấy :

+ Tâm thức mang tính quyết định. Theo tiền đề tùy thuận, tương ứng giúp thấy rõ là nhân nào quả ấy, tâm thức sống trong đời này sẽ là nhân duyên đưa chúng ta về các cõi tương ứng trong đời sau. Vì vậy, qua lời phân tích, phân loại tâm thức Sư giảng, ta chọn chính xác loại tâm thức để ta dùng cho hiện tại, gieo nhân tương ứng cho quả kiếp sau.

+ Để có hiệu quả tu tập, trước tiên, cần phải xác định mục tiêu trước mắt và lâu dài cõi giới nào là phù hợp với ta nhất (mang tính khả thi), để ta sử dụng thời gian sống còn lại với tâm, tạo tác của ta phải tương ứng với cõi mà ta muốn về sau này.

Việc giải thoát là khó khó lắm, việc tu học cứ tu học thôi cho dần bớt nghiệp, còn phải phải khổ lâu dài nhiều đời nhiều kiếp sau nữa.

(Kính tri ân Sư Giác Nguyên và Ban tổ chức ạ. Học viên Lê Thanh Giang)

Tóm tắt nội dung bài giảng 6

(Học viên Nguyễn Quốc Trung)

I/ Chúng sanh và cảnh giới

– Thế giới đang sống giống như trái lựu, từ cây lựu, rừng lựu,…

+ Vô số chủng loại chúng sanh

+ Thế giới gồm 31 cảnh giới, Trái Đất là 1 trong 31 cảnh giới.

Gồm:

. Cõi đọa

. Nhân loại

. Dục thiên (hưởng dục như người, tiên,…)

. Phạm thiên (chán dục)

. Thánh quả.

Cõi thấp không biết được an lạc của cõi cao

Trong kinh Hiền ngu: một vị chuyển luân vương không hạnh phúc, an lạc bằng một vị trời Đao Lợi do còn 6: nóng, lạnh, đói, khát, tiểu, tiện

* 1 Mặt Trời, 1 mặt trăng,… là 1 thế giới

– 1000 thế giới là 1 tiểu thiên

– 1000 tiểu thiên là 1 trung thiên

– 1000 trung thiên là 1 đại thiên

– 10000 đại thiên là 1 địa bàn hoằng pháp của 1 Đức Phật

– Có vô số đại thiên

Chúng sanh có càng nhiều điểm tương đồng thì càng gần nhau

Khi tâm sơ đạo xuất hiện lập tức tâm sơ quả xuất hiện, khi chứng thánh sơ quả: mọi thứ do duyên mà có và cũng do duyên mất đi

– Chúng sanh có 4 hạng

+ Hạng 1: Tâm Dục giới: buồn, vui, thích, ghét, sống, chết trong vật chất. Sống quẩn quanh 2 tâm: bất thiện (tham, sân, si) và thiện Dục giới (tâm Đại thiện/nếu chưa đắc thiền)

* Tâm Đại thiện Dục giới: Tất cả điều lớn lao trong vũ trụ cũng từ tâm Đại thiện Dục giới làm chất dẫn tạo các hạnh lành

Ví dụ: trước khi thành Phật cũng phải qua 4 tâm này ít nhất 4 sát na: chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển động sau đó thì 4 thánh trí xuất hiện

+ Hạng 2: Tâm Sắc giới. Đắc thiền sắc khi xả thiền vẫn dùng các tâm này

+ Hạng 3: Tâm vô sắc giới. Đắc thiền vô sắc khi xả thiền vẫn dùng các tâm này

+ Hạng 4: Tâm thánh nhân. Vị thánh a la hán không gọi là Đại thiện mà gọi là đại tố vì không còn cho quả tương lai.

* Gọi là đại thiện Dục giới vì là đặc hữu, đặc quyền của chúng sanh cõi Dục, cõi trên cũng có nhưng khi cần mới xài

* 3 khía cạnh đi cùng tâm Đại thiện: gọn là 1, rõ tối thiểu 8, đủ đúng là vô số

– Cảm xúc: hào hứng, háo hức (thọ hỷ) hay hờ hững, lạnh lùng (thọ xả)

– Trí tuệ/nhận thức: hợp trí (do quán nhân quả,… thường xuyên tư duy, suy nghĩ) hoặc ly trí (chỉ cho vì thương không suy nghĩ)

– Lực hành động: Tự phát (vô trợ: vừa thấy là phát tâm liền) hay do tác động (hữu trợ: do người khác tác động).

