Thường Cận Y Duyên

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019

Thì cái đó mình nói sơ là thức ăn thôi nhưng mà xúc thực á thì tất cả giới luật, thiền định của một người tu nó đều nằm hết trong chuyện giải quyết vấn đề xúc thực, có hiểu không? Xúc là sự tiếp xúc của sáu căn với sáu trần, cứ mỗi một cái giới như vậy là nó giúp mình tránh tiếp xúc với một số trần cảnh. Giờ hiểu chưa? Hiểu hả? Ví dụ như: Sát sanh có phải là sáu căn tiếp xúc sáu trần không? Rồi, người tu có nên tới vũ trường, tới casino không? Như vậy, có nghĩa là người tu tránh được một số cái xúc, đúng không? Nhãn xúc, nhĩ xúc,

người tu tới rừng núi thì được, người tu tới đền tháp thì được, người tu tới bạn lành thì được, nhưng mà người tu tới những người bạn xấu thì không được, không nên. Cho nên mình thấy rõ ràng rằng, toàn bộ tam tạng chỉ có cái chuyện giải quyết sáu xúc thôi. Hiểu chưa? Mà tu tứ niệm xứ á là mình cũng làm việc với sáu xúc. Thay vì mình không có chánh niệm thì con mắt mình nó tìm cái để nhìn, lỗ tai nó tìm cái để nó nghe, như là trong kinh Đức Phật dạy: đem sáu con vật sau đây nhốt vào một chỗ: con chim, con cá, con chồn, con rắn đem nhốt nó vào một chỗ, thì khi mở cái cửa ra thì con cá nó sẽ nhảy xuống nước, con chim nó bay lên trời, chồn cáo về hang, rắn rít vào lùm bụi, đúng không? Thì sáu căn mình chỉ cần thất niệm một cái là mỗi thứ nó đi về một hướng. Đúng hả? khi mà nó ngồi thiền, mắt nhắm nhưng mà lỗ tai có khả năng nghe không? Chẳng những nghe mà nhiều khi còn lắng nghe, kiếm cái nó nghe nữa. có không? Đó, thấy vậy chứ nó ghê lắm. còn mình ngồi thiền ai chiên đồ mình biết, chỉ cần nó bỏ miếng hành, cho miếng mỡ vô “xèo” cái nghe liền à. Mình tưởng nó đang tu chứ không có tu, nó đang canh me đó. Rồi cái đầu mình khỏi nói rồi. Lúc nào mình cũng nói mình theo dõi nhưng mà thật ra nó sẵn sàng để mà nó bỏ đi. Hiểu không? Cho nên, tu hành có nhiều cách nói, trong đó có một cách nói là: tu hành là con đường để mà dàn xếp sáu xúc. Nói vậy không có sai. Cho nên ai thường sống với xúc nào thì sẽ chết đi về cảnh giới tương đương với xúc đó. Hiểu hả? thích ngửi mùi thơm, mà lại thiếu công đức thì sẽ sanh làm cái loài ong bướm, hoa trái, có phấn có hương, ghê chưa. Đó, đại khái như vậy. Sống nhiều với xúc nào, và tu hành là hành trình giải quyết sáu xúc, chứ không có gì ghê gớm hết.

còn cái tư niệm thực á, mình đã nói là có bốn cái tư, đúng không? Có nghĩa là đạo lộ đọa lạc, Có đúng không ta? chủ ý đọa lạc, Nghiệp đọa lạc á. Nghiệp đọa lạc, Nghiệp thiện dục giới, rồi Nghiệp thiện Thiền, rồi Nghiệp thiện vô lậu, đúng. Thì, mỗi phút trôi qua mình sống nhiều với chủ ý gì thì chính chủ ý ấy đem ta về cái phương trời mà tương ứng với chủ ý đó. Hiểu chữ “chủ ý” không? Chủ ý quan trọng lắm, mà nếu mà người nào học đạo hiểu được chữ “chủ ý” này thì người đó sẽ tự điều chỉnh lối sống, và lối tu của mình. Bắt đầu nghe tui nói.

Cạo đầu mặc áo tu, nhưng mà cái chủ ý của mình là mình nhắm tới cái gì, là một. thứ hai, cho tôi nói chuyện sang đàn một chút, có rất nhiều chùa quê ở Việt Nam, đệ tử nó ham tu nó xin vào xuất gia, thầy gật đầu xong, thầy biến đệ tử thành con ở trong chùa. Biết không? Suốt mấy chục năm là làm ruộng, quét chùa, nấu ăn, sắc thuốc nam, không cho nó học cái gì hết, rồi nếu đứa nào nó tỉnh thì nó biết nó đang tu với một hành trình rỗng không, rỗng tuếch. Còn nhiều đứa nó xui nó không biết, khi mà thầy về già, thầy giao lại cho nó cái chùa, nó tưởng tu là làm chuyện đó gọi là tu, cứ ngày hai bữa công phu, buổi trưa trước khi ăn thì cầm cái chén bắt ấn vậy, hiểu không? Rồi rải vài hột cho mấy vong, rồi xong. Các vị tưởng tượng cái kiểu tu như vậy nó có xứng đáng là di sản của một vị Chánh Đẳng giác không? Hả? phải chứ? Tức là, ngày tụng hai chầu, mà nội dung hai chầu đó gồm có hai thứ căn bản: một là tụng thứ mình không hiểu, “….”gì đó mình không hiểu. nội dung thứ hai là cầu nguyện, xin cho vị này phù hộ, vị kia phù hộ, nếu mà cái đầu vị đó tỉnh tỉnh thì sẽ thấy kỳ kỳ. Có những người có cái này (đầu) mà không có xài, và các vị phải nhớ, cái gì không xài thì một là nó còn mới nguyên, hai là nó đánh mất đi tác dụng của nó. Ví dụ cái muscle mà mình không vận động lâu ngày thì teo. Và cái người lớn tuổi mà không có tìm cách vận động não bộ, ví dụ như không đọc sách, không yêu thương súc vật, con cháu, không chơi lan kiểng, không học ngoại ngữ, không chơi âm nhạc, không nghệ thuật thì người đó rất dễ Alzheimer. Có biết không? Cho nên cái chủ ý ở đời sống rất là quan trọng, quan trọng lắm. Mình nhắm tới cái gì, hồi nãy tôi nói, buồn nhất là những người biết đạo mà mất một thời gian rất là dài cho một cái hành trình, cho một cái đạo lộ không có nội dung, có hiểu không? Cái đó rất là đáng tiếc, cả đời chỉ biết cầu nguyện, cả đời chỉ biết thần chú, cả đời chỉ biết thờ lạy các mẫu tượng mà không hề chịu một phút nghĩ lại, là: cái tuệ giác của một vị Phật dưới gốc bồ đề năm xưa không lẽ chỉ có chừng đó sao, hả? mấy hôm nay các vị thấy mình vừa giỡn vừa học đó mà một cái nội dung nó quá nhiều, mà đó chỉ là một mảnh vụn thôi đó, một mảnh vụn của Đức Phật thôi đó. Mà trong khi mình nghĩ mình tu mấy chục năm mà nội dung không có, mà theo trong kinh, tùy cái hành trang của mỗi người mà chúng ta hài lòng với cái gì. Câu đó là cái câu làm tôi chấn động nhất. Tùy hành trang của mỗi người mà ta hài lòng với cái gì trong đời sống. Cái đứa mà nó có máu triệu phú nó không hài lòng với tiệm tạp hóa, cái đứa mà nó có máu học giả nó không hài lòng với bằng trung học, cái đứa mà nó cái máu gọi là phiêu lưu thì nó không có thể nhìn cái ao làng, cây đa, bến nước, hiểu không? Một người tu hành nếu mà ba la mật nhiều, họ không hài lòng với những hình thức, không hài lòng với hình thức, một cái nội dung tu học mà quá nghèo nàn họ chịu không nổi, họ luôn nghi ngờ con đường dưới chân “con đường này sẽ đi về đâu?” còn cái người ba la mật ít thì họ rất là sớm hài lòng với cái họ có, dễ ẹc à, vậy là vui rồi. vô sư phụ cạo đầu, mặc cho cái áo, đặt cho cái pháp danh, chỉ cho cái am ở, mỗi ngày quất cho hai thời công phu, ăn rồi bắt ấn 4000 hột cho mấy con kiến, Xong. Bây giờ đạo phật có chuyện cúng kiến(g), cúng mấy cái vong không ăn, toàn mấy con kiến ăn không. Cho nên, tui nói đùa mà đó là thật, toàn là cúng kiến không à, mà giáo lý thì không chịu học, mà tôi không biết có bao giờ các vị nhìn cái tủ đại tạng kinh các vị ngạc nhiên không? Nếu mà nói rằng pháp môn tu chỉ là khấn nguyện sơ sài thì vậy hỏi cái tủ kinh đó đựng cái gì, có bao giờ các vị có thắc mắc cái đó không? Thí dụ bây giờ tôi lại nhà quý vị ở, tôi lại nhà cô áo xanh này ở ba tháng, mà ngày nào bả cũng cho tôi ăn mì gói hết, thì tôi hỏi mấy cái tủ trong bếp đựng cái gì vậy? hả? tôi thấy bả có 3 cái tủ lạnh, hai cái tủ đá, mà ba tháng ăn ở nhà cô cô chơi mì gói không à, thì phải cho tui tức chứ. Mà chiều nào cũng thấy bả đi chợ hết, đi chợ về thấy thùng thùng vỏ vỏ vậy đó, mà 3 cái tủ lạnh, tám cái freezer mà tui không biết bả đựng cái gì mà cứ mì gói cho tui ăn 90 ngày rồi, mà bả nói ngày mai bả tiễn tôi nên bả tặng tôi gói nữa. thì các vị nghĩ tui có tức không? Không phải tui tham ăn nhưng mà ít ra tui cũng có suy nghĩ rằng “lạ, không biết bả đi chợ bả mua cái gì, dầu bả nói tui ăn chay ít ra cũng phải cho tui ăn tàu hũ hay cái gì” có khi tui ăn không hết bả cất bữa sau hâm ăn nữa, thì phải cho tui tức chứ. Nếu mà cái chuyện đó tui tức được thì tại sao chuyện tôi đi tu mà tui không tức? tôi biết rõ ràng kinh điển trùng trùng như vậy mà sư phụ chỉ cho tui từng đó thôi, ấy vậy mà có không ít thế hệ tăng ni không có tức, phật tử không có tức. Tức ở đây không phải là giận, mà tức ở đây có nghĩa là thắc mắc á. Họ chớ hề thắc mắc, lạ lắm. có mấy thầy có mấy đề tài cứ nói hoài, cứ vu lan có cái vụ hiếu quất hoài vậy đó, rồi dâng y thì quả báo dâng y kathina chơi hoài, rồi Phật đản thì ba cái vụ ý nghĩa đản sanh thành đạo cứ làm hoài, mà cứ nói suốt mấy chục năm trời. cứ vu lan, phật đản, dâng y mà cứ bổn cũ soạn lại soạn riết rồi phật tử nó thấy pháp sư vừa nhấp môi cái là phật tử họ biết nói cái gì rồi. nhiều người họ biết. mà lạ lắm. cứ nhào vô cúng dường, nhào vô để mà nuôi dưỡng bao nhiêu thế hệ. tôi biết tôi nói cái này tôi đang đụng chạm đến rất nhiều, nhưng mà trong tăng già phải có một ông dám nói, dấu như mèo dấu phân riết rồi khổ quá, thì phải xì ra chứ. Mà cứ dấu hoài, bao nhiêu thế hệ mà cứ tiếp tục tu trong cái lối mòn như vậy, mà tôi nói nó hơi nặng nha, có cái câu nó hơi kỳ: “trâu quen ngõ, chó quen đường” hiểu không? Chứ còn con người phải có hướng đi mới, chứ còn có đâu mà cứ nhiêu làm hoài mà không thấy thắc mắc. mà nhiều người đau lắm, ở ngoài là dược sĩ, bác sĩ mà đi vô theo sư phụ làm chuyện đó mà vui nhất là tu mà tụng chú, tụng những cái mình không hiểu. mà nếu tính tổng thời gian một ngày tụng bao nhiêu thời công phu, mà mỗi thời công phu tốn bao nhiêu phút cho chú mà tổng cộng một đời tu năm chục năm thì mất bao nhiêu thời gian cho chú, mà chú là cái mình không hiểu. thì nói rằng “không hiểu nó mới linh” mới đau nữa. thì cái điều đó đi ngược lại phật pháp. Giáo pháp của Đức Phật có một đặc điểm là “Ehi passiko” = “thách thức mọi thử nghiệm” có nghĩa là ai thấy Đạo Phật kỳ kỳ cứ nhảy vô tìm hiểu. Còn cái nữa là sanditthiko đó là quan điểm thứ hai của Đạo Phật là Đạo Phật “đến để mà thấy”, mà phải tự mình thấy chứ không phải nhờ người khác nhai rồi mở bỏ miệng mình dùm, “san” là từ chữ “sayam” là “tự mình” (by yourself), sanditthiko là tự mình thấy. Rồi cái nữa là: “veditabbo vinnuhi” cái đạo này là đạo dành cho người trí, không phải đạo dành cho người tin. Mà đọc hoải đọc mòn mỏ, vừa mòn mỏ vừa mòn mỏi mà không hề, hiểu không, đọc hoài mà sao không thấy thắc mắc, cho nên khi mà các vị, tôi phân bua để bà con hiểu tại sao Phật hiếm, Phật hiếm lắm, tại vì cái thói quen mình cứ đi hoài giống như kiến bò miệng chén á, nó không biết thắc mắc, không biết đặt vấn đề á. Cho nên tôi nhìn cái gì trong khung mà tôi sợ lắm, ví dụ tôi nhìn khung hình á, nhìn với tâm hồn hồn nhiên được, lâu lâu tôi nhìn cái mỹ nó kêu là shadow box, shadow là cái bóng á, là mấy khung hình nó hơi dày, biết chữ đó không? Tôi sợ lắm, tại vì nhìn cái gì bị nhốt tôi sợ lắm, tôi sợ chuyện người ta làm dâu, bởi đối với tôi làm dâu là bị nhốt, tôi sợ người bị bệnh liệt, vì bị liệt là bị nhốt, tôi nhìn cái cảnh chim lồng cá chậu tôi sợ điều đó là sẽ bị nhốt, chỉ riêng cái cảnh biết sợ cái nhốt tự nhiên mình sẽ có khuynh hướng đi tìm cái lối thoát. Mà nhiều người họ không thấy cái bị nhốt đó. Tôi nói các vị bao nhiêu lần, dầu cho cái lồng nó bằng vàng, mà nếu nó nhốt mình thì đó là nhà tù. Dầu cho sợi xích đó bằng vàng thì vẫn là dây xích, mà phàm phu mình không. Dây xích bằng sắt nó gọi là dây xích, mà dây xích bằng vàng thì là dây chuyền. Thì cái nào cũng là dây xích thôi. Thí dụ mình nghèo thì mình bị xiềng bởi một gia đình thiếu thốn. còn mình giàu thì mình bị xiềng bởi một cái tài sản phải nói là hoành tráng. Thì dầu bị xiềng bởi cái gì thì cũng là cái xiềng xích hết. phải tập cái đó. Và đặc biệt. cái chủ ý quan trọng lắm, làm gì, nếu có người hỏi tôi: “giờ tụi con học dở, nhớ dở thì sư bày cho cái pháp môn nào dành cho người dở ẹc đi sư” thì tui bày cho một pháp môn đó là chữ “nguyện”:

