Ba Tạng và Con Đường Tu Chứng
Bài Giảng Sư Toại Khanh Houston 2019
Các vị còn nhớ cấu trúc Tâm Pháp mà mình học không? Tức là cái Buddhist psychology của Phật Giáo. Cái (macros) structure nó gồm có 2. Cái thứ nhất là cái bare knowing, cái biết đơn giản, không thiện không ác, không phàm không thánh. Cái biết đó cộng với 13 neutral factors, là 13 tợ tha, là 13 cái ingredients của tâm chứ 0 có thiện ác gì hết, nhưng phải có nó mới thành cái tâm. Giống như 1 nồi canh thì cần phải có những cái căn bản như là nước, đường, muối, bột ngọt, cộng lại thì thành canh, đúng 0? Bây giờ mình bỏ khoai môn vô thì thành canh khoai môn; bỏ khoai mỡ vô thành canh khoai mỡ; bỏ rau muống vô thành canh rau muống; bỏ bầu bí vô thành canh bầu bí…đúng 0? Còn nước , đường, muối, bột ngọt là neutral factors, nghĩa là chưa có đủ.
Cho nên 2 cấu trúc đó , thứ nhất là bare knowing + 13 neutral factors; sở hữu tợ tha, nó là một cái tâm, tâm đó chưa là thiện ác gì hết. Nó phải công với 14 negative factors, 14 thành tố bất thiện thì mới thành tâm bất thiện.
Rồi tâm thiện là gì? bare knowing + 13 neutral factors + 28 … fators, (28 thành tố thiện) là tâm thiện.
Thì tất cả những cái thiện như là thập thiện, thập độ, 37 Bồ đề Phần, đều nằm trong công thức 1 hết. Hiểu không ta?
Bây giờ mới biết đi chùa lo cúng. Chứ đi chùa bao nhiêu năm mà hỏi Thập Thiện là gì? Phật tử nhìn nhau.
Vào chùa móc tiền cả cọc cúng, rồi dâng y Kathina rồi cầu pháp danh, áo tràng, áo lam, áo đà … nhìn quá cỡ thợ mộc mà mấy chục năm như vậy.. hỏi cái căn bản nhất lại không biết.
Bên Thiên Chúa mà hỏi the last supper, buổi ăn cuối cùng của Chúa…hỏi 10, 15t, là ra liền. Bao nhiêu Thánh Tông đồ là ra liền, …. nó làm cho 1 rừng là hết hồn luôn… Biết Last Supper không? Bữa ăn cuối cùng của chúa với 12 đệ tử, trong đó có Judas bán Chúa.
Còn bên đạo Phật thì mình có last lunch, nghĩa là bữa ăn trưa cuối cùng của Phật.
Bên Thiên Chúa mà nói ra , 10 tuổi nó đã biết rồi. Còn bên mình, 0 biết. Nhà chùa thì đi rần rần.
Cất biết bao nhiêu chùa. Tôi biết có bà đó, bỏ ra 10 tỉ để cất 5 cái chùa hoành tráng chạm tới mây. Cất xong rồi thì có tùm lum chuyện. Cất xong rồi họ lập ban quản trị rồi đá bà ấy ra. Khi xây chở gạch đá xi măng thì từ sài gòn bà chạy ra thanh toán từng cục gạch, từng bao xi măng. Thiếu 1 cục nước đá cũng kêu tới. Làm vừa xong chưa kịp rửa tay thì nguyên 1 dàn ngồi … thủ quỹ, trợ lý thủ quỹ, thư ký, tổng thư ký, phó thư ký, trợ lý thư ký, hội trưởng, phó hội trưởng , thủ trưởng…. một rừng làm bà hết hồn. Lần sau bà xuống thì 1 ly nước 0 có ai mời hết. Bởi vì không còn cần bà chi cái gì nữa.
Bà làm 5 cái như vậy và bây giờ bà thù như giặc. Mà hay lắm, bà già nhưng có nhan sắc, có cái tội là có tiền. Trong khi cái ban bệ đó toàn là nữ sắc không.
….
Mà giáo lý không chịu học, ăn rồi tụng năm cuốn, đi chùa mấy chục năm mà đơ cái đầu 0 biết gì hết. Mà tụng kinh thì tụng cho lớn. Quyển kinh cho dày, cho bự.
Lúc đó tôi nói sẽ in quyển giáo lý căn bản 1.200 trang , đòi cúng, đòi hùn tiền, đòi để cái hình maha của bả lên, rồi còn đòi tôi in chữ to để đọc cho dễ. Tôi nói dịch rồi ai đọc? Đọc để làm cái gì mới được. Đòi in cho bự như quyển kinh Pháp Hoa, mấy quyển Mật Tông bự bự vậy đó. Ăn rồi vô tụng mà 0 biết nói cái gì.
Còn hỏi thập thiện, thập độ, 0 ai biết gì hết. Đi chùa ai đụng tới thì nổi điên lên. Hỏi tại sao? Nói nó nói tui dốt.
Bây giờ, Thập thiện là gì?
Là thân 3, khẩu 4, ý 3.
Có 2 cách:
Cách 1 là
Thân 3 là: không sát sinh, 0 trộm cắp, không tà dâm
Khẩu 4 là : 0 nói dối, 0 nói lời đâm thọc, 0 nói lời ác độc, 0 nói lời thêu dệt.
Ý 3 là: 0 tham, 0 sân, 0 tà kiến. TC là 10.
Cách 2 là: Thập thiện chính là
Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tham thiền, cung kính, phục vụ, hồi hướng, thuyết pháp, thính pháp,và điều chỉnh nhận thức. Đó là 10 – thập thiện. Là 10 điều thiện lành căn bản của những người tu Phật.
Thập độ là gì? Là 10 hạnh lành mà bất cứ người nào muốn thành Phật cũng phải tu.
Gồm có Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn nại, Chân thật, Ly dục, Trí tuệ, Tinh tấn, Từ tâm, Nghị lực, Hành xả.
Còn 37 Bồ Đề Phần gồm:
Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo.
Thập thiện là 10 pháp lành căn bản của 1 người cầu quả Nhân Thiên.
Quý vị đi qua Miến Điện, quý vị thấy Phật tử họ học giáo lý dữ lắm. Tôi có qua chùa Miến bên Anh, trưa nào cũng có người đi cúng cơm hết, y như mình vậy. Cúng cơm rồi đọc Kinh. Ngay trên đất Miến Điện quý vị sẽ thấy những bà mặc xà rông cũ, áo cũ, đầu đội thúng có mấy củ khoai, mấy trái chuối, mà coi chừng. bá đó có thể là hành giả mới trong thiền viện ra. Hoặc bà có thể là người học giáo lý A Tỳ Đàm mấy năm trời từ thời con gái tới khi lấy chồng. Người như mắm mà tu học vậy đó. Còn cái chợ lớn nhất của Yangoon, họ bán đồ áo quần nữ trang tượng Phật, đồ silk, đồ lụa… Muốn đổi tiền, muốn mua tranh Phật, mua gì cũng ra đó. Nơi đó buôn bán tùm lum vậy mà họ cũng mở băng thuyết pháp của các Sư rần rần ngoài đó.
Còn VN mình ở ngoài đường thấy có mấy cái băng rôn quảng cáo, còn bên đó băng rôn nói về thiền Sư gì, pháp Sư gì, giảng sư gì… đầy ngoài đường. Xứ người ta như vậy. Trong chợ người ta mua bán, nướng thịt cá xèo xèo … mà ở trên thuyết pháp lồng lộng… Nhân duyên, Cảnh duyên… 24 duyên… phát thanh băng bài giảng ở trong chợ. A Tỳ Đàm mình học này, cũng có phát thanh trong chợ.
Còn mình thì lâu lâu mới có khóa học mà bữa lặn bữa học, bữa trồi, bữa sụt… Nói cái gì mà thẳng thắn thí có khi giận hờn, nổi sân lên, căm hờn muốn ăn tươi nuốt sống. Còn ai mà khen thì móc tiền ra cho đếm không xuể.
Gặp nhau thì ban đầu… gặp nhau trong ngôi nhà Chánh Pháp… Sau đó thì… ba sao rồi con, má sao rồi con, khỏe không? mà đừng động đến Phật pháp, kêu học giáo lý thì nó thù… vì chạm tới cái dốt của nó…
Quay lại vấn đề
Cho nên dầu là thập thiện, hay là thập độ, 37 Bồ Đề Phần nói gọn lại vẫn là 1+13+25
Lấy 25 này mà làm 10 thiện thì gọi là Thập Thiện
Lấy 25 này mà tu Ba la Mật thì gọi là Thập Độ
Lấy 35 này mà tu thiền quán, giữ giới thì là 37 Bồ Đề Phần.
Thật ra thì chỉ có 35 thôi.
Người 0 tu thì tối ngày cứ là 1+ 13 + 14
Đúng ra quý vị mà có cái đầu lanh lanh một chút thì thấy
25 này là gồm những khía cạnh tâm lý tích cực, possitive, như từ bi, trí tuệ, kham nhẫn, hành xả, thiền định, … nằm trong số 25 này
Còn số 14 này là tham, sân, si, ái mạn, kiến nghi, tỵ hiềm, ghen tuông, tiếc của, nhỏ mọn, toan tính . Mình xài số 14 này là 90%. 25 nó to đùng mà kiếm hoài không ra, mà kiếm 14 xài hoài à. Khổ vậy đó.
Người nào đến với Phật, Phật cũng tùy duyên giảng pháp cho người ta tu hành làm lành tránh dữ, nhưng mà tùy căn cơ của chúng sanh, Phật có cách nói khác nhau. Chư Phật trước khi thành Phật, vì có trí tuệ thấy đời là khổ, vì hiểu được khổ nên mới chán cái khổ. Không có gục mặt trong cái khổ nữa thì mới hết khổ. Đây là cái trí của Phật trước khi thành Phật. Cái thứ 2, vì lòng từ bi Phật thương chúng sanh, khổ mà không biết. Cộng cái trí và bi lại nó lòi ra cái dục, bồ tát không sợ khó, tu tập cái thập độ này nè suốt nhiều kiếp. Cuối cùng thành ra 1 con người đặc biệt, cái gì cũng biết, hạnh lành nào người cũng có, ai người cũng thương. Khi mà thành Phật rồi, Phật nhìn vào bản tâm và tánh của chúng sanh để xem mỗi người hợp với cách nói nào. Có người ngài nói tu tập theo thân khẩu ý, con làm sao mà cái thân con đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, cái đầu đừng nghĩ bậy. Tu 3 cái đó thôi, không cần nhớ mấy con số 14, 25, nhưng có 1 số người nói vậy không có hiểu, nên ngài mới nói số 8, tu hành bát chánh đạo. Một số người nói số 8 nhiều quá, ngài nói tu tứ nhiệm xứ. Có người ngài nói tu 1 thôi, không dể ngươi. Kêu 1 nó mừng lắm, nhưng thế nào là 1, cái ngài kể 3 mà nó lại nhớ.
