Mục Lục
[01]
Lời nói đầu
Vì sao gọi là Tâm sở?
Tứ ý nghĩa của Tâm sở ra sao?
Thế nào là Tâm sở Tợ tha?
[02]
A – Tâm sở biến hành
Tâm sở Xúc
Tâm sở Thọ
Tâm sở Thọ lạc
Tâm sở Thọ khổ
Tâm sở Thọ hỷ
Tâm sở Thọ ưu
Tâm sở Thọ xả
[03]
Tâm sở Tưởng
Tâm sở Tư
[04]
Tâm sở Nhất hành
Tâm sở Mạng quyền
Tâm sở Tác ý
[05]
B – Tâm sở biệt cảnh
Tâm sở Tầm
Tâm sở Tứ
Tâm sở Thắng giải
[06]
Tâm sở Tinh tấn (cần)
Tâm sở Hỷ
Tâm sở Dục
-ooOoo-
LỜI NÓI ĐẦU
“Ý dẫn đầu các pháp”. Ý là tâm (citta), các pháp là tâm sở (cetasika).
Tâm và tâm sở phối hợp với nhau theo một quy luật (niyāma), tuy tâm dẫn đầu các tâm sở nhưng tâm sở lại đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình hình thành ô nhiễm hay thanh tịnh.
Tâm chỉ có một pháp thực tính là “biết cảnh”, trong khi tâm sở có đến 46 pháp thực tính, mỗi pháp thực tính lại có sự vận hành riêng đối với cảnh.
Nhận biết rõ từng pháp tánh riêng trong tập thể phức tạp của tâm và tâm sở, đòi hỏi hành giả phải suy nghiệm, phải nhận định theo phương án trí tuệ và đó cũng là điều cần thiết cho những ai đang dấn thân vào hành trình tu tập.
Một số tâm sở ví như người có tính hài hòa, gặp ai cũng giao du bất kể tốt xấu. Những tâm sở loại này phối hợp trong cả tánh thiện, tánh bất thiện lẫn tánh không thiện không bất thiện.
Một số tâm sở khác lại có tính “chuyên ngành”, chỉ gặp gỡ “thân tộc” của mình mà thôi, đó là những tâm sở Bất thiện hay những tâm sở Tịnh hảo.
Một số tâm sở lại có với những nét tương đồng với nhau, nếu không biết rõ chúng, hành giả sẽ nhầm lẫn: “điều thiện” cho là bất thiện, “điều bất thiện” là thiện thì việc hành pháp sẽ gặp nhiều khó khăn đồng thời bị lệch hướng.
“Không cốt lõi cho là cốt lõi
Cốt lõi cho là không cốt lõi
Sẽ không nhận được tinh hoa
Do tà tư tà hạnh”
Hành giả nhận rõ “đây là bất thiện”, “đây là thiện” qua sự hiện bày của tâm sở, sẽ dễ dàng ngăn – diệt trừ những ác bất thiện pháp, đồng thời làm sanh khởi và tăng trưởng pháp thiện.
Sự nhận đúng thiện hay bất thiện chính xác, không bị nhầm lẫn là điều cần yếu của trí tuệ, là pháp tạo duyên cho trí vững mạnh và nương vào học hỏi đặc tính các tâm sở..
Tâm sở có ba loại: Tâm sở Tợ tha, tâm sở Bất thiện và tâm sở Tịnh hảo.
Con đường đi sâu vào nội tại, con đường ấy phải xuyên qua tri thức về tâm cùng tâm sở.
“Làm bạn với thiện” sẽ mang lại an vui, hạnh phúc, thoát ra đau khổ.
“Làm bạn với bất thiện” là tự đưa mình vào đau khổ, dẫn đến những thối đọa của tâm linh.
Tập sách này, chúng tôi muốn nêu lên “tính thiện” cùng “tính bất thiện”, để người có trí nhận định rõ các pháp cần thiết mang theo trên đường đi vào nội tại, đồng thời tránh xa hay phá tan những chướng ngại gặp phải khi thực hành Giáo Pháp.
Sử dụng thuật ngữ Luận A Tỳ Đàm là điều không sao tránh khỏi được, mặt khác tuy cố gắng “làm rõ” ý nghĩa các thuật ngữ này, nhưng với kiến văn có hạn cũng không thể nào tránh khỏi luộm thuộm, xin các vị cao minh hoan hỷ rộng dung.
Đồng thời, những thuật ngữ này phần lớn được Đức Tịnh Sự (Mahāthera Santakicco) dịch sang Việt ngữ để giảng dạy bộ môn Luận A Tỳ Đàm tại Việt Nam, nhờ đó tôi có được duyên may học hỏi pháp môn này, xin quý vị cho phép tôi được dùng những thuật ngữ quen thuộc ấy để tri ân thầy tổ.
Tâm sở theo cơ bản có ba loại:
1) Tâm sở Tợ tha (aññasamāna cetasika)
2) Tâm sở Bất thiện (akusala cetasika)
3) Tâm sở Tịnh hảo (sobhaṇa cetasika).
Mong rằng với kiến thức khiêm tốn về “Luận A Tỳ Đàm” này, không nhiều thì ít cũng mang lại lợi ích nào đó cho học viên trong sự học hỏi “Luận A Tỳ Đàm”, hoặc mang lại chút ít hương thù diệu an lành cho hành giả khi thực hành Giáo pháp của Đấng Thiện Thệ.
Tập sách này trình bày các Tâm sở Tợ tha qua hình thức vấn đáp.
Và xin mời quí vị cùng chúng tôi đi vào phần sơ khởi. “Thế nào là Tâm sở Tợ tha?”.
Lành thay!
Tỳ kheo Chánh Minh
—–*—–
- * Link cuốn Tâm Sở Vấn Đáp
- * Link tải sách ebook Tâm Sở Vấn Đáp
- * Link video cuốn Tâm Sở Vấn Đáp
- * Link audio cuốn Tâm Sở Vấn Đáp
- * Link thư mục tác giả Tỳ Khưu Chánh Minh
- * Link thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu Chánh Minh
- * Link giới thiệu tác giả tác giả Tỳ Khưu Chánh Minh
- * Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda