Nội Dung Chính
- V. Thực Hành Thâm Sâu Hơn
- 5.1 Thành Đạt Tuệ Minh Sát
- 5.2 Tâm Ghi Nhận và Đối Tượng Ghi Nhận
- 5.4 Thật Sự Thấy Rõ Vô Thường
- 5.5 Sự Sinh Diệt
- 5.6 Niềm Vui Thánh Thiện
- 5.6 Gắng Sức Thành Đạt Mục Tiêu Cao Hơn
- 5.7 Thành Đạt Tuệ Giác Qua Thực Hành
- 5.9 Vất Bỏ Tự Ngã
- 5.10 Thân Là Vô Ngã
- 5.12 Thức Là Vô Ngã
- 5.13 Cảm Giác Kinh Sợ
- 5.14 Sự Chán Nản Thân Sắc
- 5.15 Xả Hành
- 5.16 Thành Đạt Mục Tiêu
V. Thực Hành Thâm Sâu Hơn
5.1 Thành Đạt Tuệ Minh Sát
Tuệ Minh Sát được thành đạt khi thiền sinhquán sát các hoạt độngcủa thân và tâm và thấy rõ qua kinh nghiệm trực tiếp chúng là vô thường, bất toại nguyện, và vô ngã. Tuệ minh sát được thành đạt qua sự quán sát tinh tế các hoạt động của thân tâm khi chúng diễn ra. Tuệ minh sát không thể được thành đạt qua sự quán sát hời hợt đối tượng, cũng không thể thành đạt qua suy tư, phân tích. Vì thế, thiền sinh phải đơn chú tâmquán sát mọi hoạt độngnhư: thấy, nghe, sờ, đụng, ngửi, nếm, ăn, uống v.v… khi chúng đang diễn tiến, không bỏ sót một hoạt động nào.
— trích từ Pháp Thoại về Kinh Hemavata —
5.2 Tâm Ghi Nhận và Đối Tượng Ghi Nhận
Khi tâm định trở nên mạnh hơn, chánh hướng tâm sẽ hướng tâm đến đối tượng để tâm thấy rõ ràng và chính xác đề mục. Nhờ thế chánh kiến hiểu biết đúng đắn chân tướng của đề mục đang quán sát. Làm thế nào tâm hiểu rõ đề mục? Khi thiền sinhhành thiền một thời gian thì tâm định trở nên mạnh mẽ đủ sức để chế ngự năm pháp chướng ngại là: tham lam, sân hận, giao động bất an, dã dượi buồn ngủ và hoài nghi. Lúc bấy giờ tâm được thanh lọc trở nên trong sạch thanh tịnh có đủ khả năng phân biệt rõ ràng đối tượng vật chất đuợc ghi nhận và tâm ghi nhận đối tượng đó.
Chẳng hạn, khi ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng, thiền sinh biết rõ “chuyển động phồng xẹp của bụng” là một chuyện, và “tâm ghi nhận chuyển động này” là một chuyện khác. Nói cách khác, thiền sinh có khả năng phân biệt rõ rànggiữa “hiện tượng phồng xẹp” với “tâm ghi nhận hiện tượng này”. Cùng thế ấy, trong tiến trình đi, thiền sinh phân biệt rõ ràng giữa “tác động dở chân, tác động bước tới, tác động đạp xuống” với “ý định tạo nên các tác động đó”. Như vậy, thiền sinh đã phân biệt được thế nào là tâm (kẻ ghi nhận) và vật chất (cái được ghi nhận). Đây là sự hiểu biết rõ ràng và biện biệt xuyên qua sự quán sát thuần túy chứ không phải do tưởng tưởng.
Khi định lực của thiền sinh đạt được sức mạnh, và nhờ vậy trí tuệ trở nên sắc bén, thiền sinh sẽ ý thức rõ ràng rằng: Sở dĩ có sự co chân, vì có tác ý muốn co; có sự đi, vì có tác ý muốn đi; có sự thấy, vì có mắt và có vật để thấy; có sự nghe vì có tai và âm thanh. Thiền sinh cũng ý thức rằng: ta được vui hưởng cuộc đời hiện nay cũng do ta đã có nghiệp tốt từ kiếp trước. Hiểu biết được như vậy là thiền sinh đã có sự hiểu biết rõ ràng luật nhân quả.