Dễ ngươi gồm 3: 1 là không chê điều ác nhỏ mà làm, 2 là không chê điều thiện nhỏ mà không làm, 3 là không có đam mê bất cứ hình thức tái sanh nào. Có nhiều người tu dính cái thứ 3 này: không biết sợ tái sanh. Họ nghĩ không bị đọa là tốt rồi, sanh về cõi sung sướng là quý rồi, nhưng Phật nói rằng hễ còn là phàm thì sướng cỡ nào khả năng sa đạo cũng rất lớn. Ví dụ mình sinh ra mình làm 1 hoa hậu giàu có, ăn học ngon lành, thì cơ hội sa đọa rất lớn nếu không được học Pháp. Tất cả chúng ta ngồi đây, tôi nói luôn 1 chuyện mình nói mình sợ khổ, chứ nói bây giờ bằng 1 phép lạ nào đấy các vị sống được 1 tỉ năm không già không nhăn nheo xấu xí, bệnh, muốn xài gì có đó, thương ai thì được ở gần người đó, thích sống chỗ nào thì sống chỗ đó, ở gần người mình thương, có đồ mình thích, đêm đêm 2 đứa nắm tay nhau bay đến 1 vườn kim cương, trời xanh mây trắng nắng vàng trong suốt 1 tỉ năm như vậy. Dĩ nhiên sau 1 tỉ năm này mình sẽ
chết. Thì tôi hỏi kể từ hôm nay quý vị có bụng dạ nào đi học giáo lý hay không? Trong kinh tả cõi trời và cõi địa ngục nghe rợn, người sanh địa ngục giống người giật mình thức dậy mà nghe tiếng la hét, nhiệt độ cực lớn. Tức là mình đang ngáp ngáp, cái hồi mình hước cái, mình đi, mình thấy mình đọa, cảm giác giống vậy, mình nghe tiếng la hét um xùm, mùi tanh mùi thúi nồng nặc và 1 nhiệt độ nóng, bao nhiêu cái đau đơn chọt vô người mình, thấy quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa đứng đầy. Kể từ ngày đó mình bị đốt, nướng, luộc.
Còn cõi trời thì sao? Họ có phước sinh vào cõi trời, họ thức dậy thấy mình ở cái chỗ mà xung quanh cung vàng điện ngọc, mát lạnh và thơm ngát. Những âm thanh du dương, những mùi hương chưa từng được ngửi, được nghe. Họ nhìn thấy những người nam cực đẹp, nữ cực đẹp, thân thể nhẹ nhàng như khói, không đói không lạnh, không khát, không muốn ăn không muốn uống. Đồ ngon thơm thức ăn chạm vào lưỡi, chỉ cần nghĩ nó ngọt 1 tí đi là nó ngọt, nó chua 1 chút đi là nó chua, muốn màu vani màu dầu chuối là được liền, sống nhiều triệu năm. Thì trong kinh nói tên bị đọa lâu ngày nó khờ, hết cái nghiệp nó trồi lên nó làm trùn, làm dế. Cái tên sinh ở cõi trời sống hết tuổi thọ lúc sắp chết dựa vào các dấu hiệu sau đây: họ thấy hào quang ánh sáng mờ dần, 2 là bông hoa xung quanh mình héo đi, 3 là có cảm giác như người đổ mồ hôi, 4 là tâm tư không còn vui nữa, bực bội.
Trong kinh nói, các vị trời họ bị như vậy có người biết có người không biết. Người không biết họ hỏi những người xung quanh, họ nói ông sắp đi rồi, thì vãi ra quần, tôi sẽ đi về đâu?
Thời Phật cũng có vua trời Đế Thích, 1 ngày ông nhận ra những dấu hiệu đó, ông biết ngay ông sắp đi rồi, ông không biết ông đi về đâu, ông nghĩ ra 1 người có thể làm cho ông yên tâm đó là Phật, ông xuống gặp Ngài. Ông hỏi: vì sao mà chúng sanh cứ đấu tranh như vậy?. Thì Phật dạy do cái lòng bỏn xẻn và ganh tị, bỏn xẻn là không muốn mình mất gì, ganh tị là không muốn người khác được gì. Vừa giảng xong ông đắc Tu đà hườn, và ngay trước mặt Phật ông chết, sanh trở lại làm Đế Thích. Trong cái tốc độ mà chỉ ông và Phật biết chuyện gì đang xảy ra. Mặc dù lúc đó ông là 1 Đế Thích đã già sống hết tuổi rồi, ông sanh trở lại làm Đế Thích trẻ, ông quay trở về trời với cái lòng cảm ơn Phật vô bờ. Còn những trường hợp khác không gặp được thánh hiền sanh, về cõi tiên, lúc gần chết mới sợ, vì mấy chục triệu năm vừa qua họ không tu hành gì, ăn chỉ biết hưởng thôi. Vì trời có sung sướng bao lâu thì cũng có lúc chết. Bây giờ quý vị phung phí thời gian, chứ có 1 ngày quý vị bán hết gia tài để mua từng ngày để sống quý vị sẵn sàng bán. Rất tiếc chuyện đó không thể được.
Tôi đã từng thấy mấy cụ ở hospice là cái chỗ thầy chạy bác sĩ chê. Tôi vô 1 lần lúc 2h sáng, lúc đang ngủ ngon thì sư em nó kêu đi tụng kinh, buồn ngủ muốn chết luôn. Người đó họ sống đâu có chịu đi chùa, giờ người sống thì 1 phần sợ ma, 1 phần đang nóng ruột cũng ráng mời thầy chùa vô coi tụng kinh. Đang buồn ngủ vô gặp ổng tôi tỉnh ngủ luôn. Nằm ngửa trên giường, ông co 2 tay 2 chân, như kiểu ông thấy gì đó, ông đạp ra mà mặt mày biến dạng, biến dạng đến mức không nhận ra là nam hay nữ. Trong kinh nói thường những người trước khi mất họ thấy những cảnh sau đây – là nghiệp tướng và thú tướng. Nghiệp tướng là xem 1 đoạn phim tua nhanh những việc làm đã trải qua trong đời sống như săn bắn câu cá, buôn bán du lịch, công việc ở sở làm, tất cả những gì để lại dấu ấn sâu đậm nhất. Thú tướng là mình thấy những chỗ mà mình sắp tới, ví dụ mình về địa ngục thấy lửa cháy, đầu trâu mặt ngựa, đao kiếm cung thương bén nhọn, nước tiểu hôi thối; còn sinh làm súc vật thì thấy chuồng, cũi, máng ăn, tàu ngựa, những thứ liên hệ đến súc vật á; sắp sanh vào ngạ quỷ thấy ao hồ, rừng núi hoang vu lạnh lẽo, đìu hiu; sắp sanh vào atula thấy đấu tranh, đâm chém; làm người thì mình thấy phố xá, nhà cửa, nam nữ đi qua đi lại. Mà cái thấy đó mình không chia sẻ với ai được, vì mình thấy là mình đi luôn rồi. Mà lúc đó nhiều người họ thấy cái chuyện kinh dị lắm, những chuyện xấu họ làm trước đây, họ gạ gẫm người này người kia rồi người đó đến đòi họ, họ chém thì mình phải đỡ như này( co 2 tay 2 chân lại rồi đạp ra). Nói chung họ thấy đủ chuyện hết. Có ông gần chết, mà con ông thấy ông cứ thở ngút, có sư đang tụng kinh thì gõ vào người ông nói “ảo giác, ảo giác” thì ông mới tỉnh, lúc mở mắt ra thì đứa con mới hỏi “có chuyện gì vậy ba”, ông nói “ông đang ở dưới mặt đất” (bình thường mình đi trên mặt đất, còn ông đang ở dưới mặt đất), thì có 1 mụt măng trồi lên chọt vào cổ ông, nên ông phải tránh. “Ảo giác, ảo giác” thì ông mới hết. Ông kể lại có lẽ 1 lần ba dọn cái bụi tre, ông thấy 1 ổ rắn trong đó thì ông mới giết rắn mẹ, đập nguyên ổ trứng. Trong đời ông làm nhiều việc xấu, nhưng cái đó để lại ấn tượng cho ông nhiều nhất. Đi dọc bờ đất có những chỗ nước đọng, chỗ nước không đọng. Thì cái tâm thức mình cũng như vậy, sóng thủy triều đánh lên khi nước rút có chỗ đọng nước, chỗ không đọng nước. Tâm thức mình như sóng thủy triều, có chỗ đọng lại, chỗ không đọng lại. Các vị hỏi tôi tại sao tôi sống hàng chục năm, biết bao chuyện xảy ra mà lúc đó tôi lại nhớ chuyện đó, thì là do bởi nhiều nguyên nhân khác. Tính tình của tôi, thiện nghiệp ác quá khứ của tôi, khuynh hướng tâm lý mỗi ngày của tôi. Tất cả các thứ đó cộng lại mới khiến tôi thấy thứ này mà không thấy thứ kia. Khi hòa thượng nói ảo giác thì ông mừng lắm, thì hòa thượng mới giải thích nếu nhớ lại chuyện cũ để mà ăn năn thì trong vô số kiếp ông có biết bao chuyện để phải ăn năn. Và ông có đồng ý với tôi chuyện cũ dầu tốt dầu xấu thì đều là chuyện cũ, sao ông không ráng kiếm chuyện gì tốt để nhớ. Thế là ông mới nhớ ra 1 chuyện, cách ngay bụi tre mấy thước, hồi xưa có 2 mẹ con không có chỗ ở, ông có cho miếng đất để cất cái chòi. Mà vị mẹ góa con sơ chỉ có cái chòi sơ sài, rồi có bữa ông đi làm về ông thấy cái chòi sơ sài quá ông đi chặt tre tốt về làm cột nhà cho 2 mẹ con ở. 2 mẹ con ở được hai mấy năm, bà mẹ chết ông chôn cất đàng hoàng, giúp thằng con có công ăn việc. Thì cũng ngay bụi tre, thay vì ông nhớ con rắn thì ông nhớ qua việc giúp 2 mẹ con.
Thì mình sống sao để có được những ấn tượng tốt, không cần ai hộ niệm. Trong kinh nói chúng sanh trong đời có 3 hạng: ác nhiều thiện ít, thiện nhiều hơn ác, 2 cái bằng nhau.
Tùy căn cơ mỗi người mà Phật ra đời, Phật dạy mỗi người khác nhau, có người Phật dạy 14, 25 này, có người Phật dạy What và How. Nhưng tại sao hôm nay mình phải học, vì nó là nền tảng. Có những người thấy người ta đói, họ cho 10đ để người ta mua đồ ăn, có những người thấy người ta đói, họ có gì họ cho cái nấy. Thì Phật Pháp cũng vậy, có những người Ngài dạy như kiểu mì ăn liền, có người Ngài nói đi xuất gia để họ tự ngộ. Có người Ngài nói con chỉ giải quyết thân khẩu ý là xong. Như có vị sư già Ngài nói 227 giới nhớ không nổi, Phật nói con chỉ cần giữ 3 giới thân khẩu ý là xong. Nghe số 3 ông thích quá, nhưng ông không ngờ số 3 nó khó hơn 227 giới. Có người ngài dạy họ tu tứ niệm xứ thôi, có người thì ngài nói bát chánh đạo. Nên tôi nhắc lại công thức 1 + 13 + 14 và 1 + 13 + 25. Thì dù ngài dạy họ công thức nào đi nữa, thì đều mục đích là dạy họ đừng có sống với công thức này (1 + 13 +14) mà hãy sống với công thức này (1 + 13 +25). Ngài nói đã mang thân chúng sanh, thánh phàm đều 1 với 13 giống nhau – là cái căn bản để tạo nên tâm của mỗi người. Thì cố gắng là 1 + 13 +25 chứ đừng + 14.