Tức là mỗi ngày thay vì đọc chú, làm ơn đọc dùm mấy câu nguyện, đó là:

Con nguyện đời đời được gặp Chánh pháp. Nếu không được gặp được Đức Phật ra đời thì cũng gặp “minh sư thiện hữu”. Con xin đời đời biết nghi ngờ con đường dưới chân. Con xin đời đời biết sợ lối mòn, đường cũ. Hiểu không? Con xin đời đời biết tìm đến cái tốt hơn. Con xin đời đời có khả năng buông bỏ. Con xin đời đời không bị giam nhốt trong những rào dậu.

Những cái lời nguyện đó các vị nghe rất là kỳ, nhưng mỗi một lời nguyện đó nó đánh động đến một vấn đề. Các vị biết “đánh động” không? Mỗi một lời nguyện, câu nguyện “con xin nguyện đời đời không bị giam nhốt trong những rào dậu” , rào dậu là mấy cái fence. Tôi kể các vị nghe chuyện này, các vị đau lắm: con voi á, nhiều khi các vị thấy con voi nó bị xiềng bởi một sợi dây nhỏ xíu à, nếu nó hiểu chỉ cần nó đá một cái là đứt xích cái đúng không? Nhưng mà chỉ vì tự nó nói rằng “mình đang bị xiềng” thế là nó quẩn quanh bên sợi dây xích đó, phải đợi đến một lúc nó bị điên lên á, nó mới làm đứt dây xích, có hiểu cái đó không? Chứ còn nó chưa đến lúc của nó là nó cứ quẩn quanh bên sợi dây xích. Tôi nói có ai thấy cái đó không? Cái sợi dây nó không có nghĩa lý gì với nó hết biết không? Một phát một là chàng đã về tới rừng, mà vì nó cứ ám ảnh là “người này là người nuôi mình” “sợi dây này là sợi dây ràng buộc mình, mình không thể đi xa” nó cứ ám ảnh bao nhiêu đó, nó cứ ám ám ám, rồi người ta đối xử tệ bạc với nó. Kỳ rồi ở lễ hội tây nguyên chết mấy con đó, cho ăn không đủ nó mà bắt nó làm việc quá sức, nó ốm gầy mòn nó chết, mà rừng xanh cách nó có 2cm mà nó không dám về, nó chết gầy mòn, rễ mía kế bên nó không dám ăn. Cho nó ăn cái gì nó ăn cái đó. Thì tôi thấy ngậm ngùi chớ. Rất là ngậm ngùi. Nếu mọi người hỏi tôi là “nhớ dở, hiểu dở, thì pháp môn nào?” tôi nói “pháp môn Nguyện, bách nguyện” tôi có một pháp hiệu là “Bá mật thệ sĩ” bá mật thệ là người có trăm điều nguyện kín. Thì tôi nghĩ nếu sau này mà những người thân thích, thân thuộc với tôi, tôi không nghĩ đến chữ học trò nhưng mà họ thân thuộc, tôi sẽ bày họ một trăm câu nguyện. trăm câu nguyện đọc chưa tới một giờ đồng hồ, mà mỗi một câu nguyện như vậy nó đánh động một vấn đề hiểu không? Chẳng hạn như “đời đời con đừng hài lòng với bất cứ rào dậu nào. Đời đời xin cho con biết nghi ngờ con đường dưới chân. Đời đời cho con biết nghĩ đến điều tốt hơn. Đời đời xin cho con chớ hài lòng quá sớm với những thành tựu” Mỗi cái các vị nghe các vị hiểu không? Hả? không lẽ tôi dịch qua tiếng Miên cũng hiểu. thì, cứ mỗi một câu là các vị thấy nó mở ra một vấn đề, có đúng không? Cứ mỗi một câu nguyện nó mở ra một vấn đề, đọc như vậy nó mới đã. Còn đàng này cứ đọc mấy cái không hiểu.

on xin quỳ lễ bái Phật. Phật ba đời .. Tứ đại thiên vương, xin chư thiên hộ trì cho con được sống lâu, được sắc đẹp” tôi nghe cái đó tôi ngán quá đi, mà không biết nghi ngờ, không biết thắc mắc, mà nhất là các vị … tôi còn nhát ma nữa, “sư có biết, sư bao nhiêu tuổi?” “dạ, 40 50” “Sư có biết ngày đó con quy y với ngài Hộ Tông” nhát ma, còn Bắc Tông thì “Sư biết ôn Thanh Từ không? Con biết ngài năm 72” vậy đó, mà cứ ăn rồi đi nhát ma người ta hoài, cái chuyện mình quy y Ngài Hộ Tông năm mấy nó không có quan trọng, mà quan trọng là mình đã được cái gì từ Ngài Hộ Tông. Khổ quá. Tự nhiên nói, “Nhà tôi ở gần Nhà Trắng á” hỏi làm nghề gì? Nói làm “ pizza hut delivery” còn các vị nghe cái ông đó ổng cho địa chỉ nhà ở Cali còn tùm lum nữa: “cái con đường Hasa ổng có nhớ không?” “nhớ”, “ổng thấy nguyên dãy villa có villa thiệt là bự có hai con lân trắng ông thấy không?” “thấy” “ông đi vòng ra đằng sau nhà của tui á” có hiểu không? Chỉ chi mà. Trời ơi, ổng thấy cho một cái tên con đường sang vô cùng, rồi ông có thấy hai cái villa tả rồi có nước phun rồi hai con lân đá trắng nhập từ bên ý về tùm lum, cuối cùng “ông đi vòng ra đằng sau nhà của tui” nhà bằng gỗ nhỏ xíu à. Thì đó là tôi muốn kể câu chuyện đó cho những người có tật hay khoe đó, kể chi mà villa, kể chi mà lân bằng đá ý, mà cuối cùng kêu người ta đi vòng nhà mình ở phía sau, cái nhà kho đó. Mà cứ ăn rồi nhát ma hoài à, mà nói là đệ tử thầy này thầy kia, mà đạo thì không học, không có biết gì hết á, mà cứ đem mấy ông thầy bự ra. Tôi có bữa tôi nổi điên tôi nói “dầu quy y với vị a la hán đi nữa mà nếu không học không hành thì cũng trớt quớt thôi” . Trong kinh gọi là hài lòng quá sớm với những gì mình có, có tiếng Pali gọi là “antarāvosānaṃ āpajjissanti” có nghĩa là “dừng lại nửa chừng với những thành tựu” cái chữ đó chữ Đức Phật dùng á, khi mà Ngài sắp tịch, ngài nói “Này các tỳ kheo, bao giờ chúng tỷ kheo không có vừa lòng quá sớm với những thành tựu, thì khi đó tăng đoàn mới hùng mạnh” Bài kinh nói rõ tôi mê nó tới mức mà tôi thuộc cả chữ pali, “ khi nào chúng tỷ kheo không có hài lòng quá sớm với những thành tựu, thì lúc đó tăng đoàn hùng mạnh” còn mình bây giờ mình có được chút thành tựu mình ngưng, có được chút gì đó mình ngưng, có được cái chùa, là xong. Có nhóm đệ tử, là xong, có một số fan là xong. Có số người ngưỡng mộ, là xong. Vậy đó. Có chút là xong, chút là xong, đi không có xa. Mà trời đất bao la mà hành trình trước mặt thì nghìn dặm, muôn dặm, mà khi mình hài lòng quá sớm mình đi không có tới đâu hết. tôi sợ cái sự lồng chậu, tôi sợ cái sự quẩn quanh. Tôi đang nói nhiều về cái thực thứ ba đó là Tư niệm thực. mình sống mà mình không có cái chủ ý vươn lên cao, đi tới và đi ra thì mình không có tiến được nhớ nha. Không có đi tới là mình sẽ thụt lùi, không có đi xa là mình sẽ quẩn quanh “gà què ăn quẩn cối xay”, mà không có ý đi ra là mình sẽ suốt đời bị trầm luân. Người tu Phật là phải đi tới, đi lên, và đi ra. Ba lý tưởng đó rất là quan trọng. những đêm dầu không ra gì, một đêm giữa đêm giật mình thức dậy là phải biết suy nghĩ, cái kiểu sống của mình mấy năm qua nó có ok không? Đó là một kiểu sống mà loài động vật cấp thấp nó không có được, biết không? Chỉ có con thú nó mới không có khả năng nghi ngờ về đời sống của nó, nó sống theo lối mòn các vị có biết không? Tại sao người ta có thể bẫy thú được? là bởi vì người ta biết những tập tính những thói quen của nó là người ta bẫy nó được. Trong kinh Đức Phật ngài dạy rằng : một vị tỳ kheo không nên làm một con nai mà để cho ác ma có thể theo đuổi dấu vết. Hồi đó tôi đọc tôi không hiểu cái đó. Sau già tôi mới hiểu. Đừng làm một con nai mà để cho ác ma dễ dàng theo đuổi dấu vết nghĩa là sao? Khi mình tiếp tục chạy theo những thứ mình thích, chạy theo những thứ mình ghét, thì mình trở thành một con nai sống theo tập tính, sống theo habit. Tôi nói hoài, cư dân tiếng Mỹ kêu là gì? Habitant đúng không? Và thói quen là gì? Habit. Các vị thấy nó có quan hệ gì không? Cư dân là khi mình sống trong thói quen, nó có cái mình phải chú ý cái đó. Cư dân là inhabit nghĩa là mình sống hoài trong thói quen mình trở thành cư dân trong một thói quen nào đó. Chuyện đó rất là hay. Cho nên là, cái vật thực thứ ba chính là chủ ý trong hành động. chính chủ ý đã nuôi lớn hình hài tâm linh của mình, nó cũng đã nuôi lớn dòng sanh tử của mình, cũng chỉ vì cái chủ ý đó. Chủ ý đó được gọi là Nghiệp. Nha.