— trích từ Đến Niết Bàn qua Bát Chánh Đạo —
5.4 Thật Sự Thấy Rõ Vô Thường
Chỉ đến khi nào thấy rõ sự sinh diệt của vật chất và tâm, thiền sinh mới có sự hiểu biết trực tiếp bằng kinh nghiệm rằng: vật chất và tâm là vô thường bởi lẽ chúng vừa sinh ra đã hoại diệt ngay, như chú giải đã nói: “Sự vật vừa sinh ra liền bị hoại diệt ngay, đó là vô thường.”
Bởi thế, chỉ khi nào thấy được sự sinh diệt của mọi sự vật, thiền sinh mới thực sự thấy rõ vô thường.
— trích từ Đến Niết Bàn qua Bát Chánh Đạo —
5.5 Sự Sinh Diệt
Bọt nước tan biến ngay sau khi hình thành. Cũng vậy, ảo ảnh tạo thành cảnh sắc như thật, nhưng khi ta quán sát cặn kẽ nó sẽ tan biến ngay. Không có thực thể tuyệt đốilâu bền nào trong cả hai trưòng hợp trên. Đây là kiến thức thông thường. Khi biết được thực chất của các pháp bên ngoài như vậy, chúng ta cũng phải biết thực chất của các hiện tượng sinh khởi bên trong qua sự quán sát trong lúc hành thiền. Khi thiền sinh thấy được sự sinh diệt của các uẩn, thiền sinh sẽ thấy rằng đề mục theo dõivà tâm hay biết đề mục đều ở trong trạng thái trôi chảy: xuất hiện đó, rồi biến mất đó, không bền vững, không có thực thể hay bản chất, chẳng có cái gì có thể gọi là “ta” hay “của ta” trong đó cả. Chúng chỉ là tiến trình của sinh thành và hoại diệt mà thôi.
— trích từ Pháp Thoại về kinh Bhāra —
5.6 Niềm Vui Thánh Thiện
Vài người lấy làm hoan hỉ khi nghĩ đến sự từ bỏ việc đời, xuất gia làm Tỳ khưu, hay sự thực hành giới, định, tuệ của mình. Đây là niềm vui thánh thiện bởi vì nó liên kết vớisự từ bỏ hoặc với sự tách rời đời sống thế tục. Khi nghe Pháp hoặc đi đến thiền việnđể thực hành thiền minh sát ta cũng có cảm giác hoan hỉ tương tự.
Sự hoan hỉ trong thiền minh sát là sự hoan hỉ khởi sinh trong khi đang chánh niệm. Thấy rõ vô thường hay sự khởi sinh và hoại diệt của vật chất và tâm, thiền sinhsẽ ý thức được rằng tất cả vật chất và tâm được thấy trước đây hay bây giờ đều là đối tượng của sự thay đổi và bất toại nguyện. Tuệ minh sát này tạo nên sự hoan hỉ, và tâm hoan hỉ này là một loại cảm giác hạnh phúc bắt nguồn từ sự giải thoát khỏi ái dục.
— trích từ Pháp Thoại kinh Sakka-Pañha —
5.6 Gắng Sức Thành Đạt Mục Tiêu Cao Hơn
Khi hiểu rõ sâu xa vật chất và tâm là tập hợp mang tính chất giả tạo, thiền sinh hoàn toàn nhận thức được chân lý của Giáo Pháp liên quan đến ba đặc tướng vô thường, khổ và vô ngã. Quán sát ba đặc tướng này, thiền sinh đạt được sự hiểu biết sâu sắc về sự phát sinh và hoại diệt của vật chất và tâm. Đó là thiền sinh đã đạt được tuệ sinh diệt.
ở giai đoạn này, thiền sinh có thể thấy ánh sáng trong tâm, và cảm thấy vô cùng hoan hỉ. Thiền Sinh có chánh niệm mạnh mẽ phi thường, ghi nhận mọi pháp đến đi không gì bỏ sót; tâm bén nhạy; trí nhớ rõ ràng; đức tin vững mạnh hơn bao giờ hết. Thiền sinh hoan hỉ cả tinh thần lẫn vật chất. Đây là giai đoạn vượt ngoài sự diễn tả.
