* Akusalacitta: Bất-thiện-tâm
Bất-thiện-tâm có 12 tâm chia ra 3 loại tâm:
– Lobhamūlacitta là tâm có nhân tham (lobhahetu) gọi là tham-tâm, có 8 tâm.
– Dosamūlacitta là tâm có nhân sân (dosa-hetu) gọi là sân-tâm, có 2 tâm.
– Mohamūlacitta là tâm có nhân si (moha-hetu) gọi là si-tâm, có 2 tâm.
1- Lobhamūlacitta
Lobhamūlacitta là bất-thiện-tâm có nhân tham (lobhahetu), hoặc bất-thiện-tâm có tham tâm-sở (lobhacetasika) nhiều năng lực dẫn dắt các tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm ấy, nên gọi là tham-tâm (lobhacitta).
Tham-tâm (lobhacitta) này có tham tâm-sở đứng đầu dắt dẫn các tâm-sở đồng sinh với tham-tâm.
Tham tâm-sở (lobhacetasika) có 4 tính chất riêng biệt.
1- Ārammaṇagahaṇalakkhaṇo: Có trạng-thái chấp-thủ trong đối-tượng.
2- Abhisaṅgaraso: Có phận sự giữ chặt trong đối-tượng.
3- Aparicāgapaccuṭṭhāno: Không buông bỏ đối-tượng là quả hiện hữu.
4- Saṅyojaniya dhammesu assādadassana padaṭṭhāno: Các pháp ràng buộc đáng hài lòng là nhân-duyên gần phát sinh lobhacetasika.
Lobhacitta: Tham-tâm phát sinh do nương nhờ 3 pháp là vedanā: thọ trong đối-tượng, diṭṭhi: tà-kiến, saṅkhāra: tác-động, nên tham-tâm phân chia ra làm 8 tâm như sau:
Lobhacitta có 8 tâm:
1- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.
2- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, cần tác-động.
3- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Tham-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.
4- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.
5- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.
6- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, cần tác-động.
7- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.
Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.
8- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.
Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.
Giải nghĩa từ Pāḷi trong 8 tham-tâm
* Somanassasahagata: Somanassa+sahagata
– Somanassa: Thọ hỷ: tham-tâm tiếp xúc với đối-tượng tốt đáng hài lòng nhiều, nên phát sinh thọ hỷ.
– Sahagata: Đồng sinh với
– Somanassasahagataṃ: Đồng sinh với thọ hỷ.
* Upekkhāsahagataṃ: Upekkhā+sahagata
– Upekkhā: Thọ xả: tham-tâm tiếp xúc với đối-tượng không tốt không xấu, hài lòng ít, nên phát sinh thọ xả.
– Sahagata: Đồng sinh với
– Upekkhāsahagataṃ: Đồng sinh với thọ xả.
* Diṭṭhigatasampayutta: diṭṭhigata+sampayutta
– diṭṭhigata: theo tà-kiến thấy sai, chấp lầm
– sampayutta: hợp với
– diṭṭhigatasampayuttaṃ: hợp với tà-kiến.
* Diṭṭhigatavippayutta: diṭṭhigata+vippayutta
– diṭṭhigata: theo tà-kiến thấy sai, chấp lầm
– vippayutta: không hợp với
– diṭṭhigatavippayuttaṃ: không hợp với tà-kiến.
* Asaṅkhārikaṃ: a+saṅkhārika
– a = na: không
– saṅkhārika: tác-động
– asaṅkhārikaṃ: không cần tác-động.
* Sasaṅkhārikaṃ: (sa=saha) + saṅkhārika
– saha: cùng với
– saṅkhārika: tác-động
– sasaṅkhārikaṃ: cần tác-động.
Tham-tâm có 8 loại tâm do căn cứ vào 3 pháp: vedanā: thọ, diṭṭhi: tà-kiến, saṅkhāra: tác-động.
* Tham-tâm có 8 tâm chia theo thọ:
– 4 tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ.
– 4 tham-tâm đồng sinh với thọ xả.