Nhưng khổ cái, có người Ngài nói công thức họ tu được, có người không. Có người Ngài không nói công thức được thì Ngài nói tu thân khẩu ý, có người nói tu bát chánh đạo.
Bây giờ hiểu tại sao tôi giảng hay trùng hoài vậy. Tôi nói riết chừng nào hiểu thì thôi. Cho nên mình học 24 duyên rồi, học 12 duyên rồi giờ mình quay lại bài đầu tiên ôn để dứt điểm trong chiều hôm nay luôn.
Dầu anh ác đặc biệt hay ác phổ thông. Ác đặc biệt là đại tội, giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, chia rẽ tăng, làm Phật chảy máu. Đó là ác đặc biệt, nhưng đây chỉ là nói chung thôi, chứ không chỉ có 5 cái này, thật ra có vô số. Nói gọn thì có: Cái ác nào mà nhắm vào đối tượng khả kính là ác đặc biệt. Ác mà nhằm vào đối tượng hữu ân là ác đặc biệt. Ác nào mà nhắm vào đối tượng đại chúng là ác đặc biệt. Ác nào gây nội dung lâu dài là ác đặc biệt. Thí dụ như đi bắt cá mà thả thuốc độc xuống nguyên 1 con suối, theo quý vị thuốc độc đó chừng nào hết. Hoặc người Nhật bắt người Trung Quốc về thí nghiệm các thuốc độc hóa học, chỉ cần chích vô rồi thì cái da rã ra, không thuốc nào cứu được. Nhật mượn tay chuột, dơi, chim, muỗi để lây bệnh. Cho nên cái phòng thí nghiệm ở Mãn Châu, biết bao nhiêu người Trung Quốc bị lùa vào đó để thí nghiệm. Số người Trung Quốc bị bắt lúc đầu hàng hàng Nhật chết chỉ khoảng mấy trăm người thôi, nhưng kẻ nào mà nghĩ ra phòng thí nghiệm đó, kẻ nào trực tiếp làm trong phòng thí nghiệm đó thì tội nặng lắm. Tuy nói 4 nhưng mà bao trùm cả 5 cái trên. Giết cha giết mẹ tội nặng vì 2 người đó sẵn sàng chết cho mình, mà mình dám hại họ. Khi mà giết họ, mà họ được cứu, họ có tha thứ cho mình không? Có. A La Hán y chang vậy, ông không ghét thù gì mình hết, ông không chết ông thương mình tiếp. Chia rẽ tăng là tội nặng, vì tăng là đoàn thể hành trì và truyền thừa chánh pháp, mà sức mạnh của đoàn thể đó chỉ được duy trì khi mà họ đoàn kết với nhau, đem lại lợi lạc cho chúng sanh, nếu chia là 8 phần, 12 lực lượng thì sức mạnh chánh pháp ở đời không còn nữa. Lúc đó mình chia rẽ không chỉ mấy ông thầy chùa, mà còn ảnh hưởng đến toàn cục lợi ích chúng sanh. Ở Miến Điện, mấy ngàn vị tăng chúng ta tưởng là 1, nhưng thật ra nó có 9 lận. Người đầu tiên mà tạo ra 9 nhánh, thì chỉ có trời biết, ông biết. Thế nào là chia rẽ Tăng, thứ nhất do danh lợi, tình cảm yêu ghét, tư thù cá nhân mà làm cho chư tăng tách ra, khiến các tăng không ngồi làm lễ với nhau được, còn nếu vẫn ngồi làm lễ chung thì không gọi là chia rẽ. Nói làm sao ông thù tôi, không có khả năng ngồi bên cạnh tôi là chia rẽ. Tăng chỉ có trong thời của Đức Phật thôi, nếu chia rẽ là coi như xong. Chia rẽ Tăng là tội ngập trời, nhưng ra sức hàn gắn Tăng thì công đức vô lượng. Làm Phật chảy máu là tội nặng, bởi Phật tổ không ai giết được Ngài hết, chuyện duy nhất làm tổn thương Ngài là làm thương tích thôi, hoặc đứng chống nạnh chửi Ngài. Còn cướp đoạt mạng sống là không bao giờ. Có trường hợp như Đề Bà Đạt Ba ông đứng trên núi lăn tảng đá, mục đích là để giết Phật, nhưng Ngài không chết, nhưng do cái nghiệp quá khứ, đã từng giết người (giết 1 đứa em trai chỉ vì tranh chấp tài sản mà xô nó từ trên núi xuống, cái quả đó làm Ngài xuống địa ngục rất nhiều năm), cái quả dư xót là kiếp cuối cùng Ngài đi làm Phật rồi, Ngài cũng bị người ta lăn đá làm cho bị thương. Trong kinh nó Ngài bị dập nát ngón chân cái, máu ra xối xả. Kể ra 5 tội đó là kể tượng trưng, nhưng nếu kể cho đủ là mình kể 4 cái vừa ghi đó. Ác nghiệp đặc biệt gồm làm chuyện bậy nhắm đến đối tượng khả kính – chuyện bậy nhắm đến đối tượng hữu ân – chuyện bậy nhắm đến đối tượng đại chúng –chuyện bậy nhắm đến đối tượng có hậu quả lâu dài.
Ác phổ thông gồm có sát sanh, trộm cắp, tà dâm nói dối, nói độc ác, nói đâm chọc, nói lời vô ích… Dầu cho đặc biệt hay phổ thông thì nó cũng diễn ra theo công thức này là 1 +13 +14.
Nhưng khổ cái không phải gặp ai Ngài cũng nói công thức này. Mà có người Ngài nói về vô minh trong duyên khởi.
Có người Ngài nói do vô minh trong 4 đế nên tạo các nghiệp thiện ác, nghe vậy nó mới chịu tu. Có người Ngài nói tất cả mọi thứ đều vận hành theo 24 duyên sau đây: A giúp B bằng cách có mặt trước, A giúp B bằng cách có mặt sau… Họ nghe nói họ chán, đời sống toàn điều kiện không à, nghe cái họ đắc. Có người học 2 cái 14 với 25 mới đắc, có người nhắc hai con số thì họ khùng luôn, nên phải nói tu thân khẩu ý, người ngài nói tu thập thiện độ, 37 bồ đề phần.
Nhưng ý nghĩa chính vẫn là tu thiện để được trong công thức này (1+13+25) và tránh ác để đừng sống trong công thức này (1+13+14).
Học đạo là để biết mình có cấu tạo ra sao, thứ 2 học đạo để biết mình sống ra sao, thứ 3 để biết mình đang ra sao khi mình bắt đầu tu tập, mình ra sao nếu mình không tu tập.
Người không biết đạo không biết 4 cái này. Không biết mình có cấu tạo ra sao, không biết mình phải làm gì, thứ 3 không biết mình đang ra sao. Chính vì không biết cái số 3 này này (đang ra sao) nên mới có rất nhiều người chưa tu gì hết mà tưởng mình đang tu rất nhiều. Làm thiện 1 chút mà tưởng 1 núi, làm ác 1 núi mà tưởng có 1 chút.
Khi bố thí, hành thiền… mà không học giáo lý thì không biết mình đang ra sao, không biết mình có cái gì cần thêm, có cái gì cần bớt, cái gì cần chỉnh sửa.
Phải ghi câu này: khi chưa gặp Phật Pháp thì tất cả hạnh lành đều nằm trong thập thiện (để dẫn đến quả nhân thiên). Kể từ khi có lòng cầu giải thoát thì tất cả hạnh lành đều được gọi là thập độ (nhân tố để sau này có trí tuệ giải thoát). Kể từ khi biết Phật Pháp, dốc lòng tu tập thì tất cả hạnh lành đều nằm trong con số 37 (tứ niệm xứ – tứ chánh cần – tứ như ý túc – ngũ căn – ngũ lực – thất giác chi – bát chánh đạo)
Trong số 37, thực ra cái nhóm này chính là nhóm kia, cái này quan trọng mà nhiều người hiểu nhầm, tu thất giác chi trước rồi bát chánh đạo sau (là sai). Không bao giờ có chuyện tu từng khúc như vậy. Người nào tu tới nơi thất giác chi cũng là đang ngon lành trong bát chánh đạo, mà ngon lành trong bát chánh đạo cũng là ngon lành trong tứ niệm xứ (tu ngon lành nha, không phải là tu phớt phớt)
37 bồ đề phần gồm các nhóm pháp môn có nội dung tương đương nhau. Tu tập cái này cũng là tu tập cái kia. Thế Tôn tùy duyên mà nói nhóm nào cho đối tượng nào.
Phật Pháp có 1 chuyện mà tôi phải nói mạnh miệng cái này. Khi học Phật Pháp căn bản rồi, quý vị sẽ có 3 tâm trạng căn bản. Thứ nhất là tiếc, tại sao trước đây không biết sớm hơn. Thứ 2: giá mà mình biết sớm hơn đời sống mình đã thay đổi rồi – người học giáo lý căn bản họ nhìn thế giới này khác người lơ mơ. Thứ 3 quý vị sẽ được cái vô ngại khi đi vào hội chúng, thầy bà giảng gì quý vị cũng tỉnh bơ à, một pháp sư tam tạng qua nói quý vị cũng ngồi nghe tỉnh bơ, vì cái đó là căn bản mà, cái vô ngại nó rất là quý, quý vị hiểu không? Còn cái sợ nhất là đi chùa mà thấy lạ hoài, nghe gì cũng lạ. Rồi đến 1 ngày quý vị đi Miến Điện, Lào… thấy thiền sư nói cái gì mình vẫn thanh thản, bởi vì mình có chìa khóa, ông nào cũng mở được hết.
Tôi nhớ 1 câu này đáng xăm lên người này. Cái chìa khóa mà mở được mọi ổ khóa, là chía khóa vạn năng, còn ổ khóa mà chìa khóa nào mở cũng được là ổ khóa hư. Nghĩa là học sao mà ổ nào mở cũng được, là mình có cái chìa vạn năng, còn chìa nào cũng mở được là thầy nào cũng dụ mình được hết.
Có câu này tương đương mà nặng lắm. Đàn ông có thể chinh phục mọi đàn bà là đào hoa. Còn đàn bà mà thằng nào cũng chinh phục được là hết nói.
Học như thế nào mà nơi nào đến người ta nói cái gì mình cũng hiểu, nó tốt hơn là ai nói gì mình cũng theo. 2 cái đó nó khác nhau nhiều lắm.
Và nhớ thêm cái này: ăn cái gì cũng thấy ngon, tốt hơn là cái gì ngon cũng ăn.
