GIẢI VỀ CÁCH CHO VÀ THỌ

Về sự thọ bằng cách thân thiết theo 5 chi: của bạn đã thường thấy nhau; của bạn thường hay ăn chung cùng nhau; của bạn đã nói trước rằng: ngài muốn vật nào của tôi hãy lấy vậy ấy đi; của người bạn còn sống; của người bạn biết rằng mình đã lấy rồi và ưa thích.

Tỳ khưu gởi y trong tay vị khác, nhắn rằng: “Ngài đưa giùm y này đến giùm y tên đó”. Người nhận lãnh, đi đến nữa đường, lấy y bằng cách thân thiết với tỳ khưu gởi, gọi là lấy bằng cách chơn chánh. Nếu lấy bằng cách thân thiết với tỳ khưu chẳng chịu gởi cho gọi là không chơn chánh. Người đi đến nữa đường, nghe tin chủ gởi y chết, nếu nguyện là di sản của vị chết ấy, gọi là nguyện lấy không chơn chánh; nếu lấy bằng cách thân thiết với người gởi gọi là lấy bằng cách chơn chánh. Nghe tin rằng gởi y đến vị nào mà vị ấy đã chết rồi, nguyện là di sản của vị ấy chết gọi là nguyện lấy không chơn chánh; nếu lấy bằng cách thân thiết với người gởi gọi là lấy bằng cách chơn chánh. Nghe tin cả 2 đều chết hết rồi, nếu nguyện là di sản của tỳ khưu đã gởi ấy gọi là nguyện lấy bằng cách chơn chánh, nguyện lấy của tỳ khưu mà chủ chịu gởi cho gọi là nguyện lấy không chơn chánh.

Lại nữa, tỳ khưu gởi y trong tay của vị khác rằng: Tôi cho y này đến tỳ khưu tên này, tỳ khưu nhận lãnh đi đến nữa đường, lấy bằng cách thân thiết với tỳ khưu mà chủ gởi cho gọi là lấy không chơn chánh; lấy bằng cách thân thiết với tỳ khưu gởi gọi là lấy bằng cách chơn chánh. Nghe tin rằng tỳ khưu gởi hoặc tỳ khưu phải được đều chết cả, nếu lấy bằng cách thân thiết với vị phải được như thế là lấy bằng cách chơn chánh; nếu lấy bằng cách thân thiết với vị gởi, hoặc lấy mà nguyện là di sản của vị gởi, như thế gọi là lấy không chơn chánh.

Về cách thọ theo “5 chi mới nên” là: vật vừa cho người có sức lực bậc trung dỡ lên nổi; ở xa trong 1 hắc, 1 gang rõ rệt; ý định dâng cho rõ rệt; Chư thiên hoặc người hay thú, dâng bằng thân hay bằngvật dính với thân, hoặc thầy cho; tỳ khưu thọ lãnh vật ấy bằng thân, hoặc bằng vật dính với thân.

Nếu thí chủ lấy đồ đựng thực phẩm đội chồng lên đầu, đến đứng gần tỳ khưu, xin tỳ khưu thọ lãnh, không có ý định dâng trước thì không nên thọ. Nếu họ có ý kính dâng, tỳ khưu đưa tay lấy đồ đựng phía dưới thì đồ đựng phía trên cũng gọi là thọ rồi, hoặc giả muốn vật nào thọ vật ấy cũng được.

Về đồ đựng, nếu thí chủ gánh cơm đến cố tâm dâng gánh đồ trong hatthapāsa, tỳ khưu thọ cũng được. Dầu là tre dài 30 hatthapāsa, 1 đầu buộc nước mía, 1 đầu sữa, nếu đã thọ đòn gánh cũng gọi là thọ cả 2 món thuốc ấy. Ở trong hatthapāsa rồi dùng vật dính theo mình mà thọ gọi là thọ chơn chánh, trừ ra dùng vật phát sanh ra trong nơi ấy, như dùng lá sen để bợ, thọ thì không nên, vì vật ấy không phải là vật dính theo mình. Nếu thí chủ đứng xa hatthapāsa rồi dâng, thì nên bảo họ lại gần. Nếu họ không nghe, phải thọ mới lại (thọ rồi đưa cho anupasampanna dâng lại nữa). Đi khuất thực có bụi bay vô trong bát, phải nhờ người dâng bát lại rồi mới nên thọ đồ ăn, nếu không có ai dâng mà dùng bát ấy đi thọ nữa, phạm tác ác. Nếu nói mà họ không nghe, hoặc không để ý, thọ không phạm. Nhưng khi xong, phải nhờ kẻ khác dâng bát lại, rồi mới nên đi khất thực nữa. Có gió thổi bụi bay vào bát không thể thọ thực được. Nhưng nên chú ý rằng thọ để đem về cho anupasampanna thì vô tội.