* Tham-tâm có 8 tâm chia theo tà-kiến:
– 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
– 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.
* Tham-tâm có 8 tâm chia theo tác-động:
– 4 tham-tâm không cần tác-động.
– 4 tham-tâm cần tác-động.
* Nhân phát sinh 8 tham-tâm
Tám tham-tâm phát sinh do 4 nhân:
1- Lobhaparivārakammapaṭisandhikatā: Sự tái-sinh của người với đại-quả-tâm có ảnh hưởng đến tham-tâm.
2- Lobha ussannabhavato cavanatā: Sự chuyển kiếp (chết) của chúng-sinh từ cõi-giới có tham-tâm nhiều.
3- Iṭṭhārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng tốt đáng hài lòng.
4- Ussādadassanaṃ: Thấy đối-tượng thật đáng hài lòng ham thích.
Nếu hội đủ 4 nhân này thì tham-tâm phát sinh.
* Nhân phát sinh tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ
Tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ do 4 nhân:
1- Somanassapaṭisandhikatā: Sự tái-sinh của người với đại quả-tâm đồng sinh với thọ hỷ.
2- Agambhīrapakatikā: Không có tâm suy xét sâu sắc trong đối-tượng.
3- Iṭṭhārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng tốt đáng hài lòng.
4- Byasanamutti: Không gặp 5 điều thiệt hại:
– Ñātibyasana: Sự thiệt hại về thân quyến.
– Bhogabyasana: Sự thiệt hại về của cải tài sản.
– Rogabyasana: Sự tai hại do bệnh nặng.
– Diṭṭhibyasana: Sự tai hại do tà-kiến.
– Sīlabyasana: Sự tai hại do phạm giới.
Nếu hội đủ 4 nhân này thì tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ phát sinh.
* Nhân phát sinh tham-tâm đồng sinh với thọ xả
Tham-tâm đồng sinh với thọ xả do 5 nhân:
1- Upekkhāpaṭisandhikatā: Sự tái-sinh của người với đại quả-tâm đồng sinh với thọ xả.
2- Gambhīrapakatikā: Có tâm suy xét sâu sắc trong đối-tượng.
3-Majjhattārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng không tốt không xấu (bậc trung).
4- Byasanamutti: Không gặp 5 điều thiệt hại.
5- Mūgadhātukatā: Người có tính si-mê.
Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm đồng sinh với thọ xả phát sinh.
* Nhân phát sinh tham-tâm hợp với tà-kiến
Tham-tâm hợp với tà-kiến do 5 nhân:
1- Diṭṭhijjhāsayatā: Tâm tính hay có tà-kiến.
2- Diṭṭhivippannapuggalasevanatā: Thường hay gần gũi thân cận với người có tà-kiến.
3- Saddhammavimukhatā: Không thích nghe chánh-pháp.
4- Micchāvitakkabahulatā: Hướng tâm nghĩ sai lầm nhiều về tà-kiến.
5- Ayoniso ummajjanaṃ: Phát sinh suy nghĩ điều không hợp pháp.
Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm hợp với tà-kiến phát sinh.
* Nhân phát sinh tham-tâm không hợp với tà-kiến
Tham-tâm không hợp với tà-kiến do 5 nhân:
1- Sassata ucchedadiṭṭhi anajjhāsayatā: Thường-kiến và đoạn-kiến không có trong tâm tính từ tiền-kiếp.
2- Diṭṭhivippannapuggala asevanatā: Không gần gũi thân cận với người có tà-kiến.
3- Saddhammasammukhatā: Thích nghe chánh-pháp.
4- Sammāvitakkabahulatā: Hướng tâm đúng đắn về chánh-kiến.
5- Ayoniso na ummajjanaṃ: Không phát sinh suy nghĩ điều không hợp pháp.
Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm không hợp với tà-kiến phát sinh.
* Nhân phát sinh tham-tâm không cần tác động
Tham-tâm không cần tác động phát sinh do 6 nhân:
1- Asaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: Sự tái-sinh của người có ảnh hưởng từ ác-nghiệp không cần tác động.
