Hỗ Tương, Tương Ưng và Quyền Duyên

Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019

Nhắc sơ lại cái duyên, tức là cái điều kiện hỗ trợ cho đời sống của chúng ta. Không có gì trong đời sống này mà không nhờ các điều kiện. Những điều kiện đó từ đạo phật gọi là duyên. Duyên nói gọi gồm có 2 đó là duyên trợ sinh và duyên trợ lực. Duyên trợ sinh là cái giúp cho cái chưa có được có mặt, duyên trợ lực là giúp cho cái đã có rồi thì nó được phát triển mạnh mẽ. Đời sống của chúng ta không nằm ngoài 2 cái duyên này. Từng phút những gì quý vị nói, suy nghĩ nằm gọn trong 2 cái này hết. Rất là quan trọng. Ví dụ như mình nói, làm những gì giúp cho mình tốt hơn, hoặc mình xấu hơn, hoặc một số chuyện giúp cho cái thiện chưa có nó thành có, cái ác chưa có thành có thì gọi là duyên trợ sinh.

Ôn lại cái hồi sáng, mọi cái trong đời sống đều xuất hiện, tồn tại và vận hành dựa vào các điều kiện. Có trường hợp A giúp B bằng cách giúp có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Có trường hợp A giúp B bằng cách giúp có mặt sau gọi là hậu sanh duyên. Có trường hợp A giúp B bằng cách cùng có mặt gọi là câu sanh duyên. Có trường hợp A giúp B bằng cách vắng mặt gọi là ly khứ duyên. Rất là quan trọng.

Chiều nay mình học tiếp mấy duyên còn lại.

Bây giờ mình học duyên tiếp theo, hỗ tương duyên. Hỗ tương duyên là lực đẩy qua lại giữa nhân và quả, nhờ vậy quả được hỗ trợ. Hiểu không? Là tôi giúp anh, mà anh phải làm sao? Anh phải giúp lại tôi như vậy tôi mới giúp được anh. Ví dụ như 2 người cùng khiêng 1 vật nặng, thằng Tèo giúp thằng Tí, nhưng thằng Tí cũng giúp thằng Tèo. Lực đẩy qua lại đấy gọi là hỗ tương duyên. Mà trong nhà phật kêu là “aññamañña”, nhà Mỹ kêu là “mutuality” – tức là sự tương tác, có qua có lại.

Mình không thể nào trông mong người ta giúp mình, mà mình ngồi khoanh tay. Ví dụ như thuốc bơm vào chữa trị cho bệnh nhân, thì cơ thể bệnh nhân phải có khả năng tiếp nhận ra sao thì thuốc đó mới tốt. Có trường hợp thuốc đưa vô, cơ thể nó phản ứng chứ không có nhận. Trường hợp đó chỉ có chết thôi. Thuốc giúp cho cơ thể bệnh nhân hết bệnh, nhưng trường hợp cơ thể phải tương ứng mới nhận được. Bác sĩ có giỏi bằng trời, thuốc hay bằng trời mà không có sự hợp tác của bệnh nhân thì thầy và thuốc đều không thể làm việc được.

Cách đây mấy năm tôi có đi thăm 1 bà cụ 103 tuổi, người Hoa, bà bị lạnh. Khi con cháu bà đưa tôi về thăm bà, bà khoe cái này, bà khoe mà bà lấy tay che môi, bà nói nhỏ nhỏ: “tao mới dấu thêm 6 viên thuốc nữa”. Bà mới dở cái nệm ra, 1 bụm như thế này này, bà mới lắc đầu trề môi vầy nè: “tụi nó muốn giết tao đâu có dễ”. Coi như y tá đưa thuốc nhiêu là bà giấu hết. Vì bà nghĩ là tụi nó giết bà. Bà y tá hơi hờ hững, nên bà vô kể mặt bà hiển hách chiến công lắm. Nghĩ sao đi dấu còn khoe nữa. Tưởng hay á. Chết rồi, Giấu thế sao mà sống.

Ở đây cũng vậy, dầu thầy hay cách mấy mà người bệnh không hợp tác, thuốc hay cách mấy mà không hợp tác. Cho nên ta có 1 câu “Chúa chỉ giúp người nào biết tự cứu”. Tôi kể 1 câu chuyện Miên mục các vị nhớ không. Giáo dân đi ngang nói lên xe tụi con chở đi, cha nói chúa không bỏ cha. Lát sau, nước tới rún, giáo dân đi xuồng, cha ơi đi với con, ông vẫn lắc đầu, chúa không bỏ cha. Lát sau nước đến ngực, trực thang đòi đem ông đi, cảnh sát đòi mang ông đi, ông kếu “Không, chúa không bỏ cha”. 15 phút sau ông về với chúa. Mắt mờ lệ nhìn chúa, ông hỏi vì sao chúa bỏ con. Chúa trả lời: ta đã điều nào ca nô, nào trực thăng, cảnh sát mà con đều lắc đầu, thì ta giúp con kiểu nào đây. Ta còn kêu trời nào nữa? Câu chuyện đó tuyệt đối không phải chuyện đùa. Câu chuyện đó cũng không phải là câu chuyện chúa, mà là câu chuyện chùa. Bởi vì chùa cũng y chang như vậy, không có phật nào mà độ được người nào không có hợp tác. Phật trí vô biên, phật lực vô cùng, phật tâm vô lượng không độ được người vô duyên. Nhớ nha! Bởi vì nếu các bậc thánh hiền mà độ được cái thằng cà chớn, thì bây giờ mình đâu có nằm lủ khủ ở đây.

Giờ mình học mấy cái hỗ tương duyên rất là quan trọng, vì sao? Trong đời sống của mình, những gì mình làm mình nói, nó đều kín đáo, âm thầm và lặng lẽ trở thành điều kiện cho 1 cái gì đó, thì đó gọi là hỗ tương duyên. Ví dụ như trưa nay tôi ăn 1 thứ rất là tào lao, đó là nước cốt dừa. Thì cái nước cốt dừa trưa nay là cái hỗ tương duyên cho cái tiêu chảy ngày nay. Vì cái bụng tôi đã yếu sẵn rồi, gặp thêm cái nước cốt dừa nguội để từ qua giờ. Hai đứa nắm tay nhau thành ra tiêu chảy. Hiểu không?

Nghĩa là mình sống làm sao, mà nó diễn ra, xảy ra ở mình á, trở thành điều kiện tương tác với những thứ thiện ác nào đó có sẵn. Có nghĩa là trong bụng các vị luôn luôn có sẵn cái thùng hạt giống, trong đó gồm có mùng tơi, bí bắp, mắt mèo, mã tiền tum lum. Thì vấn đề là quý vị sống như thế nào để cho mã tiền nó phát triển, để cho mắt mèo phát triển, để cho cỏ dại phát triển, để cho bầu bí mướp nó phát triển. Đó là tùy kiểu sống của mình. Mưa rơi xuống mặt đất không lựa chọn nơi chốn. Vấn đề ở chỗ khi mưa rơi xuống ở 1 mảnh đất nào đó thì tự nhiên cỏ dại mọc đầy. Có những nơi mưa xuống thì cây trái mọc đầy, tại sao vậy? Là vị mưa không có lựa chọn nơi chốn rơi xuống, nhưng chỗ tiếp nhận mưa á, nó căn bản nó là cái gì. Cho nên mưa xuống nó cứ thế mà đi tới. Nên nhà văn mình mới có chữ tâm địa. Địa là đất, anh phải dọn cái đất tâm nào để mà anh dễ dàng đón nhận những điều hay điều đẹp. Nếu mà anh dọn không khéo, tâm anh toàn cỏ dại không. Thì dầu anh đi chùa, đi nhà thờ thì cái chùa, cái nhà thờ đó đều là cơ hội để anh tệ hơn.

Cho nên điều quan trọng là sống như thế nào, để mình đón nhận dễ dàng những điều hay. Mà tôi nói không biết bao nhiêu lần. Để đi vào đọc và xem 1 cái gì đó trên laptop, hay cái phone của người khác, thì việc đầu tiên là ta phải có password của người khác. Tất cả thánh hiền đều có password hết. Mà mình tu hành ngon lành, là tự nhiên mình hiểu được cái password hết. Cái trang kinh mình mở ra mà nếu mình bơ quá, mình đọc không có hiểu. Khi mở 1 trang kinh ra, thì cái hiểu của người này và người kia khác nhau phải không? Vì mình có password để mở được cái phone của thánh hiền hay không? Còn không mình chỉ xem được cái hình ở ngoài – wallpaper thôi.

Và tất cả những gì hôm nay chúng ta vào chùa, chúng ta lạy phật, chúng ta nghe pháp toàn là cái wallpaper của thánh hiền không à. Chúng ta chưa vô cái nội dung bên trong. Có những cái file doccument ở bên trong.

Ở bên Đức tôi nhớ có 1 phật tử người Đức. Anh đi tu với 1 ông sư người Miến. Anh hỏi cái này, sư ơi con tu con có được quyền xài email không. Thì ông sư nói “this’s ok until you have a attachments”. Attachment có 2 nghĩa, 1 là giải thoát, 2 là tệp đính kèm. Ghê không? Nghĩa là con có thể dùng email, phone nhưng mà cho đến lúc nào attachment thì stop. Tức là dùng email, phone trong lúc cần thiết, còn ngồi quẹt quẹt là dính mắc rồi đấy.

Có những thứ mình tưởng mình là chủ của nó, nhưng thực ra nó là chủ của mình. Mình đi đâu cũng nói cái luxus là của mình, nhưng thực ra nó là chủ của mình. Vì sao? Vì mình có bị gì thì chiếc xe nó không bị buồn, mà nó bị gì là mình buồn, mình lo. Nên nó là chủ của mình, là bà nội của mình, mình không phải là chủ của nó. Hiểu không?

Đi đâu mình cũng khoe là con của mình, mà nó đâu biết thương mình, mà mình khổ vì nó, thì nó là má của mình chứ mình không phải má của nó.

Nên hỗ tương duyên rất là quan trọng. Vì ở đây Đức Phật nói ra 1 quy luật: anh muốn tôi giúp anh, thì trước hết anh phải có khả năng tương tác với tôi thì anh với nhận được sự giúp đỡ của tôi. Cứ như 1 cơn mưa, cơn mưa rơi xuống không phân biệt nơi chốn. Nhưng khi Đức Phật thuyết pháp thì ta phải hợp tác với người. Đó là hỗ tương duyên.