Cái thứ tư đó là Thức thực, có nghĩa là Tâm đầu thai. Tại sao tâm đầu thai nó quan trọng tới vậy? tôi nói cái này các vị phải nhớ để các vị hiểu rõ hơn về chuyện cầu an và cầu siêu, tôi nói chậm nha. Chúng ta làm việc xấu thì chúng ta bị sa đọa, nhưng nếu chúng ta thường xuyên sống với tâm lành, thì dầu bị sa đọa thì chúng ta không thể mặc hoài một cái áo kín, có hiểu không? Có hiểu tôi nói gì không? Làm nghiệp xấu thì mình bị đọa, nhưng nếu trước khi và sau khi làm tội lỗi mà mình thường sống với tâm lành thì thời gian mình bị đọa sẽ ngắn lại, vì mình vốn dĩ không hợp với cảnh giới đó. Có ai hiểu tôi nói gì không? Còn nếu mà mình có phước, nhờ có một cái phước nào đó mà mình được sanh làm trời làm người nhưng mà mình không có hàm dưỡng hạnh lành thì thân người của mình không giống ai hết. Chuyện này có không? Có nhiều người mang thân người mà sống hổng giống người, có không ta? Hiểu chưa? Bây giờ hiểu chưa? Nói thì phải chứng minh nhưng mà đừng có bắt người ta tin. Tại sao tôi hay hỏi “có hiểu không?” “có đồng ý không?” là như vậy đó. Các vị có đồng ý với tôi, có những người mang thân người mà họ sống không giống con người có phải không? Đó. Có nhiều người họ ác như là loài mãnh thú vậy đó. Là bởi vì sao, là bởi vì do một cái phước nào đó họ được mang thân người trong cái nhất thời thôi, nhưng mà cái tâm hồn của họ không phải tâm hồn của con người. Và ngược lại, nếu chúng ta vì một cái ác nghiệp nào đó phải mang thân sa đọa, nhưng mà cái tâm của mình không phải tâm của loài sa đọa thì thời gian trong đó nó không có lâu, và mình sẽ là viên ngọc trong cái đám sa đọa đó. Có hiểu không? Các vị có biết có rất nhiều người họ sống trong giới lao động, nhưng mà cuộc đời suy nghĩ và trí tuệ của họ nó vượt khỏi những người xung quanh, có biết chuyện đó không? Mình phải nhìn nhận điều đó. Là bởi vì mình không thể gọi là gượng ép hoài được, vì cái đó nó không thuộc về mình mà, có những người họ không có duyên xuất gia nhưng vì một lý do nào đó họ đắp y, họ có mặt giữa tăng đoàn giống như một viên sỏi thận vậy đó, có hiểu tôi nói không? Hiểu là sao, nói đi. Không phải, nó là một cái dư thừa, nó không có chỗ để nó ráp. Khổ quá. Hoặc có những người hát dở mà đi theo đoàn á, thì chỉ là nấu cháo khuya thôi à, nghĩa là kéo màn thôi chứ bán vé họ không thể nhào vô hát được, có hiểu không? Họ chỉ là một nốt ruồi trong thân thể của đoàn hát thôi. Tôi nói vậy có hiểu, nghe kịp không ta? Họ chỉ là nốt ruồi trong đoàn hát thôi, họ không thể là tim, là óc, là gan, là thận, của cái đoàn hát đó được. Vẫn không hiểu hả? Cho nên tôi nói có những người cái sự có mặt của họ chỉ là góp mặt chứ không phải là đóng góp. Bây giờ thì từ từ nó mới hiểu ra đó. Và nếu như chỉ là góp mặt chứ không phải là đóng góp thì cái chết của mình nó chỉ là sự vắng mặt chứ không phải sự mất mát. Và người như vậy sống lâu chỉ là thành đồ cũ chứ không phải đồ cổ. Có hiểu không? Tôi nói hoài vậy đó, mà các vị được cái không có bỏ bụng, tôi thương cái đó. Người không bỏ bụng. tôi dạy ở bên Virginia có cái cô đó, cô nói “sư đừng có lo, sư dạy đây là tụi con bao bụng” có hiểu bao bụng không? Nghĩa là tụi con nhớ hết á, no thì thôi. Thì tôi mới kêu “còn ở bên Houston toàn là đám không có bỏ bụng học xong không có giữ lại cái gì hết, nhấn nút trôi hết à” cho nên là Thức thực rất là quan trọng. thức thực học kỹ rất là quan trọng. mình đầu thai bằng tâm nào thì mình sẽ về cảnh giới tương ứng với nó. Đúng. Nhưng mà bằng cái nghiệp nào mình có tâm đầu thai ấy? tui đặt tên đó là nghiệp ác và nghiệp thiện, nếu nhờ nghiệp thiện mà anh mang thân người, nhưng mà trước khi và sau khi anh tạo cái nghiệp đó mà anh sống nhiều với tâm thiện thì anh sẽ được mang thân người một cách trọn vẹn, thân người toàn tập hiểu không? Còn nếu không anh chỉ là người chừng mấy chục phần trăm thôi. Mà cái này không phải tôi nói, cái này kinh nói. Kinh nói, có những con người sống như chư thiên, kinh nói có những người sống như loài súc sinh, có những người mà sống như ngạ quỷ, rồi có những người sống như atula. Thế nào là người sống như atula? Ăn rồi cứ lo đi kiếm chuyện, gây mâu thuẫn, tối ngày bất mãn bực mình tức tối, đó là người mà giống như atula. Có những người, người như ngạ quỷ, có nghĩa là cả đời cứ khát khao thèm thuồng cái này cái kia không bao giờ thỏa mãn, đó là người sống như ngạ quỷ. Còn người sống như bàng sanh là sao? Thích khuất lấp, chui rúc và giấu diếm. Có hiểu không? Thì cái người đó sống giống như loài bàng sanh. Còn cái loại người này không? Tức là họ chuyên môn làm những cái chuyện mà kỵ ánh sáng, kể cả phật tử mình cái loại người này cũng nhiều lắm. Họ không làm gì bậy, ăn rồi cứ đi nói xấu mà ném đá giấu tay biết không? Không phải chụp mũ, khổ quá. Ném đá giấu tay là chọt cho người này giận người kia mà cuối cùng họ không có truy được cái đó từ đâu ra. Mấy bà này chắc sống nước ngoài lâu lắm rồi á. Ném đá giấu tay sao dịch ra chụp mũ được. Không, chụp mũ nó không phải là khuất lấp. cái mà tôi muốn nói là khuất lấp á. Họ chuyên môn đào mấy cái mà rất là độc. Thì sở hành như thế nào, tâm tánh như thế nào mới đưa vào cảnh giới, các vị thấy con rắn không? Khó bao giờ các vị gặp cái con rắn mà trong một thời gian dài nó nằm im lắm. nó luôn kiếm chỗ nó rúc à. Có đồng ý cái đó không? Hiếm bao giờ các vị gặp con cá ở ngoài chỗ trống mà các vị nhìn lắm, đúng không? Nhiều lắm là nó bơi ra chút xíu nó biết có người nhìn là nó dzọt mất, thì Đức Phật ngài nói là “Sở hành quanh co” sở hành là cái activity của mình quanh co. nó hay chỗ là, tiếng pali là vaṅka mà tiếng việt là quanh co, hay thiệt á. Vaṅka có nghĩa là vậy nè lòn lách lòn lách lòn lách vậy nè. Hỏi “anh nói cái đó phải không?” “Chị nói cái đó phải không?” thì nói “không tôi không có nói, ý tôi nói vậy nè tại nó hiểu lầm” vậy đó, cứ tránh tránh tránh gọi là vanka, quanh co. cái chữ này dễ nhớ nè. Thì ngài nói rằng, nếu mà sống với cái habit vaṅka quanh co đó, thì với cái habit, đó là một cái bad habit thì nó sẽ tạo ra một cái bad personality, gọi là một cái bad mentality một cái nhân cách một cái tâm lý quanh co. Thì khi mình sống lòn lách quanh co thì mình sẽ đi về cảnh giới của loài quanh co. Trong khi loài người là phải quang minh lỗi lạc, đường đường đỉnh đỉnh, mắt nhìn thẳng về trước, hiểu không? Đó là phong thái của một con người. Cho nên mình có cái phước nào đó mình mang được thân người thậm chí mình giàu có, thậm chí mình có học vị nhưng mà đó là cái phước lẻ thôi. Cái quan trọng nhất là cái nội hàm của mình. Cho nên có hai trường hợp chúng ta được hưởng phúc có biết cái đó không? Một là do phước. Một cái là do Đức. Do Đức có nghĩa là do huân tập nhiều hạnh lành á mà được cái đó thì gọi là do Đức. Còn do phước có nghĩa là mình không có tu tập một lúc nào đó may mắn mình cúng dường cho Đức Phật được có trái chuối, kiếp sau làm vua có biết không ? Cái thứ đó rầu lắm. Cái thứ đó rầu lắm. Có nghĩa là nó có cái phước, nhưng mà nó chưa kịp có một cái nội hàm. Biết nội hàm không ? nội hàm có nghĩa là nội dung á. Nó chưa kịp có. Nó nhờ cái phước nó được cái đó gọi là người hưởng phúc mà do phước. còn cái hưởng phúc mà do Đức thì nó bền hơn. Có nghĩa là họ tốt thiệt, họ tốt thiệt và nhờ cái tốt mà họ được cái này cái kia. Còn cái người mà được hưởng phúc do phước thì nó rất là nguy. Có nghĩa là giống như là nó đang lười biếng, đang dốt nát đùng cái nó trúng số vậy đó. Cái giàu đó nó không có bền. Các vị có biết cái đó không ? Mỹ nó cho mình biết rất nhiều trường hợp, không phải rất nhiều mà đa phần những người trúng số là sau đó khuynh gia bại sản cuộc sống tối tăm là vì họ chưa đủ văn hóa và chưa đủ chuẩn bị tâm lý để mà sở hữu số tiền lớn như vậy. cho nên khi họ được số tiền lớn họ cuống cuồng họ xài tiêu hoang, họ hoang phí một cách rất là bừa bãi, và rất là nguy hiểm. tôi nhớ tôi đã từng nói cái chuyện đó. Cho nên đối với nhiều người nhan sắc và tiền bạc là cái họa nhiều hơn là phúc. Nhan sắc, sức khỏe và tiền bạc là cái họa nhiều hơn cái phúc. Thậm chí cái uy tín, quyền lực đối với nhiều người nó là họa nhiều hơn phúc. Có nhiều người ở Việt nam mình ỷ gia đình có thanh tế đi làm toàn chuyện tầm bậy không, có không ? Nếu mà cái tánh tình đó, mà không có thanh thế thì đỡ biết bao nhiêu. Còn đàng này vì cái thanh thế, vì cái quyền lực, vì cái quen biết của gia đình mà chuyện gì họ cũng làm, tới hồi mà nó tanh bành ra thì tệ lắm. Cho nên tôi đang nói nhiều về thức thực là có nghĩa là mình cứ nghĩ là thức thực là tâm đầu thai thôi là chưa đủ mà phải nói những khía cạnh sâu kín của cái loại thực phẩm này. Có nghĩa là anh phải tạo một cái nghiệp gì anh mới đầu thai vào trong đó, một. Anh phải có tâm hồn như thế nào anh mới sanh vào trong đó. Nếu ta sanh vào cảnh giới đó chỉ vì một cái nghiệp nào đó thì cái này nó rất là ngắn hạn. Nhưng nếu ta sanh vào cảnh giới nào đó mà vì cái tâm hồn của ta nó như vậy thì cái này nó rất là lâu bền. Ở đây tôi nói có nghe kịp không ? Có nhiều người không hiểu. Ta sanh vào cái cảnh giới nào đó mà do cái nghiệp nào đó thì cái cảnh giới đó rất là ngắn hạn. Nhưng nếu ta sanh vào cảnh giới nào đó mà do tâm tư của ta nó thích hợp thì cái đó nó lâu lắm. thí dụ như, thời gian mình có mặt ở trạm xe buýt thường không lâu bằng ở chỗ shopping center, tại sao ? là tại vì, mình không ai thích cái trạm xe bus nhưng số người thích shopping hình như hơi bị nhiều, hiểu không ? cho nên shopping center nó hợp với tâm tánh của nhiều người cho nên số người kéo dài thời gian trong shopping center nhiều hơn số người kéo dài thời gian ở trạm xe bus. Có phải không ? bởi vì trạm xe bus không phải chỗ mình thích, vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó mình mới có mặt ở trạm xe bus, nghe kịp không ? ở đây cũng vậy. Do một cái nghiệp nào đó mà ta sanh vào cảnh giới nào đó, cái thời gian nó không có lâu. Mà cái lâu là tâm tánh của ta nó hợp với cảnh giới đó, cái này lâu à. Chính vì hiểu cái chỗ này cho nên mình mới biết tại sao trong kinh Đức Phật dùng hình ảnh con rùa mù á. Có nghĩa là một con rùa mù mà 100 năm nó trồi lên một lần, thì mỗi lần nó trồi như vậy thì do một sự ngẫu nhiên nào đó mà nó đưa cái đầu vô cái lỗ ván, thì cái cơ hội đó thấy nó mong manh, nhưng mà nó vẫn lớn hơn cơ hội mà một người chết rồi quay trở lại thân người. Nhưng mà nói như vậy là Ngài nói cho những người không biết đạo. đối với người biết đạo thì mỗi lần mình sống thiện là một lần mình trồi đầu. Hiểu không ? Nhớ cái đó. Chứ mình tu mình không có niềm tin cũng khó. Ít ra mình có cái niềm tin mình mới có đủ cái niềm vui, có đủ cái niềm tự tin để mà đi tới, chứ còn mình tu mà mình hổng có tin tưởng lắm cứ lo lo thì một là mình sống trong hoảng loạn không nên, thứ hai là nhiều khi mình sợ quá cái mình hổng dám tin luôn. Không tin do nó quá sợ á. Lúc đó chỉ cần dốt giáo lý, tư duy dở, cộng thêm một vị thầy mà có giáo pháp nào đó nó tào lao mà hợp với mình á thì mình buông chánh pháp đi. Bởi vì chúng ta có hai khuynh hướng tìm đến chân lý, còn nhớ cái đó không ? một là đi tìm chân lý, hiểu chân lý như nó là. Còn hai là như mình thích. Thì khi mình học đạo không tới nơi thì chỉ biết sợ hãi thôi, khi mình sợ quá thì thấy cái gì hợp với mình thì mình, không nói ai xa, nói tui nè. Có nhiều người họ nói ăn kiêng mà họ nói quá cái tui không muốn nghe lời họ. Tui nghe người nào ăn kiêng mà nói dễ dễ tôi khoái tôi đi theo. Có nhiều người nói « tàu hũ đường đâu có gì đâu sư sợ, sư ăn ít chút đâu có sao » hiểu không ? tôi khoái cái đó đó. « còn cái sầu riêng sư coi một năm nó có mùa mà sư ăn một ký rồi xong sư vô sư uống thuốc uống nước nhiều sư chạy bộ đâu có sao » tôi thích mấy người đó. Chứ còn mấy người mà « sư không kiêng là mai mốt về lâu về dài hại thận rồi già chạy thận nguy hiểm lắm, rồi mấy người trên bảy mươi chạy thận không quá hai năm này nọ. nghe ghê quá. Mà trong khi tôi khoái ăn sầu riêng, tôi khoái ăn tàu hũ đường cho nên tui chọn cái bà kia, bả nói giống ý tui á, bả nói : « không có sao hết á, sư cứ ăn, uống thuốc rồi chạy bộ » tôi đâu có chạy đâu, ít ra tôi nghe bả nói tôi thấy có lối thoát, có lối thoát để nhét múi sầu riêng vô. Đó là sự thật. Có nghĩa là mình quá khoái cho nên mình lựa con đường nào mà nó chiều cái hư của mình. Cho nên có hai cách tìm đến chân lý : cách một là, hiểu chân lý như nó là ; còn hai là hiểu chân lý như mình muốn. Mà đa phần là tìm hiểu qua cái lối mình muốn. Dễ sợ như vậy. Nghe thầy lựa thầy nào vừa ý mình, mà nhất là nghe thầy không cần học gì hết, con cứ tụng kinh rồi có hiếu với cha mẹ vậy đó, rồi tối tụng kinh theo thầy lên vậy đó. « có gì tới thầy tụng cho ». « nói nào ngay, cụ thì má của con thầy thấy rồi, cũng lành lắm, thầy cứ để cụ tự nhiên vui vẻ đi, tuổi già đừng bắt cụ tụng kinh mà cụ mệt » tới hồi ba má mất rồi « không sao đâu con 49 ngày thất một không siêu thì thất hai cũng siêu, mình có tới bảy thất mà con » rồi xong, nghe là khoái. Khỏi học giáo lý là chịu rồi, khỏi thiền là chịu rồi, giờ thêm cái vụ ông thầy ổng guarantee là siêu đọa luôn. Tôi nói thật cái đó nhiều tay khoái lắm. Chứ còn vô mà học giáo lý, rồi bắt ngồi thiền, nhịn chiều rồi, thấy kiêng khem bao nhiêu thứ, tôi thấy đạo gì mà giống quân trường quá, cái đạo kia có lý hơn, mà thật ra nó là pháp trường. Cho nên, mình học về… như vậy đó mới thấy khiếp.

