III. Định

3.1 Tà Định

Tà định là sự chú tâm vào một hành động bất thiện tạo bởi thân và khẩu. Hoàn thành một hành động bất thiện cũng cần sự chú tâm. Chẳng hạn như, bạn có ý địnhnói dối, ý định này chỉ thành tựu khi tâm an trụtrên những chữ được phát biểu một cách gian trá. Nếu tâm không an trụ trên những chữ được phát biểu, thì bạn sẽ phát biểusự thật ngược lại với ý định gian trá. Tại tòa án, nhiều khi sự thật được khám phá khi người khai gian bị luật sư chất vấn làm cho tâm họ bị rối loạnkhông thể tập trung vào sự cố ý nói dối nên vô tình tiết lộ ra sự thật.

Như vậy, rõ ràng trong khi làm điều bất thiện cũng phải cần có sự định tâm. Thật vậy, sức mạnh của tà định đóng vai trò lớn lao trong việc mưu tính những việc bất thiện như: âm mưu một cuộc thảm sát, dàn dựng một vụ cướp, hay sản xuất vũ khí độc hại.

— trích từ Pháp Thoại Kinh Hemavata —

 

3.2 Chánh Định

Chánh định là sự định tâm trên những hành động thiện lành như bố thí hoặc trì giới. Trong việc bố thí, nếu muốn đạt được hiệu quả tốt đẹp, cũng đòi hỏi phải có một tâm định đủ mạnh để đạt được hiệu quả. Khi đảnh lễ chư Tăng hoặc phục vụ người khác, ta cũng phải cần có tâm địnhTâm định có tầm quan trọng lớn lao trong các hoạt động tinh thần như giảng dạy Phật Pháp hoặc nghe Giáo Pháp, nhất là trong lãnh vực thực hành như quán sát hơi thở ra vào. Khi theo dõi hơi thở, tâm phải an trụ vào một đối tượng độc nhất nên sự định tâm càng đóng vai trò thiết yếu hơn nữa. Tâm định liên hệ đến tâm thiện là chánh định.

— trích từ Pháp Thoại về Kinh Hemavata —

 

3.3 Chăm Chú Lắng Nghe

Muốn liễu ngộ chân lý trong khi nghe giảng giải Giáo Pháp, người nghe phải có tâm ổn định. Bởi vì định tâm chỉ có thể đạt được khi có sự chuyên chú trong bình an tĩnh lặng, và tuệ minh sát chỉ phát triển tốt đẹp khi có sự định tâm vững chắc. Trong khi nghe pháp, nếu tâm lang bạc trên các đề mục như nhà cửa vườn tược, công việc làm ăn, v.v… thì định tâm không thể phát triển được. Chẳng hạn như trong khi ta đang chăm chú vào lời giảng mà có một sự xao xuyến khởi sinh trong tâm, ta sẽ không hiểu được Giáo Pháp, bởi vì lúc đó định tâm yếu kém nên tuệ minh sát không sinh khởi. Nếu trí tuệ không phát triển để thấy được vô thường, khổ và vô ngã thì làm thế nào chứng đạt Niết Bàn?

Bởi thế phải chăm chú lắng nghe, để tất cả tâm trí vào lời giảng, đem Giáo Pháp nghe được ra thực hành. Nghe Pháp theo lối này, tâm sẽ được bình an tĩnh lặng, và thấm nhập vào Giáo Pháp, nhờ thế tâm sẽ thanh tịnh trong sạch, không bị phiền não làm ô nhiễm.

— trích từ Pháp ThoạI về kinh Kinh Hemavata —

 

3.4 Sự Cần Thiết của Định Tâm

Có người cho rằng sự định tâm là điều không cần thiết, chỉ cần suy tư trên hai yếu tố, chánh kiếnchánh tư duy của Bát Chánh Đạo là đủ rồi, cũng chẳng cần phải quán sát, ghi nhân hiện tượng sinh diệt nữa. Đây là một sự nhảy bỏ bước phát triển tâm địnhTâm định sâu xa trong thiền vắng lặng quả thật là cơ sở tốt nhất cho Thiền Minh Sát, nhưng nếu không đạt được tâm định trong thiền vắng lặng thì cần phải tạo được sát na định với sức mạnh tương đương như cận định. Không có sự định tâmnhư vậy thì không thể thành đạt được minh sát tuệ thực sự. Đức Phật dạy rằng:

“Này Chư Tỳ Khưu, hãy phát triển tâm định. Vị Tỳ Khưu với tâm định hiểu biết sự vật đúng theo thực tướng của chúng. Vị ấy hiểu biết như thực những gì? Sự sinh và diệt của Thân, sự sinh diệt của Thọ, Tưởng, Hành và Thức.”

Như vậy, rõ ràng là không có tâm định, sẽ không thể phát triển tuệ minh sát và thành đạt đạo quả. Do đó, có thể nói trí tuệ nằm ngoài tâm định không phải là minh sát tuệ, và nếu khôngminh sát tuệ thì không thể nào chứng đạt Niết Bàn.

— trích từ Pháp Thoại về Kinh Hemavata —

 

3.5 Ba Loại Chánh Định

Chánh Định gồm ba loại: sát na định, cận định và toàn định.