Và với người xấu cũng vậy. Có nhiều người mình đi ngang 1 anh cờ bạc, nhậu nhẹt mình miễn nhiễm. Nhưng có nhiều người sống gần người cờ bạc, nhậu nhẹt thì bị lây nhiễm. Là vì sao? Vì giữa 2 người có điểm tương đồng. Là có tương tác. Chúng ta không nhất thiết phải có sự tương tác với những người như vậy. Đời sống là 1 mâm cỗ, nhiều thức ăn. Có những thứ thức ăn chúng ta nhai thiệt kỹ và nuốt sạch vào trong bụng. Nhưng có những thức ăn chúng ta chỉ ăn ít thôi rồi đẩy nó qua 1 bên. Có những thức ăn chúng ta chỉ nếm cho biết rồi thôi. Có những thức ăn chúng ta phải mạnh dạn đẩy nó sáng 1 bên. Vì tại sao? Vì có những thứ mình đưa vào trong người nó chỉ có hại nhiều hơn lợi.

Trong thức ăn đã vậy, thì nói gì trong đời sống tinh thần. Cho nên cái hỗ tương duyên là sự giúp đỡ qua lại của nhân và quả. Mình sống như thế nào đó để với cái thiện mình có sự tương tác, với cái xấu mình không có sự tương tác. Hiểu không? Hãy tránh xa những thứ không có lợi cho mình. Vì mình có sự qua lại với quỷ dữ thì mình sẽ có quả ngục Đó là luật tự nhiên thôi.

Cho nên tương tác là gì, có những trường hợp ta cần đến sự qua lại. Bởi vì bản thân sự qua lại nó là lực đẩy rất lớn.

Học hỗ tương duyên qua cách này, chúng ta thấy a-tỳ-đàm không có xa lạ gì với chúng ta hết.

Tôi nhắc lại, khi nói đến hỗ tương duyên là thế tôn nhắc đến lực đẩy qua lại giữa nhân và quả. Nhân tác động lên quả, quả tương tác với nhân. Nhờ vậy quả mới có thể phát triển.

Tương ưng duyên là sao?

Là lực đẩy có được từ sự hòa tan giữa nhân và quả. Nhân giúp quả bằng cách hòa tan vào nó.

Bất tương ưng duyên là sự có được từ độc lập giữa nhân và quả.

Hòa tan là 2 đứa gom làm 1, còn độc lập là riêng.

Nó có trường hợp 2 người giúp nhau bằng cách gom thành 1 khối. Nhưng có trường hợp giúp đỡ bằng cách tách rời nhau.

Ví dụ đêm nay tôi cần dọn dẹp trên chùa, trên chùa có 1 mình tôi. Ở đây 3 vị tăng, ông Phát, ông Long và các vị không biết tên có thể vào ở chung cái phòng đó, ở chung với tôi để cùng làm việc. Đây là tương ưng duyên. Còn tôi tuyển vài cô lên giúp tôi qua đêm có nên hay không? Đây là giúp nhau bằng bất tương ưng duyên. Chứ mà các cô lên giúp và ngủ qua đêm thì cái việc giúp đó trở thành họa, banh chùa, giúp mà lại thành phá.

Trong 1 ly nước chanh, cái gì cần hòa tan và cái gì không cần hòa tan? Cái muỗng có cần hòa tan vào nước chanh không? Why? Bởi vì nó không phải là cái mình uống đúng không?. Ly nước chanh gồm có cái dĩa, cái ly, cái muỗng, đá, đường, chanh, với tôi có thêm tí muối. Có những thứ cần phải hòa tan và có những thứ không thể hòa tan (cái ly, cái dĩa, cái muỗng). Nếu tôi biết nó hòa tan thì bà cố tôi cũng không dám uống.

Hiểu chưa? Có những trường hợp ta giúp đỡ nhau bằng cách hòa tan thành 1 khối. Nhưng có trường hợp ta phải giúp nhau bằng cách nhân quả phải cách ly, độc lập. phật tử nữ giúp đỡ chúng tôi bằng cách cách ly, độc lập.

Có câu chuyện, ông thì độc thân, nàng thì độc thân. Nàng có con nhỏ mà bị bệnh trúng gió mà không có ai giúp. Nhờ ông nội kia sang cạo gió, cạo riết con nít nó ra lủ khủ.

Cho nên có những trường hợp ta giúp đỡ nhau bằng cách hòa tan thành 1 khối. Nhưng có trường hợp ta phải giúp nhau bằng cách nhân quả phải cách ly, độc lập.

Nhắc đến hòa tan mới nhớ đến 1 câu chuyện là ngài Cưu-ma-la-thập – là ngài tứ đại dịch giả của Phật giáo Trung Hoa. Ngài thuyết pháp cực hay và dịch kinh cực giỏi. Là bởi vì bên Trung Hoa có nhiều dịch giả lớn, chia làm 2 trường phái: trực dịch – nghĩa dịch. Trực dịch là one-by-one, từng chữ dịch ra từng chữ, như hot dog thì dịch là chó nóng. Nghĩa dịch là đọc 1 đoạn, xem nó là nghĩa gì rồi viết lại, vẫn giữ lại linh hồn cũ trong hình hài mới. Ngài Cưu-ma-la-thập là huynh trưởng trong trường phái nghĩa dịch. Ngài Huyền Trang thì dịch theo trực dịch, nên rất dễ truy ra bản gốc. Còn ngài kia đọc thì thấy hay, dễ hiểu, mượt mà mà khó truy ra bản gốc, có nhiều người mượt quá họ không tin. Ngài dịch kinh quá hay, thuyết pháp quá giỏi nên vua quan quý ngài quá, người ta cúng cho ngài vàng bạc để cất chùa, rồi người ta nghĩ cúng cái khác. Họ hỏi ngài dịch kinh rồi ai nấu ăn cho ngài, ngài nói mấy cụ, họ nói không được, mấy cụ run lẩy bẩy mắt kém, lặt rau không kĩ sâu không à, nên họ mới cúng cho ngài mấy cô người hầu trẻ măng à, tổng cộng 13 cô. Mấy ông sư ổng thấy ổng bực, sư gì mà mấy cô trong chùa quá trời. Có ông chỉ trích, có ông bắt chước. Ông nghe thế, buổi đó ông mới tổ chức 1 buổi lớn lắm, ông mời hết mấy cha nội đó tới, mấy cha chỉ trích ông, mấy cha bắt chước ông. Sau khi cúng dường trai tăng xong, ông lấy cái bình bát ông mang ra cái kim may đồ, ông hốt nguyên 1 nắm ông bỏ vào bình bát, đổ nước vào quậy, nó tan hết. Rồi ông mới nâng cái bát lên ông nói: anh em nói tôi tu hành mà chùa gái không à, có người nói tôi này nọ phá giới, có người bắt chước, thôi thì thế này để cho nó đừng lùm xùm nữa mệt, thôi thì thế này bát nước có kim này, anh em nào uống hết thì tôi cho bắt chước, còn anh em nào nói tôi phá giới cũng uống nửa bát, thì tôi nói trước nha, trong đây nước và kim đã tan rồi, không ai dám uống ông cầm uống hết. Ý ông nói là, nội lực như tôi thì 13 cô chứa được, nếu tôi như ông nghĩ thì cái bát này tôi uống không được. Từ đó về sau im ru.

Ông có năng lực gì đó mình không nói được, nhưng đại khái là nó phải tan thì ngài mới uống được. Nếu ngài là thứ tào lao thì thứ nhất nó không tan, thứ 2 là ngài cũng không dám uống.

Có những trường hợp A giúp B bằng cách phải hòa tan vào nhau.

Mỹ có 1 câu rất là hay: you … you (30p18s). Tức là chúng ta tồn tại bằng cách đoàn kết, đoàn kết mới sống còn.

Một trong những quốc hiệu mà tôi cho là hay nhất United State là 1 đất nước được hình thành bằng kết hợp nhiều bang.

Tất cả chúng ta ở đây đều là sự kết hợp của nhiều bang hết: muốn có 1 cô phải có 5 bang ít nhất là xúc – thọ – tưởng – hành – thức.

Trường hợp A giúp B bằng cách độc lập, kiểu ngưu lang chức nữ.

Nhờ sống chánh niệm nên tôi được an lạc. Thì cái chánh niệm và an lạc hòa tan vào nhau phải không ta?

Nhờ sinh hoạt đúng cách mà ta khỏe mạnh. Nhờ khỏe mạnh mà ta được an lạc.

Nhờ sống chánh niệm và trí tuệ nên tôi được an lạc. Thì cái chánh niệm, trí tuệ thuộc về tinh thần hay vật chất? (tinh thần)

Cái an lạc thuộc tinh thần hay vật chất? Tinh thần.

Thì nhân và quả đều là tinh thần. thì nó giúp nhau bằng cách hòa tan đúng không? Vì 2 cái đều là tinh thần hết, nó cùng loại mà.

Những sinh hoạt thường nhật của mình, đi đứng nằm ngồi giao tiếp nói năng, hoặc những thức ăn mà mình ăn vào, nhà cửa những cái đó có hỗ trợ cho đời sống tinh thần không? Nhưng mà cái giúp của vật chất với tinh thần nó có giống cái tinh thần với tinh thần không?

Hiểu chưa?

Như vậy có sự giúp đỡ nó hòa tan, có những sự giúp đỡ nó cần độc lập là như vậy đó.

Cho nên có ngày nào đó quý vị nghe đồn có 1 cô nào đó, tôi rất thân với cô đó, thì quý vị chỉ cần viết 1 tin nhắn: Tôi trả lời chúng tôi cần tương ưng duyên là chết (cười).

Hoặc nhắc như thế này: : . Tức là giúp từ xa chứ không cần có mặt.

Bây giờ hiểu những từ đó chưa?

Có những trường hợp mình giúp bằng cách vắng mặt gọi là ly khứ duyên, giúp bằng cách rời xa gọi là vô hữu duyên.

Có lúc A giúp B bằng cách cùng có mặt, có lúc A giúp B bằng cách có mặt trước, có lúc A giúp B bằng cách có mặt sau, có lúc A giúp B bằng cách vắng mặt, có lúc A giúp B bằng cách B phải giúp lại A thì A mới giúp được, có lúc A giúp B bằng cách A và B phải hòa tan vào nhau, có lúc A giúp B bằng cách 2 đứa phải 2 phương trời cách biệt.

Ví dụ có trường hợp vợ chồng sống với nhau không được phải ly dị, khi ly dị rồi họ thành bạn tốt của nhau. Đây gọi là bất tương ưng duyên.

Có trường hợp ly thân một thời gian, nó khỏi ly dị luôn. Ngộ lắm. Nhưng mà 2 đứa không rời nhau là nó kỳ lắm, nó không vô.

Nói về 1 mặt chuyên môn, bất tương ưng duyên là 2 cái A và B không cùng 1 loại. Hiểu không ta? Bất tương ưng duyên là nhân quả nó không cùng loại. Đứa là vật chất đứa là tinh thần, đứa là nước đứa là lửa. Trong trường hợp 2 đứa không cùng loại mà giúp nhau là bất tương ưng duyên.

Hai bạn gái giúp nhau là hỗ tương duyên, 1 người nam và 1 người nữ là người dưng giúp nhau là bất tương ưng duyên. Còn tương ưng duyên là sự giúp đỡ của 2 đứa cùng loại

Tại sao trong đời sống mình phải nghe lời phật? Mình phải tu hành, mình phải giữ giới, phải hành thiền? Là vì trong đời sống này có những cái mà mình không thể nào kết hợp đan xen hòa quyện với nó được.

Ví dụ như nhà sư có cần sự giúp đỡ của cư sĩ không? Nhưng mà có nên quá thân thiết với cư sĩ không?

Trong đời sống chúng ta cần sự hỗ trợ của rất nhiều thứ, và qua rất nhiều cách, hỗ trợ bởi what và hỗ trợ bởi how. Hỗ trợ bởi what là sao? Là cái mà hỗ trợ mình nó là tinh thần hay vật chất, còn hỗ trợ bởi how là sao, nó hỗ trợ mình bằng cách độc lập hay hòa tan.

Khi không được nghe cái này, bà con đọc 24 duyên rất là khó hiểu, rất là xa lạ. Khi học 24 duyên này được giải thích đàng hoàng, chúng ta sẽ nhận ra rất là nhiều chuyện.

Chuyện thứ nhất, tôi chả là gì trong cuộc đời này nếu không có sự hỗ trợ của các điều kiện.

Cái thứ 2, cái gì trên đời này cũng được có mặt nhờ sự giúp đỡ của vô số thứ khác, mà bản thân nó cũng là điều kiện để giúp đỡ cho cái khác có mặt. Cái gì trên đời này cũng là quả của cái khác, bản thân nó lại là nhân cho cái khác. Mình là con của má, nhưng mình lại là mẹ của con mình.

Chính vì ta hiểu con người trên đời này là sự giúp đỡ của bao nhiêu điều kiện, thì ta thấy mình chỉ là con số 0. Khi mình thấy mình là con số 0 mình sống bớt khổ tâm nhiều lắm. Khi ta thấy ta là 1 cọng rơm, 1 tờ giấy thì từ lầu 10 rơi xuống ta không bị tổn thương. Nhưng nếu ta là 1 cái chén thì lầu 1 rớt xuống là trào máu. Khi mình thấy mình quan trọng quá thì bất cứ 1 cái tí tì ti nào cũng làm tim ta rỉ máu hết. Nhưng khi mình là con số 0 thì cái sự tổn thương ấy bị đặt trượt vào khoảng không. Cho nên Phật nói sống trên đời này con phải sống làm sao mà đối với trần cảnh con là 1 tấm lưới không bị gió nó cuốn. Gió thổi vào lưới nó bị sao ta, nó trớt quớt. Con phải sống như là cái đầu kim, 6 căn như đầu kim, 6 trần như hột cải, hột cải không thể đứng trên đầu kim. Con phải giữ 6 căn trên 6 trần như là nước trên lá sen, là nước đi đường nước mà sen đi đường sen. Có như vậy con mới được an lạc. Còn đàng này con dễ bị thọc, bị click quá nên con đau khổ suốt đời.

Đọc kinh Phật mà khiếp chỗ đó, khi mà mình học về các duyên để mình thấy mình chỉ là các điều kiện cộng lại mà thôi. We are nothing but relationship. Chúng ta không là gì hết, chúng ta chỉ là kết quả của những điều kiện cộng lại.

Xong chưa, cái thứ 2. Khi mình thấy mình là kết quả của những điều kiện cộng lại, mình phải có trách nhiệm hơn. Hiểu không?

Cái thứ nhất, học về duyên là để buông cái tôi mình ra.

Duyên không phải là 1 giáo lý xa rời, mà nó là cái gì đó rất thân thiết, gần gũi, cần thiết cho đời sống của mình.

Đêm nay về mở 24 duyên coi, nó thân thiết từng duyên một. Tưởng nó khô queo mà đọc đâu thấy mình ở đó. Ngày xưa mình là đứa trẻ ham chơi, mình nghe người ta nói chữ hiếu rất là xa lạ, 1 ngày khi mình có con mình mới hiểu chữ hiếu, rồi đêm về vào phòng của mẹ mất, nhìn lên hình của mẹ thấy được nhiều việc, lục tủ thấy cái áo rách của mẹ ngày xưa, mình hiểu ra nhiều chuyện mà trước đó mình lêu lổng mình không thấy. Khi mình có hiếu mình nhìn thấy thương. Thấy cái kéo trong rổ mây mình thương. Thấy từng miếng vải vụn mình thương. Lúc bấy giờ mình mới hiểu những cái đó là cái gì.

Ở đây cũng vậy, 24 duyên khi mình không có học, mình thấy nó là cái gì đó xa vời, không mắc mớ gì mình hết trơn. Nhưng khi mình hiểu, mình mới thấm thía, những lời phật dạy mình cho là khô khan lắm, nhưng thật ra những điều đó nói về đời sống của mình. Hiểu không?

Hỗ tương duyên là A giúp B bằng cách tương tác lẫn nhau. Tương ưng duyên là cái lực đẩy được tạo ra khi nhân và quả hòa tan vào nhau. Bất tương ưng duyên là lực đẩy khi nhân và quả cách ly và độc lập nhau.

04/09/2020 – 10:57 – Nguyenhuongbichhue

Câu hỏi: “không nghe rõ”

Sư trả lời: tùy khía cạnh mà nói, tụi nó là 1 khối. Ví dụ như cái nghiệp duyên và cái nhân duyên nó là 1.

Ví dụ như công việc nặng nhọc này muốn làm được phải có sự giúp đỡ của đàn ông, thì có 1 ông nhảy ra giúp. Lát sau tôi nói công việc này cũng nhờ cái phụ tử tình thân, thì ra cái ông vừa nãy là bố của tôi. Công việc này cần có cái tay của người có chuyên môn, cũng ông bố của tui nữa. Có hiểu không? Các vị hỏi ủa sao kì vậy, trước sau chỉ có 1 mình ông thôi. Nhưng mà tùy khía cạnh của nó.

Nếu ông đó có tay nghề giỏi, mà ông không phải bố tôi, ông có làm không? Phải có tiền ông mới làm. Vì ông là bố tôi ông không có lấy tiền. Hiểu chưa?

Cái nữa, mẹ tôi dù có là mẹ ruột của tôi, dù có giỏi cách mấy nhưng mà yếu quá, hoặc bố tôi mà đúng lúc ông bệnh mới hết, ông cũng không giúp được.

Bố tôi ông bệnh mới hết, ông có tiếp tục có tay nghề giỏi hay không? Tay nghề giỏi vẫn là tay nghề giỏi, ông vẫn là bố tôi, nhưng cái vụ đàn ông phải xét lại vì yếu quá.

Cho nên cùng lúc nó phải có cả 3. Nghĩa là cái chi pháp nó giống nhau, nhưng tùy khía cạnh mà nói. Cũng như người ta nói người phụ nữ hoàn hảo nhất là người có 3 khả năng: làm mẹ, làm vợ, làm em gái, làm chị, làm bạn

Quyền duyên là lực đẩy có được từ 1 trong 22 thành phần chủ yếu cấu tạo nên vũ trụ và chúng sanh.

Tức là cây cỏ, đất đá, đại dương, kênh rạch, sông ngòi, mặt trăng, mặt trời, sao, tinh tú, nam phụ lão ấu, thánh hiền, súc sanh và con người… được cấu tạo bởi 22 thành tố sau đây. Tại sao nó lại là quyền, thật ra chữ này tôi rầu lắm. Bên Hán tạng có kiểu dịch kinh, là dùng 1 cái thẻ để thống nhất cái tên, để thằng giỏi dở nào cũng biết. Ví dụ như Buddha có 1 thẻ là Phật, thì sau này thống nhất là dịch từ đó nha. Nhưng mà khổ 1 nỗi từ buddha có nhiều nghĩa. Nghĩa thứ nhất là người hiểu biết, thứ 2 là người tỉnh giấc, tỉnh dậy. Nhưng mà ở đây tôi thống nhất tôi lấy 1 nghĩa cho nó gọn, cho nên đến lúc mình gặp những cái chỗ mà cũng có chữ buddha mà không dùng để chỉ cho Phật thì lúc đó mình lại tiếp tục dùng cho Phật thì nó kỳ. Tôi lấy thí dụ, có 30 vị tỳ kheo tu thiền trong 1 khu rừng, nửa đêm nghe tiếng cọp gầm, thì có 1 ông buddha (ông đang ngủ thức giấc) nghe được tiếng gọi đó, lúc đó mới đè chữ buddha ra dịch là Phật, thì có nên không?

Từ đó nó mới ra chữ Quyền này nè, 22 quyền… (58p58s)  Mà nó là nghĩa chủ đạo, chủ lực, cái căn bản, thiết yếu. Mà họ dịch là quyền, vì chữ “59p10s” trong Pali có nghĩa là sếp . Nên Đế thích devanam-indra là sếp của mấy ông tiên trên trời, Đức Phật gọi là “59p22s” là sếp của các bậc Thánh ở đời.

Cho nên dùng chữ Quyền nghe rất là kỳ, xa lạ với ngôn ngữ chữ Hán và chữ Việt hôm nay, thời này. Cho nên trước mắt tôi vẫn phải xài chữ này, nhưng phải giải thích chữ Quyền ở đây là thành phần chủ yếu, thành tố căn bản.