Tiếp theo mình học cái duyên mới, đó là Thường cận y duyên. Tôi nói nha, tôi giảng cái duyên này là không có theo trật tự trong kinh nha, là bởi vì. Tại sao ? tôi xét thấy tôi lựa cái duyên nào mà tôi có thể nói về chuyện tu học còn mấy cái duyên mà có thể lùa vào một góc thì tôi gom tôi nói cho nó gọn, nói trước cho biết, chứ đêm nay về dò nói « ủa sao ổng từ Quảng Nam mà ổng chạy vô Đà Lạt, Đà Lạt hướng về Bạc Liêu, từ Bạc Liêu ổng đưa trở về Bình Dương » không phải, miễn sao trong cái bản đồ chữ S thôi. Bây giờ cái Thường cận y duyên. Nghe cái tên nó rất là dài và nó rất là tối nghĩa nhưng mà cái nghĩa mà nôm na nhất đó là thói quen. Thường cận y là thói quen chứ không có gì hết, mà từ tiếng Pali là « pakatūpanissaya” pakatu từ chữ pakati có nghĩa là normal, hay là daily, popular. Còn cái chữ « upanissaya » có nghĩa là habit, custom. Như vậy, « pakatūpanissaya” dịch gọn lại là thói quen. Hết. cái này nó rất là quan trọng, bởi vì tôi đã nói nhiều lần, chúng sanh phàm phu 99,9% vốn không có thói quen active mà rất là passive. Chúng ta không có khuynh hướng bốc hơi mà chúng ta chỉ có khuynh hướng chảy xuống. Phân biệt được hai cái này không ? nước mà dạng air thì nó khuynh hướng bốc lên, còn nước cái dạng liquid thì nó đổ xuống, mà hễ muốn bốc lên thì anh phải active chút. Còn chạy xuống thì anh passive là được rồi. có hiểu cái đó không ? Muốn đứng lên thì phải dùng sức chứ muốn đổ ạch xuống đất thì hình như không cần dùng phải không ? thấy chưa ? chính vì thói quen tai hại này cho nên trong vô số kiếp luân hồi chúng sinh có một thói quen rất là bậy là cái gì dễ, cái gì tiện thì theo đó mà đi, nghe kịp không ? cho nên 99,9% chúng sinh trong đời này là sống theo thói quen. Mà thói quen thiện nó khó hơn thói quen tốt, bởi vì mình muốn có được cái thiện mình phải có sự nỗ lực, mình phải có phấn đấu, phải có vô số điều kiện, còn ác thì quơ đâu cũng gặp điều kiện làm ác hết trơn. Nghe kịp không ? mà chính vì cơ hội làm bậy nó nhiều cho nên người bậy nó nhiều, chính vì người bậy nó nhiều nên bạn xấu nó nhiều, mà chính vì bạn xấu nó nhiều cho nên mình dễ kiếm, chính vì mình dễ kiếm cho nên mình dễ thành người xấu, và dễ bị lây. Và sẵn đây tôi nhắc lại bài học cũ. Trong kinh nói tại sao không nên gần người xấu, kể cả trường hợp ta là người tốt, là bởi vì, buổi đầu mình sống với họ bằng tâm thức đối kháng, có nghĩa là mình không đồng ý, sau đó bằng tâm thức miễn cưỡng, sau miễn cưỡng là thỏa hiệp, sau thỏa hiệp là đồng thuận. đồng thuận có nghĩa là cá mè một lứa, có lúc mình thấy nó hay hay. Chuyện nhẹ thôi. Tôi không phải là người bủn xỉn nhưng mà khi tôi ở gần một người kẹo lâu ngày tôi thấy họ hay. Hiểu không ? Trước đây mình thấy ai dễ thương, ai tội nghiệp là mình giúp, còn khi ở gần người kẹo là mình nghĩ tiếp « họ có nhờ mình chưa mà mình giúp » hiểu không ? họ chưa đến nỗi mà tại sao mình giúp, mà lẽ ra trước đây là tôi thấy ai dễ thương, tội nghiệp là tôi đã giúp, còn giờ ở gần người kẹo tôi mới tăng đô lên. Có nghĩa là, họ có đến nước mà cần giúp hay không ? họ có đúng là khổ như mình thấy hay không ? Nghe kịp không ? lúc đó bắt đầu tôi mới giật mình « ồ, thì ra mình đã bị nhiễm ! » trước đây mình không có để ý mấy cái đồng coin, nó chỉ để dành bơm bánh xe nhưng bây giờ mình biết để dành để đậu xe. Có hiểu tôi nói không ? từ cái chỗ mà bơm bánh xe mà biết tiết kiệm để mà bắt đầu dùng trong chuyện đậu xe. Có nghĩa là thêm một tác dụng nữa của đồng coin đúng không ta ? rồi từ đó mình mới để ý, mấy cái này có thể dùng để đi tiệm one dollar store. Nghe kịp không ? mình nâng cấp từ từ từ từ, rồi cuối cùng mình có thể dùng nó để đi vào trip shop hay là goodwill hiểu không ? có nghĩa là mình đã gần người kẹo. ở đây tôi không phải nói vậy để bà con coi thường mấy cái đồng coin, không phải, nhưng mà tôi giật mình khi tôi thấy tôi đã thay đổi. bởi vì không phải tôi giàu nhưng mà ở Mỹ cái tiền coin nó không có giá trị mà giữ nó rất là nặng túi hiểu không, rồi khi về Châu Âu tôi mới biết người bên đó họ xài hơi kỹ, tiền coin bên Thụy sĩ nó rất là có giá, mà cộng với mấy người họ hơi kỹ nữa, lâu ngày tôi về Mỹ tôi kẹo lúc nào tôi không hay. Cho nên người ta nói, người Bulgari rất là kẹo, kẹo lắm, họ bủn xỉn lắm, tại vì họ là dân miền núi mà, thêm chế độ cộng sản làm cho họ nghèo nữa cho nên họ bủn xỉn. có một du khách ngoại quốc đi qua Bulgari, ổng bị tai nạn nặng lắm mà ổng cần vô máu, người ta vô đợt một ổng còn cảm ơn, vô đợt hai ổng hết biết cảm ơn, là bởi vì máu Bulgari đã quá nhiều trong người ổng. Cái câu chuyện đó, có thể quý vị nghĩ là câu chuyện cười nhưng mà không phải, người ta muốn nói rằng, khi mà cái tập nhiễm á. Hiểu chữ tập nhiễm không ? Tức là vô lần đầu ổng nói cảm ơn, vô lần hai ổng thấy chuyện bình thường, tui bị tai nạn bên nước mấy người mấy người phải có trách nhiệm vô máu cho tui, có nghĩa là lúc đó ảnh chỉ biết lợi dụng người khác thôi. Chứ không còn cái ơn nghĩa gì hết á. Nhưng mà may là tui chưa vô máu, mới ở bển có mấy tháng mà giờ bắt đầu tôi kẹo rồi. Cho nên quan trọng lắm, thường cận y duyên nó quan trọng lắm, nó là cái thói quen. Mà từ cái chỗ mình có thói quen đó, các vị nhớ thói quen là gì ? thói quen nếu mà nói một cách hình ảnh sinh động, thói quen là một thùng hột giống, tôi biết tôi dùng hình ảnh quý vị không có chịu nhưng mà đó là hình ảnh sống động nhất, thói quen là một thùng hột giống, mỗi người trong đám chúng ta có một thùng hột giống, nó đủ thứ hột hết á, thì chỉ cần mình gần cái môi trường nào thì trong đó hột nào nó sẽ phát triển, mình có nhiều thói quen lắm quý vị, thói quen tốt, thói quen xấu, thói quen hiếu học, thói quen lười biếng, thói quen lừa đảo, thói quen chân thật, thói quen đa tình, thói quen chung thủy mình có một thùng. Mà hễ mình gặp cái môi trường nào thì cái hột giống đó nó phát triển, hiểu không ? Như cái hột đậu xanh mà nó nghe cái mùi nước là nó ra giá liền. hiểu hả ? hồi đó có người cho tôi một cái giò lan, giò lan này nó không cần đất, nó không cần nước, cứ treo nó gió thổi, có sương cái là chàng bèn ra hoa. Bây giờ tôi về …tôi tìm cái đó không thấy.