Mình trở lại bài gốc của mình, mình học giáo lý để hiểu mình được cấu tạo ra sao, thứ 2 là mình phải làm gì, thứ 3 là mình đang ra sao. Dầu mình đang tiến bộ bằng trời cũng phải biết rõ mình đang ra sao, dầu mình đang thụt lùi mình cũng phải biết mình đang ra sao. Vì chỉ có tên biết mình đang ra sao nó mới không kiêu ngạo trong cái tốt, không chìm đắm sa đà trong cái xấu. Tại sao tôi nhấn mạnh cái này? Vì cái số 3 này nhiều người bị lắm, chính vì mình không biết mình đang ra sao mà mình không biết phải chỉnh sửa, thêm bớt cái gì. Mình bậy mà mình không biết, mình hiểu ba mớ mà mình nghĩ mình là thánh cũng nguy hiểm. Có nhiều người tu thiền riết thấy ghét, họ sợ ngồi chung với phàm nó lây chất phàm, nên đi đâu họ cũng ngồi riêng. Nếu anh là thánh thứ thiệt thì cục vàng liệng vô đống chì nó cũng không lây chì, vì họ hiểu sai, họ tưởng cái thánh cái phàm giống như bột mì và bột năng nó lây nhau. Tiện nói luôn, có nhiều thứ nó dễ hấp thụ mùi lắm, trà mà nó chưa pha để ở đâu nó hút mùi xung quanh khó uống lắm. Nhiều người cho tôi trà ngon lắm, mà để chung với cục xà phòng uống nghe toàn mùi xà phòng, uống vô miệng mồm toàn xủi bọt không, khổ vậy (cười). Sẵn đây tôi nói khi pha cà phê đừng bỏ cái bã, mà thả vào nơi nào muốn khử mùi, đôi giày mà mùi nặng quá thì trà lá Thái Nguyên, trà móc câu, trà tuyết, trà Ô long hãy pha cho thật đậm, sao mà nhiễu 1 giọt vô lưỡi người nó quíu lại, thì đôi giày có mùi nặng nhiễu 3 giọt này. Nếu sợ hư giày thì nhiễu vào bông gòn, để lên giấy bạc, để qua đêm bao nhiêu mùi hôi đi hết. Vì trà thứ nhất sẽ diệt khuẩn, thứ 2 nó hấp thụ hết mùi hôi.
Trong kinh mình có câu: “xóm chài tanh cá, làng nhang thơm trầm”. Đi ngang qua Hải Thượng Lãn Ông nhắm mắt biết liền mùi thuốc bắc, đi ngang Phan Thiết ban đêm nhắm mắt cũng biết vì nghe mùi nước mắm.
Muốn mua 1 món đồ nào đó cũng phải lựa chỗ nào bự nhất, chuyên nghiệp nhất. Học giáo pháp cũng vậy. Muốn tìm Phật pháp cần đi ngay ổ. Tôi thiết tha xây dựng Kalama vì muốn bà con về đó tu hành – thứ nhất vì chỗ đó mát lạnh, thứ 2 nếu lấy Kalama làm tâm hình tròn trong bán kính lái xe là nửa giờ, là bà con toàn gặp toàn tàng long ngọa hổ không, thiền sư hàng đầu của Miến Điện Pa-auk cũng ở đó, học giả hàng đầu … (? 1h25p31s) cũng ở đó, ngài Si-ta-gu là ông vua không ngai của tăng già Miến Điện cũng ở đó. Mua đồ mua ở chợ bự là vì vậy, không phải mình chê mà vì nó mất thời gian. Ngày xưa ngài Xá Lợi Phất trước khi gặp Đức Phật, ngài phải ghé qua cái tiệm nhỏ là 1 ông thầy ngoại đạo, ghé xong ngài chưa có đã. Ngài mới gặp Đức Phật, cái tiệm lớn. Phật pháp cũng vậy, học phải có 1 trú xứ thích hợp, có bạn và tài liệu nghiên cứu. Bộ kinh tôi muốn bà con tìm được bản tiếng Việt được thì tốt, không thì đọc tiếng Anh, có 5 bộ thôi. Thay vì đọc 5 tạng thì đọc 5 bộ đó cộng thêm giáo lý căn bản, chỉ mất 9 tháng bà con đọc được 5 bộ đó thanh thản.
Quan hệ giữa 3 tạng với con đường tu chứng.
Với người đơn giản, không đủ sâu rộng thì hành trình tu chứng có thể thu gọn trong 3 nghiệp môn là : thân – khẩu – ý.
Với người sắc bén, tinh tế hơn, hành trình tu chứng là quá trình làm việc của 6 căn với 6 trần, hoặc của 5 uẩn với nhau.
Với người có huệ căn, có khả năng hiểu và nhớ tốt, thì giáo lý duyên sinh duyên hệ mới thích hợp được.
Nhiều người thời Đức Phật chưa từng học A tỳ đàm kiếp này, nhưng khi nghe được 1 câu vắn tắt của Phật, thì họ hiểu được vấn đề với cả 2 chiều sâu rộng về duyên sinh và duyên hệ.
Chúng ta hôm nay thời mạt pháp, không biết căn tánh mình thuộc loại nào, nên nếu có thể thì phải học giáo lý qua 3 tạng, để ít nhiều tự xác định được mình thích hợp với đường lối tu học nào.
Tạng kinh gồm các pháp thoại của Thế Tôn và các vị thánh tăng cho các đối tượng khác nhau. Nếu nghiên cứu kinh tạng đủ sâu thì ta sẽ thấy nội dung kinh tạng gồm đủ nội dung cho cả 3 hạng vừa nói trên.
Luật tạng tuy có nội dung nhắm riêng cho Tăng Ni, nhưng người có học luật và hành luật sẽ thấy được rằng các học giới của người xuất gia đều có tác dụng trực tiếp lên đời sống tu tập của chúng ta thông qua 3 nghiệp, 6 căn, 12 và 14 (học kỹ ở tháng 12).
Bây giờ giảng sơ, ai muốn học thì học, không thì thôi. Mình học mình nghe nói tâm thiện là 1 + 13 + 25, còn tâm ác là 1 + 13 + 14, mình thấy nó không mắc mớ gì đến giới của người tu. Mà thực ra từng giới đều có tác dụng dẹp bỏ cái này (14) để xây dựng cái này (25). Ví dụ: tỳ kheo buổi chiều không giữ thức ăn qua đêm, nhìn thấy hơi bình thường nhưng khi không ăn chiều mình đã giải quyết được rất nhiều phiền phức, ăn là xào nấu bằm xắt rửa chén… Không ăn chiều là tránh được bao nhiêu cái rắc rối. Không ăn chiều nhưng anh còn làm việc với thức ăn, còn giữ qua đêm, anh để tủ lạnh anh sợ hư… có hàng ngàn hệ lụy ở trong đó. Thí dụ như khi mình không được để qua đêm thì không có vụ gián chuột kiến, mèo… Ngày nào giải quyết ngày đó. Khi mở tủ thấy cái nào hư lòng cũng lo, thấy cái nào ngon thì lòng cũng khóai. Nên mới có nghiên cứu khoa học, người đàn ông độc thân ốm hơn người đàn ông có vợ, vì người đàn ông độc thân mở tủ lạnh không thấy gì nên đi ngủ, còn người đàn ông có vợ lên giường thấy chán vợ nên mở tủ lạnh quất, cứ vậy nên nó mập. Không ăn chiều là tránh được bao nhiêu cái phiền, không giữ qua đêm tránh được bao nhiêu vấn đề, như chưa ăn đã sắm trước, chưa ăn ai cho cũng nhận vô, khách tới móc ra mời, tùm lum hết, rồi sợ hư cái này, sợ hỏng cái kia. Nên theo nguyên thủy, ăn bữa nào biết bữa đó, đói quá chữa lửa bằng cái gì đó là xong. Ai từng sống ở cảnh chữa lửa thì biết, nay tui mách cho, gạo lứt/gạo nếp, đậu xay nhuyễn thành bột mịn, để vài kí trong balo, qua Miến Điện thì buổi chiều pha nước sôi quấy lên, ăn mặn thì có tôm khô lấy ra làm cháo, nó không bốc mùi không ai biết đến, mà không muốn ai thấy mùi nữa thì làm buổi trưa trước. Cách nữa là hốt nắm gạo bỏ vô bình thủy nước sôi đậy nắp lại, 6 tiếng sau ra nguyên bình cháo lộng lẫy luôn. Bà con đi thiền đều có kinh nghiệm này hết. Mà tôi thương mấy người đó, vì là cách chữa lữa không, chứ vô thiền viện mà băm băm xát xát, xào tùm lum là sai.
Khi bị đói, thà chữa lửa còn hơn chuẩn bị hoành tráng. Người chữa lửa gọn lắm, tôi có biết và cô phật tử bên Châu Âu có cách chữa lửa rất khoa học. Họ lấy cá tuna làm chà bông sợi nhỏ, để đảm bảo protein khi sang Miến lúc đói bụng. Sáng ăn cháo cũng có thể cho vô, chiều đói thì lấy ra nhai nhai để đủ protein. Thà bị cấm rồi xé rào 1 chút, còn hơn mở cửa toang hoang, là thiền viện quá trời mùi luôn. Thiền sư nhìn là biết hết, nhưng mà bỏ qua, tên nào no nhìn tướng đi ngon lành, tên nào đói nhìn tướng đi lạ lắm, như táo bón á. Ai ở thiền viện biết nó đói nhìn nó ngộ lắm, nó đi qua cây chanh, cây tắc nó hay rờ rờ, vì nó không được ăn.
Về lý thuyết tạng Luật nó không có ghê, không có ảo diệu, sâu sắc, huyền vi bí hiểm trừu tượng như là 2 tạng kia. Nhưng trong hành trì thì 2 tạng kia phải chạy qua tạng Luật.
Cái chuyện mà giấc chiều, ông không có gì hết, không tiếp xúc bừa bãi, tiếp xúc tay đôi với phụ nữ chỗ vắng, không giữ thức ăn, không giữ tiền bạc, tài sản. Cốc liêu tự cất, mỗi 1 cốc không quá 3m. Tỳ kheo mà tự ý cất thì chỗ đất cất phải hỏi ý chư Tăng, mỗi cốc không quá 3m. Không đi sớm về khuya mà không trình tăng, phải có lý do chính đáng. Có những thuốc chữa bệnh được quyền giữ khi sử dụng cho đến hết, có thuốc chữa bệnh chỉ được giữ trong 1 tuần, rồi tìm cách giải quyết đi, ví dụ như mật ong. Lúc bị bệnh thì mật ong, sữa, những thứ ngon miệng lúc bệnh được quyền dùng, nhưng xong phải nhờ người khác cất đi, bản thân không được tự ý giữ. Hũ muối, hũ đường dùng để nêm nếm, sau khi múc ra lập tức nó trở thành thức ăn buổi sáng. Buổi chiều khuấy nước mình không được dùng nó nữa, vì nó là thực phẩm rồi. Những chuyện đó phải học luật và giữ luật thì mới thấy nó rất là chi li. Người giữ luật trang nghiêm nhìn đâu họ cũng thấy phạm luật hết.
Về lý thuyết thì tạng Luật không hay bằng, mà về thực hành thì hay hơn 2 tạng kia. Mỗi tạng có cái sâu riêng, tạng Kinh nó sâu sắc trong hình ảnh, minh họa. Tạng A tỳ đàm sâu sắc trong nghĩa lý. Tạng Luật sâu sắc trong đời sống thực tế.
