PHÁP HÀNH 

6- Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Sáu (Bhayatupaṭṭhānañāṇa)

Hành giả tiếp tục tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ phát triển và tiến hoá tuần tự phát sanh trí tuệ thứ sáu, gọi là, Bhayatupaṭṭhānañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ.

Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu này phát sanh lên được là do nhờ trí tuệ thứ nhất cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ năm, làm nhân duyên, làm nền tảng.

Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu này thấy rõ, biết rõ đặc biệt sự diệt, sự tan rã, sự tiêu diệt của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ.

Hành giả tiến hành thiền tuệ, đến khi phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ 6 này không những có khả năng thấy rõ, biết rõ sắc pháp, danh pháp trong hiện tại tiêu diệt, tan rã, thật đáng kinh sợ, mà còn có khả năng hiểu biết thấu triệt đến danh pháp, sắc pháp trong quá khứ đã diệt rồi, và danh pháp, sắc pháp trong vị lai cũng sẽ diệt như nhau cả thảy. Thật đáng kinh sợ! Cho nên, trí tuệ này gọi là, Bhayatupaṭṭhānañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ.

Tính chất trí tuệ thiền tuệ thứ sáu

Vấn: – Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu có phải kinh sợ danh pháp, sắc pháp hay không?

Ðáp: – Trí tuệ thiền tuệ không phải kinh sợ danh pháp, sắc pháp, mà trí tuệ thiền tuệ thứ sáu chỉ quán xét thấy danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ rằng:

* Danh pháp, sắc pháp ở quá khứ đã bị diệt.
* Danh pháp, sắc pháp ở hiện tại đang bị diệt.
* Danh pháp, sắc pháp sẽ sanh ở vị lai, cũng sẽ bị diệt như nhau cả thảy.

Ví như, một người có đôi mắt sáng, nhìn thấy 3 hầm lửa than hồng cháy hừng hực, người ấy không kinh sợ, mà quán xét thấy rằng: “Chúng sinh nào bị rơi xuống 3 hầm lửa than hồng cháy hừng hực này, chắc chắn bị khổ bởi lửa nóng thiêu đốt”.

Cũng như vậy, trí tuệ thiền tuệ thứ sáu này, không phải sợ, mà chỉ quán xét thấy danh pháp, sắc pháp trong 3 cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới như trong 3 hầm lửa than hồng cháy hừng hực, đang thiêu đốt chúng sinh.

* Danh pháp, sắc pháp nào đã sanh ở quá khứ, danh pháp, sắc pháp ấy đã diệt ở quá khứ.
* Danh pháp, sắc pháp nào đang sanh ở hiện tại, danh pháp, sắc pháp ấy đang diệt ở hiện tại.
* Danh pháp, sắc pháp nào sẽ sanh ở vị lai, danh pháp, sắc pháp ấy cũng sẽ diệt ở vị lai.

Do đó, trí tuệ thiền tuệ ấy gọi là, Bhayatupaṭṭhānañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ.

Trạng thái kinh sợ của trí tuệ thiền tuệ

Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu thấy rõ, biết rõ sự diệt, sự tan rã của danh pháp, sắc pháp, hiện rõ trạng thái vô thường của danh pháp, sắc pháp. Ðó là đối tượng đáng kinh sợ của trí tuệ thiền tuệ thứ sáu.

Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu thấy rõ, biết rõ sự diệt liên tục của danh pháp, sắc pháp luôn luôn bị hành hạ, hiện rõ trạng thái khổ. Dầu có thọ lạc, thì thọ lạc ấy cũng sanh rồi diệt liên tục không ngừng biến đổi, nên hiện rõ trạng thái khổ. Ðó là đối tượng đáng kinh sợ của trí tuệ thiền tuệ thứ sáu.

Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp, thấy rõ đặc biệt không phải ta, không phải của ta, là vô chủ, hiện rõù trạng thái vô ngã. Ðó là đối tượng đáng kinh sợ của trí tuệ thiền tuệ thứ sáu.

Trí tuệ thiền tuệ thứ 6 làm nhân duyên phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ 7.

7- Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Bảy (Ādīnavānupassanāñāṇa)

Hành giả tiếp tục tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ phát triển và tiến hóa tuần tự phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ bảy gọi là, Ādīnavā-nupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng.

Trí tuệ thiền tuệ thứ bảy này phát sanh lên được là do nhờ trí tuệ thứ nhất cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ sáu, làm nhân duyên, làm nền tảng.

Trí tuệ thiền tuệ thứ bảy này có khả năng:

– Thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, không phải là nơi ẩn náu an toàn, không phải là nơi nương nhờ. Trong tam giới: dục giới, sắc giới và vô sắc giới gồm có 31 cõi này, như hầm lửa than hồng hừng hực thiêu đốt chúng sinh.

– Thấy rõ, biết rõ tứ đại: đất, nước, lửa, gió, ví như 4 loài rắn độc kinh khủng.

– Thấy rõ, biết rõ ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp, ví như kẻ sát nhân tàn bạo đang cầm dao bổ xuống đầu.

