Sổ Tay Hướng Dẫn Thiền Tập – Thiền Sư U Jatila (Kyunpin Sayadaw)

KYUNPIN MEDITATION CENTER

Thiền Viện Kyunpin

Làng Kamphyu, thị trấn Wetlet Vùng Sagaing, Miến Điện

HƯỚNG DẪN THIỀN TẬP

Dành Cho Thiền Sinh

Lịch hàng ngày
Qui định và điều lệ
Hướng dẫn trình pháp và rải tâm từ

[Ấn bản 2020]

 

Eseva maggo natthañño etañhi tumhe paţipajjatha Etañhi tumhe paţipannā akkhāto vo mayā maggo dassanassa visuddhiyā mārassetam̒ pamohanam̒ . dukkhassantam̒ karissatha aññāya sallakantanam̒ .

“Chỉ có con đường này, Chẳng còn đường nào khác, Làm tri kiến thanh tịnh. Các vị theo đường này thì ma quân rối loạn, Các vị theo đường này thì khổ não sẽ dứt, Và biết rằng đạo ta nói có sức trừ diệt chông gai”.

Kinh Pháp Cú Kệ 274 – 275

Ngài Thiền Sư U Jatila

MỤC LỤC

  • Tiểu sử Ngài Thiền Sư Kyunpin
  • Lịch hàng ngày
  • Điều lệ cho thiền sinh
  • Trong thiền đường
  • Khi ăn sáng và trưa
  • Nghe giảng Pháp
  • Cách trình bày kinh nghiệm thiền
  • Liên hệ văn phòng
  • Khi rời Thiền viện
  • Hướng dẫn trình bày kinh nghiệm thiền
  • Nhận 8 giới
  • Sám hối
  • Nhận 5 giới
  • Hồi hướng trước khi ăn
  • Nguyện cầu sau khi nghe giảng Pháp

Thiền Sư U Jatila

TIỂU SỬ NGÀI KYUNPIN

Ngài Kyunpin (ngài U Jaṭila) sinh ngày 29 tháng 8 năm 1965 trong gia đình ông bà Tun Nyaing tại làng Kamphyu, một nơi hẻo lánh ở vùng Thượng Miến Điện.

Do thích sống một mình, năm lên 9 tuổi, sư nhận giới sa di tại chùa làng nơi ông của sư làm trụ trì.

Năm 20 tuổi, sư nhận đại giới tỳ khưu dưới sự hướng dẫn của vị thầy là Hoà thượng Sumaṅgala, người thuộc lòng và thông suốt tam tạng kinh Pāli ở Yangon.

Sư giành 21 năm đầu của đời sống tu hành vào việc học kinh điển Phật giáo. Khi còn là sa di, sư được giáo dục Phật học căn bản.

Sau đó, sư theo học cao đẳng tại Viện Phật học Mahāgandayon và Viện Phật học Aungmingalar ở Yangon, và cuối cùng đạt được trình độ Phật học cao nhất vào năm 1966.

Ngay sau đó, do sự thôi thúc muốn hiểu Phật pháp bằng kinh nghiệm, sư theo học một khoá thiền minh sát (vipassanā) chuyên sâu tại Thiền viện Paṇḍitārāma (trung tâm Hse Main Gone) ở Bago dưới sự hướng dẫn của ngài U Paṇḍitābhivamsa.

Sư hành thiền tiến bộ đến mức sau khoá thiền sư được cử làm thiền sư của Paṇḍitārāma, và được bổ nhiệm dạy thiền trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2009 tại Thiền viện Paṇḍitārāma và Như Lai Thiền viện ở San Jose, Hoa Kỳ.

Năm 2009, sau khi ông của ngài qua đời, dân làng thỉnh cầu ngài trở về quê nhà và làm trụ trì.

Dần dà, ngài phát triển Thiền viện Kyunpin thành một nơi cho thiền sinh trong nước và nước ngoài tu tập theo phương pháp của ngài Đại lão Hoà thượng Mahāsī.

Bên cạnh đó, ngài còn tích cực truyền bá lời dạy của Phật ở nhiều nước khác như Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Bangladesh, và Úc.

 

Na sīlabbatamattena atha vā samādhilābhena phusāmi nekkhammasukham̒ bhikkhu vissāsamāpādi bāhusaccena vā pana vivittasayanena vā aputhujjanasevitam̒ appatto āsavakkhayam̒ .