Trong tạng Kinh, đời sống nhìn vào không rõ nét bằng ông tạng Luật. Trong tạng Luật từ nhà cầu lên đến bàn ăn đều là luật hết. Thí dụ như vào nhà cầu thì cái gáo múc nước không được quyền để ngửa mà phải để úp, vì ngày xưa người ta không có xài cái vòi vặn, họ dùng nước tích trữ trong cái lu, nếu cái gáo mình múc rồi để ngửa thì nước đọng trong đó làm nhớt cái gáo, người sau vào sẽ thấy gớm, nên dùng xong phải úp gáo xuống, thấy nước gần hết cần múc đầy, thấy nhà cầu dơ phải dọn cho hết dơ, thấy nó có mùi dọn cho hết mùi. Tăng chúng sống với nhau phải tôn trọng nhau theo tôn ti hạ lạp, ngoài đời là vua mà vào đạo nhỏ hạ hơn thằng lính thì phải kêu thằng lính là sư huynh. Tuy nhiên đứng trước nhà cầu không có tôn ti, em nào tiêu chảy được đi trước (cười). Luật hay lắm, nếu you lớn hạ, nhưng you bón you đi sau, tôi tiêu chảy tôi đi trước. Tuy lớn hạ, nhưng người bệnh và người nuôi bệnh được hưởng nhiều quyền lợi hơn, trong Tăng chúng phải nể ông nuôi bệnh 3 phần, vì thằng cha nuôi bệnh không bỏ đi được, có lần tỳ kheo bị bệnh mà chư tăng cứ lo ngồi thiền, đi bát không à, buổi chiều Phật họp chư tăng lại Phật nói: các ngươi đã bỏ nhà ra đi, không cha không mẹ không người thân, các ngươi không thương nhau thì ai thương, hôm nay mình bỏ lơ người khác mai mốt đến phiên mình ai lo?. Ở Kalama làm phòng y tế tôi phải viết câu này bằng tiếng Pali: ai chăm sóc tỳ kheo bệnh, người đó chăm sóc Như Lai. Khi ngài nói câu đó thì các vị tỳ kheo khỏe lắm. Có buổi chiều ngài ngồi thuyết pháp, có ông vua bự, ông quỳ ông lạy, ông ở gần chùa ngày nào ông cũng vô gặp Phật, ông lấy cái miệng ông hôn bàn chân của ngài. Có lần ngài đó hỏi: “Đại vương cũng là vua, ta trước khi xuất gia cũng là vua, đại vương với ta bằng tuổi, sao đại vương hạ mình như vậy?” Ông nói: “Ngài là vua, con cũng là vua, nhưng Ngài có những cái con không có được”. Ông là vị Phật tương lai, là 1 trong 10 vị gần sắp tới. Ông đang ngồi nghe pháp, có người vô nói gì, cái mặt ông sầm liền. Phật hỏi đại vương có an lạc không? Ông nói: “trước Bạch Thế Tôn con luôn an lạc, nhưng con mới nhận được tin không có vui, trong nội cung báo hoàng hậu mới sinh công chúa, con thích con trai, con nghe không được vui”. Phật bảo “tại sao con coi thường con gái, khi tất cả đàn ông vĩ đại nhất đều do phụ nữ sinh ra”. Kể từ lúc đó ông lạy Phật xong ông thương công chúa như vàng. Không giải thích gì hết, chỉ quất 1 cái 1, ông vua xoay 180 độ. Hay quá, không có giải thích về nam quyền nữ quyền, mà chỉ 1 câu rất là dễ hiểu. Rùa cỡ nào cũng hiểu.
Lúc Ngài mới thành đạo, bà dì ruột thương Ngài quá, bà cúng Ngài 1 bộ y do chính tay bà dệt. Ngài từ chối nói cúng cho chư Tăng. Bà sốc, bà đem cúng cho ngài Xá Lợi Phất, ngài nói tôi y đủ rồi, theo luật không được nhận y dư. Tới ngài Mục Kiền Liên cũng lắc, lắc riết. Đến ông cuối cùng mới tu. Ông ừ mới ghê. Bà mới sốc. Đức Phật mới nói đem bình bát ra đây, ngài cầm ngài chú nguyện: “tất cả tỳ khưu ở đây, kể cả Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên cũng không tìm ra trừ cái ông mới tu”, Ngài nói xong Ngài thẩy 1 cái đi mất tiêu, Ngài nói các vị tỳ kheo đi tìm giúp Như Lai cái bình bát. Ngài Mục Kiền Liên tìm không có ra, ngài Anuruddha là đệ nhất thiên nhãn, ngài rọi mấy chục cái ổ ếch cũng không thấy cái bình bát. Phật chú nguyện làm sao mà thấy? Có những vị biết chuyện, mới nói ông mới tu tìm thử. Ông nói trời ơi tôi mới tu, chưa biết sơ thiền vuông tròn dài ngắn ra sao, nói gì đến thần thông. Vị đó có huệ căn, vị đó mới nói chư tăng ở đây tìm hết rồi còn có mình con, thôi để con tìm. Ngài quỳ xuống ngài khấn thế này: con đi xuất gia không phải vì danh vì lợi, cũng không phải vì cầu quả phạm thiên Đế Thích, mà con chỉ cầu quả Bồ đề vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác như Thế Tôn, nếu con mà thành Phật con xin bình bát của Thế Tôn có trên tay của con. Ngài khấn xong bình bát nằm trên tay ngài. Đức Phật mới mỉm cười, ngài Ananda biết Thế Tôn không có vô vớ mỉm cười, vị mới tu này chính là Phật Di Lạc. Nghĩa là lá y bà mới cúng, là cúng cho vị Phật kế. Trong kinh nói, lúc đó trong vô lượng vũ trụ, vị Phật Di Lạc là người thứ 2 mà phước báu nhiều, chỉ sau Đức Thế Tôn mình thôi. Phước gấp hơn ngài Xá Lợi Phất ngàn triệu tỉ lần, mặc dù ngài vẫn còn phàm, nghĩa là ngài chưa đắc La Hán thôi. Khi giáo pháp Như Lai hết, trái đất sẽ trải qua thời gian mông muội không có văn minh, sau giai đoạn đó sẽ đến giai đoạn hoàng kim văn minh, lúc đó tỳ kheo này sẽ ra đời làm Chánh Đẳng Chánh Giác thuyết pháp giống như ta bây giờ, độ vô lượng chúng sanh như ta bây giờ.
Tôi có đọc 1 bài kệ cúng y, trong đó có câu “ 1 đại y 2 cánh Đường Tôn”, tức là 1 bộ y sang tay 2 vị Phật, lúc đó ngài mới có 1 câu trong lễ dâng y là “… 2h1p24s” nghĩa là khi cúng dường cho chư tăng cũng là cúng dường cho Như Lai, vì chư tăng từ Như Lai mà có.
Tăng nghĩa là thánh Tăng đó. Bởi thánh Tăng là 1 phần của 1 vị Phật, do Ngài dạy mà có. Các vị A La Hán được Ngài gọi là con trai của ta, người nữ mà đắc A La Hán gọi là con gái của ta.
Tiếp theo là tạng A tỳ đàm, nhìn thì rất là sâu, nhưng trong đời sống thực tế thì cái cha nào học luật và trì luật thì cha đó đem 2 tạng đó dồn vào trong từng activity của mình. Khi học luật và hành luật, thì tỳ kheo đem tinh thần của cả 2 tạng kia ghép lại vào từng sinh hoạt lớn nhỏ của mình. Có những điều luật khi được nghiêm trì thì giúp tỳ kheo sống rời xa các tập tính của 4 cõi đọa. Có những điều luật khi được nghiêm trì thì giúp tỳ kheo sống rời xa các tập tính của nhân thiên, dục giới. Có những điều luật khi được nghiêm trì thì giúp tỳ kheo sống rời xa các tập tính của phàm phu. Có những điều luật khi được nghiêm trì thì giúp tỳ kheo từng bước tháo gỡ các mắt duyên khởi…
Có những điều luật khi được nghiêm trì thì giúp tỳ kheo sống rời xa các tập tính của 4 cõi đọa. Con thú có những loài rất thích tích trữ đồ ăn. Là loài thú, thích là nó ăn không kể gì hết. Không kể thiện ác, nó ăn được là nó quất. Mà nếu tỳ kheo giữ giới trong sạch, có phải họ bỏ được thói quen tích trữ đồ ăn không? Là bỏ thói quen của loài thú đúng không? Tỳ kheo giữ giới trong sạch thì không phải cái gì cũng ăn. Trong khi loài thú thích là ăn.
Có những điều luật khi được nghiêm trì thì giúp tỳ kheo sống rời xa các tập tính của nhân thiên cõi dục. Nhân thiên cõi dục có tập tính là lựa cái gì ngon, cái gì tốt. Tỳ kheo thì không được như vậy. Y tốt cách mấy cũng không được nhận nếu đã đủ rồi. Đồ ăn ngon có mấy cũng không được nhận nếu quá Ngọ. Vàng bạc châu báu cách mấy Tỳ kheo cũng không được quyền nhận. Tỳ kheo giữ tiền có nhiều cái bậy lắm. Ví dụ như Phật tử gặp mình cũng thành thói quen, không cúng cũng kỳ. Rồi ông sư gặp mà họ không cho thì nghĩ họ coi thường mình. Rồi mình đánh giá tình cảm con người qua con số trong bao thơ. Cho 100 thì có chút cảm tình, cho 200 thì có tình cảm đặc biệt, 500 thì tình cảm đáng lưu ý, 1000 trở lên thì phải ghi sổ đỏ (cười). Nếu không nhận tiền thì đứa nào coi như đứa đó.
Có những điều luật khi được nghiêm trì thì giúp tỳ kheo sống rời xa các tập tính của phàm phu. Tỳ kheo mà giữ được tứ thanh tịnh thì thu thúc 6 căn. Tứ thanh tịnh giới của Tỳ kheo gồm có 4: giới bổn thanh tịnh – thu thúc lục căn thanh tịnh – nuôi mạng thanh tịnh – quán tưởng thanh tịnh là 4 đại giới của Tỳ kheo. 227 giới đó nằm trong giới đầu tiên thôi – giới bổn thanh tịnh. 3 giới sau là thu thúc lục căn thanh tịnh. Tỳ kheo bậc hạ giữ được 227 giới (giới bổn thanh tịnh) với nuôi mạng thanh tịnh. Tỳ khoe bậc trung là thêm quán tưởng thanh tịnh. Tỳ kheo bậc thượng phải thêm thu thúc lục căn thanh tịnh.
Lục căn thanh tịnh nghĩa là Tỳ khoe không để tâm mình bất mãn với cái gì mình nhìn, nghe, ngửi, nếm, đụng, không để tâm mình đam mê với cái gì mình nhìn, nghe, ngửi, nếm, đụng.
Quán tưởng thanh tịnh nghĩa là mỗi lần Tỳ kheo sử dụng các thứ vật chất như y, áo, thuốc men, chỗ ở là phải quán tưởng như sau. Mỗi lần mặc y đều phải quán tưởng y này là để che thân, không phải để làm đẹp. Mỗi lần ăn thì nghĩ rằng ăn là để tu hành, không vì lý do nào khác. Mỗi lần vào ra chỗ ở, nghĩ rằng đây là chỗ để ta tu hành, không vì lý do nào khác. Khi bị bệnh, uống thuốc cũng tâm niệm rằng ta uống thuốc để dứt bệnh tu hành chứ không vì lý do nào khác.