– Thấy rõ, biết rõ lục căn bên trong: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý ví như xóm nhà bỏ hoang.

– Thấy rõ, biết rõ lục trần bên ngoài: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, ví như bọn cướp sát nhân đói khát, chờ dịp xông vào xóm nhà trống cướp phá.

– Thấy rõ, biết rõ ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp luôn luôn bị 11 loại lửa: lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa sanh, lửa già, lửa chết, lửa sầu não, lửa than khóc, lửa khổ thân, lửa khổ tâm và lửa thống khổ cùng cực, không ngừng thiêu đốt ngày đêm.

– Thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp như mụt nhọt đau nhức, như căn bệnh trầm kha, như trúng mũi tên độc, là nơi phát sanh mọi bệnh tật, là nơi đau khổ triền miên, đầy tội chướng, chỉ có khổ thật, không thể tìm thấy sự an lạc thật lâu dài nào trong danh pháp, sắc pháp này.

Trí tuệ thiền tuệ thứ bảy thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng, như vậy gọi là Ādīnavānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng.

Trí tuệ thiền tuệ Bhayatupaṭṭhānañāṇa có năng lực trở thành trí tuệ thiền tuệ Ādīnavānupassanāñāṇa.

Vấn:  Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, trở thành trí tuệ thiền tuệ thứ bảy thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng như thế nào?

Ðáp: – Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ rằng:

– Sự sanh (uppāda) của danh pháp, sắc pháp thật đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ đầy tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Sự hiện hữu (pavatta) của danh pháp, sắc pháp thật đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ đầy tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Các pháp hữu vi (nimitta) thật đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ đầy tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Nghiệp chướng (āyūhanā) thật đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ đầy tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Sự tái sanh (paṭisandhi) thật đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ đầy tội chướng của danh pháp, sắc pháp,….

1- Ðối tượng đáng sợ (bhaya) và nơi an toàn (khema)

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự sanh (uppāda) của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng (ādīnavañāṇa) của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không sanh (anuppāda) của danh pháp, sắc pháp là nơi an toàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh (santipadañāṇa).

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự hiện hữu (pavatta) của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không hiện hữu (appavatta) của danh pháp, sắc pháp là nơi an toàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ các pháp hữu vi (nimitta) bị cấu tạo đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ pháp vô vi (animitta) không bị cấu tạo là nơi an toàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ nghiệp chướng (āyūhana) của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ không nghiệp chướng (anāyūhana) của danh pháp, sắc pháp là nơi an toàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự tái sanh (paṭisandhi) của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không tái sanh (appaṭisandhi) của danh pháp, sắc pháp là nơi an toàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh….

2- Ðối tượng Khổ (dukkha) – Lạc (sukha)

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự sanh của danh pháp, sắc pháp là khổ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không sanh của danh pháp, sắc pháp là lạc, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự hiện hữu của danh pháp, sắc pháp là khổ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không hiện hữu của danh pháp, sắc pháp là lạc, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ các pháp hữu vi bị cấu tạo là khổ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ pháp vô vi không bị cấu tạo là lạc, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ nghiệp chướng của danh pháp, sắc pháp là khổ, cho nên trí tuệ thiền thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ không nghiệp chướng của danh pháp, sắc pháp là lạc, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự tái sanh của danh pháp, sắc pháp là khổ, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không tái sanh của danh pháp, sắc pháp là lạc, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh….

3- Ðối tượng luân hồi (sāmisa), chấm dứt luân hồi (nirāmisa)

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự sanh của danh pháp, sắc pháp là luân hồi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không sanh của danh pháp, sắc pháp là chấm dứt luân hồi, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự hiện hữu của danh pháp, sắc pháp là luân hồi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không hiện hữu của danh pháp, sắc pháp là chấm dứt luân hồi, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ các pháp hũu vi bị cấu tạo là luân hồi, nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ pháp vô vi (animitta) không bị cấu tạo là chấm dứt luân hồi, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ nghiệp chướng của danh pháp, sắc pháp là luân hồi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ không nghiệp chướng của danh pháp, sắc pháp là chấm dứt luân hồi, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự tái sanh của danh pháp, sắc pháp là luân hồi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không tái sanh của danh pháp, sắc pháp là chấm dứt luân hồi, nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh….

4- Ðối tượng pháp hữu vi (saṅkhāra), Niết Bàn (Nibbāna)

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự sanh của danh pháp, sắc pháp là pháp hữu vi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không sanh của danh pháp, sắc pháp là Niết Bàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự hiện hữu của danh pháp, sắc pháp là pháp hữu vi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không hiện hữu của danh pháp, sắc pháp là Niết Bàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ các danh pháp, sắc pháp (nimitta) là pháp hữu vi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ pháp vô vi không bị cấu tạo là Niết Bàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ nghiệp chướng của danh pháp, sắc pháp là pháp hữu vi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ không nghiệp chướng của danh pháp, sắc pháp là Niết Bàn, cho nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh.

* Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự tái sanh của danh pháp, sắc pháp là pháp hữu vi, cho nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ tội chướng của danh pháp, sắc pháp.

– Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ sự không tái sanh của danh pháp, sắc pháp là Niết Bàn, nên trí tuệ thiền tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh….

5- Thông suốt trong 10 loại trí tuệ thiền tuệ

Hành giả có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ 5 đối tượng danh pháp, sắc pháp có sự sanh, sự hiện hữu, các pháp hữu vi, nghiệp chướng  sự tái sanh là khổ. Ðó là trí tuệ thiền tuệ thứ bảy thấy rõ tội chướng (ādīnavañāṇa).

Và trí tuệ thiền tuệ thấy rõ 5 đối tượng Niết Bàn: sự không sanh, sự không hiện hữu, pháp vô vi, không nghiệp chướng, sự không tái sanh là lạc. Ðó là trí tuệ thiền tuệ thứ bảy trí tuệ hướng đến Niết Bàn tịch tịnh (santipadañāṇa).

Hành giả nào là người có trí tuệ thiền tuệ thông suốt thuần thục trong 2 loại đối tượng, mỗi loại có 5 loại trí tuệ thiền tuệ: gồm có 10 loại trí tuệ thiền tuệ, hành giả ấy không bị lay chuyển bởi các tà kiến.

6- Ðối tượng của Ādīnavā¸ñāṇa và Santipadañāṇa

Ðối tượng của Ādīnavañāṇa và Santipadañāṇa hoàn toàn đối nghịch nhau như sau:

– Trí tuệ thiền tuệ Ādīnavañāṇa này thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng, bởi đáng kinh sợ, không phải là nơi ẩn náu an toàn, không phải là nơi nương nhờ an toàn, chỉ có khổ thật, nên hành giả nhàm chán nơi danh pháp, sắc pháp ấy.

– Trí tuệ thiền tuệ Santipadañāṇa hướng đến Niết Bàn tịch tịnh đầy ân đức, là nơi ẩn náu an toàn, là nơi nương nhờ an toàn, chỉ có an lạc tuyệt đối.

Do đó, hành giả có đức tin trong sạch vững chắc trong sự tiến hành thiền tuệ này dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn pháp diệt khổ.

7- Sự tương quan giữa các pháp

– Danh pháp, sắc pháp nào thật đáng kinh sợ, danh pháp, sắc pháp ấy là khổ thật.

– Danh pháp, sắc pháp nào là khổ thật, danh pháp, sắc pháp ấy là pháp luân hồi.

– Danh pháp, sắc pháp nào là pháp luân hồi, danh pháp, sắc pháp ấy là pháp hữu vi.

– Như vậy, danh pháp, sắc pháp là đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán.

Trí tuệ thiền tuệ thứ 7 làm nhân duyên phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ 8.

8- Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Tám (Nibbidānupassanāñāṇa)

Hành giả tiếp tục tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ phát triển và tiến hóa tuần tự phát sanh trí tuệ thứ tám, gọi là, Nibbidā-nupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ danh pháp, sắc pháp thật đáng nhàm chán.

Trí tuệ thiền tuệ thứ tám này phát sanh là do nhờ trí tuệ thứ nhất đến trí tuệ thiền tuệ thứ bảy, làm nhân duyên, làm nền tảng.

Trí tuệ thiền tuệ thứ tám này nhàm chán, không chút hài lòng trong tất cả mọi danh pháp, sắc pháp ở trong tam giới: dục giới, sắc giới  vô sắc giới; trong bốn loàithai sanh, noãn sanh, thấp sanh  hoá sanh. Bởi vì trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng.

Do đó, trí tuệ thiền tuệ thứ tám này nhàm chán trong tất cả mọi danh pháp, sắc pháp, vì sanh rồi diệt, diệt rồi lại sanh và cứ như vậy liên tục không ngừng hành hạ, có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã. Chung quy cũng chỉ có khổ đế mà thôi, ngoài khổ đế ra, không có sự an lạc nào thật. Cho nên, hành giả phải có sự tinh tấn không ngừng tiến hành theo 7 loại anupassanā để mong giải thoát khỏi khổ đế như sau:

1- Aniccānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường; nên diệt được tâm lầm tưởng cho là thường (niccasaññā).

2- Dukkhānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp có trạng thái khổ; nên diệt được tâm lầm tưởng cho là lạc (sukhasaññā).

3- Anattānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô ngã; nên diệt được tâm lầm tưởng cho là ngã (attasaññā).

4- Nibbidānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng nhàm chán; nên diệt được tâm tham hài lòng trong danh pháp, sắc pháp (nandi).

5- Virāgānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp không đáng say mê; nên diệt được tâm tham say mê trong danh pháp, sắc pháp (rāga).

6- Nirodhānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp; nên diệt được sự sanh của tham ái (samudaya).

7- Paṭinissaggānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng xả bỏ; nên diệt được tâm chấp thủ nơi danh pháp, sắc pháp (ādāna).