Tuy thế, thiền sinh đừng dính mắc vào những trạng thái hỉ lạc này. Nếu thiền sinhdính mắc vào những trạng thái hỉ lạc, tâm sẽ bị ô nhiễm và hỉ lạc này trở thànhchướng ngại cho sự phát triển tâm linh về sau. Thế nhưng, hỉ lạc là một sự hổ trợ tốt đẹp, giúp thiền sinh thêm tinh tấn, thúc đẩy và khích lệ thiền sinh tiếp tục gắng sức để thành tựu mục tiêu cao hơn, khiến tuệ minh sát sẽ trưởng thành và chín muồi. Bởi thế, khi có hỉ lạc phát sinh thiền sinh được khuyên là nên thản nhiên chánh niệmghi nhận trạng thái hỉ lạc này mà đừnh dính mắc để trí tuệ càng tăng trưởng hơn.
— trích từ Đến Niết Bàn qua Bát Chánh Đạo —
5.7 Thành Đạt Tuệ Giác Qua Thực Hành
Tuệ giác thật sự đạt được không phải do ý niệm được đặt định từ trước mà do kinh nghiệm thực hành cá nhân. Tuệ Giác của thiền sinh là một Kinh Nghiệm thực sự và rõ ràng. Trên đường tinh tấn thực hành, đến một giai đoạn nào đó, khi việc hành thiền tiến triển, thiền sinh chẳng thấy gì ngoài sự diệt mất của mọi hiện tượng. Giai đoạn này đưọc gọi là tuệ diệt. Thiền sinh hiểu biết hiện tượng diệt một cách sâu sắc qua kinh nghiệm trực tiếp của chính mình chứ không qua kinh điển hoặc qua thầy dạy. Kinh nghiệm trực tiếp có thể một phần bắt nguồn từ sự giải thích của thầy dạy, và tiếp theo là sự thực hành của chính thiền sinh, chứ không thể có được bằng cách nào khác.
— trích từ Pháp Thoại kinh Ariyāvasa —
5.9 Vất Bỏ Tự Ngã
Khi thiền sinh kiên trì tinh tấn hành thiền, tâm định mạnh mẽ, tâm trở nên thanh tịnhvà trong sạch. Thiền sinh có khả năng phân biệt được tâm (sự ghi nhận) với thân (đối tượng được ghi nhận). Rồi thiền sinh sẽ trực nhận được sự vắng bóng của “tự ngã” hay “tôi”. Tiếp tục ghi nhận, thiền sinh sẽ thấy được tương quan nhân quả của vật chất và tâm, và có được tuệ giác phân biệt nhân quả. Cuối cùng, ý tưởng về tự ngã sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt. Trước khi biết hành thiền minh sát, thiền sinh có thể phân vân tự hỏi: “Phải chăng có một cái ngã trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai”. Nhưng sau khi hành thiền, thấu hiểu được bản chất thật sự của mọi hiện tượng trên thế gian, thì tất cả những nghi ngờ như thế đều được tan biến.
Tiếp tục chánh niệm ghi nhận, thiền sinh sẽ thấy các đối tượng giác quan cùng tâm quán sát đều tan biến. Tất cả đều vô thường. Chúng vừa phát sinh đã hoại diệt ngay theo đường lối riêng của chúng. Cái gì không thường còn thì bất toại nguyện hay khổ. Chẳng có gì là có thực chất. Vậy thì còn có cái gì để ta bám víu, dính mắc vào và xem như Ta hay Của Ta đâu? Tất cả hiện tượng đang ở trong trạng thái trôi chảy, khởi sinh lên rồi biến mất ngay. Được xác tín từ kinh nghiệm của chính mình, thiền sinh rủ bỏ ý niệm tự ngã hay linh hồn.