Về đến chỗ ngụ, cho đứt đồ ăn ấy đến anupasampanna, rồi anupasampanna dâng lại, hoặc mình lấy bằng cách thân thiết rồi ăn cũng được. Nếu mình cho bát và cơm có dính bụi ấy đến tỳ khưu trong bọn, nên nói với tỳ khưu ấy cần phải thọ mới lại dùng đi. Nếu bụi rớt trên mặt đồ ăn thì nên rửa, hoặc lấy bỏ ra, ăn vật cón dư ấy cũng được. Nếu bụi dính phía dưới, phải thọ mới lại. Nếu không có anupasampanna, không nên rời bát khỏi tay, phải đi tìm anupasampanna để thọ lại. Bụi vào cơm và bánh thì lấy bụi ra rồi ăn cũng được. Nếu bụi nhỏ lắm bay vào cơm phía trên, nên lấy cơm phía trên ra, hoặc thọ lại rồi sẽ ăn cũng được.

Thí chủ đem cháo hoặc canh để trước mặt mình, văng bọt rớt trong bát, nên thọ bát lại. Nếu họ để bát, bọt trong cơm rớt vào bát trước, gọi là rớt vào chơn chánh, vì họ đã có ý định dâng cúng rồi. Nếu họ dâng có cơm và cà ràng có tro, than bay rớt vào không tội, vì họ đã kính dâng đến rồi. Nếu họ dâng theo thứ tự tỳ khưu ngồi liên tiếp nhau, cơm rớt vào bát tỳ khưu khác, gọi là rớt vào chơn chánh. Nếu cắt, chặt, xẻ (vật ăn) dâng đến 1 vị tỳ khưu mà làm văng vào bát 1 vị khác nên thọ bát lại. Họ cắt xẻ vật ăn trên bát vị nào, văng vào bát vị ấy vô tội, vì họ đã chú tâm dâng cúng rồi. Họ dâng mà mình không hay biết và không cố ý thọ, không gọi là thọ. Đồ ăn nóng hoặc mình nằm chung trong 1 chỗ có cuộc để bát, nếu họ dâng thực phẩm mà mình lấy tay hoặc chân vịn chân bát để thọ cũng được. Vật chi họ dâng mà rơi rớt được phép lượm dùng. Nếu vật rơi văng gần tỳ khưu khác, vị này lượm giùm cũng được, hoặc mình nói cho tỳ khưu ấy dùng cũng vô tội. Nếu tỳ khưu chủ vật không nói lời chi, thì tỳ khưu kia không nên lượm. Nhưng nếu cố ý lượm giùm thì không phạm.

Nếu dao có sét, róc dính mía, hoặc lấy chày đâm thuốc, thấy thuốc dính sét, nên thọ lại mới dùng được. Bụi sét dính không rõ rệt, dùng không phạm. Đi bát có mưa trên mình hoặc trên y rớt vào bát nên thọ bát lại, dầu ngồi ăn dưới bóng cây có mưa rớt vào bát cũng vậy. Nếu trời mưa 7 ngày, nước mưa trong mình hoặc mưa rớt từ trên thanh không, dùng khỏi phạm.