Hành giả có sự tinh tấn không ngừng nghỉ, tiến hành 7 loại anupassanā trên, nhất là tiến hành aniccānupassanā, dukkhānupassanāanattānupassanā là căn bản chính của trí tuệ thiền tuệ, để thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, có trạng thái khổ, có trạng thái vô ngã; để dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, pháp diệt khổ sanh, khổ lão, khổ bệnh, khổ tử….

Ðức Phật dạy:

“Khemaṃ sukhaṃ nirāmisaṃ nibbānaṃ” [1] .
“Niết Bàn là nơi an toàn, an lạc, không có phiền não”.

Ba loại trí tuệ thiền tuệ: bhayatupaṭṭhānañāṇa, ādīnavā-nupassanāñāṇa, nibbidānupassanāñāṇa tương tự về ý nghĩa, khác nhau về danh từ. Bởi vì khi trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, nên trở thành trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng. Khi trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng, nên trở thành trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng nhàm chán.

Trí tuệ thiền tuệ thứ 8 làm nhân duyên phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ 9.

9- Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Chín (Muñcitukamyatāñāṇa)

Hành giả tiếp tục tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ phát triển và tiến hoá tuần tự phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ chín gọi là, Muñcitukamyatāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ mong muốn giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp.

Trí tuệ thiền tuệ thứ chín này phát sanh là do nhờ trí tuệ thứ nhất cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ tám, làm nhân duyên, làm nền tảng.

Trí tuệ thiền tuệ thứ chín này, mong muốn giải thoát ra khỏi danh pháp, sắc pháp. Bởi vì trí tuệ thiền tuệ, thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp thật đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán, tâm không muốn dính mắc, ràng buộc trong danh pháp, sắc pháp, chỉ mong muốn giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp mà thôi.

Trí tuệ thiền tuệ thứ chín này, thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp, dầu trong cõi dục giới, cõi sắc giới, hoặc cõi vô sắc giới, cũng như trong 3 hầm lửa than hồng, hừng hực thiêu đốt chúng sinh, chỉ có khổ đế mà thôi. Do đó, chỉ mong muốn giải thoát ra khỏi danh pháp, sắc pháp. Ví như cá ở trong đảy lưới, con nhái nằm trong miệng rắn, gà rừng nhốt trong chuồng, nai bị mắc bẩy, rắn nằm trong tay thầy rắn, voi rơi xuống hầm, Long vương ở trong miệng Ðiểu vương, lính bị kẻ thù vây hãm,… chỉ muốn thoát ra khỏi vòng nguy hiểm đến sanh mạng, như thế nào, hành giả tiến hành thiền tuệ, đến khi phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ chín này, tâm chỉ mong muốn giải thoát ra khỏi danh pháp, sắc pháp nguy khốn, cũng như thế ấy.

Nên trí tuệ thiền tuệ này gọi là: Muñcitukamyatāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ mong muốn giải thoát khỏi tất cả mọi danh pháp, sắc pháp ở trong tam giới, gồm có 31 cảnh giới đầy nguy khốn này.

Trí tuệ thiền tuệ thứ 9 làm nhân duyên phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ 10.

10- Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười (Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa)

Hành giả tiếp tục tiến hành thiền tuệ, phát triển trí tuệ thiền tuệ, tiến hóa tuần tự phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ mười gọi là, Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã một cách rõ ràng, để tìm ra phương pháp giải thoát khỏi khổ đế của danh pháp, sắc pháp.

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười này phát sanh là do nhờ trí tuệ thứ nhất cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ chín, làm nhân duyên, làm nền tảng.

Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ, đầy tội chướng, đáng nhàm chán, mong muốn giải thoát khỏi tất cả mọi danh pháp, sắc pháp, những trí tuệ thiền tuệ này làm nhân duyên phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ mười – là trí tuệ thiền tuệ tìm ra phương pháp để giải thoát khỏi khổ đế của tất cả mọi danh pháp, sắc pháp – bằng cách thấy rõ, biết rõ trở lại trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.

1- Trạng thái vô thường của danh pháp, sắc pháp

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường của danh pháp, sắc pháp bằng 12 trạng thái chi tiết như sau:

1- Anaccantikato: do bởi trạng thái không phải thường.
2- Tāvakālikato: do bởi trạng thái vay mượn tạm thời.
3- Uppādavayaparicchinnato: do bởi trạng thái phân tách rõ sự sanh, sự diệt.
4- Palokato: do bởi trạng thái tiêu hoại.
5- Calato: do bởi trạng thái biến động.
6- Pabhaṅguto: do bởi trạng thái tan rã.
7- Addhuvato: do bởi trạng thái không bền vững.
8- Vipariṇāmadhammato: do bởi trạng thái biến đổi là thường.
9- Assārakato: do bởi trạng thái vô dụng, không cốt lõi.
10- Vibhavato: do bởi trạng thái bị huỷ hoại.
11- Saṅkhatato: do bởi trạng thái bị cấu tạo.
12- Maraṇadhammato: do bởi trạng thái hủy diệt là thường….