22 thành tố căn bản đó là gì?

– 5 thần kinh (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) – đừng có coi thường, nó là thành tố của vũ trụ. Có những thứ trong vũ trụ mà mình không thể nhận biết nó mà thiếu lỗ mũi có không? Cái mùi thì phải là cái mũi thôi à. Câu chuyện hôm bữa tôi kể cái bà bị gì mà bữa giờ đánh rắm hoài, mà được cái không có mùi, thì bác sĩ nói trời ơi nãy giờ tôi muốn chết đây nè, nghĩa là lỗ mũi bà có vấn đề rồi, bà không có nghe nên bà tưởng là không có, nên bà làm liên tục, giải tán đám đông, người ta xách người ta chạy mà bà tỉnh bơ, nó đâu có mùi đâu. Có bà đi bác sĩ bà kể, tại sao bà rờ đâu cũng đau, cuối cùng phát hiện ra bà đau cái ngón tay. Thì bây giờ cả vũ trụ bao la, nhưng có những thứ ta không thể nhận thấy nếu thiếu con mắt: đó là những gì thuộc về hình ảnh, màu sắc, hình dáng. Cả vũ trụ bao la, nhưng có những thứ ta không thể nhận thấy nếu thiếu lỗ tai. Và chúng ta nhận biết vũ trụ này qua 6 cánh cửa: mắt – tai – mũi – lưỡi – xúc giác – ý. Và các vị tuyệt đối đồng ý với tôi, nếu không có 5 giác quan đầu thì cái thứ 6 bị hạn chế đúng không? Ví đụ đêm nay tôi nằm tôi nhớ cái bánh xèo, nhớ bằng cái đầu đúng không, nhưng trước đó tôi phải có mắt tai mũi lưỡi tôi mới biết bánh xèo là gì. Nếu thiếu 5 cái đầu, nó chỉ còn là thuần túy thuộc về tinh thần thôi. Ví dụ như thiền định thôi, còn cái vật chất không có. Cho nên cái cảnh pháp, là đối tượng của cái mind, của con mắt gọi là cảnh sắc, của tai là cảnh thinh… Mù có 2 trường hợp, mù bẩm sinh và mù tai nạn. Mù bẩm sinh trong mind họ chỉ có biết từ cái xúc do họ tạo ra, do lỗ mũi, lỗ tai tạo ra. Họ không thể nào nghĩ đến cái mà liên hệ đến hình ảnh màu sắc. Cho nên 1 người thiếu con mắt xem như 1/6 thế giới không tồn tại với họ, 1 người thiếu lỗ mũi xem như 1/6 thế giới không tồn tại với họ, 1 người thiếu lỗ tai xem như 1/6 thế giới không tồn tại với họ, 1 người thiếu vị giác xem như 1/6 thế giới không tồn tại với họ, 1 người thiếu xúc giác xem như 1/6 thế giới không tồn tại với họ. 1 người đang ngủ vũ trụ đóng gần hết. Vì vũ trụ tồn tại để ta nhận biết, mà giờ ta không nhận biết thì nó không tồn tại. Vạn vật chỉ tồn tại khi được ta nhận biết. Ví dụ cuốn sách nằm trên bàn, tôi đi ngủ, cuốn sách không được nhìn thấy nghĩa là nó không tồn tại với tôi. Ngay lúc đó nó là nothing. Nó tiếp tục là cái gì đó, something for you, for other not me.

Ở Mỹ nó có cái này nè. Hàng xóm mình có khi 3 năm trời nó chết mình không biết. Nó đi làm, bị xe đụng, stroke nó chết. Làm đám ma, nhìn mắt chồng nó hoặc vợ nó buồn buồn, nếu mình có quen mình hỏi thăm, mình không quen thì mình không có hỏi. Vì sao? tuy nó bên cạnh mình, nhưng trong đầu mình không có nó. Trong khi Việt Nam mình thì khác, nguyên cái xóm biết nhau rất rõ. Cho nên nhà thằng Tèo có đám dỗ là cả xóm biết, nhà thằng Tí có thôi nôi là cả làng biết. Còn bên đây thằng David nó chết mình không biết. Tuy nó bên cạnh mình, nhưng trong tim mình không có nó. Khi chúng ta không biết nhau, chúng ta ngồi chung trên máy bay, xe lửa, tuy là gần nhau thật nhưng trong tim không có tên này, mà mình đang nghĩ về 1 người khác.

Đồng sàn dị mộng, nằm chung giường mà nghĩ thằng cha hàng xóm là bình thường. Đang dạy cái đám này mà nhớ 1 bóng hồng khác thì rất là bình thường (cười).

Cho nên 5 giác quan này nó là thành tố quan trọng căn bản, chủ đạo, chủ yếu, chủ lực để tạo nên vũ trụ.

– Thứ 2 là: Hormon nam nữ, sinh lý nam sinh lý nữ, estrogen, testosterone.

Cái đó rất là quan trọng, không học giáo lý các vị không biết rằng cái nam tính, nữ tính tại sao là thành phần của vũ trụ.

Vì sao 1 nửa chúng sanh là nam tính, 1 nửa là nữ tính. Cho nên vấn đề giới tính rất là quan trọng. Trong kinh ghi rất rõ, chỉ có chúng sanh trong cõi dục mới có nam nữ, chúng sinh trong cõi sắc và vô sắc không có nam nữ.

Thứ 2, trong cõi dục gồm có 5 thứ dục lạc (sắc – thinh – khí – vị – xúc), những gì ta thấy nghe ngửi nếm đụng. Trong vô số cảnh dục, vấn đề nam nữ là hàng đầu.

Có người ngạc nhiên nói với tôi . Nhìn qua thấy bà vợ xấu hoắc. 
Chồng coi như cái gì cũng tu hết, coi như cây bút hết mực, tự dưng mình lạnh ngắt, bỏ thì không được, mà ở thì nó lạt nhách à. Thì thôi lâu ngày bị lãnh cảm, thì tưởng là thánh.
Giống như cái bà đó gặp tui, bà nói Thế là bà , tôi hỏi , bà nói .Bả nói , bà mới nói . Rồi tôi hỏi . Trời, ảnh đi năm mấy chưa về xem như cũng quên cha nó rồi, tưởng A la hán, tui lậy má luôn (cười).

Tôi nhắc lại, bà con không có cảm giác nam nữ, maybe lãnh cảm, maybe có problem về tâm thần, sức khỏe, maybe problem về gia đạo, gây gổ bực mình tiền nong tài chính. Chứ có điều kiện phục hồi là nó dữ lắm à. Không phải dễ đâu mà tưởng nhầm con à.

Ngay khoảng khắc nào đó thôi, với đối tượng đó thôi, trong 1 bối cảnh nào đó, 1 thời gian nào đó, với 1 tình trạng sức khỏe, tâm lý như thế nào đó rõ ràng mình không có thiết tha. Nhưng coi chừng bối cảnh nào đó với đối tượng khác. Cho nên Việt Nam có kinh nghiệm, khi đàn ông mở cửa xe cho phụ nữ, chỉ có 2 trường hợp, 1 là xe mới, 2 là mở cho em vợ, vì bà xã mình là mình chán rồi.

Trong kinh nói như thế này, tình cảm nam nữ là dấu hiệu của mức độ tâm linh. Ở cõi nào mà còn tình cảm nam nữ, thì người đó thấp lè tè. Ở người mà tu thiền, họ không còn cái vụ nam nữ nữa.

Trong kinh Tăng chi, bài phẩm đầu tiên. Ngài nói trong vũ trụ có rất nhiều thứ để ta thấy, nghe, ngửi nếm đụng, nhưng ngài nói không có hình ảnh nào bằng hình ảnh nam nữ với nhau, không âm thành nào hơn âm thanh nam nữ với nhau. Dù là tiếng chim hót, tiếng gió thổi, nước chảy… Nhưng tiếng người khác phái luôn luôn hấp dẫn.

– Thứ 3 là mạng quyền – tức là sức sống, sinh lực.

Trong kinh nói, trong từng hạt cát, giọt sương, hạt bụi, cọng mí mắt nhỏ xíu nó đều có cái gọi là sức sống, chứ không nó đã bị rã ra. Quý vị có thấy cọng rêu mọc lên các vách tường, các vị lấy kính lúp các vị rọi, quý vị thấy nó cũng có sức sống mãnh liệt, tức nó cũng có hút nước, có cành lá. Nó nhỏ xíu nhìn bằng mắt thường không thấy. Trong sinh học mình thấy 1 số loài động vật, côn trùng, gọi là loài yếm khí – tức là loài sống trong chỗ thiếu oxy, thì nó có mạng quyền nó mới sống được. Còn mình sống trên mặt đất, hình hài này mình cần phải điều kiện không khí như thế nào đó; nên tụi nó ở dưới sâu tụi nó vẫn sống được.

Người Đại Hàn so với các dân tộc khác trên thế giới, họ có lớp biểu bì không giống ai hết. Cái huyết cầu và phổi của người Tây Tạng, nó khác với dân tộc khác nên họ sống trên 5000m mà không sao hết, vì đó là sắc mạng quyền của họ. Mình lơ mơ lên trên đó thở không được, mà đứa bé tây tạng còn đi chơi đá banh được nữa, mình đi nhẹ đã không thở được nữa.

Trong 1 làng chài, không phải ai cũng có khả năng lặn, họ chỉ cần 1 miếng mắm nhĩ(?) họ có thể lặn rất là sâu, đó gọi là mạng quyền.

Có những bà mẹ Việt Nam nắng mưa dầm dãi như vậy mà không bị bệnh. Đó là mạng quyền.

Trong đời sống tinh thần cũng vậy, tâm của mình là sự kết nối vô số sát na, thì thời gian tồn tại của mỗi sát na đó được duy trì bởi 1 cái gọi là mạng quyền.

– Thứ 4: ý quyền – là tâm.

Tâm là cái vô hình, nhưng các vị phải đồng ý với tôi không có tâm thì không có gì hết.

Bao nhiêu núi sông cây cỏ để mình nhìn ngắm,  đi trên đó… nhưng nếu không có tâm thức chúng ta là những tượng đá. Thì vũ trụ có cũng bằng không.