Chánh mạng là Tỳ kheo chỉ có 1 cách kiếm sống duy nhất là trau dồi pháp học pháp hành để tự cho người có đạo tâm hộ trì. Có 1 chuyện đây tôi nói mà bà con không có tin. Tôi là thầy chùa tôi tin. 90% (trừ 10% cá biệt, chỉ xui quá, thiếu phước quá mới gặp trường hợp đặc biệt) ông sư chỉ cần học giỏi giáo lý và giới luật trong sạch thì không có đói được. Tôi tu từ ngày 19/2/1980 đến giờ là 40 năm, tôi biết chắc điều đó. Cho nên anh cứ lo học giáo lý, tu hành thì nó huyền diệu lắm, muốn đói cũng rất khó, cùng lắm 1, 2 tháng đầu thôi. Thường 1 do lý thuyết ông chưa thuyết phục, hoặc giới hạnh chưa thuyết phục được mình, chứ thuyết phục được rồi thì bán nhà mà nuôi. Tôi là thầy chùa, mà tôi sẵn sàng ủng hộ hết mình những thứ vật chất tôi có cho ông sư kiểu như vậy.
2h20p34s.
18/09/2020 – 01:03 – Nguyenhuongbichhue
Vừa rồi tôi về Miến Điện, tôi đảnh lễ ngài … (2h20p40s), Ngài cả đời từ khi tu không ăn điểm tâm , ngày ăn đúng 1 buổi thôi. Buổi chiều chỉ uống nước trái cây thôi. Thì tôi nghĩ ở trong bụng, nếu bây giờ mà Ngài không có ai hộ trì thực phẩm, thì đem Ngài qua Mỹ, hoặc tôi về Miến Điện tôi sống, thì với sức của tôi, tôi nghĩ tôi nuôi Ngài dư sức. Tôi không có giàu, nhưng Ngài ăn ngày có 1 bữa à, thì sức tôi là đi xin Phật tử về cho Ngài. Ngài là trường hợp đặc biệt mà tôi có suy nghĩ đó. Khi tôi lạy Ngài, tôi lấy trán gõ vô cái chân Ngài, Ngài cười cười, mà mát dữ lắm. Đó là 1 trong những lần tôi tin. Các vị có biết Ngài … (2h21p40s), khi đảnh lễ tôi nghĩ trong bụng Ngài không phải là máu mủ gì của tôi. Nhưng cái gì Ngài cần, tôi cúng được bằng vật chất tôi cúng hết. Nếu mai này có 1 lúc nào đó Ngài bệnh, Ngài lên tiếng ông về dòm ngó tôi 3 tháng, tôi về, về đổ bô, đấm bóp, quét nhà… Ngộ lắm. Có cái lực nó đáng lắm. Máu mủ mà không ra gì nó ngán lắm. Còn người dưng nước lã mà có 2 cái đó thôi. Thì chính tôi lấy bụng tôi suy ra, Mỹ thì có ngài …(2h22p27s)… nhiều lắm. Ngài Pa-auk giờ nói muốn gì, tôi chiều hết. Cái gì tôi có là tôi cho liền. Tôi không làm để cho Phật tử thấy, tôi không cần, tôi thương, tôi quý Ngài lắm. Thậm chí nhiều vị có 1 trong 2 mà đã ăn không hết rồi.
Tỳ kheo bậc trung, thêm cái quán tưởng. Tại sao cái quán tưởng quan trọng? Nhiều khi mình quên tu mà mình có quán tưởng, tự mình kéo mình trở về có biết không. Hồi nhỏ tôi không biết cái này, về già mới ngộ ra. Khi chơi tung tăng quên mất 227 cái kia, mà nhớ quán tưởng nó kéo mình về lại.
Tỳ kheo bậc thượng dù còn là phàm phu, cũng đủ làm cho quỷ thần khiếp sợ. Trong kinh nói, vị đó ở chỗ nào trong cốc, thì phi nhơn không dám ở trên cao hơn.
Tại sao có vụ thượng hạ, là mình nói để mình hiểu hơn. Mà cái này là câu quan trọng, bà con phải ghi ngay bây giờ. Trong 4 điều trên, điều nào gắn liền với chánh niệm nhất được xem là hạng nhất. 227 giới này có thể lơ là (ngồi ở trong nhà thì sao phạm), nhưng giới chánh mạng không phải dễ. Ví dụ khi mình nói đạo, mình coi bói, làm bùa, làm phép, làm cái này làm cái kia để nuôi mạng là tà mạng thô thiển. Còn tà mạng vi tế là khen mình chê người, ví dụ như Phật tử thăm hỏi Sư có khỏe không, thì trả lời “cũng nhờ ngồi thiền đó con, nên cũng khỏe”, hay hỏi sao cốc sư dơ thế thì trả lời “ồ thì con biết mà, ba cái tra cứu kinh sách, ngồi thiền khổ quá con ơi” – cốc dơ mà chả đẩy chả lên mây luôn. Qua cái cốc sạch này, thì trả lời “thì cái trú xứ nó phải vậy mới thích hợp để giữ tâm con”… Nếu mình trong sạch thì mình không cần nói quá trời quá đất. Đó là tà mạng vi tế. Người tu chân chánh có lý tưởng tu hành thì cái chút chút đó cũng phải biết. Chứ làm sao mà phải nói hơn thằng kia 1 bậc. Có Phật tử thấy sư kia lo bận bịu, còn sư này thảnh thơi thì ông nói “Trách nhiệm sư là phải tu hành, còn cái chuyện chùa miễu là giao cho cư sĩ, giới định tuệ là mình phải tập trung”, coi như bao mồ hôi nước mắt ông kia là xuống bùn hết, còn cái ở không của ổng được quy vào giới định tuệ. Cái đó được gọi là tà mạng. Mà cái đó không ai chứng minh được hết, chỉ có mình mình biết mà thôi. Bởi hôm qua mình học cái nghiệp duyên là cái lực đẩy của chủ ý trong các hành động. Cũng 1 câu nói “cốc dơ vậy sư” mà cái chủ ý làm câu trả lời biến thành tà mạng. Thấy cốc dơ thì trả lời tại tôi làm biếng là xong, thấy vậy mà tội nó ít. Có cái này phải ghi: tại Phật tử đẩy chúng tôi vào cái thế đó, quý vị là những người rất khoái ba xạo, tôi nói thiệt. Đời tôi gặp nhiều thứ, tôi kể vô tư cho cả thiên hạ nghe. Kỳ rồi đi Úc, ông sư Việt Nam đầu tiên, maybe là duy nhất mà làm trụ trì 1 thiền viện của Thái Lan đó là ông sư Thái Bình ở bên Úc, mà sư cực kỳ bình dân. Mình ăn xong mình nhòm xem thử rửa bát chỗ nào, sư nói: “ông là khách, ông không quen chỗ để đó tôi lo”. Ăn xong sư vắt áo lên, còn mặc áo trong, dắt đi giới thiệu tùm lum nhưng cốt cách của sư đưa tiền không nhận. Những người đó tôi khoái, rất bình dân, không làm màu. Còn Phật tử họ trách vì sao sư không y áo trang nghiêm, cái đó tùy tình huống hiểu không. Đang làm dở tay mà mình gặp thì làm sao, đừng có lòi nhiều quá thôi, phản cảm quá thôi. Đằng này lúc nào cũng đòi ông sư đắp y kín mít. Ok, thích thì chiều, kể từ đó gặp 1 ông sư sáng choang, nhưng cái ruột rỗng tuếch. Nếu tôi là cư sĩ, tôi để ý cái bụng ông sư hơn. Giới luật có nhiều cách giữ lắm, nhưng không cần thiết phải cho biết you đang giữ giới, mà Phật tử không biết cái đó, họ không cần biết giáo lý bởi vì họ không có nhu cầu biết giáo lý– đó là điều thứ nhất. Điều thứ 2 là họ mê cái ông nhìn vô chói chang nắng hạ. Trong kinh có cái này mới độc: hạng 1 là đam mê danh lợi, hạng 2 là không ham mê danh lợi nhưng muốn người khác biết mình không ham mê danh lợi, hạng 3 là không muốn người khác biết nhưng tự thấy mình là không ham mê danh lợi, hạng 4 không ham mê danh lợi 1 cách tự nhiên và không thấy gì hết.
1 là không có giới, 2 có giới mà mong người khác biết là chưa khá, bởi vì lúc đó anh giữ giới dùm chứ không phải giữ cho anh. Những người cầu đạo giải thoát, họ giữ giới thiệt chứ không phải giữ giới cho người khác biết. Chính quý vị là tác giả của những thứ đó, cho nên quý vị tạo ra cái gì quý vị sẽ gánh thứ đó. Tôi khác, tôi đi tìm đạo, tôi muốn nghe ông đó nói gì, có những vị thầy có cái để mình nhìn, có những vị thầy có cái để mình nghe, mình bắt chước. Có những cái đáng để mình đội lên đầu. Giống như mình đi chợ, có cái đáng để mình nhìn rồi mình bỏ đi, có cái đáng để mình mua 1 chút, nhai nhai rồi liệng, có cái mình mua về nấu nguyên 1 nồi, ăn cho hết, rồi bỏ xác, có cái ăn luôn vừa xác vừa cái. Mình đi chợ mua cà phê về, lấy nước bỏ xác, mua rau về lấy gì bỏ gì… Hiểu không?
Đến với Tăng ni, Phật tử, bạn bè mình cũng phải y chang đi chợ vậy. Có những người như chai nước suối, mình quất hết luôn. Có những người như trái bắp, bỏ trong bỏ ngoài ăn khúc giữa. Mấy cái đó không phải tôi nghĩ ra, kinh dạy. Ngài Xá Lợi Phất Ngài nói, có những con người như cái hồ lớn, mình nhào xuống nguyên 1 con, vừa tắm vừa uống. Có những người giống như cái lu, mình không nhảy vô được mà mình chỉ múc uống, tắm. Có những người như vũng nước, mình chỉ vốc mình uống. Có những người giống như 1 vũng nước nhỏ, chỉ đủ để rửa tay.
Mình thấy mình học Tạng luật, các vị khiếp chưa. Mình học tưởng chỉ có vị Tỳ kheo không được cái này, không được cái kia, thì mình thấy nó cạn. Trong khi A tỳ đàm thì 12 14 vô minh duyên hành, mình thấy rùng rợn. Nhưng thực ra thì, ai có kiến thức về bách khoa, sẽ thấy tên học ngành Y, ngành Dược sẽ học quá trời thứ, nhưng tên mà ăn kiêng, kiến thức không bằng tên kia, nhưng nó sẽ làm đúng 1 số hướng dẫn, thì nó đang áp dụng kiến thức của 2 tên kia. Nó không biết nhiều lắm về fructose, lactose, glucose, acid, pH… Nhưng nếu nó sống dưỡng sinh đúng theo thầy Tuệ Hải, thì nó âm thầm làm đúng điều 2 thằng kia biết. Hiểu chứ?
Giống như 1 đứa bé, má nó dặn: “ăn xong hãy rửa tay, trước khi ngủ không ăn đồ ngọt”. Tuy cái đầu của nó không biết bằng má nó, nó không hiểu vì sao ăn xong phải rửa tay, trước khi ngủ phải đánh răng… Nhưng khi nó làm theo là nó đang thực hiện theo kiến thức của má nó.
