Buổi 5: Giáo Lý Căn Bản – Các Cảnh Giới – Sư Giác Nguyên Giảng Dạy 9/1/2024

Buổi học 5 – Thứ 3, ngày 09/01/2024

Hôm nay Thầy ôn lại,
Nội dung bài đã qua
“Từ đâu có cảnh giới…
Chất lượng…lại khác xa?”

IMG 8225

Dẫu không tin nhân quả
Hoặc chẳng tin luân hồi
Hãy giả định sẽ thấy
Nhân quả ở trên đời:

IMG 8227

Trồng ớt được quả ớt
Không phải ổi hay cam;
Sống thiện, thường vui vẻ
Phiền nào nhiều, do tham.

“Cảnh giới là mảnh đất
Mảnh đất tâm trồng gì
Qua giác quan – chủng tử
Mà tạo ra quả chi.

Khi ta còn thích, ghét
Khởi tâm lý, tư duy…
Làm nền cho nghiệp quả
Và tiếp tục mang đi”

Dẫu cùng một ‘cảnh giới’
Chất lượng lại khác nhau
Tuỳ vào sự ‘pha trộn’
Mà có đồng, có thau.

“Giàu có, có nhiều kiểu
Có người tự làm ra
Có người do thừa kế
Hoặc trộm của người ta.”

Do nghiệp từ quá khứ
Tâm lý sống ra sao
Môi trường sống sai khác
Mà tạo tác thế nào!

“Cuộc đời ta đang sống
Giống như một trò chơi
Của trẻ con, chưa lớn
Chỉ già ở tuổi đời.

Rất dễ bị vấp ngã
Dễ khóc và dễ cười
Đam mê và mơn trớn
Mọi thứ ở trên đời.

Đầu tư trong sinh tử
Làm thiện trong u mê
“Phối các màu xanh đỏ
Để tạo một chốn về”

Chỉ có sống chánh niệm
Ghi nhận ở mọi thời
Mới thấy được bản chất
Toàn đồ ráp cả thôi.

“Khi nào thấy an lạc
Từ thiện pháp – nhân lành
Chẳng phải từ quả tốt
Mới có chút trưởng thành”.

(Hoan Dương chia sẻ)

 

 

Tóm tắt buổi 5 (Nguyễn Bi chia sẻ):

Các cảnh giới – Từ đâu mà có các cảnh giới như các cõi đọa, các cõi nhân loại, cõi dục thiên, cõi phạm thiên..?

Vấn đề này, nhằm cập nhật cho những người không tin có kiếp trước & kiếp sau, không tin có luân hồi quả báo, sự hiện hữu của các cảnh giới,…

Nếu ta tìm đến Phật Pháp thông qua con đường tín ngưỡng; có một số người, họ cứ nghe thầy bà, tăng ni giảng sao thì nghe vậy (họ nói có thì mình tin là có, họ nói không thì mình tin là không); nhưng mà nếu mình quay lại với Kinh gốc (Tam Tạng Pali) để đọc thì đức Phật không hề làm cái chuyện nhôi sọ, tuyên truyền, tẩy não ai hết mà Ngài mở ra cho mình những gợi ý.

Đạo Phật gợi ý bằng các giả định. Ví dụ như cái nguyên tắc “Vạn pháp do duyên”, nếu mình học kỹ trong kinh điển thì không có gì là mê tín hết; có nghĩa là hạt giống đó, trong môi trường, trong điều kiện thời tiết, khí hậu thổ nhưỡng như thế nào đó thì nó sẽ cho ra giống trái này, giống trái kia với những kích thước, với những đặc điểm sinh học như thế nào – Nó là một cái gì đó rất khoa học.

Chuyện đầu tiên chúng ta đến với Phật pháp là chúng ta phải giả định trước, phải “Nếu” trước. Giả định như có luân hồi quả báo thì mình phải hiểu nó như thế nào, chứ không ai cấm mình phải tin hay không.

