Thiền Sư Ajahn Chah – Ngôi Nhà Chân Thực – Phần Iv – Buông Xả Tất Cả Ngoại Duyên

Buông xả tất cả ngoại duyên

Con càng thấy suy kiệt, thì sự định tâm cần phải vi tế và an định hơn, khi ấy con mới có thể đối trị được những cảm giác đau đớn phát sinh.

Khi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, hãy an định tất cả dòng suy tưởng lại, và sau đó quan sát hơi thở. Hãy trì tụng bằng nội tâm câu chân ngôn: Bud-Dho, Bud-Dhu. Hãy buông bỏ mọi ngoại duyên. Đừng bám chấp vào những dòng tư tưởng về con cái, gia đình, họ hàng, đừng bám chấp vào bất kỳ thứ gì. Hãy buông xả. Hãy để dòng tâm hợp nhất tại một điểm và an định nơi thở. Hãy để cho hơi thở hòa nhập làm một với các đối tượng dòng tâm. Hãy an định tới khi tâm trở nên vi tế, cho đến khi cảm xúc thô dần tan biến và có một sự trong sáng, tỉnh thức vĩ đại bên trong phát sinh. Khi ấy nếu các cảm giác đau đớn xuất hiện, chúng sẽ dần dần chấm dứt theo những cách riêng của mình.

Cuối cùng nếu con nhìn hơi thở giống như một người thân viếng thăm. Khi người thân rời đi, chúng ta đi theo và tiễn người ấy. Chúng ta dõi theo tới tận khi người ấy rời khỏi tầm mắt và chúng ta quay trở lại vào nhà. Hãy theo dõi hơi thở theo cách như vậy. Nếu hơi thở thô, chúng ta biết rằng đó là hơi thở thô, nếu hơi thở vi tế, chúng ta biết rằng hơi thở vi tế. Mọi thứ sẽ trở nên hòa điệu, con hãy tiếp tục dõi theo cách này, trong khi ấy đồng thời tâm tỉnh thức sẽ phát sinh. Thậm chí hơi thở sẽ biến mất đồng thời và tất cả sẽ chỉ còn là một trạng thái tỉnh thức. Đây được gọi là sự hạnh ngộ đức Phật. Chúng ta có sự thức tỉnh rõ ràng được gọi là Biiddlio, phẩm tính toàn tri, sự giác tỉnh. Đây là sự hạnh ngộ, an trụ trong trạng thái Phật với sự giác tỉnh. Chỉ có đức Phật lịch sử bằng xương thịt đã thể nhập Niết Bàn thôi, còn đức Phật hay sự giác tỉnh, rực rỡ và quang minh, thì chúng ta có thể trải nghiệm, chứng đạt ngay lúc này và ngay khi chúng ta thực hành.

 

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app