Chương 3 : Tính Chất Của Ngũ-Giới

Ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới (nicca- sīla) của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc nào, v.v… bất luận là người có thọ trì ngũ-giới, hoặc không thọ trì ngũ-giới, tất  cả  mọi người đều phải có bổn phận giữ gìn ngũ- giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, đó là người biết tự trọng, biết giữ gìn nhân- phẩm quý báu vốn có trong con người, từ khi đầu thai làm người.

*   Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê- sợ tội-lỗi, biết giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, là người có giới thì người ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp giữ giới sẽ cho 5 quả báu tốt lành, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

5 quả báu của người có giới mà Đức-Phật đã dạy được tóm tắt như sau:

1- Người giữ giới, người có giới có được nhiều của cải lớn lao, do nhờ nhân không dể duôi.

2- Người giữ giới, người có giới có danh thơm tiếng tốt được lan truyền khắp mọi nơi.

3- Người giữ giới, người có giới có đại-thiện- tâm dũng cảm, không rụt rè e thẹn khi đi vào nơi các hội đoàn.

4- Người giữ giới, người có giới có đại-thiện- tâm tỉnh táo sáng suốt lúc lâm chung.

5- Sau khi người giữ giới, người có giới chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-giới (cõi người, 6 cõi trời dục-giới), hưởng quả an-lạc trong cõi thiện-giới ấy, cho đến khi mãn quả an-lạc của đại-thiện- nghiệp ấy.

* Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, phạm điều-giới nào trong ngũ-giới gọi là người phạm giới, người không có giới thì người ấy đã tạo ác-nghiệp phạm giới sẽ cho 5 quả tai-hại, đem lại sự bất lợi, sự thoái hoá, sự khổ não trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

5 quả tai hại của người không có giới mà Đức-Phật đã dạy được tóm tắt như sau:

1- Người phạm giới, người không có giới làm tiêu hao nhiều của cải to lớn vì nhân để duôi (thất niệm).

2- Người phạm giới, người không có giới có tiếng xấu bị lan truyền khắp mọi nơi.

3- Người phạm giới, người không có giới có ác-tâm sợ sệt, rụt rè e thẹn khi đi vào nơi các  hội đoàn.

4- Người phạm giới, người không có giới có ác-tâm mê muội lúc lâm chung.

5- Sau khi người phạm giới, người không có giới chết, ác-nghiệp phạm giới cho quả tái-sinh trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp trong cõi ác-giới ấy, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.

Cho nên, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ tại gia có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật- bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, tin 5 quả báu của người giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn và tin 5 quả xấu, quả tai hại của người phạm giới, người không có giới, cho nên, người cận-sự-nam, cận- sự-nữ giữ gìn ít nhất là ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, không để ngũ-giới bị đứt, bị thủng, bị đốm, bị đứt lan.

Phân Tích 4 Tính Chất Của Ngũ-Giới

Trong Visuddhimagga, phần Sīlaniddesa, Sīlasaṃkilesa, Vodāna, ngũ-giới được phân tích theo tính chất có 4 loại:

–   Ngũ-giới bị đứt và không bị đứt.

–   Ngũ-giới bị thủng và không bị thủng.

–   Ngũ-giới bị đốm và không bị đốm.

–   Ngũ-giới bị đứt lan và không bị đứt lan.

1-  Thế nào gọi là ngũ-giới bị đứt (khaṇḍa) và không bị đứt (akhaṇḍa)?

Trong ngũ-giới, nếu hành-giả phạm điều-giới đầu hoặc điều-giới cuối, hoặc cả 2 điều-giới này, thì gọi là ngũ-giới bị đứt (khaṇḍa).

Ví như tấm vải có phần đầu và phần cuối bị đứt rời ra.

*   Ví dụ: Ngũ-giới gồm có 5 điều-giới.

1 – 2 – 3 – 4 – 5

Nếu phạm điều-giới thứ nhất, hoặc điều-giới thứ 5, hoặc cả 2 điều-giới này, thì gọi là ngũ- giới bị đứt.

Và nếu hành-giả thọ trì ngũ-giới, rồi giữ gìn điều-giới đầu hoặc điều-giới cuối hoặc cả 2 điều-giới này được trong sạch và trọn vẹn thì gọi là ngũ-giới không bị đứt (akhaṇḍa).

2-  Thế nào gọi là giới bị thủng (chidda) và giới không bị thủng (acchidda)?

Trong ngũ-giới ngoại trừ điều-giới đầu và điều-giới cuối ra, nếu hành-giả phạm một trong 3 điều-giới còn lại ở khoảng giữa, thì gọi là giới bị thủng (chidda).

*   Ví như tấm vải bị thủng ở giữa. Ví dụ: Ngũ-giới

1 – 2 – 3 – 4 – 5

Hoặc: 1 – 2 – 3 – 4 – 5

Hoặc: 1 – 2 – 3 – 4 – 5

Nếu phạm điều-giới thứ 2, hoặc điều-giới thứ 3, hoặc điều-giới thứ 4 thì gọi là ngũ-giới bị thủng.

