5. NGÔN NGỮ PÀLI
Chỉ riêng chữ gốc của chữ “Pàli” đã là vấn đề bàn cãi của các học giả. Theo một số nghiên cứu thì chữ “Pàli” thoát thai “Pamkti” sau một tiến trình biến hóa ngữ âm. Chữ Pamkti được dùng để chỉ cho các dòng văn học đi ra từ Kinh điển tôn giáo và đôi khi còn được dùng gọi thẳng các tác phẩm kinh điển nữa. Đó cũng là trường hợp của chữ “Pàli”. Buổi đầu, vì thoát thai từ tên gọi Pamkti, nên chữ “Pàli” cũng được dùng để ám chỉ Tam Tạng Phật Ngôn cùng các Kinh Sớ của Phật Giáo Nguyên Thủy. Theo thời gian, Pàli trở thành tên gọi của thứ ngôn ngữ ghi chép kinh điển Phật Giáo.
Một số ý kiến khác cho rằng chữ “Pàli” có nguồn gốc từ chữ “Pàlli” của tiếng Sanskrit, nghĩa đen là “thị trấn hoặc ngôi làng nhỏ”. Gọi vậy bởi vì muốn nhấn mạnh rằng Pàli là ngôn ngữ của giới bình dân, thứ phương ngữ của những vùng dân cư hẻo lánh. Bên cạnh đó, một số học giả cũng đồng ý cách phân tích này và đồng thời cũng kết hợp luôn ý kiến thứ nhất, cho rằng bản thân chữ “Pàlli” vốn là một biến âm của Pamkti.
Vấn đề còn lắm rắc rối. Có những nhà nghiên cứu lại giả định rằng Pàli là tên gọi thứ tiếng mà dân thành Pàtaliputra sử dụng (Pàli <Pàtali). Phải nhận rằng có một tí tương đồng về ngữ âm giữa hai chữ “Pàli” và “Pàtali”. Thế nhưng ta cũng nên nhớ rằng Pàtaliputra là một thành phố lớn của Magadha và ngôn ngữ được dùng ở khu vực nàythường được gọi tên theo cácđịa phương xuất phát (ở vùng sâu vùng xa nơi khác) chứ không có trường hợp dùng tới cái tên của thành phố (vừa tân kỳ vừa dễ bị thay đổi). Đã vậy, việc cái tên “Pàli” ra đời sau cái tên Pàtaliputra xem ra quá khó chấp nhận.
Dù sao thì ở đây ta thử vẽ lại con đường biến âm của chữ Pàli mà các nhà nghiên cứu đã đề nghị:
– pamkti —> pamti —> pam.ti —> pa.mli —> pàli
– pàti —> patti —> pa.t.ti —>palli —> pàli
Trong khi đó, một nhà văn phạm khi bàn về nguyên nghĩa của chữ “Pàli” đã đề nghị cách giải tự sau: Saddatthamm Pàletìti Pàli (thứ tiếng khả dĩ chuyển tải được tinh nghĩa của ngôn ngữ, chính là Pàli vậy).
Nguồn gốc và quê hương của tiếng Pàli
Pàli là ngôn ngữ xưa nhất trong nhóm ngôn ngữ Ấn Âu trung đại, nhưng nguồn gốc thật sự của thứ tiếng này hiện vẫn còn khá mù mờ.
Nguyên lai, rõ ràng là chữ “Pàli” được dùng để chỉ các tác phẩm kinh điển Phật học, nhưng mãi tới thế kỷ thứ bảy sau Tây lịch, thứ chữ này vẫn chưa được dùng để gọi tên một ngôn ngữ nào hết. Ngay cả các tác phẩm kinh văn Phật giáo cũng không hề xác định vấn đề này cho chúng ta. Ơ đó ta chưa có thể tìm thấy một kết luận rằng Pàli là thứ ngôn ngữ được dùng để ghi chép Tam Tạng. Sớ giải cùng các Kinh điển liên quan, thuộc dòng giáo nghĩa Thượng Tọa Bộ (Theravàda), những tác phẩm kinh viện vẫn được lưu hành tại các xứ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan.
Theo truyền thống Phật giáo Tích Lan thì Pàli chính là ngôn ngữ quần chúng của xứ Magadha (Ma-kiệt-đà), vùng đất khai sinh của Phật giáo nguyên thủy. Tiếng Pàli ở đây được gọi là thứ ngôn ngữ căn bản (Mùlabhàsà). Ngay trong Luạt tạng Pàli (Cullavagga, III, 33), Đức Phật đã khuyên các đệ tử nên dùng thứ tiếng Bản Ngữ (Sakanirutti) để trình bày Phật Pháp. Theo Ngài Buddhaghosa thì Bản Ngữ ở đây chỉ cho tiếng Magadhi (Pàli), thứ ngôn gnữ mà chính Đức Bổn Sư đã sử dụng. Theo các Giáo Sư Rhys David và Oldenberg thì cái gọi là Bản Ngữ mà Đức Phật đã nói, chính là tiếng mẹ đẻ của Chư Tăng mỗi xứ!
