Videos 4. Kinh Gopaka Moggallana (2) | Thiền Sư U Jatila – Khóa Thiền Năm 2016

 

 

Kinh Gopaka Moggallana (2)

Hôm nay sẽ tiếp tục bài Pháp tức là bài kinh Maganna Moggalanna thuộc trung bộ kinh bài kinh số 107.

Đức Phật dạy: này Bà La Môn, sau khi Như Lai đã dạy các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi những người xuất gia mới vào đạo giữ giới Patimokkha mới vào đạo và giữ giới thanh tịnh và chế ngự, hộ trì 6 căn khi tiếp xúc với 6 trần và biết cách tiết độ trong ăn uống, khi thọ nhận 4 tứ vật dụng và tinh tấn hành thiền chánh niệm, tỉnh giác khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, và trong các oai nghi đi tới, đi lui, ăn mặc, đắp ý, mang bát…..Tiếp theo Như Lai dạy những vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, những vị xuất gia phải đi đến những nơi thanh vắng tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, bãi tha ma, hang đá hay ngoài trời. Sau khi đi khất thực về, các vị ăn xong ngồi kiết già nơi thanh vắng như ngôi chùa, thiền viện, nơi yên tĩnh để các vị hành giả hành thiền một cách tốt đẹp. Rồi này, các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi những người xuất gia hãy đi đến những nơi vắng lặng, nơi rừng núi hay trung thâm thiền hãy ngồi kiết già, lưng thẳng hãy an trú và chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham lam ở đời, hãy sống với tâm thoát ly tham ái, hãy gột rửa tâm mình hết tham ái, từ bỏ những sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận. Và này các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hành giả đang tu tập thiền vị ấy sau khi  đã từ bỏ tham lam ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, hãy gột rửa tâm mình hết tham ái, từ bỏ những sân hận. Vị ấy sống với tâm không sân hận, sống với tâm từ thương xót tất cả chúng sanh. Và này các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hành giả đang tu tập thiền khi đã quán sát những đối tượng như là phòng xẹp nơi bụng, những đối tượng thiền nhờ quán sát chú tâm chánh niệm trên đối tượng thiền vị ấy loại bỏ , loại trừ các tâm tham, tâm sân. Và này các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hành giả đang tu tập thiền khi tâm chánh niệm quán sát trên đề mục liên tục vị ấy loại trừ được tâm hôn trầm, thùy miên, dã dượi, buồn ngủ, quán sát đối tượng với tâm chánh niệm, tỉnh giác. Và này các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hành giả đang tu tập thiền khi tâm chánh niệm quán sát trên đối tượng như là đối tượng phồng xẹp thì tâm vị ấy loại trừ những phóng tâm, tâm hối hận, nhờ đó quán sát liên tục trên đề mục vị ấy loại trừ được tâm trạo cữ. Và này các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hànjh giả đang tu tập thiền khi vị ấy có tâm chánh niệm, tỉnh giác quán sát trên đối tượng thiền là phồng xẹp nơi bụng, nhờ quán sát liên tục vị ấy loại trừ được tâm nghi ngờ, tâm được rõ ràng, không còn tâm nghi ngờ gì trong tâm.

Và này các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hành giả đang tu tập thiền nhờ khi đã quán sát liên tục chánh niệm trên những đối tượng như là phòng xẹp nơi bụng, nhờ chú tâm chánh niệm liên tục trên những đối tượng thiền và vị ấy loại trừ được 5 triền cái đó là tham ái, sân hận, hôn trầm, thụy miên, trạo hối, tâm nghi ngờ trên các thiện pháp. Nhờ liên tục chánh niệm tỉnh giác liên tục vị ấy loại trừ được 5 triền cái , giảm bớt những ô nhiễm tâm, vị ấy đạt được các tầng thiền, Tầng thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư. Tầng thiền không có nghĩa  là tu thiền Samatha hay thiền vắng lặng. Ở tầng thiền thứ nhất ở đây mang ý nghĩa là các tuệ giác Vippassanana, những thành tựu trong tu tập chánh niệm tỉnh giác, vị ấy loại trừ được các ô nhiễm tâm, phiền não, chướng ngại như tham ái, sân hận, trạo cữ nghi ngờ. Vì samaditthi là định tu tập trong thiền vắng lặng thì định đó không loại trừ được những phiền não hay là ô nhiễm tâm Kilesa. Nhờ chánh niệm tỉnh giác liên tục vị ấy đạt được các tuệ giác vipassanna, thành tựu những tuệ giác thì vị ấy mới chứng được đạo quả, thánh quả. Từ  Thánh quả thứ nhất đến Thánh quả Alanhán vị ấy mới nhổ tận gốc các phiền não Kilesa, ô nhiễm tâm không trở lại.