Trong 12 chi tiết của trạng thái vô thường này, hiện rõ tùy theo căn duyên của hành giả, chi tiết nào cũng biểu hiện rõ được trạng thái vô thường của danh pháp, sắc pháp.

2- Trạng thái khổ của danh pháp, sắc pháp

Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái khổ của danh pháp, sắc pháp, bằng 27 trạng thái chi tiết như sau:

1- Abhiṇhapatiïpiḷanato: do bởi trạng thái bị hành hạ không ngừng.
2- Dukkhamato: do bởi trạng thái khó chịu đựng nỗi.
3- Dukkhavatthuto: do bởi trạng thái nơi sanh khổ.
4- Rogato: do bởi trạng thái bệnh tật.
5- Gaṇṇato: do bởi trạng thái ung nhọt.
6- Sallato: do bởi trạng thái tên độc.
7- Aghato: do bởi trạng thái xấu xa.
8- Ābādhato: do bởi trạng thái đau ốm.
9- Ītito: do bởi trạng thái khốn đốn.
10- Upaddavato: do bởi trạng thái tai họa nguy hiểm.

11- Bhayato: do bởi trạng thái đáng kinh sợ.
12- Upasaggato: do bởi trạng thái cản trở.
13- Atāṇato: do bởi trạng thái không che chở chống đỡ được.
14- Aleṇato: do bởi trạng thái không ẩn náu được.
15- Asaraṇato: do bởi trạng thái không nương nhờ được.
16- Ādīnavato: do bởi trạng thái đầy tội chướng.
17- Aghamūlato: do bởi trạng thái nguồn gốc của đau khổ.
18- Vadhakato: do bởi trạng thái sát hại.
19- Sāsavato: do bởi trạng thái phiền não trầm luân.
20- Mārāmisato: do bởi trạng thái mồi của ma vương.

21- Jātidhammato: do bởi trạng thái tái sanh là thường.
22- Jarādhammato: do bởi trạng thái già là thường.
23- Byādhidhammato: do bởi trạng thái bệnh là thường.
24- Sokadhammato: do bởi trạng thái sầu não là thường.
25- Paridevadhammato: do bởi trạng thái than khóc là thường.
26- Upāyāsadhammato: do bởi trạng thái thống khổ cùng cực là thường.
27- Saṅkilesikadhammato: do bởi trạng thái bị ô nhiễm bởi phiền não là thường….

Trong 27 chi tiết của trạng thái khổ này hiện rõ tùy theo căn duyên của hành giả, chi tiết nào cũng biểu hiện rõ được trạng thái khổ của danh pháp, sắc pháp.

3- Trạng thái bất tịnh của danh pháp, sắc pháp.

Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp là bất tịnh, không tốt đẹp, bằng 7 trạng thái chi tiết như sau:

1- Ajaññato: do bởi trạng thái không tốt đẹp.
2- Duggandhato: do bởi trạng thái mùi hôi tanh.
3- Jegucchato: do bởi trạng thái ghê tởm.
4- Paṭikūlato: do bởi trạng thái dơ bẩn.
5- Amaṇṇanārahato: do bởi trạng thái không đáng trang điểm.
6- Virūpato: do bởi trạng thái đáng nhàm chán.
7- Bībhacchato: do bởi trạng thái đáng nhờm gớm….

Trong 7 chi tiết của trạng thái bất tịnh, hiện rõ tùy theo căn duyên của hành giả, chi tiết nào cũng biểu hiện rõ được trạng thái bất tịnh của danh pháp, sắc pháp.

4- Trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp

Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, bằng 7 trạng thái chi tiết như sau:

1- Parato: do bởi trạng thái khác lạ (không phải của ta).
2- Rittato: do bởi trạng thái trống rỗng.
3- Tucchato: do bởi trạng thái hư huyễn.
4- Suññato: do bởi trạng thái không (không phải của ta).
5- Assāmikato: do bởi trạng thái vô chủ.
6- Anissarato: do bởi trạng thái không có ai làm lớn.
7- Avasavattito: do bởi trạng thái không ở trong quyền hạn của ai, không chìu theo ai cả….

Trong 7 chi tiết của trạng thái vô ngã này hiện rõ tùy theo căn duyên của hành giả, chi tiết nào cũng biểu hiện rõ được trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười này thấy rõ, biết rõ trở lại danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, một cách rõ ràng, đầy năng lực, để có thể diệt được sự lầm tưởng cho là: thường, lạc, ngã, tịnh; đồng thời, chọn một phương pháp thích hợp với căn duyên, bản tính của hành giả bằng trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã, để dẫn đến sự giải thoát khổ của danh pháp, sắc pháp.