Đó là chưa kể, không có tâm thức thì lấy gì mà thiện nghiệp ác. Không có thiện ác thì không có chúng sinh. Không có chúng sinh thì vũ trụ này có cho ai?

Theo trong kinh nói, cái vũ trụ này nó do nghiệp lực của chúng sinh tạo ra, do tâm tánh của mình cộng với cái thiện ác tạo ra các môi trường sống khác nhau để thích hợp với cái tâm tánh, nghiệp thiện – ác.

Ví dụ như có người không sống ở vùng đất này mà sống ở vùng đất khác, vì tại sao? Vì thằng Tèo nó phải sống ở vùng đất này nó mới khỏe mạnh, có làn da trắng vì nó có nghiệp sinh ra khỏe mạnh, cao lớn, làn da trắng, tóc phải vàng, mắt phải xanh. Còn thằng Tí cái nghiệp nó khiến nó phải sanh ra tóc quăn, môi dày, răng trắng bóc là tại sao? Tại cái nghiệp nó phải như vậy, mà nó muốn như vậy nó phải về Châu Phi nó sống. Mà dân Châu Phi là gì? Là làm biếng, lừ đừ, đói nghèo quanh năm, tính tình rất hung hãn, rất là bộ lạc, nói nôm na như vậy.

Có những chúng sanh do nghiệp, bây giờ sinh ra là loài ăn quả ăn củ, ăn rễ ăn hạt ăn sâu bọ, côn trùng. Có những loài do nghiệp sinh ra làm loài ăn thịt sống, uống máu tươi. Có loài sống trên cạn, có loài sống dưới biển, có loại sống trong sình, có loại sống trong nước, thân cây, củ, rễ, lá mục… hiểu không?

Chính vì cái tâm tánh và hạnh nghiệp thiện ác mà nó đưa mỗi người về 1 chỗ ở khác nhau. Đức Phật dạy rằng, nếu mà có 1 đấng nào đó tạo ra thế giới này, thì rất là lạnh lùng vì đã tạo ra 1 thế giới khổ nhiều vui ít. Như trong kinh lý giải, chính chúng ta là thượng đế thì hợp lý hơn, là bởi vì chính chúng ta đã tạo nên cái thế giới, chính tâm tánh của chúng ta đẩy chúng ta về môi trường hoàn toàn khác nhau. Chính chúng ta đã tạo ra máu lệ và nụ cười cho chính chúng ta.

Có câu hỏi, mọi thứ do nghiệp mà ra, thì có kiếp sống đầu tiên hay không? Trong kinh Đức Phật có nói “Thế Tôn không có nói con gà có trước hay cái trứng có trước, nhưng muốn có trứng thì lấy gà mái kết hợp gà trống” Hiểu không? Chứ ngài nói cái nào có trước mình có tin hay không? Thứ hai, nó không có lý. Ví dụ ngài biết đầu tiên là con gà có trước, thì 1 số người ưa ngài họ tin, còn số khác họ không tin, họ nói trứng có trước chứ. Rất là rắc rối. Nên ngài mới nói ta không có trả lời cái nào có trước, mà ta chỉ nói cho các con biết con đường nào có trứng gà mà thôi. Đó là gà mái + gà trống = trứng. Thứ 3, nói vậy vô ích, các con cần trứng phải không? Giờ ta chỉ cho cách có trứng ăn. Cái nào có trước, ta trả lời chỉ thỏa mãn cái óc tò mò của các con thôi. Những đứa không tin ta lập ra trường phái chống đối, phiền lắm, nhức đầu. Chư Phật không có làm chuyện thừa.

Nên hỏi chúng con luân hồi bao nhiêu lâu rồi, thì ngài không trả lời, ngài chỉ nói, do đam mê trong 6 trần nên các con có 6 căn, do có 6 căn nên các con có hình hài này. Do có hình hài này nên các con tiếp tục sống bằng 6 trần, do đam mê trong 6 trần nên các con tiếp tục có 6 căn, và cứ như thế các con đi hoài, đi hoài.

Mà tu hành giải thoát là gì? Là nhận ra sự vô nghĩa trong đời sống, con không còn thích trong 6 trần cảnh nữa. Khi không thích nữa thì thành ra cây đèn cạn dầu, cây đèn cạn dầu thì ngọn lửa tự nhiên tắt. Không cần tìm hiểu lửa tắt đi về đâu, chỉ cần tìm hiểu vì sao có ngọn lửa thì sẽ hiểu ngọn lửa đi về đâu. Nó đi về đâu là trở về nơi xuất phát. Như tiếng đàn có từ đâu, nó không có từ ngón tay, không có từ sợi dây đàn mà nó có từ sự ý muốn chơi đàn + ngón tay + sợi dây đàn. 3 thứ này cộng lại đè bật ra tiếng đàn. Khi 3 thứ này không kết hợp nhau nữa thì không có tiếng đàn. Ta không thể khờ dại cãi nhau cả buổi là tiếng đàn trốn trong dây, tiếng đàn trốn trong ngón tay… Ta không thể nói, lửa trong túi quần của thằng Tèo, mà phải nói là trong túi quần thằng Tèo có cái hộp quẹt mới chính xác. Lôi cái hộp quẹt ra cho cái viên đá bật quẹt vào cái bánh xe + gas/xăng khi đó mới có lửa. Khi những điều kiện này không kết hợp với nhau thì ngọn lửa không có mặt. Trong túi quần thằng Tèo chỉ có những điều kiện tạo ra lửa mà thôi.

Toàn bộ hạnh phúc đau khổ trong đời sống này nó cũng y chang như tiếng đàn và ngọn lửa mà thôi. Chúng ta chỉ có nước mắt hay nụ cười khi các điều kiện hội đủ. Tùy thuộc vào kiểu mà ta sống như thế nào, mà chúng ta đang tạo điều kiện cho nước mắt hoặc nụ cười tương lai.

Cho nên là không nên nói ở đó có tiếng đàn, ở đó có lửa, mà nói ở đó có điều kiện để bật ra tiếng đàn. Hạnh phúc và đau khổ vốn dĩ không có thật, chỉ có khi có những điều kiện tạo ra nó, khi 1 tí điều kiện bị mất đi chúng cũng không có mặt, chứ đừng nói là toàn bộ điều kiện bị thiếu. Do đó đời sống này Đức Phật nói rất là khổ vì sao? Vì nó lệ thuộc các điều kiện. Sống với những thứ làm cho mình bực mình là khổ. Sống mà phải xa những thứ làm cho mình dễ chịu cũng là khổ. Dù sống sung sướng bằng trời mà bị lệ thuộc vào điều kiện cũng khổ. Tôi nói rồi, đêm nào cũng có người cho tôi ăn nhung, ăn yến hết trơn, mà khổ là vì phải có người mang đến cho tôi. Bữa nào nó quên mang đến 1 tuần tôi đói le lưỡi. Thì tôi thề cái nhà đó tôi không dám ở nữa. Nó thờ tôi như thờ ông nội nó, nhưng mà đói no của tôi là do nó quyết định. Hiểu không? Bữa nào nó thích nó mở điện đèn cho tôi xài, nó quên là tôi không có. Máy giặt máy sưởi, bếp núc này kia cũng vậy hết, nó nhớ thì tôi được xài, được hầu hạ sung sướng, nó quên thì tôi không có gì hết. Tôi bị lệ thuộc quá nhiều điều kiện. Có trường hợp phải sống với đắng là khổ thì hiểu rồi, không có vị ngọt là khổ rồi, nhưng đời sống mà lệ thuộc các điều kiện cũng khổ không kém. Khổ lắm.

Có những người thích lấy chồng giàu, nhưng tiền bạc thì chồng le lưỡi đếm từng tờ mà phát. Bị kiểm soát rất kỹ. Thì nếu người đàn bà nào lấy chồng giàu mà rơi vào cảnh đó mà tiếp tục thích, thì tôi xin thành kính thương tiếc trong lúc tang gia bối rối, có gì sai sót xin được bỏ qua (cười). Tôi có con gái, gả vậy tôi không có ham.

Ở Việt Nam, tôi biết có 1 chuyện rất là đau lòng. Ông chồng chỉ cho tôi 1 đứa con mới 14 tuổi, ông nói không có nó thì ngày hôm nay tụi con không có gặp sư. Thì bà vợ hất cùi chỏ bà nói đừng nói kỳ lắm. Ổng nói không, kể cho Sư nghe. Ảnh là con trai út, trong gia đình ruộng bát ngát cò bay thẳng cánh, các anh các chị lấy vợ chồng đi hết, thì nguyên 1 đám đất giao hết cho ảnh. Cô này được lấy anh con trai út có ruộng bát ngát. Nhưng cô không có ngờ là mùa lúa 2 vợ chồng làm quần quật. Lúc bán lúa 1 lần mấy trăm ghe, mà lúc ghe cuối cùng về đến nơi là mẹ chồng đứng trên bến xòe tay lấy không còn 1 cắc. Chôm chôm sầu riêng, măng cụt ổi nhãn cam quýt, xem như bán mấy trăm ghe mà ghe về tới bến là bà xòe tay lấy không còn 1 cắc. Ở quê có mấy đám hỏi đám hỷ đám tang, mình đi mình phải có chút tiền, tiền không à. Tiền bạc bà nhẩm phải theo từng ký, tại mấy chục năm mà, mấy chục năm làm ruộng làm vườn bán mà mỗi lần bán mấy trăm ghe. Đi chợ bả le lưỡi liếm đếm từng cắc, mua phải đúng cái đó cho bà. Đi đám giỗ đám tang là phải vô xin bà, bà đếm bà đưa không có dư. Làm riết rồi cô dâu chịu không nổi, cô đòi về nhà cha mẹ ruột. Ông chồng nói em đi anh chết. Em đi anh phải đi theo. Mà anh đi thì ai lo cho má. Bà nói ngược, anh chết em chết theo. Tính đi tự tử, ra cái chòi ở ngoài rẫy, thì mới bước ra, cái thằng nhóc chạy theo, “má má đi chừng nào má về”, bà nói “chiều nhớ tắm cho em, mà đừng để em ra ngoài sông nghe”, ông chồng nói “nhớ nghe lời nội”, tự dưng nó nói “ba má đi đâu mà dặn nhiều quá vậy”. Chỉ 1 câu mà 2 vợ chồng quỳ xụp ôm đứa con. Mà quý vị tưởng đi, nó giàu như thế đó, giàu bằng trời như vậy mà các vị tưởng tượng. Cho nên đời sống đắng quá sống không nổi, mà cái ngọt bị mất quá sống cũng không nổi. Mà sự lệ thuộc các điều kiện, tuy vàng son bằng trời, mà lệ thuộc điều kiện nhiều quá. Có trường hợp chồng cưng lắm, mà bị cái ông chồng ghen. Thằng xích lô mà chở về, cái mặt nó hơi đẹp là phiền lắm, hỏi thiếu gì thằng sao kêu thằng đó.