“Chẳng phải do giới luật, cũng chẳng phải do học nhiều, chẳng phải do chứng được thiền định, hay sống thanh vắng một mình, mà vội cho là ‘hưởng được cái vui xuất gia, phàm phu không bì kịp’. Tỳ khưu, chớ vội quá tự tin, khi lậu hoặc chưa tận diệt!”

Kinh Pháp Cú Kệ 271-272

 

LỊCH HÀNG NGÀY

03:30 – 04:00 | Thức dậy, vệ sinh cá nhân

04:00 – 05:00 | Thiền đi

05:00 – 06:00 | Thiền ngồi

06:00 – 07:30 | Ăn sáng* và công việc cá nhân

07:30 – 08:30 | Thiền ngồi

08:30 – 09:30 | Thiền đi

09:30 – 10:30 | Thiền ngồi

10:30 – 13:00 | Ăn trưa* và công việc cá nhân

13:00 – 14:00 | Thiền ngồi

14:00 – 15:00 | Thiền đi

15:00 – 16:00 | Thiền ngồi

16:00 – 18:00 | Nước trái cây, và công việc cá nhân

18:00 – 19:00 | Thiền ngồi / Nghe giảng pháp**

19:00 – 20:00 | Thiền đi

20:00 – 21:00 | Thiền ngồi

21:00 – 21:15 | Rải tâm từ

* Thiền sinh nam vui lòng sắp hàng lúc 6 giờ để đi ăn sáng, và lúc 10:30 để đi ăn trưa. Thiền sinh nữ vui lòng sắp hàng lúc 6:10 để đi ăn sáng và lúc 10:40 để đi ăn trưa.

** Xin vui lòng đến trước giờ giảng pháp 10 phút.

ĐIỀU LỆ CHO THIỀN SINH

  1. Tỳ kheo, sa di, và tỳ kheo ni cần giữ giới luật triệt để. Tất cả các thiền sinh khác cần triệt để giữ 8 giới. Không ăn sau 12:00 giờ trưa, ngoại trừ nước trái cây vào buổi chiều.
  2. Tất cả thiền sinh cần thiền tập theo sự hướng dẫn của Thiền sư. Xin đừng theo phương pháp nào khác khi ở đây.
  3. Thiền sinh nên tinh tấn và nhiệt tâm thiền tập theo thời khoá biểu hàng ngày. Xin đừng làm những việc không liên quan đến việc thiền tập như chụp hình, chào đón khách hay thiền sinh mới, chăm sóc hay cho thú vật ăn, chăm sóc vườn tược hay cây kiểng, phụ giúp nấu ăn…
  4. Thiền sinh cố gắng giữ chánh niệm liên tục trong mọi sinh hoạt hàng ngày, ngay khi thức dậy vào buổi sáng cho đến khi đi ngủ vào buổi tối. Xin cố gắng làm các hoạt động hàng ngàychậm rãi và trong chánh niệm.
  5. Thiền sinh cần giữ tuyệt đối im lặng. Không nên thăm viếng, chuyện trò với nhau. Thiền sinh nên thiền tập và sinh hoạt riêng rẽ một mình, và liên tục chánh niệm ghi nhận những trạng thái thân và tâm của mình. Tránh nói chuyện bất cứ với ai, nơi nào, vào lúc nào. Khi thật sự cần thiết, nên nói vắn tắt, và cách xa mọi người.
  6. Thiền sinh nên kiềm giữ sáu căn (thu thúc lục căn.) Lúc đi nhìn xuống đất độ 1m trước mặt. Đừng nhìn đó đây.
  7. Thiền sinh không được vào phòng riêng của thiền sinh khác. Nếu có ai bị bệnh, xin báo cho người quản lý thiền đường hay văn phòng biết. Đừng tự động săn sóc người bệnh (như cạo gió, đấm, bóp…).
  8. Khi có khách hay thiền sinh mới đến, xin đừng vồn vã chạy tới chào hỏi, nói chuyện, hay giới thiệu làm quen. Cũng không cần thiết phải từ giã hay tiễn đưa khi có ai rời thiền viện.
  9. Hạn chế tối đa việc liên lạc với bên ngoài bằng điện thoại hay thư điện tử (email), chỉ nên dùng trong trường hợp thật sự cần thiết. Khi đến, thiền sinh phải gửi lại văn phòng tất cả thẻ SIM.
  10. Hạn chế tối đa việc đọc sách (ngay cả kinh điển) và ghi chép hay viết lách trong suốt thời gian thiền tập.
  11. Tuyệt đối không nên trao đổi hay san sẻ kinh nghiệm thiền tập của mình với người khác, và không được hướng dẫn người khác tập thiền. Nếu có khó khăn hay thắc mắc về việc thiền tập của mình, nên liên lạc thẳng với Thiền sư hay các phụ tá của Thiền sư để được hướng dẫn.
  12. Thiền sinh không nên đi ra ngoài thiền viện nếu không được Thiền sư cho phép. Một ngày trước khi rời thiền viện, thiền sinh có thể đi thăm viếng những nơi trong làng và vùng lân cận.
  13. Khi ra khỏi phòng riêng của mình, kiểm tra điện, đèn trong phòng đã được tắt chưa.
  14. Nếu thiền sinh muốn tặng quà cho các nhân viên trong thiền viện (tiền, tặng phẩm, hay những vật dụng mang theo), xin trao các món quà này cho văn phòng. Thiền viện bảo đảm sẽ phân chia đều các tặng phẩm này cho tất cả nhân viên. Xin đừng tặng quà trực tiếp cho từng cá nhân.
  15. Nếu muốn thiền tập dài hạn tại trung tâm này và cần gia hạn chiếu khán (visa), thiền sinh phải được sự chấp thuận trước của Thiền sư. Trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục gia hạn visa, thiền sinh không được rời thiền viện ngoại trừ trường hợp khẩn cấp và phải được sự chấp thuận của thiềnviện.
  16. Thiền sinh nào không tinh tấn thiền tập hay không tuân theo điều lệ của thiền viện có thể được yêu cầu rời thiền viện, và trong tương lai không được nhận trở lại.