Ví dụ:

Một người nông dân cầm nơm đi bắt cá, người ấy xuống ao sâu, chụp nơm xuống nước, đến khi nghĩ đã chụp được con cá; người ấy thò tay vào nơm, nắm trúng ngay đầu con rắn đẻn độc, lại tưởng lầm rằng con lươn, người ấy vô cùng vui mừng hoan hỉ nghĩ rằng: “Ta đã bắt được con lươn!”. Người ấy nắm chặt đầu con lươn, rút tay ra khỏi cái nơm, mới biết đó là con rắn đẻn độc đáng kinh sợcó độc hại đến tánh mạng; muốn buông thả con rắn đẻn độc ra khỏi taymà không hại đến tính mạng. Người ấy bèn nghĩ ra một cách đưa con rắn đẻn độc lên cao khỏi đầu, rồi quay 2, 3 vòng làm cho con rắn đẻn đuối sức, vừa lấy trớn mới buông ném con rắn đẻn độc ra xa. Người ấy leo lên bờ đứng rồi nghĩ thầm: “May quá, hôm nay ta đã thoát chết khỏi con rắn đẻn độc kia !”.

Cũng như hành giả tiến hành thiền tuệ trải qua quá trình diễn tiến trí tuệ thiền tuệ như sau:

– Hành giả đã được sanh làm người, cảm thấy hài lòng chấp thủ như thế nào, cũng ví như người nông dân bắt được con rắn đẻn độc, tưởng lầm rằng “con lươn”, vô cùng vui mừng hoan hỉ cũng như thế ấy.

– Hành giả tiến hành thiền tuệ, cho đến khi phát sanh trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta,… mà danh pháp, sắc pháp này sanh rồi diệt liên tục không ngừng. Trí tuệ thiền tuệ diễn tiến thấy rõ danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã; đáng kinh sợ; đầy tội chướng; đáng nhàm chán; mong muốn giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp; tìm chọn phương pháp thích hợp để giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp này như thế nào. Ví như người nông dân khi thấy rõ, biết rõ rằng: “con rắn đẻn độc, không phải con lươn” như đã lầm tưởng từ trước. Con rắn đẻn độc này có nọc độc hại đến tính mạng, cần phải tìm cách buông bỏ ra khỏi tay, ném cho thật xa, cũng như thế ấy.

Vậy Trí tuệ thiền tuệ thứ mười Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ tìm chọn phương pháp ưu việt nhất, thích hợp với căn duyên của hành giả, để giải thoát khỏi mọi danh pháp, sắc pháp, làm nhân duyên phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ 11.

11- Trí Tuệ Thiền Tuệ Thứ Mười Một (Saṅkhārupekkhāñāṇa)

Hành giả tiếp tục tiến hành thiền tuệ, phát triển trí tuệ tiến hoá tuần tự phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ mười một gọi là, Saṅkhā-rupekkhāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp rõ ràng là pháp vô ngã, nên trí tuệ thiền tuệ đặt tâm trung dung giữa danh pháp sắc pháp, có trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã làm đối tượng.

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một này phát sanh là do nhờ trí tuệ thứ nhất cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ mười làm nhân duyên, làm nền tảng.

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một này có một tầm quan trọng, để chuẩn bị cho một sự kiện quan trọng cho “Thánh Ðạo lộ trình tâm” (Maggavīthicitta) sẽ phát sanh.

Cho nên, trí tuệ thiền tuệ thứ mười một có những tính chất đặc biệt như sau__

1- Trí tuệ thiền tuệ Saṅkhārupekkhāñāṇa trung dung giữa danh pháp, sắc pháp

Hành giả tiến hành thiền tuệ, khi phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ mười một thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã: không phải ta (na attā), không phải của ta (na attaniya), không phải người, không phải của người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng sinh nào, không phải của chúng sinh nào,….

Những trí tuệ thiền tuệ phần trước đã thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp liên tục không ngừng, nên hiện rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ; đầy tội chướng; đáng chán nản; mong muốn giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp; tìm chọn đối tượng nào ưu việt nhất trong 3 trạng thái, để giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp.

Cho nên, trí tuệ thiền tuệ thứ mười một này không cố chấp danh pháp, sắc pháp cho là ta, là của ta nữa, nên diệt được tham tâm, hài lòng trong danh pháp, sắc pháp và cũng diệt được sân tâm, chán ghét trong danh pháp, sắc pháp. Do đó, gọi trí tuệ thiền tuệ này là Saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp rõ ràng là pháp vô ngã, nên trí tuệ thiền tuệ trung dung giữa danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, làm đối tượng để giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp bằng một trong ba trạng thái chung: trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã ấy.

Ví dụ:

Có người đàn ông rất yêu thương, say mê người vợ trẻ đẹp, cho là thuộc về riêng của mình. Một hôm, ngẫu nhiên người đàn ông ấy nhìn thấy người vợ yêu dấu của mình quan hệ bất chính với một người đàn ông khác. Người đàn ông ấy nổi giận vì ghen tức. Nghĩ rằng: “Ta yêu thương say mê vợ của ta, nhưng vợ của ta đem lòng phụ tình với ta, lại yêu thương người đàn ông khác”.

Khi người đàn ông thấy rõ tội lỗi của người vợ bạc tình kia, nên quyết định ly dị, không còn chấp nhận là vợ của mình nữa, xem như những người đàn bà khác. Người đàn ông ấy không còn thương yêu và cũng không còn ghen tức người đàn bà ấy nữa.