Muốn ăn thịt rồng thì ra biển bắt rồng cho ăn, cưng lắm. Mà vừa ăn thịt rồng vừa hỏi lúc tôi đi bắt rồng ở nhà có nói chuyện với ai không? Quý vị ăn được thịt rồng không chứ tui là tui không ăn được. Thương thì ghen là chuyện bình thường, nhưng nhiều quá chịu không nổi.

Cái khổ trong đời này đến từ 3 điều đó thôi quý vị.

Đức Phật nói nước mắt và nụ cười đều là khổ. Nước mắt khổ là đúng, nụ cười vì sao nó khổ? Vì để đi tìm nụ cười là khổ, tìm được rồi phải giữ, giữ không được thì khổ banh xác. Cái thứ 3 là sự lệ thuộc có điều kiện. Sự lệ thuộc dễ sợ lắm, thà rằng ăn dĩa muối rang còn hơn ăn bạc ăn vàng vừa khóc vừa ăn. Hồi nhỏ tôi không hiểu bây giờ tôi thấy nó đúng. Vàng son chói rọi mà không được tự do. Nhưng nếu được tự do mà không có tự do cũng khó sống. Cho nên ngài dạy đời là bể khổ, qua được bể khổ là qua đời (cười)

– Tiếp theo là tín tấn niệm định tuệ.

Đây là 5 quyền tâm linh. 5 cái này quan trọng theo 1 hướng khác. Mỗi 1 vũ trụ gồm 1 mặt trăng, 1 mặt trời, 1 venus… Thì mỗi 1 vũ trụ như vậy là 1 trái lựu. Có 24 hột, mỗi hột là 1 cõi, 24 ấy được chia làm 3 tầng, tầng thấp nhất là dục giới, tầng thứ 2 là sắc giới, thứ 3 là vô sắc.

Tầng dục giới các chúng sinh ở đó sống chết buồn vui với 5 thứ vật chất. Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm.

Tầng thứ 2 dành cho chúng sanh chán không thích vật chất, ăn rồi ngồi thiền thôi. Hào quang xẹt chiếu ra.

Tầng thứ 3 là chán luôn 3 vụ hào quang đó, nó không muốn hình danh sắc tướng. Nó phải chán được tầng thứ nhất mới lên tầng 2, chán tầng 2 mới lên tầng thứ 3.

Đó là chúng sanh đam mê trong dục, trong sắc, vô sắc. 3 nhóm này lâu lâu mới lòi ra 1 người thấy 3 cái này là tào lao, thì người đó được gọi là Bồ Tát. Lâu lâu lọt ra người thấy giàu lắm cũng hũ mắm với dưa, giàu vừa vừa cũng dưa với mắm, nó lặp hoài. Thì người đó tu cái hạnh lành thì gọi là bồ tát. Ngày càng tu cái hạnh lành để mình được tốt hơn, trong chục ông mới có 1 ông sinh ra nhớ tiếp để mà tu tập, mấy ông kia cũng có kiếp trước tu sung sung lắm, mà kiếp này quên sạch rồi. Có 1 ông đó đi suốt quãng đường để thành Phật. Khi công đức tu hành đến nơi đến chốn, người đó gọi là Phật. Cái gì ổng cũng biết, ai ổng cũng thương và đức lành nào cũng có. Nhưng ổng không phải cái gì ghê gớm, bởi ổng cũng già, bệnh, chết. Tiếp tục mấy ông còn lại tu hành đủ duyên, tiếp tục thành Phật nữa. Hiểu không ta? Thành Phật để đi dạy cái đám còn lại là các con cũng chỉ ở trong trái lựu thôi. Đứa nào nghe lời thì nó đi ra, đứa nào không nghe lời nó tiếp tục ở trong trái lựu đó nữa.

Phật trong Phật Giáo Nguyên Thủy không có gì ghê gớm như người ta nghĩ là ngài bất tử, trường sanh… Ngài chỉ là người trải qua nhiều kiếp để Ngài có hạnh lành và Ngài có trí tuệ. Rồi Ngài cũng bệnh, già, chết. Rồi ngài ra đi không để lại dấu vết gì hết. Không phải Ngài đến 1 cõi gì đó ghê gớm, cung vàng điện ngọc. Không phải! Không đủ duyên thì ngọn lửa nó tắt. Cái duyên sanh tử, điều kiện sanh tử nó hết thì ngài bùm. Nói nôm na như vậy đi.

Tại sao tín tấn niệm định tuệ quan trọng, nó là 5 quyền tinh thần, 5 cái thần kinh hồi nãy là 5 quyền vật chất. Quan trọng vì ở trên 3 cái tầng kể trên, ai mà có cái này thì người đó sẽ cao hơn người khác 1 cái đầu. Nghĩa là họ thấy được cái mà người khác không thấy, họ có được những cái mà người khác không có. Ta biết bố thí, trì giới, phục vụ, bao dung, tha thứ, yêu thương … tùm lum hết. Ta chết ta sanh tại chỗ có điều kiện tốt hơn. Nếu 5 cái này được tu tập ngon hơn nữa, nó lên tầng 2, rồi tầng 3. Nếu nó tu tập ngon nữa thì ok. Nếu không hết tuổi thọ ở tầng 3 nó không phát triển nữa thì nó tiếp tục luân hồi.

Thứ nhất là tín quyền, là niềm tin y cứ trên trí tuệ. Nghĩa là tin cái gì đó có cũng phải căn cứ theo cơ sở trí tuệ, tin là không cũng trên cơ sở trí tuệ.

Thứ hai là tấn quyền, là sự nỗ lực trong điều thiện trong việc lành. Còn siêng năng mà làm chuyện ác hại đời thì không gọi là tấn quyền.

Làm ơn tôi lạy quý vị tách Đức Phật ra khỏi bầu không khí tín ngưỡng dùm. Lúc đó Đức Phật như mặt trời, mặt trăng, tinh khôi sáng ngời. Ngay cả 1 người cơ đốc muốn tìm hiểu, tách chúa ra khỏi màn sương mờ ảo của thứ nhận thức nhân gian. Đó là sự ra đời của các nhà thần học,họ giải thích chúa ở nhiều góc độ, nó nhân bản hơn, gần gũi hơn. Chứ mình bao bọc bởi hào quang mờ ảo thì mình làm chúa xa lạ với dân gian.  Đó là cái gốc của chữ Dark Ages, từ chữ Dark Ages mới ra từ “… 1:51:28”. Dark Ages là thời kỳ đen tối của trung cổ, thời kỳ đó là thời kỳ niềm tin Cơ đốc bao trùm toàn cõi châu Âu. Các vị vua muốn lên ngôi phải đến quỳ lạy giáo hoàng xin được cầu phong. Lúc đó giáo hoàng mạnh lắm, nên người ta tha hồ thao túng. Nó có những giải thích sai lệch về chúa. Những người yêu chúa họ thấy khó chịu, đó là lý do ra đời các nhà thần học. Họ giải thích lại kinh thánh. Anh phải hiểu chúa như thế nào anh mới sống đúng, anh sống theo sự hướng dẫn của giáo hội, mà thời điểm giáo hội có dính mùi chính trị trong đó. Lời Phật hay lời Chúa mà dính chính trị nó làm hỏng đi. Phật giáo mà qua mấy vị chống Cộng thuyết pháp, nghe giống như có mùi thuốc súng ở trong. Đừng nghe Chúa Phật theo sự hướng dẫn có ý đồ. Chúng ta có nhiều cách để nói cho nhau nghe về đóa hoa lan, cách của bà bán hoa nghe có mùi tiền trong đó, bà nói về lan mà không còn về lan nữa. Muốn nghe lan cần kiếm người yêu lan, chơi lan, hiểu biết về lan, nói bằng tấm lòng yêu lan thì mình cũng yêu lan, thích trồng lan. May là lan thôi á, chứ đừng nói Phật, Chúa qua mấy tay trung gian thì kỳ lắm.

Cho nên niềm tin trong Đạo Phật là gì, là tin vào cái có – cái không trên cơ sở của trí tuệ. Thứ 2 là sự siêng năng trong việc lành, thiện. Làm thiện là những gì mang ý nghĩa giúp đời giúp người. Còn tôi ghét nhất những thứ nhân danh to lắm, ví như cái này là bảo vệ chánh pháp, bảo vệ giáo hội…là không. Cái đó không là cái cớ để gọi nó là cái thiện. Thiện là lợi ích nhắm đến chúng sanh, chứ nó mắc mớ gì đến thánh cha, tòa thánh, đến ông thầy tu, thầy chùa, phật giáo… Đó là nhãn hiệu, label. Sư phụ đó là vậy, sư phụ kia là vậy, là sai.

Mình thờ Phật chứ không có thờ tổ. Tinh tấn ở đây là tinh tấn trong điều thiện, điều lành.

– Niệm là đời sống tỉnh thức. Tỉnh thức tức là làm gì thì biết làm đấy. Tỉnh thức là khả năng kịp thời nhận ra cái gì đang xảy ra, vừa xảy ra. Ví dụ như mình đang đặt chân vào bụi cỏ, mà mình không biết trong bụi cỏ có mảnh chai, kẽm gai hay có rắn hay không. Nhưng bất đắc dĩ mình phải để chân lên đó thì mình để chân với tất cả sự cẩn thận đúng không ta. Sự cẩn thận đó được gọi là niệm. Ban đêm nó tối thui, mà mình mở cửa mình mò đi vậy nè, cái đó gọi là niệm. Là mình đi với tất cả sự thận trọng, thì sự thận trọng là niệm.