Giò lan đó dành cho mấy người mà một là không có đất trồng, hai là làm biếng, ba là không có thời gian, cứ đeo tòng teng cái là, mà nó hay lắm, treo tòng teng thế này mà cái rễ nó đổ xuống nó mập ú, nó mọng nước là có nghĩa sắp ra hoa, tức là cái chót rễ mà mọng nước là nó sắp ra hoa. Thích lắm. Còn đa phần những giống khác là cứ có điều kiện thích hợp là nó mới nảy mầm. thì tất cả thói quen chúng ta gom chung lại là nó nằm trong một cái thùng là thùng chủng tử. chỉ cần có một điều kiện thích hợp thì những cái hạt chủng tử ấy, những hạt giống ấy bèn nảy mầm phát triển. Ghê lắm quý vị, trong đó có những hạt : bá đậu, mắt mèo, và mã tiền. có biết mã tiền không ? mã tiền nó là một loại cây mà nó rất là độc, cái lá người ta ngâm rượu, chỉ bôi lên người, xức xoa bóp, bôi ít ít thì được, bôi nhiều nó giựt mình thấy. Mã tiền mà uống nhiều là chết. Rồi mắt mèo thì sao ta ? nó ngứa. còn bá đậu biết không ? nó giống như lá bồ đề mà nó có gai. Bà con nào mà bón ba chục năm uống vô là nó đi sạch ruột luôn. Trong cái thùng hột giống mình mà nó có đủ thứ cây hết, trong đó có cái giống cây mà trời ơi đất hỡi, cây loa kèn á, quý vị biết cây hoa loa kèn, nó là cây thuốc độc kinh khủng, ở đây có ai biết cái đó không ? người ta chiết xuất, dân brazil nó chiết xuất trong đó một thành phần hóa chất mà có thể làm cho người ta gây nghiện, mà nó độc ở chỗ này, người ta chiết xuất extract nó ra đó, người ta có thể biến thành nước hoặc thành bột, mà đặc biệt là nó không mùi, không vị, không màu cho nên khi người ta bỏ trong ly nước mình không biết. cái độc của nó chỗ này, mình uống rượu vô mình bị say, có biểu lộ thì người khác biết, mình xài ma túy mình cũng có cái làm cho người ta biết, nhưng ông này thì không, ông này người ta bỏ vô ly mình mình không biết, vì nó không có mùi, không có màu và không vị, và khi mình đã uống rồi, mình không có biểu lộ gì để người khác biết hết. nhưng mà cái độc nó là chỗ nào ? khi uống vô rồi, mình thấy chuyện gì cũng nhỏ. Có hiểu không ? mà mình vẫn là người bình thường, vẫn lái xe bình thường, cười cười, nhiều khi đụng cái đầu mình mình vẫn đi, chuyện đó chuyện nhỏ à. Ba má mình mà nó kêu đâm đi là đâm, đâm xong ngồi rửa tay hút thuốc tỉnh bở, chuyện nhỏ, rồi lên lầu kêu nhảy đi nhảy vì là chuyện nhỏ mà mình không hề có biểu hiện gì hết, mình là người rất bình thường, nó độc vậy á. Cái mà tôi sợ là nó không màu, không mùi, và nó không có vị. không màu sao tôi nhìn tôi thấy, không màu sao tôi ngửi và không vị làm sao tôi nếm. cứ bỏ nó vô như vậy đó, chỉ cần một lượng nhỏ thôi, thì tôi thấy vui vui vậy đó, cười cười, thì cười cười có gì đâu lạ, rồi thì chuyện gì, cái mình sợ nhất là « chuyện gì cũng là nhỏ » kêu nhảy lầu là nhảy, kêu đâm là đâm, nhưng mà dĩ nhiên, một lát nó tỉnh, một lát cái thuốc nó hết công dụng thì mình mới nhìn ông kế bên ổng chết rồi mình mới hỏi tại sao thì nói mình đâm vậy đó. tức là tôi bỏ vô cô không biết hả ? nhưng mà vẫn đi đứng bình thường, nó kêu là loa kèn, cái bông nó rũ vậy nè, nhưng mà thấy vậy mà có phải cái loại đó hay không. Nhiều họ family của nó. Ok thôi bàn hồi mất công người ta tưởng mình chế tạo. rồi ok. Nghe nghe. Dó là thói quen như mình hiểu nó rất là dễ sợ, và một người vô cùng khả kính, vô cùng dễ thương thì trong tâm khảm của họ họ cũng có vô số hạt giống thói quen trong đó, hiểu không ? cái dễ sợ là cái đó. tôi nhắc lại, một người vô cùng khả kính, vô cùng dễ thương, thì trong thâm tâm của họ vẫn có hạt giống của những tật xấu kinh khủng mà mình không biết. chỉ cần những hạt giống ấy nó gặp đúng điều kiện, đúng môi trường thì nó sẽ trào ra. Trong kinh nói thế này mới rùng rợn : Bồ Tát Ngài có những cái đặc điểm mà người thường không có, đó là : Ngài rất là thông minh, hơn người. Thứ hai đó là ngài có một cái nghị lực là : đã làm là không có buông, không có dừng lại giữa chừng, mà luôn luôn vì trí tuệ quá mà Ngài luôn nghĩ làm cách nào nhanh nhất, dễ nhất mà hiệu quả nhiều nhất. Cho nên có nhiều kiếp ngài sanh ra ngài quên mất chuyện tu hành mà chuyển qua làm ác, thì chỉ có chết thôi. Bởi vì khi Bồ Tát đã ra tay là không có rút lại. cái nghị lực, người ta quen với cái nghị lực. ghê chưa ? thêm nữa là cái trí tuệ, ngài làm gì ngài cũng nghĩ là làm sao mà cách nào nhanh nhất, dễ nhất, tiện nhất mà hiệu quả nhất. Như người ta câu là chỉ biết chài, còn ngài ngài nghiên cứu sao mà một lần câu được nhiều hơn người khác. Cho nên mình hiểu cái này mình mới thấy ra nhiều chuyện, thứ nhứt : Dòng luân hồi quá dễ sợ. Thứ hai, cái người mà nuôi hạnh Bồ Tát là người đáng để lạy, khi mà họ quỳ dưới chân Phật tổ họ nguyện là họ đã biết cái chuyện này, biết rằng họ sẽ có mặt trên một con đường mà cơ hội họ bị đọa là vô số. nên trong kinh nói, một vị phật tổ khi thọ ký cho một vị Bồ Tát, Đức Phật mới nhìn vào cái tâm người này Đức Phật biết là người này có cái gan để mà bị đọa địa ngục từ hôm nay cho đến khi thành Phật không. Cái gan á, thì Đức Phật mới gật đầu. Tất cả chúng ta đây ai có cái gan đó không ? có bao giờ các vị bị cảm mà xông không ? xông khi mà mình mới mở nắp ra nó nóng dữ lắm đúng không ? thì những lúc đó tôi phải nói là mỗi lần mở nắp ra là tôi nhớ tới Đức Phật. tại vì muốn thành Phật như vậy thì phải đi địa ngục, mà mình bị đốt trong chảo nóng lắm, tỷ lần cái nồi xông, những lần mà lỡ nấu cái nồi bự, tôi mở nắp ra mà tôi vẫn phải vén cái mền á, chịu không nổi. mà mình đi địa ngục thì các vị biết, chẳng hạn như địa ngục dầu sôi, các vị không tin nhưng mà tôi phải kể biết làm sao bây giờ. Cái chảo đồng đó, từ trên cái miệng chảo nó cho mình cà quợn cà quợn mà từ trên miệng chảo xuống tới cái đáy là 30.000 năm , rồi từ dưới đáy nó cà quợn cà quợn cà quợn nó đưa mình lên mặt nước là 30.000 năm. Có nhiều người nghiệp ít thì họ sanh ra đó, nó chỉ đưa từ miệng xuống tới đáy, chết là đi về cõi khác, còn người nghiệp nặng thì xuống đáy rồi trở lên rồi mới đi, nghĩa là roundtrip. Còn có người là multi multi trip. Có nghĩa là, trên xuống cứ một lần trên xuống là 30, dưới lên là 30, trên xuống là 30, mà nó nóng kinh dị, tại mình bị nằm trong nước sôi mà. Mà do cái nghiệp, nó khiến cho mình không có chết mà mình phải sống để cảm nhận toàn bộ, cho nên những cái loài trong kinh nói những cái loài mà dưới nó lên nó khờ vô cùng. Khổ quá. Lên nó làm những con như con giun á, các vị có biết mình có 100 tỷ cái nơ ron trong cái bộ não, con giun nó chỉ có 7 thôi. Một là 7 một lên là 100 tỷ các vị có thấy chênh lệch không ? Cho nên, nó chỉ có biết nhúc nhích thôi. Và nó biết chỗ nào mát lạnh nó chun vô, nó thấy cấm thì nó quay trở lại. Nhiều khi từ cái chỗ nó bò mà vô chỗ đất là gần chỉ cần có một miếng gạch, nó không biết, nó chấp nhận bò một quãng đường dài để nó bò đi tìm chỗ mát, trong khi nếu mà nó có con mắt, nó có linh giác, như các loài khác thì nó trèo qua cái cục gạch nó vô tới đất rất là gần, nhưng mà không. Chỉ cần có một tia nắng rọi vô cục gạch đó, tia nắng rọi, thì đối với nó là chỗ đó nguy hiểm lắm, nó bò qua đây, nó nhìn nó thấy khiếp lắm. những lần tôi gặp tôi nhích nó vô trong bóng râm, nó chỉ khác cọng cỏ có chút xíu à. Nó bị đọa lâu quá nó lên nó mất sạch à, rồi nó phải độn qua nhiều kiếp con này con kia cuối cùng một cái nghiệp lành nào đó trong quá khứ mới lôi nó lên làm người, mà lúc nó lên làm người, nếu mà nó may mắn nó gặp được minh sư thiện hữu thì dạy nó tu, còn nếu mà không, gặp toàn cái dân mà dạy nó nhậu nhẹt, săn bắn, là nó lọt xuống trở lại nữa. Cho nên một vị Phật ra đời, các Ngài nhìn các Ngài thấy coi trong cái đám kia lúc nhúc coi ai có duyên thì Ngài có hai cách Ngài độ : Một là Ngài độ cho chứng thánh, còn Hai là Ngài tạo điều kiện cho nó làm phước chút đỉnh vậy đó để mai mốt nó có chỗ nó đi. Thương lắm. Đức Phật lòng đại bi thương lắm. mà trong kinh nói Ngài thương mình hơn là mẹ thương con, bởi vì mẹ thương con thì thương nhưng có lúc mẹ giận con, có hiểu không ? Đức Phật không có giận, vì Phật không có nghĩ không có gì để mà Phật giận hết, Phật nhìn Phật thấy lúc nhúc tội nghiệp lắm, mình chửi Ngài ngài cũng im à, Ngài coi mình như đứa con điên vậy đó, cho nó chửi, cho nó cào cấu xong thì cũng ngồi xuống chăm sóc cho nó, ngồi xuống chăm sóc cho nó. Tại vì Ngài nhìn Ngài thấy hết. Ngài ôm bát Ngài đi, Ngài thấy có, có những người họ không có đức tin gì hết, họ thấy Ngài đẹp quá họ ra họ để bát, Ngài biết hết, nhưng mà Ngài vẫn phải nhận. Tại sao ? Vì cái tánh nó ác lắm, mà chẳng qua bữa nay nó nhìn cái mặt Ngài nó thương, chứ nó ác lắm, mà Ngài biết cái muỗng cơm mà nó để vô này, đủ để nó làm vua 3000 lần, mà nó làm vua toàn là bạo chúa không à, rồi giờ sao ? Giờ làm sao ? Mà Ngài cũng biết, những cái đứa nào mà sống dưới tay bạo chúa là những đứa nó có cái nghiệp gì đó chứ không phải khơi khơi mà nó sống dưới tay bạo chúa. Hiểu không ? Có hiểu tôi nói gì không ? Các vị có đọc sử Trung Hoa cận đại, các vị có biết cái vụ bước đại nhảy vọt không ? Grand leave. Cái lúc Trung Quốc năm 1962 chủ trương sản xuất thép nhiều nhất thế giới đó, tất cả gì kim loại của dân là nhà nước lấy hết, lúc đó đời sống nhân dân rất là khổ ; rồi cuộc Đại cách mạng văn hóa, rồi trăm hoa đua nở, tức là mỗi lần Mao Trạch Đông mà ra cái luật nào đó là dân Trung Quốc chết như rạ. mà cái người như Mao Trạch Đông theo trong kinh mô tả, cái người như vậy nhiều lắm. cái tánh nó rất là ác, nhưng mà do cái lần nào đó nó cúng dường cho thánh hiền một nải chuối, một…, giờ nó sanh ra ở một vị trí như vậy, mình phải đồng ý là nó có phước lớn cho nên Mao Trạch Đông mới không bị ám sát, các vị biết không ? có rất nhiều người muốn Mao Trạch Đông chết, rất nhiều và rất nhiều, Hít-le cũng vậy, có rất nhiều người muốn giết, nhưng mà ngộ lắm, cái nghiệp của dân Do Thái chưa có hết, Hit-le phải sống, rồi cuối cùng cái lúc mà nó hết rồi đó, Hit-le mới tự sát. Quân đồng minh tràn vô thì Hít- le tự sát. Hoặc là Pôn- Pốt, Campuchia đó, là quyền lực nghiêng trời, nó giết bao nhiêu triệu người Campuchia, mà cái nghiệp người Miên chưa có hết thì Pôn – Pốt phải sống, lúc năm 1978 mà tướng Năm Ngà của Việt Nam, trong 24h đồng hồ ổng chiếm được Campuchia, vô tới nơi cái xác người Campuchia nó đầy đồng hết. mà tôi năm 1991 tôi có tới cái chùa Maha … ở Phnom Pênh tôi có vô cái phòng mà nguyên cái phòng toàn là sọ người không, rồi có một cái phòng toàn là lá y của mấy ông sư mà bị dính máu, nguyên một phòng toàn là y không. Nó giết chư tăng á, tức là nguyên một phòng mà toàn là y mà máu không vậy đó, rồi nguyên một phòng toàn đầu lâu không, thì phải nói là rất khủng khiếp, chư Phật thấy hết nhưng mà bây giờ làm sao, khi mình không thấy cái đó mình mới yêu đời, mình nghĩ đời này màu hồng màu tím màu nâu, chứ còn người biết hết nó nản lắm. Có nhiều chuyện mà mình thấy mình sẽ thành một con người khác : chừng nào mình chết, chết ở đâu, chết kiểu gì ; thứ hai, mình biết thiên hạ nghĩ gì về mình,ngay cả vợ mình chồng mình bạn mình ; thứ ba, là biết chết rồi sẽ đi về đâu, chỉ cần ba cái này thôi, thì sẽ làm cho quý vị thay đổi đời sống, khi quý vị hiểu được điều đó, quý vị sẽ thấy tâm hồn thánh nhân họ nguội lạnh cỡ nào. Chán lắm. Hiểu được lòng người nó chán lắm. Họ thấy được cái mong manh của đời sống là cái thứ nhất. Một người thông minh cách mấy mà gõ cái boong là nó khùng, xong. Hiểu không ? một cuộc tình mà đá vàng tào khang cách mấy nó rất dễ bị cám dỗ để mà người ta « chia loan rẽ phụng » dễ lắm, chỉ một cái chết là chia lìa, chỉ một cám dỗ, một cái thử thách nào đó là chia lìa. Tôi nhỏ tuổi nhưng mà tôi được biết là sau 75 có rất nhiều cuộc tình đẹp của những sĩ quan cộng hòa đi tù, ngày xưa chàng là võ bị Đà Lạt, nàng là Đồng Khánh, Gia Long ; lấy nhau xong chàng đi tù, nàng ở nhà đi lấy cán bộ, lấy chủ tịch phường, tan nát cả một cuộc biển dâu. Nhiều lắm quý vị. Mà mình có yêu mình mới biết, cái sự tan nát của người ở tù mà biết người ở ngoài phụ bạc, nó đau lắm đau bằng trời. mà cái dòng chảy luân hồi nó như vậy đó. bữa hôm tôi có nói đó, cái người mà ngày xưa từng rất mực thương yêu mình, đó là mẹ của mình, là người tình của mình, là chồng của mình, là cha của mình, là anh em của mình, là bạn thân của mình, từng có một cuộc chia tay ở một sân ga nào đó, một bến tàu, một bến cảng, nhớ thương nhau một đời chỉ mong có ngày gặp lại, nhưng mà sau cuộc chia tay đó, không còn gặp nhau nữa. trải qua nhiều kiếp tử sanh, gặp lại nhau, trên chiến trường, thương trường, chính trường, bỗng nhiên thành kẻ thù, hiểu không ? chỉ muốn cái người đó chết thôi. Chứ nếu mình nhớ được rằng, người đó chính là người mình chia tay kiếp xưa vào một buổi chiều mưa nào đó, ước mong được gặp lại nhau dầu có yểu thọ cũng gặp, các vị có thương ai tới mức đó chưa. Có người đó quý vị, thương lắm. Ấy vậy mà mấy kiếp sau gặp lại, chém nhau không kịp, nghĩ đến đó nó chán. Thời Phật có một vị tỳ kheo, chuyện dài tôi chỉ kể vắn tắt, vị tỳ kheo đi bát, thấy một cô danh kỹ, danh kỹ là kỹ nữ mà loại có tiếng á, thương cổ lắm, thì về bỏ cơm, xanh lè xanh lét, lúc đó Đức Phật còn, chư tăng thấy thương mới đem chuyện trình Đức Phật ổng bị gì đó, đi bát rồi bị say nắng, thì Đức Phật Ngài mới gọi vô rồi Ngài hỏi có đúng như vậy không ? Có phải mấy ngày nay ốm o gầy gò vì cái cô đó không ? vị này nói « phải » Đức Phật kể một câu chuyện xưa, ngày xưa có một cậu thanh niên, đi học chữ, học nghề với một vị thầy ở xứ xa, có nết, có tài, có tâm, thầy thương thầy đem con gái gả cho, đi học mà thầy thương đến mức thầy đem con gái gả là coi như thầy cưng lắm. thì hai vợ chồng trở về quê, có nghĩa là cô này đi theo chồng á, trên đường đi bị cướp chặn lại, anh này anh giỏi võ lắm, một mình ảnh đánh nguyên đám cướp, người cuối cùng là thằng đầu đảng, hai người chín mười vật tới vật lui vậy đó, thì ảnh mới sực nhớ giờ trong tay đứa nào có vũ khí thì đứa đó thắng, ảnh nói cô vợ đưa anh con dao, thì cổ từ lúc gặp thằng cướp cổ thương, thì thay vì đưa dao cho anh chồng thì cổ đưa dao cho thằng ăn cướp, thế là chồng cổ chết, hiểu không ? thì Đức Phật kể lại chuyện xưa, Ngài nói là cái người vợ mà hại chồng đó chính là cô danh kỹ này, và người chồng mà bị giết hại đó chính là vị tỳ kheo hôm nay, kiếp xưa cổ đã giết ngươi một lần, kiếp này ngươi được gặp Như Lai, Ngươi được xuất gia với một vị Phật mà cổ lại giết ngươi một lần nữa. Nói như vậy vị này đắc Tu Đà Hườn. Vị này thấy được bốn đế trong đó.

