4. ĐỊA BÀN PHẬT GIÁO
Đọc lại kinh điển để xác định những miền đất mà Đức Phật đã đi qua trong cuộc đời độ sinh của mình, ta thấy rõ ngay từ lúc đó, Phật Giáo đã có con đường hoằng dương khá dài: từ miền Đông An (Kajangala, Campà) qua tận Tây An (Veranjà, Avanti). Ơ Bắc An, Phật Giáo có mặt ở khắp các địa bàn quan trọng như Ràjagaha, Bàrànàsì (Benares bây giờ), Kosambì, Sàvatthì, Sàketa. Ngay đến một vài bộ tộc thiểu số dưới chân dãy Hy-mã-lạp-sơn cũng trở thành Phật tử.
Dưới thời vua A Dục, sau cuộc kiết tập Kinh điển kỳ III, địa bàn của Phật Giáo càng được mở rộng. Từ Kashmire (Kế Tân) ở Tây Bắc An, Phật giáo đã được truyền bá đến Mysore ở miền Nam An, để rồi sau đó vượt biển sang có mặt ở Tích Lan rồi Suvaịịabhùmi. Suvaịịabhùmi có lẽ là Miến Điện hay khu vực nào đó ở vùng Viễn Đông bây giờ. Điều đáng ghi nhận thêm là trong vị thế một sứ điệp của Vua A Dục, Phật giáo còn được du nhập vào những miền đất xa xôi đang bị người Hy –lạp chiếm đóng.
Tây Tạng, một trong những nước láng giềng gần gũi của Ấn Độ đã tiếp nhận Phật Giáo từ rất sớm. Rồi theo thời gian, Phật giáo từng bước hiện diện khắp vùng Đông Nam Á. Các nước Thái Lan, Cam Bốt, Trung Quốc, Nhật Bản cũng lần lượt trở thành những tiền đồn quan trọng của Phật giáo và cho đến nay, hầu hết dân số của các quốc gia này đều là Phật tử.