TRONG THIỀN ĐƯỜNG

  1. Thiền sinh có mặt tại thiền đường trước những giờ sau đây: 4 giờ sáng, 7 giờ 30 sáng, 1 giờ chiều, và 6 giờ tối, để có thể bắt đầu thời thiền đúng giờ.
  2. Thiền sinh không được thiền tập trong phòng riêng của mình nếu không được Thiền sư cho phép.
  3. Trong giờ thiền tập, thiền sinh không được ra khỏi thiền đường (đi về phòng riêng hay làm việc gì khác) nếu không có sự đồng ý của quản lý thiền đường. Công việc cá nhân (giặt quần áo, tắm rửa…) nên làm trong giờ nghỉ.
  4. Khi vào thiền đường, xin để giày dép ngay ngắn ở cửa, và đừng mang những vật dụng không cần thiết vào trong.
  5. Tại thiền đường, xin ngồi ở nơi được chỉ định. Mọi thay đổi chỗ ngồi phải có sự đồng ý của quản lý thiền đường.
  6. Xin vui lòng ngồi thẳng hàng với người phía trước và hai bên, và giữ chỗ ngồi tươm tất, sạch sẽ, gọn gàng đểtránh cản trở lối đi.
  7. Trong thiền đường, xin đi lại trong chánh niệm, cố gắng tránh làm những động tác có thể gây tiếng ồn hay có thể làm người khác phóng tâm.
  8. Tuyệt đối không nói chuyện trong thiền đường. Trong trường hợp cần thiết, xin đi ra ngoài thiền đường, tìm chỗ thuận tiện và nói nhỏ nhẹ vừa đủ nghe để không làm phiền các thiền sinh khác.
  9. Nếu bị thiền sinh khác gây khó khăn, hoặc có sự lo ngạivề tình trạng của một thiền sinh nào khác, chỉ nên báo cho quản lý thiền đường biết. Xin đừng tự ý trực tiếp giải quyết vấn đề hay tiếp xúc với thiền sinh đó.
  10. Xin dành ưu tiên và tránh gây trở ngại cho các thiền sinh đang thiền tập đúng theo thời khoá biểu (ngồi 1 giờ, thiền đi 1 giờ). Trong giờ thiền đi, xin đừng ngồi thiền ngoài hành lang. Và trong giờ ngồi thiền, xin đừng đi gần người đang ngồi.
  11. Khi thiền đi, xin vui lòng giữ khoảng cách đi của mình đừng quá dài cũng đừng quá rộng, để dành chỗ cho người khác đi. Cũng đừng đi quá gần hoặc bước cản đường thiền sinh khác.
  12. Trong thiền đường, thiền sinh không được ngồi thiền trên ghế nếu không được phép của Thiền sư. Các ghế để phía sau thiền đường chỉ dành cho thiền sinh ngồi uống nước, hay nghỉ ngơi vài phút, hay đặc biệt cho vài thiền sinh được phép ngồi thiền vì lý do sức khỏe.

KHI ĂN SÁNG VÀ TRƯA

  1. Tới giờ đi ăn, xin vui lòng chánh niệm ra sắp hàng phía bên ngoài thiền đường.
  2. Thứ tự sắp hàng: Tu sĩ nam, sadi, cư sĩ nam, tu sĩ nữ, cư sĩ nữ.
  3. Thiền sinh phải cố gắng giữ chánh niệm liên tục trong các hoạt động như khi đi ra sắp hàng, khi đi đến phòng ăn, khi lấy thức ăn, khi đi đến bàn của mình, khi ngồi xuống, khi đưa muổng lấy thức ăn, khi mở miệng, khi nhai, khi nuốt…Thiền sinh luôn luôn giữ im lặng, mắt nhìn xuống, chậm rãi và chánh niệm trong mọi hành động.
  4. Xin tự nhiên lấy thức ăn tùy theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, đừng phí phạm (bỏ mứa hay đem cho thú vật ăn), và xin để dành thức ăn cho các thiền sinh khác, khách khứa, người làm công quả, và nhân viên thiền viện.
  5. Xin vui lòng ngồi ở nơi được chỉ định trong phòng ăn.
  6. Sau khi ăn xong, xin vui lòng rời phòng ăn, không nên nấn ná chờ đợi người khác ở trong hay ngoài cửa phòng ăn.

NGHE GIẢNG PHÁP

  1. Thỉnh thoảng sẽ có giảng pháp tại thiền đường, tại văn phòng, hay tại phòng của Thiền Sư. Khi có giảng pháp ở thiền đường của mình, xin thiền sinh vui lòng gở màn, dọn dẹp vật dụng của mình đem ra để phía sau thiền đường, và giúp quản lý thiền đường thu xếp chỗ ngồi để nghe giảng pháp.
  2. Tỳ kheo, tỳ kheo ni, tu sĩ vui lòng đắp y như khi làm lễ. Các cư sĩ nam và nữ xin vui lòng mặc đồng phục thiền sinh.
  3. Tất cả mọi người sắp hàng đi đến nơi nghe giảng pháp và ngồi vào chỗ 15 phút trước giờ giảng pháp bắt đầu.

CÁCH THỨC TRÌNH PHÁP

  1. Vui lòng theo dõi lịch trình bày kinh nghiệm thiền (trình pháp) được niêm yết ở mỗi thiền đường.
  2. Tỳ kheo, tỳ kheo ni,  sadi, tu sĩ vui lòng mặc y phục như khi làm lễ. Các cư sĩ nam và nữ xin vui lòng mặc đồng phục thiền sinh.
  3. Xin vui lòng đến nơi trình pháp trước giờ trình pháp của mình ít nhất 10 phút.
  4. Để tiết kiệm thì giờ, khi sắp đến phiên mình và thấy có chỗ trống thì bước vào phòng trình pháp, chánh niệm ngồi vào chỗ, đảnh lễ Thiền sư, và sẵn sàng trình pháp ngay sau khingười thiền sinh trước xong phần trình pháp của họ. Xin đừng chờ cho đến khi người thiền sinh trước mình ra khỏi phòng rồi mới vào.
  5. Mỗi thiền sinh chỉ có 8 -10 phút để trình bày kinh nghiệmthiền tập của mình, và nhận sự hướng dẫn của Thiền sư. Vì vậy, hãy trình bày vấn đề một cách ngắn, gọn, chính xác, và liên quan đến việc thiền tập.
  6. Khi trình pháp xong, hãy chánh niệm đảnh lễ Thiền sư, trở về thiền đường, tiếp tục thiền tập theo thời khóa.