Vị ấy thấy được mọi thứ là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ. Vị này đắc Tu Đà Hườn, đắc Tu Đà Hườn là xong rồi, cô kia xong rồi. Mà hên là gặp Phật đó, cho nên hôm nay mình thương ai đắm đuối coi chừng mình thương nhầm kẻ thù, hoặc là ghét ai tím gan coi chừng ghét nhầm cái người thương nhất mình ngày xưa á. Bởi vì đó là tội khổ luân hồi. luân hồi là chuyện gì cũng có thể xảy ra hết, có một vị thánh ngồi trên núi, có một người đệ tử đứng quạt hầu, vị thánh mới nhìn xuống núi vị ấy mỉm cười, vị học trò mới hỏi, « vì sao thầy cười ? » vị Thầy mới trả lời là «Đời nhiều chuyện đáng cười lắm con : ôm kẻ thù trên tay, lấy chân đạp mẹ, lấy đũa rỉa thịt cha để ăn » thằng học trò không hiểu « thầy nói tối nghĩa quá, bồng kẻ thù trên tay, lấy chân đạp mẹ lấy đũa rỉa thịt cha là sao ? »

« Con thấy cái nhà đang bốc khói đó không ? cái nhà đó kế bên có nhà hàng xóm láng giềng, hai nhà tranh chấp với nhau, có biết tranh chấp không ? trong lúc đang tranh chấp thì thằng hàng xóm nó lăn ra nó chết, nhưng mà do oan trái, nó không có đi xa được nó mới đầu thai vô làm con nhà này, đã là con thì ảnh thương đúng không ? lúc đó ba má ảnh chết, do không đủ phước để đi xa mà lại cái tâm luyến thương ảnh, cho nên người mẹ làm con chó trong nhà, còn người cha làm con cá dưới mương sau hè, một ngày kia ảnh mới bắt con cá lên, tức là bắt cha ảnh á, lên làm thịt, thì lúc dọn cơm thì con chó, mẹ ảnh, nó cứ chồm chồm chồm chồm, ảnh mới lấy chân ảnh đạp con chó ra, còn trên tay ảnh đang bồng là bồng thằng hàng xóm, mà ảnh gắp từng miếng « măm măm măm, thương thương thương », cái thằng bữa hổm là chém mấy lần rồi này, mà giờ bồng « măm măm thương thương » mà ba mình rỉa, còn mẹ của mình thì mình đạp trào máu. Thì ông sư phụ kể xong ổng nói « chuyện này có gì đáng cười không con ? » thì đệ tử nói « Dạ, con đang khóc » nghe chuyện đó cười không nổi, mà chuyện đó nó thường lắm, nó xảy ra đầy hết mà mình không biết. nghĩ nó chán. Có một vị A-la-hán bảy tuổi là vị sa di nhỏ xíu này, đêm đó đứng quạt hầu sư phụ, quạt hầu cho mát, chứ sư phụ có cái cây ổng cầm ở tay với cây quạt nữa, mà cây đó đuổi ruồi đuổi muỗi, thì ổng quay sao mà cái cán quạt chọt vô mắt đệ tử. nó chọt thì con ngươi nó lòi ra, ổng chọt hơi mạnh mà cái chuôi nó hơi nhọn, thì người đệ tử là một vị a –la-hán, ngài xin phép sư phụ con vô con nghỉ sớm, thì ngài vô ngài lấy cái lá ngài đắp. sáng hôm sau ngài nấu cháo, ngài bưng nước với đồ ăn vô cho sư phụ, sư phụ hỏi « con bị cái gì vậy ? » « con bị lòi mắt ra rồi » hỏi « tại sao con bị ? hồi tối ok mà » « hồi tối cái cán quạt sư phụ chọt trúng mắt con » « sao con không la lên ? » « đâu có làm gì được khác sư phụ, con la lên sư phụ cũng chỉ sợ thôi » sư phụ nói « sư phụ xin lỗi con nha » « thầy thầy không cần xin lỗi, đây là tội khổ luân hồi, đó là chuyện tự nhiên » cái câu chuyện đó làm cho tôi sốc lắm « sư phụ không cần xin lỗi, đó là cái tội luân hồi » mang thân người thì phải bị vậy thôi, nó không bị này thì cũng bị kia, mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang có kể câu chuyện đau lòng là hồi năm 75 -76 mới từ Bắc vô Nam, Nguyễn Trung Cang bị suyễn, hồi lúc Nguyễn Trung Cang tác quyền ca khúc nhiều tiền lắm, sau 75 thì đói cả nước nên ổng cần tiêm thuốc suyễn để thở, lúc đó ổng xanh lè, môi tím, mà lúc đó chỉ có tiền mua viên thuốc không có, bà mẹ bồng con trên tay nhìn nó hước nó chết, mà bác sĩ nói cái bệnh này không có cái gì mà chết hết, chỉ có cái viên bỏ vô là nó sống thôi, cái ung thư thì thua, chứ còn cái suyễn biết không chỉ cần có tiền vô thằng nhỏ sống rồi mình chạy chữa tiếp, mà vì không có tiền. cái đau nhất là bồng trên tay mà nhìn cái kẻ chí thân, chí ái chết trên tay mình. Mà dòng luân hồi cái vụ đó nhiều lắm. nó nhiều lắm. chứ không phải mình nghe chuyện người ta mình cười cười cười, mình dễ ngươi dữ lắm. mình dễ ngươi mà hễ nghe ai nói là mình giận, mình vô minh đầy đầu, mình nghe mình phải thấy teo chứ vì cái chuyện đó nó có thể xảy ra với mình mới vừa kiếp vừa rồi mà mình không biết. tôi biết nhiều chuyện đau lòng lắm, sau 1975 á, có mấy sư bạn của tui á nha. ổng kể đau lòng lắm. Bố ổng làm cảnh sát, đi tù, ở nhà có mấy anh em, mẹ thì bệnh, thì nhớ ông bác trong làng ổng giàu, mà ông bác xưa giờ rất lạnh lùng với gia đình, mà bữa mẹ bệnh, mẹ làm một chuyện mà đó giờ mẹ chưa từng làm, mẹ nói : « thôi chạy qua bác đi, giờ này giờ cơm, chắc thế nào bác cũng kêu cho anh em mỗi đứa một chén » bác ruột, bác ruột là gì ? bác ruột là anh của ba, mà hồi đó giờ bả không bao giờ bả cho con bả bén mảng bên đó hiểu không ? vì người ta giàu mà người ta không thương mình, nhưng mà giờ ba thì ở tù, mà mẹ bị bệnh mà tới giờ khói bếp lạnh tanh à, anh em đói quá, hiểu không ? « thôi giờ này giờ cơm, chạy qua bển la cà, chắc người ta cũng kêu vô người ta cho » mấy anh em đói quá, thằng lớn dắt thằng nhỏ qua, ổng đuổi về. nó giống như con của tui kêu nó chạy qua bên sư huynh ăn á, mà sư huynh đuổi về á, rồi nó ghé ăn tôm hùm nó đâu có về, hiểu không ? nó buồn, cái dòng luân hồi nó buồn sao đâu, còn Phạm Thiên Thư á, hồi đó còn thầy tu, tên là Phạm Kim Long sau đó muốn hoàn tục, trước khi hoàn tục ông viết cái « ngày xưa hoàng thị » : khi em đi lễ chùa này, động hoa vàng, kinh hiền, thì ổng thương một người tên là trần thị tuệ mai, và mẹ phạm thiên thư, vẫn thương cô tuệ mai lắm, dĩ nhiên sau đó, ổng thương cô khác, ổng không thương tuệ mai nữa, tuệ mai sau đó lầm lũi, vừa quạnh quẽ vừa nghèo đói, cuối cùng bả chết trong cô đơn. Trước khi bả chết, bả ôm một chồng thơ Phạm Thiên Thư bả kêu « Anh Thư à, Anh Thư » Phạm Thiên Thư lúc đó đang vui bên người mới, đang trồng hoa vàng bên Phú Nhuận á, mấy thằng cha làm thơ nghi lắm. Dòng luân hồi nó khiến ma nó nhập vô tui không kể chuyện vui mà tui mang bao nhiêu cái buồn tôi dồn hết đêm nay. Lạ ha. Nó khiến. Tôi đang nói nhiều về Thức thực á. Do mình đầu thai vào cảnh giới nào, ở đó mình phải sống chui rúc trong một cái thế giới mà nó lạ thế này này : Ai cũng thích quả lành nhưng mà ai cũng ưa nhân ác. Có hiểu tôi nói không ? Cái câu đó rất là khó. Câu cá thì thích lắm mà tới hồi bệnh dãy dụa thì không khoái. Tôi biết nhiều người bệnh mà nuốt không được các vị biết không ? đổ cháo vô nuốt không được, đổ thuốc vô nuốt không được, thở không được thì nó y con cá mà bị nuốt lưỡi câu á. Mà hồi còn sống thì khoái đi câu. Mà chết vậy thì không ai muốn hết, mà đi câu cá thì cứ khoái. Các vị biết trong rừng mấy con nai nó hiền lắm, bên Thụy Sỹ mà chỗ tôi ở, có một chuyện mà tôi không ngờ, sát bên lộ nó có cái vực sâu, ngọn đồi đó có cái vực, mà ngoài cái vực đó là cái bờ rào xe chạy. có bữa chiều tôi đi với phật tử tôi nhìn thấy tôi gặp nai ở dưới, cái vực sâu ở dưới, mà mắt nó hiền, nó nhìn tôi vậy nè, tôi mới nói với phật tử « cái mặt nó vậy mà tại sao người ta bắn nó được ? » mà nhiều người đủ ác để bắn nó, nó nhìn mà nó tò mò biết không ? không biết tại sao cái tên này nhìn mình. Thêm một thằng em nữa, anh em nó nhìn hoài, nhìn không dứt vậy đó. Đó là bên Thụy Sỹ, còn bên Đức chỗ tôi trên một ngọn đồi có cái cầu biên giới. Cái bữa đó, có mấy cái bụi bồ công anh nó hơi nhẫn nhẫn, lúc đó tôi mới mổ cái thận xong thì bác sĩ kêu ăn cái đó nó tốt cho gan cho thận, mà có mấy bụi nó non mình chưa kịp hái, thì anh em nó thằng lớn thằng nhỏ nó nhảy rào vô trong đất ăn, dòm dáo giác không có ai ăn ăn, lâu lâu dòm dòm dòm ăn nữa. mà hồi đầu nó đi có mẹ, không biết mẹ nó bị người ta bắn sao tôi không biết, chỉ có hai anh em nó thôi, mà thương lắm, mà tôi thương chỗ này, phật tử tôi chỉ, dĩ nhiên họ nói trong nhà thôi, họ nói : má bỏ rồi. là lần trước qua thấy ba mẹ con, lần này qua sao thấy má mất mà chỉ có hai anh em thằng anh dắt thằng em đi. Mà cái mặt nó tôi nghĩ ai mà bóp cò nó cái người đó hết xài rồi. cái mặt nó hiền lắm, mà nó ăn mà nó dòm vậy nè. Trong kinh nói, Bồ Tát con mắt giống như mắt nai, mà nó lành lắm. Hàng xóm có tiếng chó sủa là nó ào liền. Có tiếng ai đi là nó ào liền. nó nhanh lắm. tôi đứng im, tôi thấy nó đang vô đất mình nó ăn của mình, mà nó ăn cái bụi tui sẽ hái, mà tôi không dám nhúc nhích, đứng dòm vậy nè, thương lắm. Lý do tại vì không ai hại nó hết, quý vị phải tin tâm lý nó là cái từ trường quý vị có biết không ? khi mà ở trong vùng