Điểm mâu thuẫn quan trọng trong các ý kiến trên đây chính là những sai biệt hết sức căn bản giữa tiếng Pàli với Magadhi trong các bia ký, kịch phẩm và hệ thống văn phạm Prakrit. Từ đó suy ra, chẳng thể nào tiếng Magadhi là cơ sở cho tiếng Pàli hay ngược lại.
Các học giả như Westergaard và Kuhlin đều cho rằng tiếng Pàli là một phương ngữ của xứ Ujjayin. Họ dựa vào hai lý do để đưa ra giả thuyết đó. Thứ nhất, có một sự gần gũi nhất định và rõ ràng giữa tiếng Pàli với thứ ngôn ngữ được dùng trong các bia ký Girnar (Gujarat) thời Vua A Dục. Thứ hai, tương truyền rằng phương ngữ Ujjayinì chính là tiếng mẹ đẻ của Trưởng lão Mahinda (con vua A Dục) nhà truyền giáo ở Tích Lan. Còn theo Ong Otto Frake, trên những luận cứ khá vững chãi, thì cho rằng Pàli là thổ ngữ của một số vùng phụ cận Vindhya. Ong phủ bác quan điểm của các học giả Grierson, Sten Konow từng cho rằng Pàli vốn đồng hệ với thứ tiếng Paisàci-prakrit có nguồn gốc ở miền Tây Bắc Ấn Độ . Otto Franke một mực quả quyết rằng tiếng Pàli được khai sinh ở miền phụ cận Vindhya và cũng giống như tiếng Paisàci, ngôn ngữ Pàli có thể được phôi thai từ đất Ujjayinì.
Theo giáo sư Oldenberg thì cuộc truyền đạo của Ngài Mahinda ở Tích Lan vẫn trong thờiđiểm khuyết sử. Ong cho rằng cuộc du nhập đó của Phật giáo chỉ đơn giản là một trong những nhịp bước bang giao giữa Tích Lan với Ấn Độ . Oldenberg đã tìm ra mối tương đồng giữa tiếng Pàli với thứ ngôn ngữ bia ký trên núi Kha ị đagiri (Toái Sơn) và từ đó ông tin rằng quê hương của tiếng Pàli chính là xứ Kalinga. Ong E. Muller cũng tán đồng quan điểm này của Giáo Sư Oldenberg dù ông vẫn từng nêu ra những ý kiến riêng tư khang khác…
Đại khái, từ những gì nhắc tới nãy giờ, dù là viện dẫn, chứng minh hay gợi ý, vấn đề chúng ta đang bàn vẫn tiếp tục là một vấn đề không có lời đáp thỏa đáng. Nhưng dù gì thì Pàli vẫn cứ là thứ ngôn ngữ nghệ thuật (Kunstsprache) (tiếng Đức trong nguyên tác), thứ ngôn ngữ mà chính Đức Phật đã sử dụng để thuyết giáo và dĩ nhiên đã từng tồn tại trước đó. Bậc Đạo Sư đã chọn lấy nó để trao gởi tiếng nói của mình nên chẳng có gì lạ lùng khi có một loạt nhiều ngôn ngữ đã được hình thành và hoàn chỉnh từ đó. Tất cả chỉ vì nó là một thứ tiếng quá đỗi đắc dụng và có nhiều khả năng chuyển tải. Dầu chẳng là cư dân Magadha, nhưng Đức Phật đã dành ra một phần lớn thời gian độ sinh của mình cho miền đất này. Đó là lý do tại sao ngôn ngữ Magadhi đã có một vị trí tuyệt đối quan trọng trong Phật Giáo nguyên thủy hơn bất kỳ ngôn ngữ nào đương thời. Và dáng nét đặc thù của ngôn ngữ kinh văn Phật Giáo nguyên thủy còn bao gồm những gì đã vay mượn từ quá nhiều nguồn gốc. Trước hết, Tam Tạng thành văn của Phật Giáo là một tập đại thành ngữ văn của rất nhiều ngôn ngữ ở các địa phương khắp xứ Ấn Độ . Thứ đến, sau nhiều thế kỷ được khẩu truyền không có văn tự ghi chép kinh điển truyền thống dĩ nhiên không thể tránh được chuyện sai suyển. Và sau cùng là vấn đề không gian. Dòng kinh điển đang được lưu hành toàn cầu hiện nay đi ra từ Tích Lan. Một đảo quốc nằm cách Ấn Độ cả một vùng biển rộng. Xa xôi về địa dư thường dẫn theo các sai biệt về văn hóa, ngôn ngữ và từ đó, cả tính nguyên thủy.
-ooOoo-