Ví dụ hữu trợ: vị thánh vô trợ thì do cân nhắc nên làm cách nào còn như mình thì do bất thiện tác động

* Đại thiện + 1 cảm xúc + 1 trí tuệ + 1 lực hành động

TH1: Đại thiện + thọ hỷ + hợp trí + vô trợ

TH2: Đại thiện + thọ hỷ + hợp trí + hữu trợ

TH3: Đại thiện + thọ hỷ + ly trí + vô trợ

TH4: Đại thiện + thọ hỷ + ly trí + hữu trợ

TH5: Đại thiện + thọ xả + hợp trí + vô trợ

TH6: Đại thiện + thọ xả + hợp trí + hữu trợ

TH7: Đại thiện + thọ xả + ly trí + vô trợ

TH8: Đại thiện + thọ xả + ly trí + hữu trợ

II/ Bằng con đường nào mà ta về các cảnh giới? Do các tâm thức

1/ tâm ác và tâm thiện

– Tầng 1 bất thiện (có 12): tham/thích, sân/ghét, si (do không biết thực chất của mọi thứ, của 4 đế, làm nền cho tham và sân). Có ở các cảnh giới từ Phạm thiên trở xuống nhưng cảnh giới cao tham khác ví dụ như thiền chứ không phải vật chất, có thiền nên không có sân.

Không còn Dục ái sẽ không còn sân, phạm thiên sơ thiền sẽ tạm thời bỏ được sân hận và dục ái. Nhị đạo giảm nhẹ, tam đạo dứt hẳn. Tùy cảnh giới nào mà có đủ hay không đủ bất thiện nhưng tạm thời trong kiếp đó

+ Cõi dục có

. Đại Thiện Dục giới

. 12 bất thiện:

, 8 tham: 8 đại thiện + thọ hỷ hoặc xả + trí tuệ + lực hành động

, 2 sân: thọ ưu vô trợ (tự phát) và thọ ưu hữu trợ (bị tác động)

, 2 si: thọ xả hoài nghi và thọ xả phóng dật

+ Cõi phạm thiên không còn sân, không còn tham vật chất, si còn nguyên

– Tầng 2: Tâm đại thiện dục giới:

+ Dục giới chỉ đặc hữu sử dụng tâm này nên gọi là đại thiện Dục giới

+ Phổ biến: có tất cả cảnh giới: dục, sắc, vô sắc. Nếu xét đại thiện thì có mặt tất cả các cảnh giới phạm thiên

– Tầng 3: Đắc thiền/Tâm thiền, chán dục chứng các tầng thiền. Tâm thiện thiền (thiện đáo đại): sắc giới và vô sắc do đắc thiền và sống bằng tâm thiền

– Tầng 4: Đắc các đạo quả

+ Tâm thánh đạo: Đắc đạo chỉ xuất hiện 1 sát na để cắt đứt: thân kiến, hoài nghi (và giới cấm thủ)

Khi đắc tu đà hườn tâm thánh đạo xuất hiện 1 sát na kể từ đó về sau chỉ sống bằng tâm thánh quả (không có tác dụng với phiền não)

* Tâm thiện tạo ra quả thiện

Thiện Dục giới tạo ra quả thiện Dục giới

Thiện thiền tạo ra quả thiện thiền

Riêng Tâm thánh đạo dẫn đến chứ không tạo ra tâm thánh quả. Thánh quả thấy rõ niết bàn (trạng thái chứ không phải cõi)

2/ Quả

a/ Mỗi lần tâm nhân bất thiện xuất hiện kín đáo tạo ra 7 tâm quả bất thiện tương lai

– Quả bình sinh: Ghi nhận cảnh bất toại

1. Nhãn thức quả xấu: Thấy cái không thích

2. Nhĩ thức quả xấu: Nghe cái không thích

3. Tỷ thức quả xấu: Ngửi cái không thích

4. Thiệt thức quả xấu: Nếm cái không thích

5. Thân thức quả xấu: Xúc chạm cái không thích

6. Tâm tiếp thâu, tâm quan sát, đoán định (khai ý môn)

Ví dụ: Nhãn thức chụp hình (tâm quả) –> tiếp thâu (tâm quả) –> quan sát (tâm quả) –> đoán định (tâm quả) –> thiện (tu hành) hay bất thiện (không tu) tương ứng, gặm nhấm thiện hay bất thiện