– Định là khả năng tập trung tư tưởng. Khuynh hướng của chúng ta là buông cái này bắt cái kia. Thông minh trong ngôn ngữ tiếng Việt là một chữ khó định nghĩa, thằng đó nói hiểu liền cũng là thông minh, thằng đó nghe qua 1 lần là nhớ cũng là thông minh. Trong  A tỳ đàm không đồng ý cái đó. Cái thằng nhớ giỏi là do niệm nó mạnh, định nó mạnh. Còn hiểu nhanh, hiểu sâu là do trí nó mạnh. Nên mình phải hiểu định sinh trí. Muốn giải bài toán khó thì phải định tâm dễ sợ luôn. Mình cứ kêu là trí, thực ra nó là định. Trí là khả năng suy lý, còn làm toán nhiều khi chỉ là kết hợp các nguyên tắc, công thức, và nó giữ được mối liên lạc, sự tính toán trong lúc nó làm việc với mấy con số. Ở bên Tàu có chuyện thằng đó nó mồ côi, mà nó khùng khùng, dở hơi. Nó đi lang thang đầu đường xó chợ mà mặt mũi sáng lạng, hiền lắm. Có ông nhà giàu mới mang nó về làm tiểu đồng nuôi cơm cho nó, đặt tên cho nó là A Tú. Nói gì nó làm y chang như vậy, mà nó ngoan hiền. Ông chủ vẽ tranh rất là đẹp. Ông kêu dọn bàn cho ông vẽ là nó dọn bàn, đốt trầm, đem giá vẽ, để nghiên mực… Xong ông ngồi ông vẽ. Nó hầu ông được dăm ba tháng thì sắp tết, ông mới vẽ bông mai tặng bạn, thì nó đứng kế bên nó nói chưa giống lắm, ông mới ngạc nhiên nói mày thì biết cái gì, ông vẽ tiếp, ông vẽ nhánh mai bên dưới có hồ nước, có con vịt, nó đứng cạnh kêu con vịt này là con vịt chết, không phải vịt sống. Ông ngạc nhiên hỏi mày biết cái gì, mày vẽ được không, nó dùng mực điểm 1 vết là con vịt nó sống động. Ông nghĩ bụng đào tạo thằng này vẽ được, mà đúng thiệt, sau này nó trở thành 1 danh họa. Nó chỉ được khả năng đó thôi, ngoài ra nó trớt quớt. Nhiều người có khả năng ngoại ngữ, 15-17 thứ tiếng nhưng ngoài cái đó ra thay áo họ cũng không rành. Cách đây không lâu, tôi đọc 1 bài báo người Mỹ có anh thanh niên 17 tuổi đánh răng mà mẹ đánh dùm, kể cả thay quần áo. Anh đi đứng ngon lành, nhưng chả hiểu sao lấy được cái quần ra, rồi cứ loay hoay hoài. Mà ngẫu nhiên ba má phát hiện ra anh biết mười mấy thứ tiếng, biết rất giỏi, rất tinh tường, biết như người bản xứ có học. Mà tất cả các khả năng khác là anh đơ hết. Tôi cũng biết 1 thằng bé nữa người Việt Nam, nó học rất là giỏi, năm nó học lớp 6 bài vở lớp 9 không là gì với nó hết. Năm lớp 9 xem bài vở lớp 12 không là gì hết. Nhưng nó lạ lắm, nó không có cái dây thần kinh dơ sạch. Nó mang vớ đi từ ngoài sân, ngoài ngõ lên giường chỉ có 1 đôi đó thôi. 1 điều lạ nữa là nó đói bụng mà mẹ nó đang làm bếp, nói lấy ăn đi con, thì nó dòm nào rau, nào trứng, chả, cơm, nó không biết kết hợp lại. Trên trời dưới đất thiên văn địa lý gì biết hết, mà cái tội không biết dơ sạch. Bây giờ nó lớn rồi, nó sạch hơn ngày xưa rồi. Tại sao tôi đánh 1 cái vòng rộng như vậy, là coi chừng mình không phân biệt được cái định và cái trí. Cái thứ 2, tôi phải phân tích tới nơi như vậy để các vị thấy cái định nó quan trọng đến mức mà nó gần giống như trí vậy đó. Chúng ta cái đầu óc này mà không có định là giống như nắng mặt trời mà không có khả năng gom lại, người không có định thì trí tuệ không làm việc. Người đó khôn bằng trời, nhưng không có khả năng tập trung tư tưởng thì không làm ăn được gì hết. Còn không có niệm thì nguy hiểm cực kỳ, vì mình không biết cái gì đang xảy ra, còn định là khả năng tập trung tư tưởng. Mấy cái này vô cùng quan trọng.

– Tuệ là khả năng phân biệt được cái gì nên và không nên. Chỗ này phải là cái gì, không nên là cái gì. Gọi là khả năng biện biệt. Khả năng này giúp đánh giá, chọn lọc và nhận xét, gọi chung là trí tuệ. Người bình thường trí tuệ chênh lệch nhau rất là nhiều, vì trí tuệ của chúng ta có từ 3 nguồn.

Định có được từ 2 nguồn – 1 là do công việc mà có, 2 là do tu tập mà có. Định mà do công việc mà có là sao? Là có những công việc buộc chúng ta phải tập trung tư tưởng, lâu rồi nó quen. 2 là định có được do tu tập thiền định. Định do công việc chỉ giúp mình có được thói quen tốt. Còn định có được do tu tập thiền định thì cho mình nhiều khả năng lắm. 1 là khả năng tư tưởng rất tốt, 2 là giảm bớt phiền não, 3 là tăng cường khả năng an lạc, tăng cường khả năng trí tuệ.

Tuệ có 3 nguồn. 1 là văn, nghe đọc học từ người khác. 2 là tư – khả năng thấm thía tiêu hóa thông qua sự suy nghĩ, cân nhắc. Bà con đi học Pháp có trí văn, còn trí tư có hay không tôi không biết, bởi học nghe thì hiểu lơ mơ, còn về không nhớ ông dạy mình cái gì. 3 là trí tu – trí tuệ có được từ công phu thiền định hay thiền tuệ. Người tu thiền định, thường có trí tuệ sâu rộng sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường (nhờ sự hỗ trợ của sự tập trung tư tưởng, tức định quyền). Người tu tập thiền tuệ, tức tứ niệm xứ cũng thường có trí tuệ sâu rộng sắc bén, nhanh nhạy nhờ vào sự hỗ trợ của chánh niệm (niệm quyền). Giờ mới thấy định với niệm quan trọng đúng không.

Người ở cõi dục có được 5 quyền này, mới có điều kiện tâm lý để sống thiện và an lạc hơn người. Ở mức độ cao hơn, nhờ 5 quyền này người ở cõi dục giới sanh về phạm thiên. Ở người có đủ đức duyên giải thoát, thì cũng chính 5 quyền này là điều kiện giúp họ chiến thắng. Chính 5 quyền này cấu tạo nên 3 cõi, nói cách khác là nó cấu tạo nên vũ trụ và chúng sanh.

Nếu bà con có 5 cái này, bà con đâu cần ở cõi dục. Nếu còn kẹt ở cõi dục thì bà con ngồi trên đầu thiên hạ. Ở cõi dục mà có 5 cái này bà con tha hồ làm lành, vì làm lành là mình làm bằng 5 cái này nè. Bố thí, trì giới, hành thiền, kham nhẫn, bao dung, yêu thương, cảm thông, tha thứ… 5 ông này có đủ là bao nhiêu hạnh lành nó dồn hết vô. Bồ tất Tất Đạt dưới gốc bồ đề cũng nhờ 5 ông này này. Sau này Phật Di Lạc cũng nhờ 5 ông này, Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Anan, Ngài Ca Diếp cũng nhờ 5 ông này. Mà hôm nay quý vị có 5 ông này quý vị mới ngồi ở đây, tôi cũng có 5 ông này tôi mới ngồi ở đây. Nếu không giờ nó đi tùm lum ở đâu mình không có biết. Thứ nhất chưa chắc mình được mang thân người, thứ 2 là nó đi tùm lum câu cá, săn bắn, đánh bài, nhảy đầm…

Nên 5 ông này được gọi là 5 pháp chủ đạo.

22 quyền mình học được có mấy quyền à. Các vị muốn học phớt phớt mà học nhiều hay học ít mà sâu? Học phớt phớt thì đọc sách được. Mấy ngày nay tôi giảng mấy đề tài, mà nếu không có người hướng dẫn quý vị không ngờ nó sâu như vậy. Còn nếu phớt phớt không có ngờ. Ở đây nói thẳng luôn, quý vị biết khí công không? Nếu không có thầy nói thì tôi hiểu theo nghĩa là mình cứ quơ quơ cơ bắp nó khỏe à. Nhưng khi tôi gặp 1 ông khí công, tôi mới biết tôi cần cái hiểu biết về khí công thật nhiều, nó không đơn giản là cứ quơ quơ cho khỏe. Nếu cứ quơ quơ người ta cần gì tập mười mấy hai chục năm, thầy bà sách vở tùm lum. Thuốc nam cũng vậy, mình cứ tưởng bài nào hay hay mình ghi vô, thời gian được nghiên cuốn thuốc nam. Nó không phải như vậy. Cây này nó giúp cho cái gì này, ghi vô. Nếu đơn giản như vậy thì đâu có thầy thuốc nam. Khi mình đào sâu vô mình mới biết cái biết của mình là ít. Cho nên người ta mới nói học nhiều để thấy mình dốt là vậy đó, để mình biết mình thiếu cái gì, thì mình biết đường bổ sung. Đi bác sĩ để biết mình có bệnh hay không, chứ không phải đi bác sĩ để xem mình có khỏe hay không. Vì tôi không tự tin lắm tôi mới đi gặp bác sĩ xem có bệnh hay không, chứ mắc chứng gì tôi đi xem tôi khỏe hay không.