Về sau, người đàn ông này nhìn thấy nguời đàn bà kia (trước đây là vợ) có quan hệ bất chính với bất cứ người đàn ông nào khác, người đàn ông này tâm vẫn trung dung đối với người đàn bà kia, không yêu thương, cũng không ghen tức nữa.

Cũng như vậy, hành giả tiến hành thiền tuệ, đến khi phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ mười một giữ tâm trung dung giữa danh pháp, sắc pháp, có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, tâm không tham muốn trong tam giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới; trong 4 loài: thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hoá sanh. Ví như giọt nước rơi trên lá sen, nước không dính lá sen, lá sen cũng không dính nước.

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một Saṅkhārupekkhāñāṇa cũng như thế ấy, trí tuệ thiền tuệ trung dung giữa danh pháp, sắc pháp, có trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã.

2- Trí tuệ thiền tuệ Saṅkhārupekkhāñāṇa tìm hướng

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một Saṅkhārupekkhāñāṇa này tìm hướng để dắt dẫn đến pháp giải thoát khổ.

– Nếu Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một, khi thấy được hướng Niết Bàn, sẽ từ bỏ (buông bỏ) đối tượng danh pháp, sắc pháp, hướng tâm đến Niết Bàn làm đối tượng.

– Nếu Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một chưa thấy được hướng Niết Bàn làm đối tượng, thì vẫn còn danh pháp, sắc pháp làm đối tượng thiền tuệ, lại càng cố gắng tinh tấn không ngừng làm cho trí tuệ thiền tuệ càng tăng thêm năng lực mạnh mẽ, để có thể thấy rõ Niết Bàn, hầu buông bỏ đối tượng danh pháp, sắc pháp.

Ví dụ:

Ðoàn người đi buôn bằng thuyền buồm, khi ra giữa biển khơi, thường đem theo một con diều để chỉ đường. Mỗi khi gặp phải gió bão, thuyền bị lạc hướng, không biết đâu là bờ bến, người thuyền trưởng thả con diều cho nó bay lên cao đi tìm hướng bờ bến (vì con diều có đôi mắt nhìn thấy xa). Khi con diều nhìn thấy hướng bờ bến, nó sẽ bay thẳng theo hướng ấy; nếu con diều không nhìn thấy hướng bờ bến, nó bay trở lại đậu trên cột buồm chờ đợi.

Cũng như vậy, trí tuệ thiền tuệ Saṅkhārupekkhāñāṇa này còn có phận sự tìm hướng Niết Bàn.

– Nếu thấy được Niết Bàn, sẽ buông bỏ đối tượng danh pháp, sắc pháp, hướng tâm đến Niết Bàn làm đối tượng.

– Nếu chưa thấy được Niết Bàn, thì vẫn còn danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã làm đối tượng của trí tuệ thiền tuệ.

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một Saṅkhārupekkhāñāṇa trí tuệ thiền tuệ đặt tâm trung dung, không hài lòng và cũng không chán ghét ở danh pháp, sắc pháp, nên có một tiềm lực mãnh liệt, một khả năng đặc biệt, quyết định con đường giải thoát khỏi khổ tam giới:

Giải thoát khỏi tam giới

– Bằng trong 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã.

– Bằng 1 trong 3 tùy tuệ: aniccānupassanā, hoặc dukkhā-nupassanā, hoặc anattānupassanā.

– Bằng 1 trong 3 pháp chủ: saddhindriya, hoặc samādhindriya, hoặc paññindriya.

– Bằng 1 trong 3 cửa giải thoát: animittavimokkha, hoặc appaṇihitavimokkha, hoặc suññatavimokkha.

– Bằng 1 trong 3 loại Niết Bàn: animittanibbānahoặc appaṇihitanibbānahoặc suññatanibbāna.

 

3- Phân định bảy bậc Thánh nhân

Trí tuệ thiền tuệ thứ mười một Saṅkhārupekkhāñāṇa đóng một vai trò quan trọng trong việc dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn, chứng đắc Thánh Ðạo, Thánh Quả và phân định 7 bậc Thánh nhân như sau:

1- Nếu hành giả tiến hành theo aniccānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ trạng thái vô thường, của danh pháp, sắc pháp. Bởi vì hành giả là người có nhiều đức tin trong sạch trong các pháp, nên tín pháp chủ (saddhindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp chủ khác (tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ), dẫn đến cửa vô tướng giải thoát (animitta-vimokkha), chứng ngộ Vô Hiện Tượng Niết Bàn (Animitta-nibbāna).

– Chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo gọi là Saddhānusārī: bậc Thánh Nhập Lưu chứng đắc bằng đức tin.

– Chứng đắc Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Ðạo, Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Ðạo, Bất Lai Thánh Quả, Arahán Thánh Ðạo, Arahán Thánh Quả gồm có 7 bậc Thánh nhân gọi là Saddhāvimutta: bậc Thánh nhân giải thoát bằng đức tin.