— trích từ Pháp Thoại kinh Bhāra —
5.10 Thân Là Vô Ngã
Trong khi ngồi thiền, do sự đau nhức khó chịu khiến thiền sinh phải đổi tư thế. Sau nhiều lần đổi tư thế, thiền sinh sẽ thấy rõ: “bản chất áp chế”của thân này hiễn bày một cách rõ ràng; dù cho có muốn ngồi yên cũng không làm sao ngồi được. Thế rồi, thiền sinh hiểu được rằng: cái gì bị áp chế thường xuyên bởi sự sinh diệt, gây nên đau đớn là vô ngã. Chúng chỉ đơn thuần là những hiện tượng vật lý diễn biến theo đường lối riêng của chúng. Thân này không thể điều khiển, không bao giờ nghe lời hoặc tuân theo ý muốn của ai. Tính chất không thể điều khiển này là vô ngã.
— trích từ Pháp Thoại kinh Vô Ngã Tướng —
5.11 Cảm Thọ Là Vô Ngã
Thiền sinh sẽ thấy qua kinh nghiệm của chính bản thân rằng: cảm thọ thường xuyêngây đau khổ cho ta, ta không thể nào luôn luôn thỏa mãn những gì mình muốn thọ hưởng, ta không thể nào luôn luôn thỏa mãn được sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, nơi đụng chạm vừa lòng… Thiền sinh sẽ khám phá ra rằng: các cảm giác khó chịu thì rất nhiều còn các cảm giác dễ chịu thì chẳng có bao nhiêu bởi vì cảm thọ vốn là vô ngã, không ai có thể bắt chúng chìu theo ý mình.
— trích từ Pháp Thoại về kinh Vô Ngã Tướng —
5.12 Thức Là Vô Ngã
Thiền sinh nào đã từng thực tập chánh niệm vào các hiện tượng thân tâm sẽ thấy rõ rằng: mọi sinh hoạt sinh tâm ý bị tan biến tức thì khi được chú tâm vào, chẳng hạn như: ý muốn suy nghĩ, muốn thấy, muốn nghe, muốn co duỗi, muốn thay đổi tư thế, muốn đi, muốn nói v.v… sẽ bị tan biến tức thì khi được chú tâm vào. Tất cả mọi sinh hoạt của tâm không ngừng sinh diệt ấy là vô thường, chẳng có gì để thỏa thích, để dựa dẫm vào; chúng chỉ đơn thuần là sự khổ. Bởi thế, người nào tự mình thực chứngbằng kinh nghiệm cá nhân sẽ thấy rõ rằng: chẳng có gì để bám víu, để tự hào, xem như “đây là của tôi”, “đây là tôi” hoặc “đây là tự ngã của tôi”
— trích từ Pháp Thoại kinh Vô Ngã Tướng —
5.13 Cảm Giác Kinh Sợ
Nhận thức được sự hoại diệt của sự vật trong khi quan sát chúng, thấy rõ rằng vật chất và tâm hoại diệt liên hồi, như một giòng suối không ngừng tuôn chảy, thiền sinhsẽ ý thức được rằng sự hoại diệt của sự vật thật đáng sợ, thiền sinh có ý muốn từ bỏtất cả mọi sự vật. Khi chú tâm vào luồng trôi chảy của vật chất và tâm, thiền sinh sẽ tự động ý thức sự trôi chảy này thật đáng sợ làm sao. Cảm giác này đến từ sự tinh tấn thực hành chứ không đến từ sự trầm tư, suy nghĩ hay tưởng tượng.
— trích từ Về Bản Chất Niết Bàn —
5.14 Sự Chán Nản Thân Sắc
Tiếp tục nỗ lực quán sát sự hoại diệt của các hiện tượng, thiền sinh sẽ tiến triển xa hơn trong pháp hành, sẽ phát triển thêm các tuệ giác khác. Vì chỉ thấy toàn là sự hoại diệt của vật chất và tâm, thiền sinh ý thức được vật chất và tâm là những pháp đáng sợ. Vì chỉ thấy toàn là sự hoại diệt của thân tâm, thiền sinh ý thức rõ ràng thân tâmthật đáng chán làm sao, sự tồn tại của thân tâm này thật chẳng có ý nghĩa gì cả. Người thế tục ham thích hưởng thụ cuộc sống vì họ mù quáng không thấy được những tai hại của nó. Nếu nhận thức được tính chất hoại diệt không ngừng của cuộc sống, họ ý thức được sự đáng ghê sợ, sự đáng chán ngán và mệt mỏi của cuộc sống. Đây là tuệ giác quan trọng.