Với trạng thái tâm lý như vậy, với kiểu hành xử như vậy, nếu quả thật có kiếp trước, kiếp sau thì cái chúng ta gặt hái sẽ đắng hay ngọt? – chúng ta có thể tự nghĩ ra. Ví dụ như mình tham lam, mình gian ác, lừa đảo, lật lọng,.. một con người mà sống chỉ biết cho bản thân, chỉ biết ăn ngủ, chỉ biết giới tính, chỉ biết tích lũy của cải (tư hữu).. thì một con người sống với tâm hồn như vậy, nếu quả thật có kiếp sau thì mình phải hình dung là cái chốn về của họ chắc chắn là sẽ không an lạc rồi.

Ngược lại, người mà có lòng từ mẫn biết sống tỉnh thức, có thiền định, có chánh niệm, có trí tuệ, biết phải biết quấy, biết sống có trách nhiệm,… thì nếu mà có một chỗ tái sinh, thì chắc hẳn mình có thể hình dung ra chỗ đó phải tương ứng với cái lòng lành ấy.

Giả định như có kiếp trước và kiếp sau thì người nào mà sống bằng 14 tâm sở bất thiện thì đương nhiên họ phải đi về một nơi tương ứng với 14 cái đó; còn người mà sống với 25 tâm sở tịnh hảo cũng vậy, khi chết, họ cũng sẽ đi về cảnh giới tương ứng với 25 cái đó.

Chỉ là nếu thôi. Tùy vào thiện nghiệp hay ác nghiệp của mình, tùy vào cái Thích & Ghét thì ta sẽ đi về một cái chỗ tái sanh nào đó; cũng cái Thích & Ghét đó mà có người tái sanh làm con chó, con cọp, con giun, con dế,…; cũng Thích & Ghét đó nhưng có công đức thì sanh ra làm thân nam, thân nữ, có người về trời làm chư thiên,… Mà trong cái thân nam hay thân nữ đó, nó cũng khác nhau về hình thức, hay về chất lượng của đời sống;

– Có những người sanh ra có sức khỏe rất tốt nhưng không có nhân dáng (ngoại hình, ngoại diện khó coi, khó nhìn);

– Có người khỏe, đẹp mà không thông minh;

– Có người rất thông minh, khỏe nhưng không đẹp,…

– Hiếm lắm mới có người có đủ cả ba; khỏe, đẹp và thông minh.

Chưa kể là giàu hay nghèo, thông minh đời hay thông minh đạo, đẹp hay xấu,… Mà trong mỗi thứ lại còn có nhiều cái thứ khác nữa như thông minh đời thì có năng khiểu gì, thông minh đạo thì có chiều sâu về cái gì, đẹp có duyên hay đẹp không có duyên, khỏe cơ bắp hay là khỏe vì không bệnh, giàu do thừa kế hay giàu do mồ hôi nước mắt,… cho đến giàu do làm ăn chân chính hay giàu do làm việc bất lương.

Như đã nói “Sự hiện hữu của ta chỉ là sự hiện hữu của 6 căn và 6 trần và đời sống của ta là hành trình hoạt động của 6 căn trước 6 trần”; tùy vào tiền nghiệp quá khứ: nghiệp ái, nghiệp sân, nghiệp tà kiến, nghiệp si mê của mình đời trước mà bây giờ mình sanh ra có đủ 6 căn 5 uẩn hay không. Mà tiền nghiệp lại do khuynh hướng tâm lý mà ra; mà tiền nghiệp và khuynh hướng tâm lý vẫn chưa đủ, phải cần phụ thuộc vào môi trường sống nữa. Từ đó ta mới được sanh ra trong cõi giới nào.

Cảnh giới, chỉ như những miền đất. Trên cái “mảnh đất Tâm” đó, nó trồng cái gì; mình thích nghe, thích ngửi, thích nếm thì chính những cái tâm này sẽ là những chủng tử, những hạt giống để nó đưa mình về cái cảnh giới mà ở đó mình có mắt, có tai, có mũi, có lưỡi (nghiệp tái sinh); chưa dừng ở đó, mà chúng ta còn thích cái này, ghét cái kia thì chúng ta sẽ đi vào cảnh giới tương ứng với cái đó (nghiệp bình sinh).

Khi ta thích cái gì đó thì ta sẽ ghét cái còn lại; cái mở Thích & Ghét đó cộng lại thì nó sẽ trở thành cái tâm tư, cái tình cảm, cái con người, cái tư duy, cái ý thức của ta. Cái tâm tư, cái nhân cách của ta có được từ tiền nghiệp của quá khứ, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống hiện tại nó sẽ khiến cho mình Thích & Ghét cái gì; từ đó ta sanh ra có đủ 6 căn 5 uấn hay không; khi có đủ 6 căn 5 uấn thì ta còn phải sống nhờ nghiệp quá khứ nữa.

Sắc pháp của mỗi cá nhân hay mỗi cảnh giới cũng đều khác nhau. Theo Abhidhamma thì cứ ở cõi 5 uẩn thì phải có Sắc-pháp tức là thân xác sinh học. Nhưng do nghiệp (Thiện & Ác) của chúng sinh mà sắc pháp không giống nhau; ví dụ như có những loài sinh sống được là do những thức ăn bất tịnh, trong khi có những loài chỉ sống bằng rau củ quả, có loài thì ăn uống những thức ăn đã qua chế biến,.., có loài phải sống trong cống rãnh hôi hám, có loài thì chỉ sống trên cây hay hoa, lá, cũ, rễ….

Thân nghiệp dẫn đến thân xác; thân xác dẫn đến nhu cầu; những cái này cộng lại thì mới đầy đi đến chỗ tương ứng. Như đã nói; nói tới Nhân & Quả thì có 4 trường hợp (Nhân tạo ra Quả; Quả tác động Quả; Quả tác động Nhân; Nhân tác động Nhân), nên do nghiệp quá khứ mà có những hoàn cảnh sống rất dễ có tâm thiện, có những hoàn cảnh khó có tâm thiện, có những hoàn cảnh sống dễ có tâm ác.

Chính 4 cái này, nó cứ xoay vòng để làm nên cuộc sống của chúng ta. Mà nhu cầu thì phải nhờ đến khuynh hướng tâm lý. Như có người thà bán vé số, bán hàng rong chứ họ không thể sống ác được, không làm chuyện hại người được; nhưng cũng có những người cho dù nghèo vẫn gian ác, bắt đầu sự nghiệp bằng gian ác cho tới lúc thành đạt càng tiếp tục gian ác – gian ác miễn có được tiền, danh lợi, địa vị thì thôi mà không biết rằng mình đang gieo rắt máu lệ, cái chết, gieo rắt tan nhà nát cửa cho người khác.

Tùy vào nghiệp, nếu không có đủ 6 căn thì sẽ không có đủ 6 trần; mù bẩm sinh thì coi như sắc trần không có; đó cũng là một cái khổ. Có những trường hợp dư (lẽ ra nó không nên có) như dư đường, cao máu, sỏi thận hay là những độc tố trong cơ thể, … cũng là một cái khổ nữa (xem thêm kinh Chuyển Luân Vương).

Cho nên trên đời này, những cái hoàn hảo là những cái không nên thiếu mà cũng không nên dư dù cho ở tinh thần (tâm linh) hay vật chất; hoàn hảo là đủ tức là không thể thêm và không thể bớt.

Theo Abhidhamma, kể gọn thì có Tham, Sân, Si. Tham kể rộng thì gồm có 8 nhưng thực tế thì có bao nhiêu chúng sinh trên đời thì có bấy nhiêu kiểu tham khác nhau; ngay cả cái tham ăn thì đã không ai giống ai rồi, cho đến cái gu thẩm mỹ qua từng thời kỳ cũng khác nhau nữa,..

Nên thế giới này chẳng có gì ngoài Thích & Ghét của chúng sinh, từ cái Thích & Ghét nó tạo ra các nghiệp; từ nghiệp đó nó mới dẫn đến các cảnh giới; và ở mỗi cảnh giới, các chúng sanh có những nhu cầu khác nhau. Hiểu được điểm này thì ta nhìn cuộc đời sẽ khác đi nhiều lắm.

Thế giới này chỉ là những trò chơi và cuộc đời chỉ là cái cuộc chơi của những người chưa trưởng thành; chúng ta không có lớn lên mà chỉ có già đi; chúng ta là những đứa trẻ dễ khóc, dễ cười, dễ vấp ngã, dễ bị mơn trớn,.. dù biết mọi thứ đều sẽ bỏ ta mà đi hoặc là ta sẽ bỏ nó. Ta luôn tin vào những thứ mà nó không có bền như tình cảm, danh lợi, địa vị,.. và ta còn đầu tư rất nhiều thời gian, công sức cho những thứ đó nữa.

Lý tưởng của Phật Pháp là cho đến một ngày nào đó, mình không còn thích cái gì nữa thì đó mới là cái cứu cánh của Phật Pháp.

Nói về các cảnh giới

Có 4 cõi đọa. Ở đây, nói cảnh giới thì đúng hơn, chứ nói cõi là không được vì thật ra nó không có. Theo trong kinh thì địa ngục mới có cõi riêng; còn Atula, ngạ quỹ, loài bàng sanh thì không có cõi riêng. Altula là từng nhóm, từng đàn, sống rải rác khắp nơi.

Nói về địa ngục

Nhiều người không tin rằng có địa ngục; họ nghĩ địa ngục chỉ là một hình thức răng đe, hù dọa của tôn giáo. Nhưng chúng ta phải tuyệt đối đồng ý là trên hành tinh này có những chỗ rất là nóng, có những chỗ rất là lạnh, có những chỗ rất khô và có những chỗ rất ẩm; và ở những nơi như vậy sẽ có những sinh vật do nghiệp, do đặc điểm sinh học sinh sống tương ứng.

Do một chút thiện hay một chút ác nào đó mà ta bị đẩy đi về một cái chỗ nào đó rất riêng tư, cho dù sanh về một cái hội chúng nào đó nhưng ta vẫn có một góc nào đó rất riêng tư, một chốn về rất lẻ loi; ở đó, không ai có thể chia sẽ được gì với mình hết. Có thể nói địa ngục là một vùng đất nóng, nó sẽ thích hợp cho những chúng sanh tương ứng với cái nóng đó; hay là vùng lạnh chẳng hạn…

Chánh niệm

Ta nên liên tục và thường trực sống chánh niệm, bởi vì chỉ có chánh niệm thì mình mới có cơ hội thấy rõ mình được cấu tạo ra sao; chỉ có chánh niệm thì mình mới có cơ hội sống với từ tâm, bi mẫn; chỉ có chánh niệm thì mình mới có cơ hội sống với trí tuệ. Một khi đã thất niệm rồi thì không thể được.

Chánh niệm là sinh hoạt trong tỉnh thức (cầm lên, để xuống, xô ra, kéo vào, đi, đứng, nằm, ngồi, nói, cười, im lặng, … cho đến buồn, vui, hờn giận, thương nhớ đều được ghi nhận). Một khi ghi nhận như vậy thì mình mới biết là mình được cấu tạo như thế nào – mình là đồ giả; buồn, vui, hờn giận, thương nhớ đều là đồ giả.

Mọi thứ là đồ ráp, không có gì là một, không có gì là nguyên khối. Mình lại thấy được mọi thứ là do duyên mà có; ngay cả cái nụ cười cũng rất là mong manh vì cái thời gian tồn tại nủa nó rất là ngắn, mà muốn có nó phải cần có vô số điều kiện.

Đúc kết

Tâm thiện cho ra quả thiện, tâm ác cho ra quả ác, tâm thiền cho ra quả thiền; còn tâm siêu thế không phải là nghiệp nữa mà nó là nhân quả.

“Nghiệp nằm trong Nhân & Quả nhưng Nhân & Quả chưa chắc nằm trong nghiệp”.

Ví dụ như đức Phật và các vị A-la-hán, không tạo nghiệp thiện & ác nữa nhưng các Ngài vẫn sống trong Nhân & Quả.

Nên thỉnh thoảng, nhìn lại xem trong 121 tâm xem mình có tâm nào, trong 52 tâm sở xem mình đang sống với những tâm sở nào, trong 28 sắc pháp xem mình nuôi dưỡng nó bằng cái thực phẩm nào; và cảnh giới mình đang sống là cảnh giới nào.

Cho dù là đang sống cõi người nhân gian nhưng tùy thuộc vào tâm thái của chúng ta như thế nào; chỗ mà mình ở, nó sẽ phụ thuộc vào cái tâm tư của mình.

– Sống trong bố thí, trì giới, vị tha là sống trong cảnh giới của chư thiên.

– Sống bằng từ bi, hỷ, xả là sống trong cảnh giới của phạm thiên.

– Sống trong trí tuệ ghi nhận cảnh Sanh & Diệt của vạn hữu đó là sống trong cảnh giới của thánh nhân.

– Sống trong tham, sân, si, ái, mạn, kiến, nghi là sống trong cảnh giới của loài bàng sanh.

Quanh quẩn cuộc sống chỉ có: đói thì ăn, khát thì uống, bầy đàn và tự vệ (phản khán). Cho dù mình có cái 14, có cái 25 nhưng mình làm gì với cái mình có? mình sống nhiều với cái nào?

Cho đến khi nào mình thấy mình sống bằng cái tâm lành, nó vui sướng, nó an lạc hơn sống bằng tâm bất thiện thì ta đã đi được một quãng đường rất và rất xa. Không dựa vào lý thuyết mà phải thực tập, khi nào thấy được sự an lạc trong quả lành thì mới gọi là tiến bộ.

LỚP GIÁO LÝ – TÌM HIỂU PHẬT HỌC

Buổi 005, Thứ ba ngày 09 tháng 01 năm 2024.

Sư Toại Khanh giảng dạy

Học viên tổng hợp: Nguyễn Bi

IMG 8370 IMG 8371 IMG 8372 IMG 8373

 

TỔNG HỢP TÀI LIỆU LỚP GIÁO LÝ CĂN BẢN

Tài liệu tổng hợp các bài giảng trong lớp Giáo Lý Căn Bản do Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) giảng dạy trên Zoom Theravāda VN, khai giảng vào ngày 26/12/2023; các bài giảng cũng được phát trực tiếp trên kênh Youtube Phật Giáo Theravāda VN và 1 số kênh khác như Kalama Journal..

* Theo dõi các videos bài giảng trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=3HAD6u27B6A&list=PLQac44oRjtcVoXv89xKMr8EDKMqc43zgo
* Theo dõi các audios bài giảng trên Soundcloud: https://soundcloud.com/phatgiaotheravada/sets/lop-giao-ly-can-ban-su-giac-nguyen-toai-khanh-giang-day
* Theo dõi văn bản do học viên gõ text kèm videos, audios trên website và app mobile Theravpda: https://theravada.vn/cac-tac-gia/ty-khuu-giac-nguyen/lop-giao-ly-can-ban-2023-2024/
* Ngoài ra Btc cũng cập nhật thường xuyên trên nền tảng Facebook và nhóm Zalo của lớp …

Xin thành kính tri ân Sư Giác Nguyên, tri ân BTC, tri ân các thí chủ đã trợ duyên tổ chức lớp học và toàn thể quý vị học viên! Chúc các vị những ngày an vui! ????????

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app