Khi cho cơm đến sa di, không nên rờ đụng vật trong bát của sa di hoặc phải thọ bát của sa di đã, vì đụng nhằm vật trong bát của sa di, rồi trở lại lấy cơm trong bát của mình, cơm dính theo ấy thuộc về uggahita. Nếu muốn cho, nên bảo sa di: “Ngươi lấy bát hốt cơm đi”. Sa di bạch: “Tôi có đủ dùng rồi”. Dầu tỳ khưu có nói nữa rằng: “Vật ấy ta đã bố thí cho ngươi rồi”, mà sa di bạch lại rằng: “Tôi không cần dùng”, như thế dầu có nói đến 100 lần thì của ấy vẫn còn lại của mình (của tỳ khưu). Cơm của tỳ khưu đã cho đến sa di rồi, nếu cơm ấy rớt vào bát của mình thì tỳ khưu nên thọ bát lại.

Thí chủ nấu cháo rồi họ đi, có sa di còn nhỏ không sao nhắc nồi cháo xuống được, tỳ khưu nên nghiên bát vào, sa di nên nghiên nồi đổ cháo ra ngay miệng bát, cháo rớt vào bát gọi là dâng chơn chánh. Với thúng bánh, thúng cơm hoặc bó mía cũng vậy, như bó mía nặng vừa cho sức người bậc trung dỡ lên dâng mà được 2, 3 sa di giúp nhau dỡ lên dâng, dầu 2, 3 vị tỳ khưu tiếp nhau để thọ cũng được.

Về đựng dầu hoặc đường treo máng dưới chân giường, tỳ khưu ngồi trên giường thọ cũng được, vì không phải là vật uggahita. Hai cái nồi chồng nhau, thọ nồi trên, không thọ nồi dưới, cầm lấy nồi phía trên cũng được. Nồi phía dưới thọ rồi, nồi trên chưa thọ, khi dỡ nồi trên lên, cầm lấy nồi dưới, nồi trên là uggahita. Nồi dầu chưa dâng để dưới giường, khi quét dọn đụng nhằm không gọi là uggahita.

Tính lấy vật đã thọ mà lấy lộn vật chưa dâng, biết rồi đem để lại chỗ cũ, không phải là uggahita. Đã đem vật ra, ngồi rồi mới hay thì không nên để phía ngoài, phải đem cất lại chỗ cũ. Làm vậy không tội, song chẳng nên đụng nhằm nữa. Nếu vật mà thí chủ không đậy nắp rồi cất, tỳ khưu không nên đậy nắp, phải để như thường cho họ.

Người leo lên cây thốt nốt hoặc cây dừa, lấy dây buộc quày thòng xuống rồi kêu bảo thọ thì không nên thọ. Nếu có người đứng trên đất, họ cầm mối dây buộc quày thốt nốt hoặc dừa họ dâng thì thọ được. Nên bảo làm kappiya nhánh cây lớn có trái rồi sẽ thọ, thì các trái cây trên nhánh đều là vật đã thọ rồi cả.

Tỳ khưu cầm nhánh có trái làm dù che đi, rồi muốn ăn trái cây ấy, phải nhờ người dâng mới nên dùng.

Sa di muốn nấu cơm song dỡ nồi không nổi, tỳ khưu nên thọ gạo và nồi rồi đổ gạo và bắc nồi lên cà ràng, nhưng đừng nổi lửa, khi dỡ nắp xem chừng, nếu thấy chưa chín, đập nắp lại cho chín thì không nên, bằng đậy không cho bụi tro rớt vào thì được; đến khi chín, nhắc nồi xuống ăn cũng được.

Sa di có thể nấu được nhưng không rảnh, tỳ khưu nên nói: “Ngươi phải dâng gạo, nồi và nước đã, rồi bắt nồi lên cà ràng, nhúm lửa cho cháy rồi đi đi”. Như thế tiếp theo tỳ khưu làm các công việc như trên cũng được. Tỳ khưu muốn dùng cháo, để nồi sạch trên cà ràng nấu nước cho sôi cũng được. Khi nước sôi, sa di đổ gạo vào nồi, từ đó tỳ khưu không được chụm lửa thêm nữa. Lúc cháo chín thọ lãnh rồi ăn cũng được. Sa di đang nấu cháo, tỳ khưu lại rờ nồi, đụng hoặc dỡ nắp đụng thì không được phép ăn cháo ấy.