2- Kalalakāyacittatā: Thân và tâm được an-lạc.
3- Sītuṇhādīnaṃ khamanabahulatā: Có tính chịu đựng sự nóng, sự lạnh, v.v… trở thành thói quen.
4- Kattabbakammesu diṭṭhānisaṃsatā: Đã từng thấy rõ hiệu quả trong công việc nên làm.
5- Kammesu ciṇṇavasitā: Có tính chuyên môn trong công việc làm ấy.
6- Utubhojanādisappāyalābho: Có được đầy đủ thuận lợi về thời tiết, vật thực, v.v…
Nếu hội đủ 6 nhân này thì tham-tâm không cần tác động phát sinh.
* Nhân phát sinh tham-tâm cần tác động
Tham-tâm cần tác động phát sinh do 6 nhân:
1- Sasaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: Sự tái-sinh của người có ảnh hưởng từ ác-nghiệp cần tác động.
2- Akalalakāyacittatā: Thân và tâm không được an-lạc.
3- Sītuṇhādīnaṃ akhamanabahulatā: Không có tính chịu đựng sự nóng, sự lạnh, v.v… trở thành thói quen.
4-Akattabbakammesu diṭṭhānisaṃsatā: Không từng thấy hiệu quả trong công việc nên làm.
5- Kammesu aciṇṇavasitā: Không có tính chuyên môn trong công việc làm ấy.
6- Utubhojanādi asappāyalābho: Không có được đầy đủ thuận lợi về thời tiết, vật thực, v.v…
Nếu hội đủ 6 nhân này thì tham-tâm cần tác động phát sinh.
Giảng giải về 8 tham-tâm
Do nguyên nhân nào gọi là tham-tâm?
Bất-thiện-tâm nào có nhân tham (lobhahetu) hoặc có tham tâm-sở (lobhacetasika) nhiều năng lực dắt dẫn các tâm-sở khác đồng sinh với tham-tâm ấy biết đối-tượng tốt đáng hài lòng, gọi tâm ấy là tham-tâm (lobhacitta).
Tham-tâm có nhân tham (lobhahetu) và chắc chắn cũng có nhân si (mohahetu) hoặc có tham tâm-sở (lobhacetasika) và chắc chắn cũng có si tâm-sở (mohacetasika) che phủ thật-tánh của đối-tượng, nên tham-tâm mù quáng muốn được đối-tượng tốt đáng hài lòng ấy để mong đem lại sự an-lạc cho mình.
Lobhacitta (tham-tâm) phát sinh do nương nhờ 3 pháp căn bản:
1- Vedanā (thọ tâm-sở) đó là somanassa-sahagata (đồng sinh với thọ hỷ) và upekkhā-sahagata (đồng sinh với thọ xả).
2- Diṭṭhi (tà-kiến tâm-sở) đó là diṭṭhigata-sampayutta (hợp với tà-kiến) và diṭṭhigatavippa-yutta (không hợp với tà-kiến).
3- Saṅkhārika (tác-động) đó là asaṅkhārika không cần tác-động và sasaṅkhārika cần tác-động. Cho nên tham-tâm chia ra làm 8 loại tâm.
* Somanassasahagata: Đồng sinh với thọ hỷ.
Khi 4 tham-tâm biết đối-tượng tốt thật đáng hài lòng nhiều nên đồng sinh với thọ hỷ.
* Upekkhāsahagata: Đồng sinh với thọ xả.
Khi 4 tham-tâm biết đối-tượng không tốt, không xấu, hài lòng vừa phải, không đến nỗi hoan-hỷ nên chỉ đồng sinh với thọ xả mà thôi.
* Diṭṭhigatasampayutta: Hợp với tà-kiến.
Khi 4 tham-tâm hợp với tà-kiến nghĩa là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm thấy sai, chấp lầm nơi đối-tượng và chủ thể (tâm biết đối-tượng) cho là ta (ngã), tà-kiến này gọi là micchādiṭṭhi.