Và này các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hành giả đang tu tập thiền thì những vị này đang tu tập, đang trên bước đường tu tập gọi là những bậc hữu học. Đối với những người đang trên đường tu tập thì phải tu tập chánh niệm, tỉnh giác liên tục trên đối tượng thiền để loại trừ các phiền não, những ô nhiễm trong tâm.

Này Bà la môn, đối với những vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hành giả đang tu tập thiền, những vị hữu học, những vị này đang trên bước đường tu tập, tâm chưa loại trừ được các phiền não  thì ta dạy cách đó, tức là phải tu tập chánh niệm tỉnh giác trên đề mục loại trừ các triền cái, để tu tập đạt được các Thánh quả. 

Và này các vị Tỳ kheo,Tỳ Kheo ni, sadi và những người hành giả đang tu tập thiền tức là những bậc hữu học còn đang trên con đường tìm cầu sự đoạn trừ các phiền não Kilesa, tâm chưa được thành tựu những vị này đang sống  tầm cầu vô thượng an tịnh, loại trừ các triền cái đó là sự giải dạy của ta như vậy đối với những vị hữu học, là những vị còn đang tu tập.

Còn đối với các vị Tỳ kheo đã đạt được Thánh quả  Thánh A la hán là những vị đã tu tập thành mãn, mọi phiền não đã đoạn tận, các việc nên làm đã làm xong, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành tựu lý tưởng giải thoát, đạt mục đích phạm hạnh, đã thành tựu chánh trí giải thoát Niết Bàn. Thì những vị này thực hành vipassanna để đưa đến hiện tại lạc trú, chánh niệm, tỉnh giác, an tịnh giải thoát Niết Bàn nghĩa là theo Ngài Thiền Sư giải thích là những bậc hữu học hay bậc thánh A la hán thì đều hành thiền Vipassanana tức là chánh niệm tỉnh giác. Vị đang tu học thì tu tập hành thiền để loại trừ các phiền não Kilesa còn những Bậc Alahan đã đoạn trừ tất cả các phiền não ô nhiễm thì các Ngài hành thiền sống với hiện tại lạc trú chánh niệm tỉnh giác.

Bà la Môn Ganaka Moggallana hỏi Đức Phật rằng:

Thưa tôn giả Gotama, Ngài đã giải thích tuần tự tu tập, các lộ trình tu tập của Ngài một cách có hệ thống như vậy thì các vị để tử của Ngài đều đạt được quả vị giải thoát tối thượng hay không? Hay có người đạt được, có người không đạt được quả vị giải thoát Niết Bàn? Đó là câu hỏi của vị Bà la môn

Khi ta dạy các đệ tử của ta cách tu tập theo lộ trình như vậy thì một số loại trừ được ô nhiễm tâm, đạt được quả vị chánh trí giải thoát Niết bàn, một số khác không đạt được sự giải thoát đến Niết bàn

Thưa tôn giả Gotama, khi được Tôn giả hướng dẫn, chỉ bảo, giảng dạy Giáo Pháp như vậy thì tất cả đều chứng đắc Niết Bàn hay chỉ có một số vị chứng đắc Niết bàn?

Này Bà la môn Gananka Moggallana, chỉ có một số đệ tử của Như Lai khi được chỉ dạy như vậy, khuyến giáo như vậy, chỉ dạy giáo Pháp có thứ tự như vậy thì chỉ có một số chứng đắc được, một số không chứng đắc được.

Thưa tôn giả Gotama, do nguyên nhân gì, duyên gì, trong khi Niết Bàn có mặt thực sự.  Trong khi con đường đưa đến Niết Bàn, đạo lộ rõ ràng được Đức Thế Tôn chỉ dạy rõ ràng, và có mặt bậc thầy là tôn giả Gotama mà tại sao đệ tử của Tôn giả một số chứng đắc được Niết bàn, một số lại không chứng đắc được Niết Bàn vì lý do gì?

Đức Phật hỏi lại Bà la Môn, 

Này Bà la Môn, ta sẽ hỏi lại ông và ông kham nhẫn trả lời theo như ông hiểu

Này Bà la môn Gannaka Moggallana hãy trả lời cho ta, ông có biết rõ con đường đi tới thành VƯơng Xá Rajagaha hay không? 