Tỳ khưu đi khất thực về, để bát trên chân bát, vật ấy không cần phải dâng nữa. Nếu tỳ khưu rờ rẫm bát, nắp bát mà chơi, cơm đã được trong bát, không nên đến tỳ khưu ấy. Nếu tỳ khưu dỡ bát lên rồi để bát xuống, cơm ấy không nên đến tất cả tỳ khưu.

Tỳ khưu nấu nước sôi uống cũng được, song nếu có tro bụi bay rớt vào, nên thọ mới lại. Tỳ khưu đang dùng mía, sa di xin ăn, tỳ khưu dạy cho sa di bao nhiêu, sa di lấy theo lời cho, vật còn dư lại không cần phải dâng, dầu với đường cũng vậy.

Thực phẩm ợ ra khỏi miệng nuốt vào khỏi cổ, ngoài buổi ăn, phạm tội, dầu vật ăn dính kẻ răng cũng vậy. Gần đúng ngọ dùng cơm trong nơi không có nước, nên khạc nhổ 2, 3 cục rồi đi đến nơi có nước sẽ súc miệng cũng được.

Nếu không muối, lấy nước biển dùng cũng được, nước mặn đã thọ rồi để dành trở thành muối, hoặc muối tan ra nước, hoặc nước mía trở thành đường hay là đường tan ra nước, nên thọ lại.

Nước múc trong sông, giếng, dầu đục cũng không cần phải dâng. Về nước đục nơi đồng ruộng, nếu nước bưng, bàu, có bông, lá cây rụng vào, làm cho nước có mùi vị thì nên thọ rồi sẽ uống; nếu không có mùi vị rõ rệt, không cần phải dâng. Nước trong ao sen có nhụy sen trên mặt nước, nhận đồ đựng xuống trong nước múc cũng được.

Tỳ khưu bảo người làm tăm xỉa răng, nên cho họ dâng. Tăm không thọ để dành, dầu không biết vị nuốt vào cổ cũng phạm tội, vì điều học ấy về acittaka.

Vật thực có mùi khó ăn, được phép để vào chút rượu cho bán mùi, song không nên để nhiều, có hơi rượu. Thuốc có mùi vị rượu, không phép uống, nhưng thoa xức được.

Khi dùng bijagāma (trái cây còn gieo trồng được) nên bảo anupasampanna rằng: “Ngươi nên làm cho ra vật nên dùng (kappiyam karohi)”, rồi mới nên ăn, là phải làm theo 5 điều: dùng lửa đốt; dùng dao xắt, gọt, xẻ; dùng ngón tay bấm, gạch; trái không bija; trái có bija mà lấy hột ra được. Ớt còn tươi sống, nên làm kappiya lấy hột ra hoặc làm cho chín, hoặc bấm hột cho nát đều đủ. Nếu làm sai 1 điều nào trên đây gọi là phạm tác ác.

1) Tỳ khưu trộm vật đáng giá là vatthu pārājika gọi là ekabhaṇda; cắp nhiều vatthu song mỗi vật chưa đến giá, phạm bất cộng trụ, gọi là nānābhanda.

2) Sự cầm lấy vissasa phải có đủ 3 chi: là người đã từng quen thấy, gặp nhau hoặc đã có nói trước với nhau; biết rằng đã cầm lấy rồi, tài chủ vừa lòng; người chủ còn sống mới gọi là cầm lấy chơn chánh.

3) Nếu saddhinvihārika hoặc antevāsika ở chung với upajjhāya, ācāriya rồi, 2 vị này phải: chia lābhaphala, dạy pháp, có tâm metā; có giới tinh nghiêm; có sự tôn trọng: tam bảo, upajjhāya, ācāraya hoặc tôn trọng mahātthera khác là bậc cao hạ hơn mình; không nên làm cho trò buồn lòng, cần cho đệ tử bỏ dữ về lành, khiến cho trò được tiến hoá và càng ưa thích thầy.

4) Tỳ khưu chưa đủ 5 hạ, thông hoặc không thông luật pháp, gọi là navakabhikkhu, cần phải có nissaya luôn khi; từ 5 hạ trở lên đến 10 hạ và thông hiểu luật pháp là angaguna đang đến nissaya muttaka[22] được gọi là majjhimabhikkhu; được trên 10 hạ và thông thuộc luật pháp có đủ angaguna gọi là thera.

