Nhãn thức bị bốc cháy.
Nhãn xúc bị bốc cháy.
4) Tai, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy.
Nhĩ thức bị bốc cháy.
Nhĩ xúc bị bốc cháy.
5) Mũi, này các Tỷ-kheo, bị bốc cháy.
Tỷ thức bị bốc cháy.
Tỷ xúc bị bốc cháy.
6) Lưỡi bị bốc cháy.
Thiệt thức bị bốc cháy.
Thiệt xúc bị bốc cháy.
7) Thân bị bốc cháy.
Thân thức bị bốc cháy.
Thân xúc bị bốc cháy.
8) Ý bị bốc cháy.
Ý thức bị bốc cháy.
Ý xúc bị bốc cháy.
9) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử
nhàm chán đối với nhãn thức,
nhàm chán đối với nhãn xúc.
Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
nhàm chán đối với các hương,
nhàm chán đối với tỷ thức,
nhàm chán đối với tỷ xúc.
Do duyên tỹ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
nhàm chán đối với các vị,
nhàm chán đối với thiệt thức,
nhàm chán đối với thiệt xúc.
Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
nhàm chán đối với các xúc,
nhàm chán đối với thân thức,
nhàm chán đối với thân xúc.
Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
nhàm chán đối với các pháp,
nhàm chán đối với ý thức,
nhàm chán đối với ý xúc.
Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; vị ấy nhàm chán đối với cảm thọ ấy.
Do nhàm chán nên vị ấy ly tham.
Do ly tham nên vị ấy được giải thoát.
Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết rằng: “Ta đã giải thoát”.
Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui với trạng thái này nữa”
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
11) Và trong khi lời giải đáp này được nói lên, tâm của một ngàn Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
Nguồn trích dẫn: Kinh Bị Bốc Cháy, Tương Ưng Bộ, Tập IV 35.28), Ðại Tạng Kinh Việt Nam. HT Thích Minh Châu dịch.