đó không ai có cái ý gì với nó hết, như bên virgina đằng sau là cái là nó dạn thiệt, dạn lắm, « đất lành chim đậu, mà đất không lành mình nhậu chim luôn » thì coi như khi mọi người ở đó mà có lòng thương nó thì nó biết, nó như con nít vậy đó, như mấy con chó con mình thương nó nó biết. Cho nên, dầu ở cảnh giới nào đi nữa thì mình cũng nên nhớ rằng, dầu có thể vì một phút sơ suất bất cẩn nào mình tạo cái nghiệp xấu thì cũng nên tâm niệm là mình nên có một tấm lòng tốt, để cảnh giới khổ nào nó cũng không phải là cảnh giới của mình. Nếu xui mà vào đó chỉ là chỗ tạm thời, trạm xe bus thôi. Khi tôi đi dạy đạo cho Phật tử, tôi muốn lưu ý một điều : quý vị phải biết đường đi lối về, đồng thời nó cũng giúp trấn an quý vị đừng có sợ vô cớ, cũng đồng thời giúp tránh cho quý vị cái hiểu sai đó, ví dụ như cho rằng : Đọa là hết, không phải, vấn đề là anh đọa do tâm hay là do nghiệp, thì dĩ nhiên tâm nó cũng là nghiệp thôi, nhưng mà nếu đọa do tâm thì nó mệt, vì cái tâm mình ác quá mình về đó, còn đọa do nghiệp thì một cái nào đó mình phải vào đó thì cái đó cái đường lên nó rất là mau, ngắn. cho nên, lỡ mình có ác thì mình cũng giữ cái lòng mình cho nó bớt bớt chút. Thay vì đâm 2 cái 5 cái thôi vậy đó, chừa cho người ta một dao. Cái gọi là thói quen ở đây nó được hình thành qua hai đường : một là do mình ghét và hai là do mình thích. Một là do mình ghét, ai nghe nói thói quen cũng tưởng chỉ thích đúng không ? nhưng mà không, ghét nó cũng tạo thành thói quen. Nghe kịp không ? vấn đề là mình ghét cái gì và vấn đề là mình thích cái gì. Cho nên, theo trong kinh Phật mình á, cái gọi là thường cận, cái thói quen hình thành do hai đường : do thích và do ghét. Tôi nhớ tôi nói hoài bà con còn nhớ không ? tức là, toàn bộ đời sống mình chỉ là của cảm xúc, của thích và ghét thôi, và chính cái thích và ghét đó đừng coi thường nó, đừng cho rằng « tôi thích cái đó có gì đâu, tôi thích chòm bông có gì đâu tội » « tôi thích nấu ăn có gì đâu tội » tôi phải nói rõ, có nhiều cái trên khía cạnh xã hội nó không có tội, trên khía cạnh pháp luật nó không có tội, nhưng mà trên khía cạnh phật pháp thì đó là có tội. hiểu không ? có hiểu tôi nói không ? ví dụ cái chuyện thích trồng hoa, trồng kiểng á, thì trên pháp luật mình không có tội, trong quan điểm xã hội nó quá lành mạnh mà, nhưng mà theo phật pháp thì chỉ có khi nào mình làm cái gì giúp cho người thì cái mới thiện, còn cái chuyện mình chơi hoa chơi kiểng, đúng là thấy nó lành thiệt, nhưng mà mình chơi bằng cái tâm đam mê, nó giống như con ong con bướm nó vờn hoa vậy thôi. Hiểu không ? Và mình không có tin, và có những chuyện họ là con người, họ là bác sĩ, mỗi ngày họ đi phòng mạch, họ kiếm tiền một cách sang trọng, danh dự và hãnh diện nhưng họ không biết rằng trong tinh thần phật pháp, nếu ông bác sĩ mà không biết tu học thì cái chuyện bác sĩ đến phòng mạch nó giống như con này con kia đi kiếm mồi vậy thôi. Có hiểu tôi nói không ? Nếu mà họ chỉ biết cơm gạo áo tiền mà không biết gì hơn nữa, thì cái chuyện bác sĩ mỗi ngày đi đến phòng mạch nó giống như con thú đi tìm mồi vậy thôi. Và trong đời sống này, mỗi con thú nó có một kiểu đi tìm mồi khác nhau, thì mỗi con người tùy hoàn cảnh mà có cách kiếm sống khác nhau. mà kiểu kiếm sống nào cũng là kiếm sống, đúng không ? cho nên bữa hôm tôi nói tôi thích câu danh ngôn của Châu Phi : mỗi buổi sáng, con sư tử đi kiếm mồi và con nai phải chạy đi để không làm mồi cho sư tử. Cả cái đời sống này, đứa nào cũng phải chạy, chạy vì cái gì, chạy vì cuộc sống. Con sư tử mỗi sáng nó phải đi kiếm mồi, kiếm mồi để gì ? để sống. Mỗi sáng con nai cũng phải chạy, chạy để không làm mồi cho sư tử, để chi ? cũng để giữ lại sự sống. Dầu mình là ai trong cuộc đời này đi nữa thì mình cũng có một đường hướng sinh hoạt giống nhau, đó là kiếm sống. Thì chính hai cái thói quen đó nó hình thành nên cái nhân cách của chúng ta. Hồi nãy tôi nói, tất cả thói quen của mình nó đều dựa trên hai nền tảng : thích và ghét. Do có thói quen, do mình thích gì đó cho nên mình mới tìm cách kiếm tìm nó bảo trì nó, đúng không ? mà do mình ghét cái gì đó cho nên nó hình thành thói quen trốn chạy nó, đúng không ? chính vì vậy, nó mới nảy ra tham sống sợ chết, ham sướng sợ khổ, có đúng không ? hai cái đó có phải thói quen không ? thói quen có hai đường hình thành, đó là : Thích và ghét. Cho nên, nó hình thành cụm từ rất là hay : trốn khổ tìm vui á, ham sướng sợ khổ, tham sống sợ chết. Rõ ràng mấy cái chữ này nó đi từng cặp đúng không ta ? trong đó nó chỉ gồm thích và ghét thôi đúng không ? thích cái này, ghét cái kia. Thì tất cả thói quen của chúng ta đều hình thành từ hai con đường đó. Cho nên, phải cẩn thận làm chủ mình bằng cách là : coi mình đang thích cái gì và ghét cái gì. Cái đó quan trọng lắm, bởi vì, sẽ có những cái mình thích giống như loài sa đọa, có những cái mình ghét giống như loài sa đọa, thì mai này mình sẽ về với loài sa đọa. hiểu không ? vì cái điểm tương đồng với nhau càng nhiều thì họ sẽ về với nhau. hiểu hả ? chứ còn gì nữa. có nhớ hồi sáng tôi nói cái vụ tổ ếch không ? tại sao, ai là người đã chia các vũ trụ, không ai chia hết, mình chia. Có nghĩa là mấy cái đứa mà giống nhau nhiều vô nó làm vợ chồng con cái cha mẹ con cái, giống ít ít nữa thì làm bà con bạn bè, giống ít ít nữa thì làm đồng hương, cùng miền cùng khu vực, rồi từ từ ra cùng chung hành tinh. Cái giống nhau mà càng ít dần thì cuối cùng mình càng đi xa xa. Và cuối cùng là miễn có một chút cái giống nhau thì mình ở chung một cái galaxy, và một ngàn cái galaxy như vậy là một tiểu thiên thế giới, mà hai ngàn tiểu thiên là trung thiên, ba ngàn trung thiên là một đại thiên, mà 10.000 đại thiên như vậy là một buddha zone. Hiểu không ? thì cứ mấy cái tê giống nhau nó mới dồn vô chung ổ ếch gồm 10.000 cái đại thiên đó, mà nó có vô số cái buddha zone như vậy. Bây giờ hiểu chưa ? nhớ chưa ? làm sao tôi giảng cái này bà con nhớ cái này, bà con đổi đời. Có biết đổi đời không ? mình nhờ cái lớp này ra mình nhìn cái vấn đề khác đi nhiều lắm. Ban đêm nhìn lên trời biết « a đây là tổ ếch » thì mình đang ở trong nguyên một cái bãi trứng ếch chớ không có gì hết trơn á. Mà mình tưởng mình là dềnh dàng ghê gớm, thật ra mình đang loi nhoi trong bãi ếch, bãi trứng ếch, hồi sáng tôi còn dùng cái hạt é mà mình uống mình mửa ra. Mà ở đây các vị không thấy tổ ếch hả ? nó y như hột é mình uống rồi mình mửa ra, nó y vậy đó. nó lầy lầy, có chấm chấm đen đen, mấy chấm đen đen đó là mấy con ếch. Thì nguyên cái vũ trụ, mình tưởng mình là nhà lầu xe hơi chứ thật ra mình là con vi khuẩn trong cái bãi ếch đó thôi. Và, tôi nói quý vị nghe hết hồn nè, cái chỗ sâu nhất, cái rãnh marina sâu nhất thế giới là 10km, còn núi cao nhất là everest là 8890m. Nhưng nếu tính theo tỷ lệ, thì trái đất, bề mặt của nó mịn hơn trái cam sành. ở đây có ai biết chuyện đó không ? cái chỗ sâu nhất là 10 cây số mà chỗ cao nhất là 9 cây số, vậy đó, nó gập gềnh vậy đó, mà tính trên tỷ lệ, có hiểu tính theo tỷ lệ không ? tính theo trung bình á thì cái trái cam sành nó gồ ghề hơn mặt đất, nghĩa là mặt đất bóng hơn nhiều lắm. Nó láng hơn, nó mịn hơn trái cam sanh, điều đó cho thấy là mình nhỏ lắm, bé xíu à. Mà các vị biết núi cao biển sâu quá ghê gớm, vậy đó mà tính trên tổng diện tích, cộng trừ nhân chia ra, nó mịn hơn trái cam. Biết trái cam sành không ? dễ sợ như vậy, mình nhỏ lắm. mà trong khi cái trái đất của mình nó chỉ là một trong một phần ngàn của tiểu thiên thôi, và hai ngàn cái tiểu thiên như vậy thì nó là trung thiên, mà đúng ra trái đất mình nó không phải là một phần ngàn đâu, nó còn tệ hơn một phần ngàn nữa. Tại vì cái trái đất mình là 1 trong 24 cõi, có hiểu không ? nó là một tầng trong cái tròn tròn hồi sáng, nó là một hột lựu trong trái lựu 24 hột. Mà một trái lựu như vậy nó gồm có : venus, saturn, mars, moon trong đó, thì một trái lựu như vậy nó gồm một solar system, một cái galaxy, mà một ngàn cái solar system như vậy nó làm thành một cái tiểu thiên, 2000 tiểu thiên là một cái trung mà 3000 cái trung là một cái đại, mà 10.000 cái đại vậy là một cái buddha zone. Dó là khu vực hoằng pháp của một vị Phật, có tổng cộng vô số cái buddha zone như thế. Chúng ta bèo bọt phù du cỡ nào. Vậy mà ai đụng tới mình là xăn áo chửi bới tùm lum hết. ok bữa nay về sớm nhỉ.

Mình ở trong trái lựu, có nghĩa, trong trái lựu có 24 hột, giả định thôi, thì phi thuyền là nó bay quanh một cái hột thôi. Còn 23 hạt kia ngàn năm nữa mới bay, có những cái hột nó cách mình mấy triệu năm ánh sáng. Mà gom hết nó chỉ là một trái lựu thôi. Mà trong kinh nói rõ thế này, bộ chú giải nói rõ thế này : người đắc thiên nhãn, biết thiên nhãn không ? divine eye mà thiền định kém là họ không có thể xuyên qua được vỏ lựu đó. họ chỉ thấy trong trái lựu cho nên họ mới nói trái lựu có bao nhiêu đó thôi. Rồi có cha kia chả thấy xa hơn, nói « không có tới 20 trái lận. » thế giới này, toàn bộ vũ trụ chỉ có 20 trái thôi, rồi thằng cha kia nó thấy 80 trái, nó nói « No. No. 80 trái ». Khi Đức Phật ra đời thì Ngài Anurudha đệ nhất thiên nhãn, thì Ngài thấy vô số trái. Mà mỗi lần Ngài thấy là Ngài thấy một ngàn trái, một ngàn trái lựu Ngài thấy, nhưng mà cái thấy của Ngài nó có giới hạn, mà Đức Như Lai thì sao ? Đức Như Lai muốn biết bao nhiêu thì Ngài thấy bấy nhiêu. Chỉ có Đức Phật là vô lượng thôi. Tất cả thinh văn cái thầy đều có hạn, có vị thấy 1000 có vị thấy 50 trái, 30 trái, 80 trái, 15 trái, mà nhất là ngoại đạo đắc thiền thì họ chỉ thấy trong lòng cái trái đó thôi, có cha nào giỏi lắm thì làm được trái , hai trái là xong. Hình dung được không ?

Tôi lạy cô. Ba cái giáo lý không chịu học, mà cứ chôm chữ này cái. Tôi nói cô đừng có giận nha, cô không có học high school, hiểu không, rồi tự nhiên lâu lâu có nghe nói « acid » rồi cô xách đi cô hỏi tùm lum tà la hết. có hiểu cái đó không ? không biết khai căn, ma phương ma trận gì không biết, cứ lâu lâu nghe vài chữ rồi đem sách ra bày ‘ Ma trận là chỗ trận của con ma » thí dụ như vậy. thì tôi sợ nhất là như vậy. Cho tôi nói, cái này là đang gây oan trái nhiều người nhưng mà cho tôi nói : Tôi sợ nhất là kiểu học giáo lý dao to búa lớn, những cái từ « bát nhã » « chân như » mà không có chịu giải thích « chân như » là cái gì. « Chân như » có nghĩa là « as it is » có hiểu không ? và sẵn hôm nay tôi nói, tôi nói sợ bà con bị nhức đầu, khỏi ngủ luôn. Thế giới này có hai cách nhìn, cách nhìn một là conventional truth, tức là có nguyên một ổ ếch, một ổ ếch thì nó có tên gọi là buddha zone, xong chưa ? và có vô số ổ ếch như vậy, và đó là cách nói cho cái người hạ căn. Còn cách nói thượng căn, thì tất cả chỉ là trạng thái thôi. Có hiểu không ? thí dụ, cái này chỉ là cứng mềm, nóng lạnh, chứ nó không có gì hết, nhưng mà mình đưa cái công thức lên : đây là viên kẹo me, làm ở phillipines nè, cái này chua nè, vỏ này nó bằng thiếc nè, trong bằng đường ở đây gồm có glucose hay là fructose. Ví dụ vậy. nhưng mà thật ra, nói một cách rốt ráo thì đây chỉ có cứng mềm, nóng lạnh thôi. Hiểu chưa ? nếu mà cách nói tục đế là đúng, có vô số thế giới, có mặt trăng mặt trời có xa có gần có lớn có nhỏ có trong có ngoài, nhưng mà nếu nói rốt ráo thì tất cả chỉ là trạng thái, trạng thái cứng mềm nóng lạnh thôi. Bắt đầu nhức đầu, tôi nói chưa có tin. Cái này còn nhức đầu nữa nè, chúng ta có hình hài hữu hạn, biết hữu hạn không ? limited, trọng lượng của mình cũng là limited, chiều cao của mình cũng là limited, chỗ ở của mình cũng là limited, các vị đo được sq feet của cái nhà này không ? sure ? các vị đo được cái.. các vị đo được khoảng cách từ đây lên mặt trăng, khoa học bây giờ họ tính được đường kính của trái đất phải không ? thậm chí họ còn tính được trọng lượng trái đất, được không ? ok. Chính vì chúng ta sống trong một thế giới mà cái gì cũng cân đong đo đếm chúng ta quen, cho nên chúng ta mới có khái niệm đầu và đuôi, hiểu không ? có nghĩa là, tôi giảng mà tôi rùng mình không biết bà con có hiểu không ? chính vì mình quen với kiểu mà cái gì cũng phải cân đong đo đếm cho nên mình mới thắc mắc là không biết mình luân hồi từ bao giờ, hiểu không ? tôi luân hồi từ bao giờ ? tôi đã luân hồi bao nhiêu triệu tỷ trillion trillion kiếp ? mà mình quên chuyện nữa, cái khái niệm lâu mau ngắn dài, nó chỉ là concepts. Nghĩa là ở đâu có vô minh, ở đâu có tham ái thì ở đó có sự hiện hữu của danh sắc, chỉ vậy thôi. Chứ còn thời gian lâu mau nó không có thật. cái này nhức đầu lắm á. Tôi phải dùng cái ví dụ cho dễ hiểu, hai thằng bé nó ăn rồi nó đánh lộn nhau hoài à, nó méc ông nội, hồi đầu thì ông nội nói thằng tèo đúng, thằng tí sai, thằng tí đúng, thằng tèo sai, cuối cùng khi nó vô nó méc ông nội, ông nội hỏi « học bài chưa ? » Hiểu không ? thì nếu mà từ từ nó trưởng thành nó hiểu, cái chuyện quan trọng nhất là học bài để lên lớp còn ba cái chuyện mà thằng này thằng này quấy là chuyện con nít, cái chuyện không có giá trị hết, thì khi nó khỏi được chuyện phải quấy của con nít, thì nó mới hiểu được cái chuyện ở khía cạnh khác. đó là tôi tạo ví dụ cho bà con nhức đầu, mà bà con muốn nữa thì ngày mai mình nói tiếp. Tôi giờ tôi về, nhưng mà ngày mai nhớ nhắc tôi nói cái vụ này.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app