Thì cái giới Luật cũng vậy. 1 vị Tỳ kheo mà biết cả 3 tạng là số 1. Nhưng nếu 1 tỳ kheo chỉ biết giữ giới thôi, thì đang thực hiện tinh thần của 2 tạng kia. Ví dụ giờ vị đó đang thu thúc lục căn, là làm theo tinh thần của giáo lý duyên khởi đúng không? Do vô minh trong 4 đế nên tạo các nghiệp thiện ác, do các nghiệp thiện ác nên có tâm đầu thai các cõi, nên chúng ta có đủ 6 căn hay không, do có đủ 6 căn nên người ta sống đủ với 6 trần, nếu sống với 6 trần bằng chánh niệm, trí tuệ thì đó là con đường giải thoát, nếu sống với 6 trần bằng phiền não thì ở lại con đường sinh tử. Ông đang tu theo tinh thần của giáo lý duyên khởi nhưng có điều không nói hay bằng vị tu A tỳ đàm. Nên thằng nhỏ không nói hay như ba với má nó, nhưng nó biết ăn xong rửa tay, trước khi ngủ là đánh răng… Là nó đang hiện thực hóa kiến thức của bố mẹ nó, nó biến cái biết của bố mẹ thành ra hành động.
Như vậy, riêng cái giới là nó sâu sắc đúng không? Tuy về lý thuyết giới không có gì hết, nhưng mà giới giúp cho ta hành động y chang như tạng kinh và tạng A tỳ đàm nói.
Câu hỏi: bên Đại thừa có Bồ tát giới – giới của Tỳ kheo, thì khác gì với giới của Tỳ kheo của nguyên thủy?
Đáp: giờ tôi nặn mụn, nếu nó có đau thì phải biết là đau do nặn mụn, vì nặn mụn không thể êm ái như 1 nụ hôn, hiểu không? Tôi đang trả lời 1 câu hỏi, thì tôi phải nói sự thật, quý vị tin hay không thì tùy. Thứ nhất, Bồ tát giới, thì trong Phật giáo nguyên thủy Bồ tát là sao. Chuyện rốt ráo nhất của Bồ tát là người không muốn luân hồi sanh tử nữa, mà chỉ muốn niết bàn, thì gọi là Bồ tát. Nhưng trong số người mà muốn giải thoát, thì chia ra 3 cấp:
– Bồ tát Chánh Đẳng Giác là muốn thành Phật, không cần thầy nhưng độ được nhiều đệ tử.
– Thứ 2: Muốn tự mình thành Phật, không cần thầy, nhưng không độ được đệ tử.
– Thứ 3: Phải cần thầy, nhưng có thể độ được đệ tử.
Ông thứ 3, ông phải có thầy độ được đệ tử, ông chỉ có mặt khi có Phật tổ ra đời, tức là ông thứ nhất có mặt thì mới có ông thứ 3. Ông thứ 2, khi không có 2 ông kia thì ông mới có mặt được. Chữ Bồ tát mà bên Bắc tông dùng là Bồ tát hạng 1 – Phật tổ, chứ họ không nói đến 2 hạng phía sau.
Tại sao trong kinh điển Pali, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nói nhiều về Bồ tát, gần như là không nhắc đến. Mà vì sao chỉ được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo Bắc phát triển. Nghe cho kỹ nha. Là bởi vì muốn thành Phật rất khó, trong 1 tỷ người được nghe Phật pháp, chỉ có 1 người phát tâm thành Phật, và trong 1 tỷ người phát tâm thành Phật, chỉ có 1 người đi tới bến thôi, còn lại đi dọc đường rã rời, bỏ nguyện hết. Bởi vì người đó phải có trí, có bi, thương đời nhưng mà phải có trí tuệ để biết cách đi làm sao thành Phật. Hạng này rất là hiếm nên rất là khó. Chính vì làm Phật khó quá cho nên quả vị làm Phật giống như tỷ phú, tổng thống. Không có trường nào dạy mình làm tỷ phú, tổng thống hết. Cái trường đó dạy chương trình chung cho mọi người, từ trường đó ra ai có bản lãnh làm tỷ phú, tổng thống thì nó tự động ôm cái bằng cấp đó ra làm đủ trò, để cuối cùng nó thành tỷ phú, tổng thống, chứ không có trường nào chuyên môn đào tạo cả. Đây cũng vậy, ở đây Phật thuyết pháp chung chứ không có riêng cho 1 anh nào hết. Nhưng mà ai có khả năng Bồ tát, khi nghe giảng những cái nãy giờ, thì ông không muốn thành A La Hán Thinh Văn mà ông chỉ muốn làm Phật. Ông muốn những cái nãy giờ nghe giảng này, là ông muốn dạy hết cho vô lượng chúng sanh trong vô lượng vũ trụ, ông mới vừa lòng. Ông Độc Giác ông nghe cái nãy giờ nghĩ bụng, dù sao mình hiểu tới nơi tới chốn, khỏe thân, không nghĩ cho ai khác. Ông Thinh Văn Giác nghe cái nãy giờ ông nghĩ bụng, hay quá, kiếp này mình không đắc, mai mốt Phật khác mình cũng cố gắng đắc. Cũng 1 giáo pháp như vậy, nhưng 3 ông có 3 cách tiếp nhận khác nhau.
Tôi nhắc lại, trong kinh điển Pali, Đức Phật không chỗ nào khích lệ người ta thành Phật hết, vì Ngài biết cũng chừng đó giáo lý, ai có bản lãnh thành Phật thì tự nhiên chừng đó đủ rồi. Họ thấy mọi sự là vô ngã vô thường, bấy nhiêu là họ đủ nguyện thành Phật. Còn những người bản lãnh chỉ thành Phật Độc Giác, là họ sẽ chỉ muốn đắc 1 mình họ. Ai mà có khả năng làm Thinh Văn thì họ nghe, họ muốn nhảy vô rừng ngồi đắc tại chỗ.
Để trả lời câu hỏi của cô, tôi phải nói chữ Bồ Tát rộng như vậy đó. Nên trong kinh điển Nam Tông họ không mặn mà chữ Bồ Tát, vì thành Phật rất là khó. Còn bên Bắc truyền ai cũng nguyện thành… Nghe rất là đã nhưng con lạy các bố, không có dễ đâu.
Cho nên Đức Phật nói muốn trở thành tỷ phú không có dễ, nên Ngài mở trường đại học dạy chung, chương trình chung. Nhưng mà cái đầu của you nếu là của Bill Gates thì cũng chừng đó bài vở tạo ra Bill Gates. Còn không về đi bán sách.
Ngài Xá Lợi Phất trí tuệ bằng trời kìa, mà Ngài đã từng nguyện thành Chánh Đẳng Giác nhưng Ngài nản, Ngài bỏ. Có 1 kiếp Ngài nguyện thành Chánh Đẳng Giác, ai xin gì Ngài cũng cho, vừa nguyện xong có ông xin Ngài con mắt, Ngài cũng móc Ngài cho, xong rồi ông giục xuống đất, Ngài bị sốc toàn tập. Vì sao? Thứ nhất Ngài thấy Ngài đã tuyên bố quá sớm, vì Ngài tin rằng cho người cần, ai ngờ gặp người ác mà muốn thử thôi. Thứ 2, dù người ta muốn thử, nhưng mình đã móc mình cho thì mình không nuối tiếc. Đằng này Ngài bị sốc vì nó lấy nó đi giục. Thế là Ngài bỏ nguyện. Mà Ngài đại trí đó, sống tốt lắm. Có những kiếp ai cần cái gì Ngài cũng cho. Có 1 cái tên cà chớn đó, tui không có cần gì của ông hết, tui chỉ muốn ông làm người giúp việc không công của tui thôi. Quý vị có dám làm điều đó không? Nguyện thành Phật là cái gì cũng dám làm, kể cả cái việc mình nghe qua đã khiếp vậy đó. Ngài “ừ”. Khiếp chưa, muốn thành phật là phải như vậy. Tôi sợ nhất là nghe lý thuyết rồi nguyện thành Phật. Nó có dễ đâu. Cô học toán có biết lũy thừa không? Muốn thành Phật như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là nhanh nhất, phải tu 20 a tăng kỳ, 100 ngàn đại kiếp. Mà 1 a tăng kỳ là con số = 10 với 140 số 0 đại kiếp, mà 20 lần như vậy mới thành Phật. Không dễ đâu, mà thử thách muôn trùng. Trong số 20 a tăng kỳ đó, số lượng Phật Ngài gặp chỉ có vài chục người thôi. 10 với 140 số 0 đâu phải ít, nhiều lắm. Có những cám dỗ mình không vượt qua được, đang tu trong rừng đói nghèo, tự dưng có 1 người cực kỳ giàu đẹp, dễ thương, sang giàu, tâm lý đến chăm sóc mình sớm hôm, mưa rừng gió núi, mà nó thơm phức bà cố tôi chịu cũng không nổi. Mà tôi thuyết pháp thôi thù nhất khi tôi nói thiệt người ta khinh. Nói ông sư sao háo sắc, cho nên muốn tôi xạo cho coi. Khi mình nói đạo phải phanh phui hết ra, thì nói ông sư này không có trang nghiêm. Cái Phật tử mình nó ngu tuyệt đối. Chính các vị xúi chúng tôi xạo chứ không có ai. Mà sự thật nó như vậy, khó lắm. Tu nhiều thử thách khó lắm, đói lạnh trên rừng trên núi. Mình đi học đạo mình giảng cho nó mà lỡ lời, nó về nó chửi banh xác, tự dưng chán, không muốn thuyết pháp nữa, tôi bỏ rồi đó, tôi không muốn giảng kinh Tạng nữa, tôi không muốn in kinh viết sách nữa, người ta khó lắm. Vừa lòng thằng Tèo không vừa lòng thằng Tí, khó lắm.
Cho nên muốn thành Phật phải vượt qua biết bao nhiêu rào cản.
Bây giờ tôi muốn nói đến cái chuyện Bồ Tát giới. Phật giáo Bắc truyền có 2 đặc điểm.
– Thứ nhất là mặc dù Phật giáo chung 1 nguồn, nhưng có 1 bộ phận này họ có nhu cầu hoằng pháp, mà nếu cứ khư khư thì hoằng pháp rất khó. Ví dụ như trong Luật nói ăn cơm phải đợi người ta dâng. Tôi nói thiệt tôi ghét cái luật đó lắm, vì đó là thời xưa, chứ ngày nay mình phải du di 1 chút. Tại sao có luật ăn phải có người dâng tại chỗ, vì có 1 vị hơi ẩu, người ta dọn cho mình ăn bên đây, cái chén này ông đem cho má ổng, ông chuẩn bị bưng thì con ông khóc, ông để tạm bên đây để quay qua giữ con, thì ông tỳ kheo lấy quất luôn. Vì ông tưởng người ta để bên đây cho ổng. Tôi nói thẳng là vị đó hơi bất cẩn, vô ý, vì cái của mình người ta sẽ để khác. Mình quan sát sẽ biết. Sẵn nói luôn. Có nhiều vị lạ lắm, người ta mời ăn cơm. Uống nước xong đàm lên lại khạc vô ly đó luôn, rồi lấy khăn giấy đậy lại. Các vị phải biết con nhiều cha, và xuất thân khác nhau, cái nền văn hóa khác nhau nên…. Thì cái ở đây nguyên thủy đạo Phật có 1 thôi, nhưng cái nhu cầu hoằng pháp, cứ khư khư khó hoằng pháp lắm, nên vụ dâng cơm tận tay là họ bỏ. Rồi họ thấy ăn mặc giống vầy (chỉ vào bộ quần áo sư đang mặc) chỉ có làm 1 việc thôi, đó là sống đạo mà không giúp đời được nhiều lắm. Sống đạo là gì? Là ôm bát ngồi thiền thuyết pháp thì được, giúp đời thì không được hiệu quả lắm. Cho nên họ chủ trương quần có ống, áo có tay để vừa bốc thuốc cho người ta, vừa dạy đạo. Nhà người ta khó khăn, con đi làm đồng, ba má ở nhà thì ông thầy có thể nhào đến chăm sóc, tắm rửa cho ba má. Chứ bên Nam tông chỉ có ăn rồi ngồi hoài thuyết pháp. Thì cái đó tôi không chê, nhưng nhiều vị nghĩ cứ khư khư là không giúp đời được, thế là họ mới tách ra. Tách ra không phải là chia 2 phe, mà họ ít gần bên đó nữa.
