Nội Dung Chính
TÍN – TẤN – NIỆM – ĐỊNH – TUỆ ĐƯỢC VUN BỒI QUA THIỀN MINH SÁT NHƯ THẾ NÀO?
“Nếu thiền sinh quan sát CHÁNH NIỆM sự sinh diệt của các hiện tượng tâm và thân một cách tinh tế, tỉ mỉ; tôn trọng việc hành thiền, liên tục duy trì CHÁNH NIỆM không để cho gián đoạn, thì chẳng bao lâu, các chướng ngại bên trong sẽ được loại trừ. Các năng lực kiểm soát tâm hay NGŨ CĂN sẽ loại bỏ những quấy nhiễu trong tâm và làm cho tâm an tịnh.
Nếu bạn thuộc loại thiền sinh này, bạn sẽ cảm nhận được một sự an tịnh, tĩnh lặng từ trước đến nay chưa từng có. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy kính sợ: “Kỳ diệu thật! Đúng thật! Tất cả những sự an lạc, tĩnh lặng mà thiền sư đã dạy cho ta bây giờ chính ta đã đạt được.” Như thế là ĐỨC TIN, yếu tố đầu tiên của NGŨ CĂN đã phát sanh. Loại ĐỨC TIN này được gọi là ĐỨC TIN đầu tiên khởi sinh từ kinh nghiệm của chính mình khiến bạn cảm thấy rằng những gì mà giáo pháp bảo đảm bạn sẽ đạt được sau này hiển nhiên là đúng thực.
Nhờ có ĐỨC TIN, bạn sẽ có hứng khởi mà tăng thêm năng lực. Khi năng lực hùng mạnh thì TINH TẤN xuất hiện. Bạn sẽ tự nhủ: “Ðây chỉ là bước đầu. Nếu ta nỗ lực thêm, ta sẽ gặt hái được kết quả tốt đẹp hơn thế này nữa.” Nhờ tiếp tục TINH TẤN, tâm sẽ khắn khít trên đề mục từng thời điểm một nên CHÁNH NIỆM được củng cố và đào sâu.
CHÁNH NIỆM có khả năng kỳ diệu trong việc TẬP TRUNG tâm ý, giúp tâm chuyên chú trên đề mục. Khi CHÁNH NIỆM quán thấu đối tượng quan sát từng thời điểm một, thì tâm có khả năng ổn cố trên đề mục, dán sát trên đề mục, không thối chuyển. Cứ thế, sự TẬP TRUNG tâm ý càng mạnh mẽ và ổn cố hơn. Một cách tổng quát, khi CHÁNH NIỆM càng mạnh lên, thì sự ĐỊNH TÂM cũng càng mạnh lên.
Khi bốn yếu tố: ĐỨC TIN, TINH TẤN, CHÁNH NIỆM và CHÁNH ĐỊNH đã được thiết lập thì TRÍ TUỆ sẽ tự nhiên hiện khởi. Lúc bấy giờ, thiền sinh bắt đầu thấy rất rõ, và trực giác rằng thân và tâm là hai thứ hoàn toàn tách biệt, và cũng bắt đầu hiểu biết sự tương quan nhân quả của danh và sắc, hay thân và tâm. Khi TRÍ TUỆ càng phát triển, thì ĐỨC TIN càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Một thiền sinh đã thấy được sự sinh diệt của đối tượng qua từng thời điểm một sẽ cảm thấy hân hoan và tin tưởng: “Thật là kỳ diệu, thật là phi thường, thật là khó tin nhưng hiển nhiên là các hiện tượng thay đổi qua từng thời điểm một mà chẳng có một chủ nhân nào sau nó. Chẳng có tự ngã hay linh hồn gì cả”. Do sự khám phá này, tâm thiền sinh đạt được trạng thái an lạc và tĩnh lặng lớn lao. Khi tuần tự thấy rõ VÔ THƯỜNG, KHỔ VÀ VÔ NGÃ thì ĐỨC TIN của thiền sinh sẽ mạnh mẽ thêm. Lúc bấy giờ, giáo pháp sẽ có sức thuyết phục hùng mạnh, đáng tin cậy và đúng thực.