Tâm định trong các tâm thiện thông thường được gọi là sát na định, vì chỉ tồn tại tạm thời. Đây là Tâm Định khởi sinh trong lúc bố thítrì giới là loại định tâm khó nhận thấy và thông thường ít được đề cập tới. Sát na định thường được nói đến lúc đề cập đến thiền vắng lặng (thiền định) và Thiền Minh Sát.

Sát na định là sự định tâm xảy ra trong từng sát na, thường nhận thấy trong giai đoạn chuẩn bị cho sự phát triển tâm linh lúc bắt đầu buổi thiền tập.

Cận định là tâm định có khả năng để chế ngự các chướng ngại.

Toàn định là tâm định giúp đạt các tầng thiền vắng lặng.

— trích từ Pháp Thoại về Kinh Hemavata —

 

3.6 Thực Hành Thiền Vắng Lặng

Muốn phát triển toàn định trong Thiền Vắng Lặng thiền sinh phải chú tâm vào đề mục cố định: như một đĩa kasina đất chẳng hạn. Do chánh niệm cùng sự chú tâm khắn khít vào đề mục cố định, tâm sẽ gắn chặt trên một đề mục duy nhất đó. Khi tâm bị phóng đi nơi khác, phải đưa tâm trở về đề mục đang quán sát. Khi việc hành thiền tiến triển tốt đẹp, thiền sinh chế ngư được các dục lạc giác quan khởi sinh do suy nghĩhay tưởng tượng như: sắc tốt, tiếng hay, mùi thơm vị ngon… Nhờ tâm định trong thiền vắng lặng phát triển, thiền sinh sẽ chế ngự được tham ái. Nhưng Tham ái chỉ được tạm thời chế ngự trong thời gian tâm an trụ trên đề mục quán sát chứ chưa diệt tận hoàn toàn. Muốn loại nhổ tận gốc rễ của tham ái, cần phảitrí tuệ xuyên suốt thực tướng của sự vật do Thiền Minh Sát đem lại.

— trích từ Pháp Thoại về kinh Purābheda —

 

3.7 Phát Triển Định Tâm Đúng Cách

Sau khi giới đã được giữ gìn trong sạch. Thầy Tỳ Khưu cố gắng hành thiền để nhập vào các tầng thiền định như: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền hoặc tứ thiềnNếu khôngnhập được vào các tầng thiền này, vị ấy nên gia công để tối thiểu đạt được đến cận định. Nếu không thể thực hành thiền vắng lặng đẹp, Thầy Tỳ Khưu cần phải hành Thiền Minh Sát: chú tâm chánh niệm, quán sát tứ đại, thọ, tưởng, hành, thức để đạt sát na định. Sát na định có khả năng chế ngự các chướng ngại tương tự như cận định.

Sát na định trong Thiền Minh Sát được thiết lập không phải do sự chú tâm trên một đề mục cố định như trong thiền vắng lặng mà được vun bồi bằng cách thực hành Thiền Minh Sát. Sát na định phát sinh khi thiền sinh tập trung tâm ý, quán sát cặn kẽ bản chất thực sự của danh sắc. Trong Thiền Minh Sát, nếu chú tâm trên quá nhiều đề mục, hoặc trên những đề mục khó nhận thức sẽ mất nhiều thời giờ để có sát na định. Bởi vậy, chỉ cần chú tâm vào một số đề mục giới hạnChú tâm vào một số đề mục giới hạn giúp ta dễ dàng ghi nhận đề mục, khiến cho sự phát triển sát na định dễ dàng, nhanh chóng.

— trích từ Pháp Luân —

 

3.8 Tâm Định trong Thiền Minh Sát

Trong Thiền Minh Sát, sát na định hình thành khi thiền sinh chú tâm trên các đề mục như tứ đại, ngũ uẩn, vật chất và tâm v.v… Lúc ban đầu, sát na định chưa mạnh vì chưa được phát triển tốt đẹp. Một khi sát na định được phát triển, tâm sẽ gắn chặt hoàn toàn vào đề mục đang quán sát. Trong thời gian này, tâm thiền sinh hoàn toàntrong sáng, không bị các chướng ngại như ái dục v.v… chi phối. Nhờ chánh niệm phát triển tốt đẹp, tâm trở thành một luồng sát na tâm trôi chảy không ngừng. Đây là sát na định trong Thiền Minh Sát. Có thể gọi sát na định là cận định vì cả hai cùng có khả năng làm cho các chướng ngại (tham lam, sân hận, bất an hối hận, dã dượi buồn ngủ, và hoài nghi) tạm thời không sinh khởi.

Đối với người hành Thiền Minh Sát, khi định tâm phát triển tốt đẹp, có đủ sức mạnh để chế ngự các chướng ngại, thì sát na định hay định tâm khởi sinh trong từng sát nachánh niệmđặc tính như cận định. Thiền sinhtâm thanh tịnh, vì tâm sở chánh niệm trong Thiền Minh Sát là tâm sở trong sạch. Khi tuệ minh sát viên mãn, thiền sinhchứng đạt Đạo Quả, thành đạt Niết Bàn. Tâm định đạt được ngay lúc chứng đạt thánh đạo được gọi là Tâm Định Siêu Thế.

— trích từ Pháp Thoại về kinh Sallekha —

____________________

VIDEO CON ĐƯỜNG DUY NHẤT – ĐỊNH | NGÀI THIỀN SƯ MAHASI SAYADAW

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app