– Thứ hai – quan điểm nhận thức. Có một số điều trong kinh mình hiểu khác, cái từ từ tôi tránh không nói chuyện với ông đó nữa, hiểu không? Nhưng mà ai đến hỏi tôi thì tôi giảng theo cái kiểu Phật pháp của tôi. Thế là từ từ có nhóm theo tôi và tránh cái vị kia. Rồi có một số hợp với vị kia. Nên từ từ Phật pháp tách ra thành nhiều nhóm. Trong đó cái nhanh sau, ngoài sinh hoạt, ăn mặc ra thì còn có 1 số điểm sau đây: khơi rộng những điểm mà Phật giáo nguyên thủy bỏ ngỏ, bỏ ngỏ nghĩa là không nhắc tới. Ví dụ như trong kinh điển nguyên thủy ghi, có vô lượng thế giới, trong mỗi buddha zone không có vị phật thứ 2. Bên Nam tông chỉ nói có 2 câu đó là xong. Còn cái đám mới phát triển nó mê chỗ đó quá đi, họ phát triển thêm: vì có vô lượng thế giới nên ngoài buddha zone này còn có vô lượng buddha zone khác, và cái buddha zone đó hoàn toàn có thể có Phật. Thế là có các cõi sau đây: Đông phương Dược Sư Lưu Ly Như Lai, Tây phương cực lạc Di Đà Phật, có A Xuất Phật, có cõi chúng hương, có cõi Sư Tử Hống Như Lai, Diệu Âm Như Lai… Thứ 2 tại sao có Phật Dược Sư, Phật này Phật kia? Phật Dược Sư là vô địch chữa bệnh đúng không. Có cõi Chúng Hương thì ai cũng thơm. Không phải họ khùng, mà nó như thế này. Họ dựng ra là chính trong kinh nguyên thủy chứ không có đâu hết. Trong kinh nguyên thủy nói có rất nhiều vị Bồ tát, tuy mục đích cao nhất là nguyện thành Chánh Đẳng Giác, nhưng khi họ nguyện thành Phật như vậy họ vẫn còn phàm, nhưng trong 10 ông nguyện thành Phật này nhưng có sự khác nhau, ví dụ tôi rất thích hào quang thế là trong lúc tu hành tôi nguyện khi nào thành Phật là tôi có hào quang chói chang nắng hạ, ông này ông khoái bông sen lắm nên ông nguyện khi ông thành Phật thì sen từa lưa hết, ông sư Đức Minh ông rất tâm đắc với lộng che, nên ông nguyện ông thành Phật đi đâu cũng có cái lộng trên đầu, nên có nhiều vị thành Phật rồi đi đâu cũng có cái lộng. Còn ông sư Bửu Tâm lúc chưa thành Phật ông thương chúng sanh vô cùng, mà ông thích sống lâu nên ông nguyện khi nào tuổi thọ chúng sanh cao nhất ông mới ra, chứ tu hành khổ cực mới sanh ra được mấy ngày đã đi thì uổng công tôi, với tội chúng sanh nghe chưa có đã. Thế là ông thì bông sen, ông thì lọng che, ông thì tuổi thọ. Mà đó là kinh nguyên thủy nói. Thế là qua Bắc truyền họ mới dựa vô kinh, họ nói: ở mỗi Buddha zone không thể có 2 Phật, nhưng ở buddha zone khác là hoàn toàn có thể. Thứ 2, vì mỗi bồ tát bên cạnh cái hạnh nguyện chính nó còn có cái nguyện phụ, nên có vị nào quan tâm cái sắc, cái thinh, cái khí, cái vị, cái xúc thì khi thành Phật, quả Phật giống nhau nhưng cái râu ria sẽ nặng cái họ thích. Có vị bệnh, họ thương cái người bị bệnh, họ nguyện khi thành Phật ai gặp họ cũng sẽ hết bệnh, thế là vị đó có tên là Dược Sư Liêu Ly. Họ chế ra có ý chứ không phải không. Mỗi lần đốt trầm, mùi thơm họ thích lắm thế là họ nguyện sinh ra về cõi chúng hương, có nghĩa là lời nguyện có từ 1 buổi tụng kinh thôi chứ không có gì hết.
Tôi đã nói về cõi Phật và Bồ Tát xong rồi, bây giờ qua Bồ Tát giới. Đã có Bồ Tát thì phải có nguyên tắc của Bồ Tát chứ, thì nguyên tắc hành động đó được gọi là Bồ Tát giới. Mà Bồ Tát giới là những điều mà 1 người muốn thành Phật cần nên tránh. Giữ điều đó gọi là giữ Bồ Tát giới. Hiểu không? Khi cô muốn đẹp, thì có những thứ cô phải tránh, và có 1 số chuyện cô phải làm. Những điều đó gọi là “phụ nữ giới”, “mỹ nhân giới” (cười). Còn muốn thành Bồ Tát cần Bồ Tát giới. Không phải họ chế, mà họ dựa vào kinh điển, nhưng họ muốn làm nổi bật những điều đó nên họ đóng khung nó và đặt cho cái tên. Ví dụ như hồi bà má mình sống bà dạy mình tùm lum, khi má mất rồi, trong nhà có mấy đứa con gái mình mới làm cái bảng, mình để lên những điều tâm niệm của phụ nữ, để nhắc mấy đứa con gái trong nhà không đi ngang về tắt, không yêu đương bậy bạ, có yêu ai phải trình báo cha mẹ… Tất cả cái đó ngày xưa trong cuộc nói chuyện má có nói, nhưng má không có thống kê kỹ như vậy, mà bây giờ má mất rồi, nhà con gái đông quá thế là mình mới gom những điều má nói in thành 1 trang chà bá ghi là những điều răn phụ nữ. Quý vị thắc mắc hồi đó má còn sống đâu có viết mấy cái này. Sai. Cái này của má không à, nhưng tôi là bố, tôi phải gom những điều mà má nói trong nhiều năm mà tôi được nghe, rồi tôi lấy cái tên tôi đặt cho nó, nhưng cái ruột là của má tôi. Dĩ nhiên tôi có dặm vài cái mà ngày xưa má không nói – không nên thức khuya, không nên chat messager nhiều quá… chứ hồi má tôi làm gì có, nó là của tôi.
Bồ Tát giới là cái đó á. Nhưng tôi kỹ nên tôi phải nói tanh bành cho quý vị biết Bồ Tát là cái gì, Phật hoắc là cái gì, nên tôi Nam truyền nhưng tôi không chổng mông để chống những cái khác. Cái bậy nhất là Bắc truyền chửi Nam truyền mà không chịu đọc. Nam truyền chửi Bắc truyền mà không chịu đọc, không biết người ta nói cái gì. Trong khi cả 2 bên đều có thể ngồi nói chuyện với nhau. Bên Tây có 1 câu rất hay: “cái bi kịch của thế giới là người ta đã dựng nên quá nhiều bức tường ngăn cách, thay vì những cây cầu cảm thông”. Bên Nam truyền có nhiều cái phải đọc của Bắc truyền, vì bên đó có những thứ rất là độc đáo mà bên Nam truyền vì tinh thần hương quả quá nặng nên không có. Tinh thần hương quả là giữ miếng đất giữ hoài, không dám nhúc dịch. Hiểu không? Nên tôi gọi là tinh thần hương quả. Còn Bắc truyền vì cũng để bảo vệ dòng họ, nhưng mà đi làm ăn xa nên nhiều đồ hơi lạ. Nhưng dầu là tên ở nhà giữ đất hương quả hay cái tên đi làm ăn xa đem đồ lạ về, 2 tên hoàn toàn có thể ngồi lại nói chuyện với nhau. Vì 2 tên đó toàn muốn xây dựng từ đường hết. Nó xui trong nhà có mấy mụ đàn bà nhiều chuyện, bà rỉ tai thằng cha hương quả, anh thấy không nó đi xa về mang đâu ba cái tào lao. Vợ thằng cha đi xa thấy ông nhà quê, cái mặt phèn không à, không đủ tư cách nói chuyện với mình, cái đầu ông đó như con tép vậy đó. Mà lẽ ra 2 đứa này ngồi với nhau là ok. Mà không chịu tìm hiểu nhau, ăn rồi chổng mông chửi nhau tanh bành hết.
Chiều nay tôi phang thứ rất là nặng, không chịu học giáo lý, đạo mất. Cất chùa cho nhiều mà Phật tử không biết giáo lý là đạo mất.
Có cô Phật tử bỏ tiền ra mua miếng đất làm chùa, hồi đầu cũng muốn mời chư tăng về dạy đạo, mà muốn mời hơi khó, mà Phật tử buổi đầu không nhiều, nên sự hỗ trợ khi tăng về không mạnh, nên chư tăng nản, không muốn về. Thì cái này kéo theo cái kia. Từ hẻo lánh dẫn đến chuyện Phật tử ít, từ Phật tử ít dẫn đến chư tăng không muốn về, nên cái chùa hơi quạnh. Rồi muốn chùa đông, có mấy quân sư quạt mo trong chùa bàn với nhau làm tháp xương, tháp cốt. Chỉ cần có chứa xương của má nó, đi đâu nó cũng về thăm chùa, thì chùa sẽ mạnh. Khi tôi biết chuyện đó, tôi nói cái này :” Cái con đường mà bán đồ chay, ca nhạc gây quỷ, làm tháp xương có nhiều chùa chơi rồi, nhưng mà mình nhìn thấy nó đi về đâu. Cuối cùng chỉ lặp lại cái lối mòn. Cái Phật giáo mình cần là những nơi chốn tổ chức những lớp giáo lý. Bởi vì có Phật tử ngoan đạo, chỉ cần 1 cặp vợ chồng mà nó ngoan đạo nó có thể làm 1 đạo tràng, mà cái thứ nó đã dốt rồi, 100 mạng cũng toàn là con nhang thôi, cắm đầu nó tin thôi”
Đây là câu cuối cùng, trước khi đóng lại không giảng nữa. Phật tử không học giáo lý, chỉ là nô lệ cho tăng ni. Phật tử học giáo lý, là đệ tử của Tăng Bảo. Phật tử không học giáo lý chỉ biết cúng bao thơ, ăn lựa đồ ngon đồ bổ mà buồn buồn nó đè ra nó chửi như chó. Nhiều khi má mình không dám cho ăn vì sợ tốn tiền, nhưng thầy chùa lại cho ăn rồi nó đè ra nó chửi như chó mà sợ thầy bỏ, nó quỳ lạy xin lỗi năn nỉ suốt đêm. Thật ra khi học giáo lý mình không cuồng như vậy. anh có cái để tôi học thì tôi học, có cái để nhìn thì tôi nhìn, có cái nghe thì tôi nghe. Đó chính là đệ tử Tam Bảo, còn đâu là nô lệ của tăng ni.