Hành Thiền Minh Sát chẳng khác nào mài dao. Người mài dao phải giữ dao khéo léo, đừng cao quá, cũng đừng thấp quá. Ðè lưỡi dao xuống đá mài đúng cách. Ðưa tới, đưa lui lưỡi dao trên đá mài. Tiếp tục mài cho tới khi một bên lưỡi đã được mài thỏa đáng. Lại tiếp tục mài lưỡi bên kia; đè dao xuống đá theo một độ nghiêng thích hợp và mài như cũ.
Ðây là sự so sánh được ghi trong kinh điển. Giữ dao đúng độ nghiêng thích hợp, là hành thiền một cách tỉ mỉ, tinh tế. Ấn dao trên đá mài và mài tới mài lui, là liên tục CHÁNH NIỆM. Nếu yếu tố tỉ mỉ, tinh tế và liên tục này được duy trì, thì chẳng bao lâu tâm bạn sẽ sắc bén đủ năng lực để xuyên thủng chân lý thực tại.”
Trích: “Ngay Trong Kiếp Sống Này”, Thiền sư U Pandita, Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch.
How Are Faith, Effort, Mindfulness, Concentration And Wisdom (Five Controlling Faculties) Developed Through VIPASSANA?
“… the yogi’s mental state will come to be characterized by faith, energy, mindfulness, concentration and wisdom if she or he is aware of the passing away of mental and physical phenomena meticulously, respectfully, and with persistent continuity. Under these conditions, the inner hindrances to meditation will soon be removed. The controlling faculties will calm the mind and clear it of disturbances. If you are such a yogi, you will experience a tranquillity you may never have felt before. You may be filled with awe. “Fantastic, it’s really true! All those teachers talk about peace and calm and now I’m really experiencing it!” Thus faith, the first of the controlling faculties, will have arisen out of your practice. This particular kind of faith is called “preliminary verified faith.” Your own experience leads you to feel that the further promises of the Dhamma may actually be true.
With faith comes a natural inspiration, an upsurge of energy. When energy is present, effort follows. You will say to yourself, “This is just the beginning. If I work a little harder, I’ll have experiences even better than this.” A renewed effort guides the mind to hit its target of observation in each moment. Thus mindfulness consolidates and deepens.
Mindfulness has the uncanny ability to bring about concentration, one-pointedness of mind. When mindfulness penetrates into the object of observation moment by moment, the mind gains the capacity to remain stable and undistracted, content within the object. In this natural fashion, concentration becomes well-established and strong. In general, the stronger one’s mindfulness, the stronger one’s concentration will be.
With faith, effort, mindfulness and concentration, four of the fivecontrolling faculties have been assembled. Wisdom, the fifth, needs no special introduction. If the first four factors are present, wisdom or insight unfolds of itself. One begins to see very clearly, intuitively, how mind and matter are separate entities, and begins also to understand in a very special way how mind and matter are connected by cause and effect. Upon each insight, one’s verified faith deepens.
A yogi who has seen objects arising and passing away from moment to moment feels very fulfilled. “It’s fabulous. Just moment after moment of these phenomena with no self behind them. No one at home.” This discovery brings a sense of great relief and ease of mind. Subsequent insights into impermanence, suffering and absence of self have a particularly strong capacity to stimulate faith. They fill us with powerful conviction that the Dhamma as it has been told to us is authentic.
Vipassanā practice can be compared to sharpening a knife against a whetstone. One must hold the blade at just the right angle, not too high or too low, and apply just the right amount of pressure. Moving the knife blade consistently against the stone, one works continuously and until the first edge has been developed. Then one flips the knife over to sharpen the other edge, applying the same pressure at the same angle.
This image is given in the Buddhist scriptures. Precision of angle is like meticulousness in practice, and pressure and movement are like continuity of mindfulness. If meticulousness and continuity are really present in your practice, rest assured that in a short time your mind will be sharp enough to cut through to the truth about existence.”
From “In This Very Life” – U Pandita Sayadaw.