5) Tỳ khưu nhập hạ đầu đứt rồi, qua hạ sau nhập không được, chỉ khi hữu sự (bịnh), nhập hạ trước không kịp, mới được phép nhập hạ sau.

6) Làm uposatha cần có đủ 4 anga: nhằm ngày 14, 15 hoặc là ngày sāmaggi; tỳ khưu từ 4 vị trở lên và nếu là pakatāttabhikku không phạm pārājika hoặc bị tăng phạt ukkhepanīyakamma (song 2 hạng đó, có trong vị thứ thứ tư mới là không được), các ngày ngự trong hatthapāsa cùng nhau; các ngài không phạm sabhāgāpatti; tránh hạng người không được phép ngồi trong atthapasa, như thế mới làm uposatha được.

7) Trong 1 chùa có 5 tỳ khưu nhập hạ trước, qua kỳ sau có 5 vị khác đến nhập hạ, tới kỳ pavāraṇā đầu, cả 10 vị phải hội nhau trong chánh điện làm đủ pubbakicca, rồi 5 vị trước nên ñatti rồi làm pavāraṇā, 5 vị sau phải tỏ parasudhi. Đến kỳ pavāraṇā sau, 5 vị sau cần ñatti, pavārana, 5 vị trước tỏ parisuddhi.

8) Vào đến cetiyathāna không nên mang giày, trùm y, tỏ ý dể duôi nơi khác, nói lớn tiếng, ngồi khoanh tay, nhổ khạc, ngồi ngay trước gần kim thân. Tỳ khưu nghi hoặc nhớ không chắc không nên sám hối.

9) Về sikkhāpada thứ 8 của kosiyavatta nói rằng: “Ưa thích vàng bạc mà người cất giữ cho mình, gọi là nissaggīya pācittiya. Nghĩa là khi thí chủ yêu cầu rằng: “vàng bạc mà họ cất giữ đó để cho mình là của mình”, rồi tỳ khưu không ngăn bằng thân, hoặc bằng khẩu, có tâm ưa thích, thì phạm nissaggīya pācittiya. Nếu họ không tỏ cho biết, dầu có ưa thích cũng không phạm.

10) Tỳ khưu mà thí chủ không thỉnh, đi chung theo với tỳ khưu được thỉnh, khí thí chủ cũng dâng cúng đến vị đó nữa, tỳ khưu ấy phạm về ājīvavipatti, cần cho hoàn tục.

11) Phải tụng bhikkhupātimokkha cho đến dứt (thuộc nằm lòng), nếu không có antarāya, 1, 2, vị tụng pātimokkha không được. Tụng thuộc lòng phân nửa, tụng xem trong pātimokkha phân nửa không nên.

12) Sīla có 2 thứ: paññatti và ācāra. Tất cả sikkhāpada có trong pātimokkha đều là paññatti. Các hạnh kiểm tốt nên hành, không có trong pātimokkha gọi là ācāra.

13) Đức Phật thuyết 4 nissaya để trong anusāsana (piṇḍapada civara pasukūla). Ngụ dưới bóng cây, dùng thuốc ngâm nước tiểu đó, vì Ngài là bậc đế vương ra khỏi dòng Sakya, có đủ sự sang cả, là điều mà mọi người mong mỏi. Tuy nhiên, muốn được vui cũng lắm khi làm quấy, khiến cho quyến luyến các cảnh giới, lầm lạc say mê trong ngũ dục, phải nóng nảy bận bịu, buộc ràng, thương thiếc, lúc các vật mến yêu đó hư hao, tiêu hoại. Cho nên Ngài chán nản, xuất gia tìm sự vui yên lặng, không quyến luyến trong các vật đó. Trong thời đi tầm đạo giải thoát gặp ācāriya mà phần đông sùng bái rằng là ông thầy đệ nhất, Ngài cũng vào thọ giáo, đến khi học thuần thục, thấy rằng chưa dứt bỏ được điều quyến luyến, xấu xa (là còn ham mê ngũ dục, còn mắc trong pháp thế gian), Ngài liền đi trong nơi khác. Dầu chính mình ngài chưa dứt được điều nhơ nhớp, tâm chưa yên lặng, là còn say mê ưa thích, Ngài cũng chưa vừa lòng. Ngài chỉ nhất tâm hành theo chơn lý, cho đến giác ngộ mới thôi. Thuở độ sanh, Ngài hay tùy tiện chỉ bảo, nhất là pháp tri túc (sandosa), lánh xa khỏi sự ham muốn xấu xa mà Ngài đã từng gặp rồi, không phải là trung đạo, để giác ngộ. Cớ đó, Ngài mới ban hành 4 nissaya cho bậc xuất gia dùng, vì là hạng người lánh ngũ dục, tìm xuất gia để làm bực thu thúc thân, khẩu, ý cho chơn chánh, chỉ cần tu phạm hạnh pháp (brahmācariyadhamma), có giới là điều trọng yếu, là phải trong sạch đầy đủ trước hết, rồi sẽ tu định, tu tuệ tiếp theo.