Tu có 2 mục đích, tu để chứng thánh và tu để không còn là phàm. Nghe thì giống giống mà khác nhau ghê gớm lắm. Tu hết còn phàm quan trọng hơn vì tại sao? Tại mình biết phàm mặt mũi nó ra nó làm sao. Cho nên thấy phàm cầm giục ra. Còn tu thành thánh, thì không biết mặt mũi thánh ra làm sao. Nên mình thấy ngộ ngộ, mình tưởng là thánh. Cho nên càng tu càng thấy ghét, tự mình hiểu lầm, đi đứng khác đi, lập dị… Tôi thấy tôi còn nhỏ mọn, toan tính, mê gái, mê trai, mê tiền, mê danh, mê lợi, thích khen, sợ chê, ham sướng sợ khổ, ham sống sợ chết… tôi biết liền. Còn đàng này…

Tiếp theo, 5 thứ cảm thọ. Ôn lại, đầu tiên 5 quyền vật chất, tiếp theo 2 sắc tố nam nữ, mạng quyền, ý quyền, 5 quyền tinh thần. Rồi tiếp theo 5 cảm thọ thân tâm. Phải học để biết tại sao 22 cái này là thành phần chủ đạo: khổ thân, khổ tâm (ưu), sướng thân (lạc), vui lòng (hỷ), cảm giác hờ hững không buồn vui (xả).  Lý do và điều kiện sướng khổ buồn vui của mỗi chúng sinh không hề giống nhau. Tùy phước duyên và trình độ nhận thức mà mỗi người thích cái gì, thích thế nào, ghét cái gì và ghét thế nào. Chúng sanh cõi dục thì buồn vui sướng khổ trên cơ sở vật chất. Chúng sanh ở các cõi thiền định thì không còn buồn khổ, chỉ còn vui sướng, nhưng không trên cơ sở vật chất mà trên nền tảng của thiền định. Như vậy chỉ cần nhìn vào đời sống cảm thọ của chúng sanh, thì chúng ta có thể biết họ thuộc tầng lớp nào, và vì sao mà họ lại như vậy? Vì anh thích cái đó, anh ghét cái đó mới ra con người đó. Nói thế có thể hiểu rằng cảm thọ là 1 thành tố quan trọng cấu tạo nên vũ trụ. Các vị phải đồng ý với tôi, cái gì làm cho các vị vui, buồn. Chính cái đó mới khiến quý vị có nghề nghiệp khác nhau. Nhiều người nắng thấy mồ mà bận bộ đồ nực, chỉ vì họ thấy đẹp. Có nhiều người lạnh le lưỡi, mà mặc bồ đồ mỏng manh, gợi cảm chỉ vì nó thích đẹp. Tôi chỉ cần 1 cái nùi dẻ miễn nó ấm là được. Chỉ vì thích hay không thích mà nó làm khổ mình. Thì tôi muốn nói thế giới cảm xúc quan trọng lắm, chính nó đẩy mình vào những tình thế cực như điên. Tôi chỉ cần ấm thôi, còn nhiều người mặc áo cần phải sành điệu. Ở Đức dạy con rất hay, không có thời tiết xấu, chỉ có áo quần đúng và đủ hay không. Câu đó là triết học chứ không phải bình thường. Cho nên tôi đánh giá 1 người thông qua anh thích cái gì, cái gì làm cho anh vui, cái gì làm cho anh bực. Tây nó có 1 câu rất hay. Giá trị, bản lãnh 1 người nó tương đương cái gì làm cho anh ta vui và anh ta bực.Mình tưởng mình là tiến sĩ, bác sĩ… chỉ cần túi rác bà hàng xóm quăng qua đã làm cho ông tiến sĩ khó chịu.Chỉ vì 1 người đàn bà la lối mà tiến sĩ phải giận là dỏm. Một nhà sư tu mấy chục năm, mà phải giận bởi cái chuyện tào lao là dỏm. Mặc dù 1 nhà sư khả kính bằng trời, khi đi bát phải có khả năng trân trọng tấm lòng của người khác. Nhưng để làm cho sư đó vui hay buồn thì chuyện khác. Người tu hành đúng mức có thể tôn trọng từng trái bắp củ khoai, nhưng núi đổ lên người thì coi như chỉ là đắp mền. Cái giá trị nhà sư tương đương cái gì làm ông vui, ông buồn. Nên trong kinh nói một cái lễ phẩm, 1 bao thơ nhỏ xíu đủ làm ông sư ông vui thì coi chừng ông chỉ bằng 1 bao thơ đó thui. Nói nghe rất là nặng, nhưng nó là sự thật. 1 người con gái có nết có hạnh, không thể chỉ vì cái túi Vichy mà đi ngủ với người lạ để mua. Rất nhiều sinh viên Việt Nam, người mẫu Việt Nam chỉ vì túi Chanel mà tình 1 đêm với ai đó, thì giá trị họ chỉ tương đương cái túi 5k đó thôi.

Cho nên 5 cảm giác vô cùng giá trị. Vì giá trị của mỗi chúng sanh là tùy thuộc cái chuyện gì làm cho anh đau khổ, cái gì làm cho anh thấy vui. Tại sao phải học giáo lý, vì nó giúp mình phanh phui những thứ tưởng bình thường. Ví dụ như mấy trạm y tế bên châu Phi, nó treo 1 băng rôn lớn thế này: có 2 việc miễn phí cứu mạng nhiều người nhưng thường bị lãng quên, đó là rửa tay và uống nước. Nhờ mình tiếp xúc với mấy người đó mình mới biết những chuyện thường như vậy mà nó quan trọng như vậy. Mình hay bị định kiến như thế này: cái gì thường thấy thì cho là chuyện bình thường, mà bình thường mình nghĩ nó là tầm thường, tầm thường có nghĩa mình gạt nó qua 1 bên. Đây là nhận thức sai bét. Thường thấy là bình thường là đúng. Nhưng bình thường không hề giống tầm thường. Mà nếu không tầm thường thì đừng có coi thường, mặc dù cuộc đời là vô thường.

Như vậy 5 cảm giác này nó không đơn giản là 5 cái feeling, emotion, mà nó chính là 5 thành tố cấu tạo vũ trụ. Đã nói rồi. Cái gì làm cho thằng Tèo nó vui thì nó cấu tạo nên cuộc đời thằng Tèo. Nó lớn chuyện như vậy, hồi giờ mình tưởng nó thích thì kệ nó. Cái mà thằng Tèo nó thích, nó ghét nó đẩy thằng Tèo đến cuộc đời hôm nay. Do đó 5 cái này vô cùng quan trọng. Anh thích cái gì anh đi kiếm nó, anh ghét cái gì anh đi né nó, mà đâu phải muốn né là né, anh phải tìm mọi cách để né đúng không. Cũng vì ánh mắt đó cũng đủ làm cho mình vui. Mình cõng nó về cho nên hôm nay mình khóc mấy chục năm.

Cuối cùng là khả năng nhận thức của chúng sanh.

Cuối cùng là khả năng nhận thức của chúng sanh (trí tuệ). Quý vị không học quý vị rất là ngạc nhiên tại sao trí tuệ là 1 phần cấu tạo nên vũ trụ.

Là do vô minh trong 4 đế nên mới tạo các nghiệp thiện ác, do tạo các nghiệp thiện ác nên đầu thai các cõi, vì có người đầu thai nên mới có các cõi.

Cái thứ 2 do có trí trong 4 đế nên người ta không tạo các nghiệp thiện ác, nên họ không có chỗ đầu thai, không có đứa đầu thai thì cõi làm gì có. Không có cõi thì không có đất đá núi, sông, kênh rạch, ao hồ, nhà cửa…

Câu vô minh trong 4 đế tôi nhắc hoài mà quý vị coi thường. Chứ cái này xài nhiều, tôi nói cho mà biết khi quý vị đi tu tứ niệm xứ. Khi ngồi mà thấy mát lạnh thích thích thì phải nhớ cái này, còn thích trong khổ là còn khổ, ngồi thiền mà nghe người ta khen mình thích, ngay lúc thích nhớ liền cái gì cũng là khổ, người khen là khổ, người được khen là khổ, ngồi thiền muỗi cắn biết là khổ, gió mát lạnh thổi vô biết là khổ vì lát nữa nó bị mất là khổ. Nó là bài quyền căn bản của Phật giáo. Xài mọi nơi, một người giữ giới, một người bố thí, thiền định, học giáo lý hay bất cứ cái gì thì định nghĩa 4 đế là trùm hết.

Đây là lý do bài pháp đầu tiên của Đức Phật là giảng về 4 đế. Các vị phải học triết lý 1 lúc quý vị mới thấy biết nhiều là hay nhưng không biết connect những cái đã biết. Ví dụ như mua gạch đá xi măng ai cũng biết mua, nhưng dựng lên cái nhà thì hơi hiếm người biết, quý vị phải là thợ hồ, kiến trúc sư.

Khả năng nhận thức ở đây bao gồm 2 thứ trí tuệ là phàm trí và thánh trí. Phàm trí có 2 trường hợp là trí biết lý nhân quả để làm lành lánh dữ, và trí biết lý tam tướng, trí hiểu lý tam tướng để nhàm chán sinh tử, cầu đạo bồ đề.

Thánh trí cũng gồm có 2, là trí hiểu lý nhân quả để thấy cái gì cũng do các duyên cấu tạo, và trí hiểu lý tam tướng để cắt đứt phiền não.

2 loại thánh trí được chia làm 3 cấp độ. Số 1 là vị tri quyền, là trí sơ quả tu đà hườn, thấy được tứ đế (tức 2 điều vừa nói trên: lý nhân quả – tam tướng) ở mức độ thánh nhân lần đầu tiên. Cái thấy đó đủ mạnh để giúp vị này chấm dứt vĩnh viễn thân kiến và hoài nghi, đồng thời khiến khả năng luân hồi chỉ còn có thể kéo dài trong 7 kiếp.

Số 2: dĩ tri quyền. Là trí tuệ của 2 tầng thánh giữa (Tư đà hàm – A na hàm), tiếp tục thấy lại 2 điều trên với sự thuần thục của 1 người làm lại điều mình đã làm, thấy lại lần nữa điều mình đã thấy.

Số 3: cụ tri quyền. Là trí tuệ La hán, nhận biết rốt ráo 4 đế, không còn sót 1 góc khuất nào và do vậy chấm dứt vĩnh viễn tất cả phiền não, không còn tái sinh thêm 1 kiếp nào nữa.

Sở dĩ nói trí tuệ là chất liệu cấu tạo của vũ trụ, là bởi vì toàn bộ tất cả vũ trụ có được là do sự thiếu vắng trí tuệ trong 4 đế, thánh trí có được lúc nào thì mình sẽ lìa bỏ vũ trụ lúc đó.

* Các bài Sư Toại Khanh (Tỳ Kheo Giác Nguyên) giảng tại Houson Hoa Kỳ năm 2019. Nguồn Vietheravada

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app