2- Nếu hành giả tiến hành theo dukkhānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ trạng thái khổ của danh pháp, sắc pháp. Bởi vì hành giả là người có nhiều định, nên định pháp chủ (samādhindriya) có nhiều năng lực hơn cả 4 pháp chủ khác (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, tuệ pháp chủ) dẫn đến cửa vô ái giải thoát (appaṇihitavimokkha), chứng ngộ Vô Ái Niết Bàn (Appaṇihitanibbāna).

– Chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả gồm đủ 8 bậc Thánh nhân gọi là Kāyasakkhi: là bậc Thánh nhân trước có các bậc thiền sắc giới làm nền tảng, sau tiến hành thiền tuệ chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả.

– Nếu trường hợp hành giả trước đã chứng đắc tứ thiền vô sắc giới, sau tiến hành thiền tuệ chứng đắc Arahán Thánh Quả gọi là Ubhatobhāgavimutta: bậc Thánh Arahán giải thoát bằng cả hai: tứ thiền vô sắc giới và trí tuệ thiền tuệ.

3- Nếu hành giả tiến hành anattānupassanā: Trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ trạng thái vô ngã, của danh pháp, sắc pháp. Bởi vì hành giả là người có nhiều trí tuệ, nên tuệ pháp chủ (paññindriya) có nhiều năng lực hơn cả 4 pháp chủ khác (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ), dẫn đến cửa chơn không giải thoát (suññatavimokkha), chứng ngộ Chơn Không Niết Bàn (Suññatanibbāna).

– Chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo gọi là Dhammānusārī: là bậc Thánh nhân chứng đắc bằng trí tuệ siêu việt.

– Chứng đắc Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Ðạo, Bất Lai Thánh Ðạo, Bất Lai Thánh Quả, Arahán Thánh Ðạo gồm có 6 bậc Thánh nhân gọi là Diṭṭhipatta: là bậc Thánh nhân chứng đắc bằng trí tuệ siêu việt.

– Chứng đắc Arahán Thánh Quả gọi là Paññāvimutta:  bậc Thánh Arahán giải thoát bằng trí tuệ siêu việt, không có bậc thiền nào làm nền tảng.

 

4- Bảy bậc Thánh nhân theo 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả

1- Bậc Thánh Saddhānusārī: Ðó là bậc Nhập Lưu Thánh Ðạo, chứng đắc bằng đức tin trong sạch.

2- Bậc Thánh Dhammā¸nusārī: Ðó là bậc Nhập Lưu Thánh Ðạo, chứng đắc bằng trí tuệ siêu việt.

3- Bậc Thánh Diṭṭhippatta: gồm có 6 bậc Thánh nhân: Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Ðạo, Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Ðạo, Bất Lai Thánh Quả, Arahán Thánh Ðạo, chứng đắc bằng trí tuệ siêu việt.

4- Bậc Thánh Saddhāvimutta: gồm có 7 bậc Thánh nhân: Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Ðạo, Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Ðạo, Bất Lai Thánh Quả, Arahán Thánh Ðạo, giải thoát bằng đức tin trong sạch.

5- Bậc Thánh Kāyasakkhi: gồm có 8 bậc Thánh nhân: Nhập Lưu Thánh ÐạoNhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Ðạo, Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Ðạo, Bất Lai Thánh Quả, Arahán Thánh Ðạo, Arahán Thánh Quả là 8 bậc Thánh nhân có bậc thiền sắc giới làm nền tảng.

6- Ubhatobhāgavimutta: đó là bậc Arahán Thánh Quả giải thoát bằng cả hai: bậc thiền vô sắc giới và trí tuệ thiền tuệ.

7- Paññāvimutta: đó là bậc Arahán Thánh Quả giải thoát chỉ bằng trí tuệ thiền tuệ, không có bậc thiền làm nền tảng.

5- Ba trí tuệ thiền tuệ mục đích giống nhau

1- Trí tuệ thiền tuệ Muñcitukamyatāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ mong muốn giải thoát ra khỏi danh pháp, sắc pháp.

2- Trí tuệ thiền tuệ Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã một cách rõ ràng, để tìm ra phương pháp giải thoát khỏi khổ của danh pháp, sắc pháp.

3- Trí tuệ thiền tuệ Saṅkhārupekkhāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp rõ ràng là pháp vô ngã, nên trí tuệ thiền tuệ đặt trung dung giữa danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã làm đối tượng, để giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp, bằng một trong ba trạng thái chung: trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã ấy.

 

Ba trí tuệ thiền tuệ này đều giống nhau một phận sự, một mục đích giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp, chỉ khác nhau ở ba giai đoạn:

– Trí tuệ thiền tuệ Muñcitukamyatāñāṇa ở giai đoạn đầu.

– Trí tuệ thiền tuệ Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa ở giai đoạn giữa.

– Trí tuệ thiền tuệ Saṅkhārupekkhāñāṇa ở giai đoạn cuối.

Do đó, ba trí tuệ thiền tuệ này, ý nghĩa và mục đích giống nhau, chỉ khác nhau theo thời gian.

Trí tuệ thiền tuệ thứ 11 làm nhân duyên phát sanh trí tuệ thiền tuệ thứ 12.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app