Tà-kiến – Chánh-kiến (Micchādiṭṭhi – Sammādiṭṭhi)

Tà-kiến và chánh-kiến phát sinh do nhân nào?

Trong Chi-bộ-kinh, phần pháp 2 chi, Đức-Phật thuyết dạy tà-kiến (micchādiṭṭhi) phát sinh do 2 nhân-duyên như sau:

“Dveme Bhikkhave, paccayā micchādiṭṭhiyā uppādāya. Katame dve?

Parato ca ghoso, ayoniso ca manasikāro.

Ime kho bhikkhve, dve paccayā micchādiṭṭhiyā uppādāya”.

– Này chư tỳ-khưu! Do 2 nhân-duyên làm phát sinh tà- kiến. Hai nhân-duyên ấy là gì?

1- Parato ca ghoso: Lắng nghe tà-pháp từ hạng người có tà-kiến.

2- Ayoniso ca manasikāro: biết trong tâm với si-tâm không biết đúng 4 trạng-thái của các pháp hữu vi.

– Này chư tỳ-khưu! Do 2 nhân-duyên ấy làm phát sinh tà-kiến.

Giải Thích

Ayoniso ca manasikāro: biết trong tâm với si-tâm không biết đúng 4 trạng-thái của tất cả sắc-pháp, danh-pháp tam-giới như sau:

* Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca) thì do si-tâm biết đảo ngược cho rằng thường (nicca).

* Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì do si-tâm biết đảo ngược cho rằng lạc (sukha).

* Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā) thì do si-tâm biết đảo ngược cho rằng ngã (attā).

* Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha) thì do si-tâm biết đảo ngược cho rằng tịnh (subha).

Ayonisomanasikāra: biết trong tâm với si-tâm biết đảo ngược 4 trạng-thái của tất cả sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho rằng thường, lạc, ngã, tịnh làm nhân-duyên phát sinh micchādiṭṭhi : tà-kiến, cũng làm nhân-duyên phát sinh vipallāsa: pháp-đảo-điên.

Vipallāsa: pháp-đảo-điên có 3 loại:

1- :Diṭṭhivipallāsa: tà-kiến đảo-điên thấy đảo ngược nơi sắc-pháp, danh-pháp cho rằng thường, lạc, ngã, tịnh.

2- Cittavipallāsa: tâm đảo-điên biết đảo ngược nơi sắc-pháp, danh-pháp cho rằng thường, lạc, ngã, tịnh.

3- Saññāvipallāsa: tưởng đảo-điên tưởng đảo ngược nơi sắc-pháp, danh-pháp cho rằng thường, lạc, ngã, tịnh.

Như vậy, pháp-đảo-điên có 3 loại, mà mỗi loại có 4 pháp, cho nên, gồm có 12 pháp-đảo-điên làm nhân-duyên phát sinh tà-kiến.

* Trong Chi-bộ-kinh, phần pháp 2 chi, Đức-Phật thuyết dạy chánh-kiến (sammādiṭṭhi) phát sinh do 2 nhân-duyên như sau:

“Dveme Bhikkhave, paccayā sammādiṭṭhiyā uppādāya. Katame dve?

Parato ca ghoso, yoniso ca manasikāro.

Ime kho bhikkhave, dve paccayā sammādiṭṭhiyā uppādāya.”

– Này chư tỳ-khưu! Do 2 nhân-duyên làm phát sinh chánh-kiến. Hai nhân-duyên ấy là gì? (1)

1- Parato ca ghoso: Lắng nghe chánh-pháp từ các bậc thiện-trí có chánh-kiến.

2- Yoniso ca manasikāro: hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng 4 trạng-thái của các pháp hữu vi.

– Này chư tỳ-khưu! Do 2 nhân-duyên ấy làm phát sinh chánh-kiến.

Giải Thích

Yoniso ca manasikāro: biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng 4 trạng-thái của tất cả sắc-pháp, danh-pháp tam-giới như sau:

* Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-thường (anicca) thì trí-tuệ biết đúng là vô-thường (anicca).

* Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì trí-tuệ biết đúng là khổ (dukkha).

* Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anattā) thì trí-tuệ biết đúng là vô-ngã (anattā)

* Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha) thì trí-tuệ biết đúng là bất-tịnh (asubha).

Yonisomanasikāra: hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng 4 trạng-thái của tất cả sắc-pháp, danh-pháp tam-giới đều có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh làm nhân-duyên phát sinh sammādiṭṭhi: chánh-kiến.

Chánh-kiến có 5 loại:

1-Kammassakatā sammādiṭṭhi: chánh-kiến-sở-nghiệp nghĩa là trí-tuệ thấy đúng, biết đúng thiện-nghiệp và ác-nghiệp mà mình đã tạo rồi là của riêng mình.

2-Vipassanā sammādiṭṭhi: chánh-kiến-thiền-tuệ nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp là pháp vô-ngã, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.

3-Maggasammādiṭṭhi: chánh-kiến Thánh-đạo-tuệ nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc 4 Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

4- Phalasammādiṭṭhi: chánh-kiến-Thánh-quả-tuệ nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc 4 Thánh-quả-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

5-Paccavekkhaṇāsammādiṭṭhi: chánh-kiến quán-triệt nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn đã chứng đắc; quán-triệt phiền-não đã diệt tận và phiền-não chưa diệt tận được.

Thật ra, phước-thiện chánh-kiến trong 10 phước-thiện puññakriyāvatthu thì chỉ có kammassakatā sammā-diṭṭhi: chánh-kiến-sở-nghiệp mà thôi.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app