7.- Quả tái sinh: Tâm quan sát: Đưa mình đầu thai cõi khổ

* 1,2,3,4,6,7 là thọ xả, 5 thân thức là thọ khổ

b/ Mỗi lần tâm nhân thiện (dục giới) xuất hiện kín đáo tạo ra 9 tâm quả thiện tương lai

– Quả Bình sinh biết cảnh như ý (8 quả vô nhân)

1. Nhãn thức quả thiện: thấy cái thích

2. Nhĩ thức quả thiện: nghe cái thích

3. Tỷ thức quả thiện: ngửi cái thích

4. Thiệt thức quả thiện: nếm cái thích

5. Thân thức quả thiện: đụng cái thích

6. Tâm tiếp thâu, tâm quan sát thọ hỷ , đoán định

7. Tâm tiếp thâu, tâm quan sát thọ xả, đoán định.

8.- Quả tái sinh/Tâm quan sát:

Đưa mình đầu thai cõi thân người nhưng không đủ sức đắc thiền chứng đạo (do thiện thứ phẩm): gọi là người lạc vô nhân (ở đây là khùng bẩm sinh chứ không phải do sự cố)

9.- Quả tái sinh/Tâm quan sát (quả hữu nhân): Tâm đại quả làm người nhị nhân hay tam nhân (Mỗi người chỉ có 1 trong 8 tâm đại quả, Đại thiện thì nhiều nhưng đại quả chỉ có 1) hoặc cõi trời

+ Nhị nhân (thiện ly trí): ví dụ bác sĩ, kỹ sư không hiểu được ẩn ý kinh

+ Tam nhân (thiện hợp trí): có khả năng đắc thiền chứng đạo

* Kinh nói:

+ Mù 2 mắt: không trí đời và đạo

+ Mù 1 mắt: biết đời hoặc biết đạo

+ Sáng 2 mắt: biết đạo và đời

c/ Mỗi lần tâm thiền xuất hiện (phải giữ được cho đến lúc chết vì có thể mất do trọng nghiệp hoặc không trau dồi,…) kín đáo tạo ra tâm thiền quả tương lai tương ứng để về cõi phạm thiên tương ứng

+ 5 thiện sắc

+ 4 vô sắc

d/ Tâm thánh đạo dẫn đến thánh quả tương ứng, không có khả năng tái sinh

Tâm thiện hiệp thế: dục, sắc, vô sắc có khả năng tái sinh riêng tâm siêu thế: thánh đạo, thánh quả không liên quan đến tái sinh

Xem một ngày sống bao nhiêu lần với tâm nhân, bao nhiêu lần với tâm quả, nhân thiện, nhân xấu, quả thiện, quả xấu –> học giáo lý (pháp học) và sống chánh niệm (pháp hành)

(Bản text do Nguyễn Quốc Trung tóm tắt)

Tóm tắt buổi 6 (do Nguyễn Bi chia sẻ):

IMG 8374 IMG 8375 IMG 8376 IMG 8377 IMG 8378 IMG 8379 IMG 8380 IMG 8381

TỔNG HỢP TÀI LIỆU LỚP GIÁO LÝ CĂN BẢN

Tài liệu tổng hợp các bài giảng trong lớp Giáo Lý Căn Bản do Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) giảng dạy trên Zoom Theravāda VN, khai giảng vào ngày 26/12/2023; các bài giảng cũng được phát trực tiếp trên kênh Youtube Phật Giáo Theravāda VN và 1 số kênh khác như Kalama Journal..

* Theo dõi các videos bài giảng trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=3HAD6u27B6A&list=PLQac44oRjtcVoXv89xKMr8EDKMqc43zgo
* Theo dõi các audios bài giảng trên Soundcloud: https://soundcloud.com/phatgiaotheravada/sets/lop-giao-ly-can-ban-su-giac-nguyen-toai-khanh-giang-day
* Theo dõi văn bản do học viên gõ text kèm videos, audios trên website và app mobile Theravpda: https://theravada.vn/cac-tac-gia/ty-khuu-giac-nguyen/lop-giao-ly-can-ban-2023-2024/
* Ngoài ra Btc cũng cập nhật thường xuyên trên nền tảng Facebook và nhóm Zalo của lớp …

Xin thành kính tri ân Sư Giác Nguyên, tri ân BTC, tri ân các thí chủ đã trợ duyên tổ chức lớp học và toàn thể quý vị học viên! Chúc các vị những ngày an vui! ????????

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app