Và nếu hành-giả thọ trì ngũ-giới, rồi giữ gìn 3 điều-giới ở khoảng giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối được trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị thủng (acchidda).

3-  Thế nào gọi là giới bị đốm (sabala) và giới không bị đốm (asabala)?

Trong ngũ-giới ngoại trừ điều-giới đầu và điều-giới cuối ra. Nếu hành-giả phạm 3 điều- giới còn lại cách khoảng nhau thì gọi là giới bị đốm (sabala).

Ví như con bò bị đốm từng chấm, từng  chấm cách khoảng nhau.

*   Ví dụ: Ngũ-giới. 1 – 2 – 3 – 4 – 5

Trong ngũ-giới ngoại trừ điều-giới đầu và điều-giới cuối ra, nếu hành-giả phạm điều-giới thứ 2 và điều-giới thứ 4 cách khoảng nhau thì gọi là ngũ-giới bị đốm (sabala).

Và nếu hành-giả thọ trì ngũ-giới, rồi giữ gìn 3 điều-giới ở khoảng giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối được trong sạch và trọn vẹn, không bị phạm điều-giới cách khoảng nhau thì gọi là giới không bị đốm (asabala).

4-  Thế nào gọi là giới bị đứt lan (kammāsa) và giới không bị đứt lan (akammāsa)?

Trong ngũ-giới, nếu hành-giả phạm những điều-giới liền theo với nhau, thì gọi là giới bị đứt lan (kammāsa).

Ví như con bò có từng vệt vá.

*   Ví dụ: Ngũ-giới. 1  2 – 34 – 5

Hoặc: 1 –  2 – 3 – 4 – 5

Hoặc: 1 – 2 – 3 – 4 – 5

Nếu phạm điều-giới thứ 2 và điều-giới thứ 3 liền theo với nhau, hoặc phạm điều-giới thứ 3 và điều-giới thứ 4 liền theo với nhau, hoặc phạm điều-giới thứ 2, điều-giới thứ 3 và điều-giới thứ 4 liền theo với nhau thì gọi là ngũ-giới bị đứt lan.

Và nếu hành-giả thọ trì ngũ-giới rồi giữ gìn 3 điều-giới ở phần giữa của điều-giới đầu và điều- giới cuối được trong sạch và trọn vẹn, không để phạm các điều-giới liền theo với nhau, thì gọi là giới không bị đứt lan (akammāsa).

Giải Thích 4 Tính Chất Phạm Ngũ-Giới

*   Ví dụ 1: Người có giới bị đứt là người phạm điều-giới đầu hoặc điều-giới cuối hoặc điều-giới đầu và điều-giới cuối.

Người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội lỗi, nên giết con gà để ăn thịt, người ấy đã phạm điều-giới sát-sinh. Khi ăn thịt gà cùng với uống rượu, bia nên người ấy phạm điều-giới uống rượu, bia nữa.

Như vậy, người ấy có ngũ-giới bị đứt, bởi vì phạm điều-giới thứ nhất “sát-sinh” và điều-giới thứ 5 “uống rượu, bia”.

*   Ví dụ 2: Người có giới bị thủng là người phạm điều-giới ở giữa của điều-giới đầu và điều- giới cuối.

Người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, nên phát sinh tâm tham đi trộm-cắp, chiếm đoạt của cải tài-sản của người khác, người ấy phạm điều-giới trộm-cắp.

Như vậy, người ấy có ngũ-giới bị thủng, bởi vì phạm điều-giới thứ nhì “trộm-cắp” ở giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối,…

*   Ví dụ 3: Người có giới bị đốm là người phạm các điều-giới cách khoảng nhau:

Người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, nên phát sinh tâm tham đi trộm-cắp tiền bạc của người khác, người ấy phạm điều-giới thứ 2 “trộm-cắp”. Khi người ấy bị nghi ngờ, nên bị điều tra xét hỏi, người ấy nói dối rằng: “Tôi không trộm cắp tiền bạc của ông ấy”. Người ấy đã phạm thêm điều-giới thứ 4 “nói-dối”.

Như vậy, người ấy có ngũ-giới bị đốm, bởi vì phạm điều-giới thứ 2 “trộm-cắp” và điều-giới thứ 4 “nói-dối” cách khoảng nhau.

*   Ví dụ 4: Người có giới bị đứt lan là người phạm các điều-giới theo liền với nhau:

Người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, nên phát sinh tâm tham quan hệ tình dục với vợ (hoặc chồng) của người khác, người ấy phạm điều-giới thứ 3“tà-dâm”. Khi người ấy bị nghi ngờ, nên bị xét hỏi, người ấy nói dối rằng: “Tôi không có tà-dâm với vợ của ông ấy (hoặc với chồng của bà ấy)”. Người ấy đã phạm thêm điều-giới thứ 4 “nói-dối”.

Như vậy, người ấy có ngũ-giới bị đứt lan, bởi vì phạm điều-giới thứ 3 “tà-dâm” và điều-giới thứ 4 “nói-dối” theo liền với nhau.

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app