Bà la môn trả lời: Thưa Tôn giả, tôi có biết con đường và tôi biết rất rõ con đường đi đến thành Vương Xá Rajagaha

Này bà la môn, ông nghĩ thế nào khi ở đây có một người muốn đi đến thành vương xá Rajagaha, và người đó đến gặp ông và nói muốn đi đến thành Vương xá Rajagaha và hãy chỉ cho họ con đường đi đến thành vương xá Rajagaha?

Và ông trả lời: -Này bạn, ông muốn đi đến thành Vương xá, hãy đi theo con đường này đi đến một đoạn bạn sẽ thấy một ngôi làng, đi tiếp một đoạn nữa sẽ thấy một thị trấn, hãy đi đến một đoạn đường nữa, một thời gian nữa bạn sẽ thấy thành Vương xá Rajagaha với những khu vườn đẹp đẽ mĩ diệu, với những khu rừng đẹp đẽ mỹ diệu, với những vùng đất đẹp đẽ, những ao hồ đẹp đẽ mỹ diệu. Và này bà la môn vị ấy nghe lời chỉ dẫn của ông đi một đường thẳng và đi theo một đoạn nữa theo đúng chỉ dẫn của ông và vị ấy tiếp tục đi theo đúng chỉ dẫn vị ấy đến được thành Vương xá thấy được những khu rừng, những khu vườn, ao hồ đẹp đẽ. Và rồi có một vị khác cũng tới hỏi ông con đường đi đến thành vương xá Rajagaha, ông cũng chỉ dẫn như vậy. Nhưng vị ấy không nghe lời chỉ dẫn của ông, vị ấy chỉ đi được một đoạn rồi vị ấy không theo lời chỉ dẫn, không đi tiếp theo đúng chỉ dẫn và vị ấy rẽ sang một hướng khác nên không tới được thành Vương xá. Vị ấy đã đi lạc đường. Và như vậy, này bà la môn cho dầu ông đã chỉ dẫn con đường đi đến thành vương xá một cách rõ ràng, con đường có đó thành vương xá cũng ở đó. Tại sao một người thì đi đến thành vương xá, một người thì không đi đến thành vương xá. Này bà la môn, do nguyên nhân gì trong khi có mặt con đường đi đến thành vương xá, dầu ông có mặt đã hướng dẫn, đã chỉ dẫn một cách có rõ ràng mà chỉ có một người đi đến thành vương xá còn một người thì không đi đến thành vương xá, rẽ hướng tây, hướng đông rồi đi lạc đường.

Thưa tôn giả Gotama, ở đây, con làm được gì, con chỉ là người chỉ đường thưa Tôn giả, vị ấy đi lạc đường không đi đến đích, không thấy được thành vương xá. 

Này bà la môn, cũng vậy trong khi có mặt Niết Bàn, trong khi có con đường đi đến Niết bàn và trong khi có mặt của ta là người chỉ đường,là bậc đạo sư. Nhưng các đệ tử, những người được ta hướng dẫn một cách có hệ thống, một cách rõ ràng như vây, giảng dạy giáo pháp rõ ràng như vậy. Nhưng chỉ có một số vị chứng được cứu cánh Niết bàn, một số vị không chứng được Niết Bàn. Này Bà la môn, ta làm được gì Như Lai chỉ là người chỉ đường, là bậc đạo sư. 

Và bà la môn Gannaka tự hiểu tại sao trong giáo pháp của Đức Phật có người đi đến chứng được Niết Bàn và tại sao có một số không chứng đắc cứu cánh Niết Bàn.

Thưa Tôn giả Gotama, đối với những người không phải vì lòng tin mà xuất gia, không phải xuất gia để cầu cứu cánh giải thoát Niết Bàn, mà họ xuất gia chỉ vì sinh kế nuôi mạng sống, xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình, những vị ấy sống không chân thật, những vị ấy sống xảo trá, lường gạt, mất thăng bằng, hư ngụy, ngã mạn, tự cao, dao động, phóng tâm, buông lung, nói thô tạp nhạp, không hộ trì 6 căn, không tiết chế trong ăn uống,không chú tâm, không chánh niệm tỉnh giác, thờ ơ với hạnh sa môn, không giữ giới trong sạch, không tôn trọng học Pháp, vị ấy sống quá đầy đủ, uể oải lười biếng, thích thọ dụng tứ vật dụng trong sa đọa, từ bỏ gánh nặng viễn li, vị ấy biếng nhác, không tinh cần, không tinh tấn, thất niệm, tâm tán loạn, không có hiểu biết thì những vị ấy không thể sống và đạt được quả vị, chứng đắc được Niết Bàn.