Trong bài pháp của Đức Phật, sau khi chỉ rõ ba đặc tướng vô thường, khổ, và vô ngã, ngài thường nói:
“Bởi thế vị thánh đệ tử thấy thân sắc mình thật đáng chán” rồi ngài dạy tiếp:
“Thấy được sự đáng chán của thân sắc, vị thánh đệ tử giải thoát khỏi sự dính mắc và thành đạt đạo tuệ.”
— trích từ Về Bản Chất Niết Bàn —
5.15 Xả Hành
Chỉ đến khi thiền sinh, do hành thiền minh sát, tự mình thấy rõ bản chất hoại diệt của thân tâm mới ý thức được chúng đáng chán, và nhận thấy tất cả sự dính mắc vào chúng là vô ích và rỗng không. Cuối cùng thiền sinh phát triển đến chỗ: thản nhiêntrước sự sinh diệt của vật chất và tâm (các hành), và tiến đến tuệ xả hành, ở tuệ giácnày tất cả mọi vật chất và tâm (còn gọi là các pháp có điều kiện) được nhìn với tâm thanh thản, quân bình.
Lúc ban đầu, thiền sinh cần phải có nỗ lực đặc biệt mới tiến được đến tuệ giác này, nhưng tiếp tục thực hành, khi quán chiếu vào sự sinh diệt của thân tâm, tuệ xả sẽ sinh khởi một cách tự nhiên. Khi thành đạt tuệ giác này, thiền sinh nhận thức được các hiện tượng, nhưng không bị ảnh hưởng bởi tính chất dễ chịu hay khó chịu của chúng. Dầu đề mục dễ chịu đến đâu cũng không làm thiền sinh dính mắc, dầu đề mụckhó chịu đến đâu cũng không khiến thiền sinh bực mình. ở giai đoạn này, thiền sinhphát huy được sự thản nhiên, sự xả bỏ giống như một vị đã giác ngộ hoàn toàn.
— trích từ Về Bản Chất Niết Bàn —
5.16 Thành Đạt Mục Tiêu
Khi tiếp tục hành thiền không thối chuyển, thiền sinh sẽ ý thức được một cách chắc chắn rằng mọi hiện tượng đều vô thường, khổ não và vô ngã thì thiền sinh sẽ đạt Niết Bàn. Tất cả Chư Phật, các vị A la hán và các bực Thánh đã đạt được Niết Bàn đều đi theo con đường này. Tất cả thiền sinh nên nhận ra rằng hiện nay chính mình cũng đang đi trên con đường đó để đạt được sở nguyện là đạo quả và Niết Bàn. Các thiền sinh phải lấy làm vui mừng vì mình đã đi đúng hướng và sẽ đạt được chánh địnhvà trí tuệ mà chư Phật, chư A la hán, chư Thánh đã giác ngộ trước đây.
Nếu thiền sinh tích cực hành thiền thì chẳng bao lâu thiền sinh cũng sẽ chính mình kinh nghiệm được đạo quả và Niết Bàn mà chư Phật, chư A la hán, chư Thánh đã kinh nghiệm. Thật vậy, thiền sinh có thể đạt được kết quả này trong thời gian mười lăm ngày, hai mươi ngày hay một tháng. Nếu kiên trì thực tập, đối với những thiền sinh có ba-la-mật đặc biệt có thể đạt được đạo quả trong vòng bảy ngày. Thiền sinh phải luôn luôn tin tưởng rằng mình có thể đạt được đạo quả trong thời gian hạn định trên. ít nhất là đạt được quả Nhập Lưu, dứt được thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ và không còn bị tái sanh vào bốn ác đạo nữa. Thiền sinh phải tinh tấn tiếp tục hành thiền với sự tin tưởng này.
____________________
VIDEO CON ĐƯỜNG DUY NHẤT – THỰC HÀNH THÂM SÂU HƠN | NGÀI THIỀN SƯ MAHASI SAYADAW