Nếu bậc xuất gia hành trọn nghĩa vụ như thế mới không có sự khổ trong chánh mạng, như bắt cá 2 tay. Lẽ đó, Ngài dạy bậc xuất gia cần tìm thực phẩm mà thí chủ tuỳ sức cúng dâng. Bốn nissaya đó là vật dễ tìm kiếm hơn hết. Ngài cho phép dùng để ngăn ngừa cái tâm không cho lay chuyển, vì là người nương nơi kẻ khác, họ cho chi dùng nấy, mới gọi là bậc xuất gia, có tâm tri túc, ưa thích vật dùng tuỳ được tuỳ có, là người dễ nuôi tức nhiên trì giới cũng dễ, để tu thiền định và trí tuệ nối tiếp là nấc thang cao thượng, được dễ dàng.

14) Tỳ khưu chưa có nissaya muttaka, khi vào xóm cần bạch cho upajjhā, ācāriya mới nên đi.

15) Trong 6 samuṭṭhāna phạm āpatti điều alajjitā, phạm mà không biết thẹn, là tội xấu xa nặng nề hơn hết, vì không biết hổ thì điều nào cũng có thể phạm được cả.

16) Khoe lokiyanaddhā, calassaddhā thì phạm pācittiya, khoe lokuttarasaddhā, acalasaddhā thì phạm pārājika.

17) Tiếng “civara” chẳng phải kể chung tất cả y từ 8 + 4 ngón. Chỉ nói về sikkhāpada 1, 5, 6 của civaravagga, trong sikkhāpada thứ 5, 6 của pattavagga, trong sikkhāpada thứ 5 của ovādavagga, trong sikkhāpada thứ 10 của surāpanavagga, trong sikkhāpada thứ 11 của sahadhammikavagga.

18) Nếu làm vinayakamma để dùng vật đã ngăn đó cho ra vật ăn được theo sikkhāpada thứ 5 của bhojanavagga, phải làm vinayakamma như vầy: lấy bhojana đem để có nơi, đi thỉnh vị khác, không ngăn bhojana đến thọ thực, làm cho có phép rồi cho vị kia dùng được.

19) Tỳ khưu tính hoàn tục, mặc thứ y kẻ thế, phạm dukkata.

20) Từ mặt trời mọc đến đứng bóng gọi là purebhattakala. Từ quá ngọ đền gần sáng gọi là pacchābhattakāla.

21) Phạm bhedanaka pācittiya, phải phá bỏ vật sanh āpatti trước, rồi sám hối sau (như sikkhāpada thứ 4 của rājavagga) mới nên. Phạm chedanaka pācittiya cần cắt bỏi vật sanh āpatti cho trúng theo luật, rồi mới nên sám hối (như sikkhāpada thứ 6 của rājavagga).

22) Vật che thân có 3: y, nhà tắm trong nước.

Sāpattikassa bhikkhave nirāyaṃ vadāmi tiracchānayonimvā ‒ Này các tỳ khưu! Như Lai nhất định nói: địa ngục và cầm thú để cho các tỳ khưu phạm tội[23].

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app