Những vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sadi, những người xuất gia trong đạo, vì lòng tin mạnh mẽ mà xuất gia, xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình, vị ấy từ bỏ xảo trá, sống chân thật, sống không lường gạt, không hư ngụy, ngã mạn, tự cao. Vị ấy sống không buông lung, không phóng dật,không dao động,không nói tạp nhạp, giữ giới giới luật Patimokkha một cách trong sạch, biết hộ trì 6 căn, ăn uống tiết độ, chánh niệm tỉnh giác, vị ấy tinh tấn học các Pháp học, không sống quá đầy đủ, không mong cầu sự cúng dường của các đàn na tín thí, vị ấy sống không uể oải, lười biếng, luôn tinh tấn từ bỏ thối đọa không sa đọa, luôn đi đầu trong hạnh viễn li độc cư, sống trong tinh cần tinh tấn, chánh niệm an trú, có tỉnh giác, có định tĩnh, có nhất tâm, có trí tuệ có hiểu biết, sống chan hòa với các bạn đồng tu và chứng đắc được các hiểu biết do tinh tấn tu tập vị ấy chứng đắc được Niết bàn

Và bà la môn Gannaka Moganlanna đã đưa ra ví dụ: Thưa tôn giả Gotama trong các loại hương thơm, hương thơm chiên đàn được xem là tối thượng và cao quý nhất. Trong các lõi cây thì lõi cây chiên đàn được xem là quý nhất. Trong các loại hương hoa thì vũ hương được xem là tối thượng nhất, thơm nhất. Cũng như vậy lời giáo hóa của Đức Gotama được xem là cao quý nhất, là những lời khuyến giáo chỉ dạy rõ ràng và cao quý.

Rồi bà la môn thưa với Đức Phật (bây giờ ông đổi cách xưng hô trước đó ông chỉ xưng hô là Bho Tôn Giả)

Thưa Bậc đạo sư Gotama, thật là vi diệu thay thưa bậc đạo sư Gotama, thật vi diệu thay thưa Ngài, thưa Đức Thế Tôn. Ngài đã chỉ dạy phương pháp tu tập một cách rõ ràng bằng nhiều cách khác nhau, Ngài đã chỉ dẫn, hướng dẫn các đệ tử những con đường đưa đến giác ngộ Niết bàn. Ngài đã dựng lại những gì bị quăng ngã xuống, đã dựng lại những gì bị che kín, chỉ đường cho người cho người lạc lối, đem đèn sáng vào trong bóng tối, cho những ai có mắt thấy sắc cũng vậy giáo pháp của đức Thế tôn dùng nhiều phương tiện khác nhau giải thích rõ ràng. Xin Ngài hãy nhận con làm đệ tử, con xin quy y Đức Thế tôn, con xin quy y giáo Pháp của Ngài, con xin quy y chúng tỳ kheo tăng, con xin Đức Thế tôn nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến trọn đời, con xin trọn đời quy ngưỡng  giáo Pháp của Ngài và chư tỳ kheo tăng.

Qua 2 ngày Pháp thoại qua bài kinh Ganaka Moggallanna Đức Phật đã chỉ dạy con đường tu tập rất rõ ràng. Chúng ta những hành giả đang tu tập thiền quán hiểu được các vị tỳ kheo, tỳ kheo ni, sadi, các hành giả đang thực hành thiền thì có vị đạt được giáo Pháp, một số đạt được Niết Bàn, một số  vị không chứng đạt được giáo Pháp. Chúng ta thực hành thiền quán Vipassana theo phương pháp Tứ Niệm Xứ thực hành chánh niệm trong việc hàng ngày, khi ngồi thiền cũng những đi kinh hành. Do đó những vị đang thực hành vipassanna có chánh niệm, những vị đi kinh hành có chánh niệm, có những vị không có chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày do đó sự tu tập khác nhau, sự tinh tấn khác nhau. Một số vị đạt được nhiều lợi ích trong khi hành thiền,một số không đạt được gì do công phu tu tập khi ngồi thiền, khi đi kinh hành và trong cuộc sống hành ngày. Ngài sách tấn  chúng ta hãy tinh tấn trong việc tu tập và Ngài kết thúc buổi Pháp thoại hôm nay.

(Bản text do Tôn Tâm đánh máy)

 

BỘ VIDEOS KHÓA THIỀN VIPASSANA NĂM 2016 – THIỀN SƯ U JATILA

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app