LIÊN LẠC VỚI VĂN PHÒNG

  1. Thiền sinh có thể liên lạc với văn phòng nhờ giúp đỡ bằng cách điền vào tờ giấy in sẵn: ghi rõ điều cần được giúp đỡ, tên, người Vietnam, ngày, số phòng, và bỏ vào hộp thư nơi cửa phòng ăn. Nếu không viết được bằng tiếng Anh thì viết tiếng Việt, thiền viện sẽ nhờ người dịch.
  2. Thiền sinh cũng có thể liên hệ trực tiếp với văn phòng trong giờ mở cửa: từ 6:45 đến 7:20 sáng, và từ 11:45 đến 12:50 chiều.
  3. Thiền sinh có thể mua những vật dụng thiết yếu hàng ngày tại văn phòng. Nếu cần mua các vật dụng khác thì gặp nhân viên văn phòng, hay viết giấy bỏ vào hộp thư. Thường thì mất 5 – 15 ngày để mua.
  4. Điện thoại hay thư điện tử chỉ nên dùng trong trường hợp khẩn cấp. Có thể dùng điện thoại văn phòng trong giờ văn phòng mở cửa. Nếu cần gửi thư điện tử (email) thì cho văn phòng biết trước.

KHI RỜI THIỀN VIỆN

  1. Xin vui lòng báo cho văn phòng biết trước khi rời thiền viện 7 ngày, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.
  2. Xin vui lòng giặt khăn trải giường, chăn, áo gối, màn, thảm chùi chân, dù… và đem trả lại văn phòng.
  3. Nếu có mượn vật dụng từ phòng ăn như phích nước (bình thủy), thìa, nĩa, hay ly, tách, xin vui lòng trả lại nhà ăn.
  4. Xin đừng để lại trong phòng vật dụng gì của mình mang theo mà không muốn mang về. Hãy đưa cho văn phòng.
  5. Xin vui lòng lau chùi phòng ngủ, phòng tắm, đổ rác, đóngcác cửa chính và cửa sổ và đậy nắp bồn cầu.
  6. Khi ra khỏi phòng, xin tắt đèn và nước.
  7. Và nhớ trả chìa khóa cho văn phòng.15

page15image1216907632

 

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY KINH NGHIỆM THIỀN (TRÌNH PHÁP)

(Biên soạn từ tài liệu của thiền viện Paṇḍitārāma)

1. Ba khía cạnh của việc quan sát, theo dõi các hiện tượng thân và tâm là:

– Nhận biết đề mục ngay khi nó xuất hiện (tâm phải hướng đến đối tượng).

– Ghi nhận đề mục

– Quan sát những gì đang diễn ra (các đặc điểm của nó)

2. Thiền sinh nên trình bày việc theo dõi đề mục chính (sự chuyển động phồng xẹp của bụng) trước. Ví dụ:

– Tôi nhận biết bụng phồng lên.

– Tôi ghi nhận ‘phồng’ và theo dõi sự căng, dãn…

– Tôi ghi nhận ‘xẹp’ xuống và theo dõi sự căng cứng giảm dần…

– Lưu ý: Thiền sinh mô tả đề mục chính một cách đầy đủ, đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng và chính xác. Điều này rất quan trọng.

3. Sau khi trình bày xong đề mục chính, thiền sinh trình bày kinh nghiệm của mình về các đề mục phụ như:

– Cảm giác trên cơ thể như đau, ngứa, cứng, tê, nóng,…

– Sự suy nghĩ, ý tưởng, ý kiến, dự tính, hồi tưởng, nhớchuyện đã qua…

– Trạng thái của tâm như giận, buồn, hoan hỉ, vui vẻ,thoải mái, tự hào…

– Cảm giác khi nghe, nhìn, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ.

4. Khi trình bày kinh nghiệm của mình về các đề mục phụ, thiền sinh cần nói về những điều sau:

– Ðề mục xuất hiện (Ví dụ: Ðau ở đầu gối…);

– Ghi nhận như thế nào? (Tôi ghi nhận: đau, đau);

– Quán sát cái gì? (Tôi quán sát sự đau nhói);

– Ðề mục diễn ra như thế nào? (Ðau nhói chuyển sang đau gắt);

– Tiếp đó làm gì? (Tôi ghi nhận: gắt, gắt). Rồi lặp lại như trên;

– Quán sát thấygì? (Tôi quán sát sự cứng đang rung chậm);

– Rồi chuyện gì diễn ra? (Khi tôi ghi nhận thì sự đau cứng giảm dần);

– Tiếp đó làm gì? (Tôi trở về với chuyển động phồng, xẹp của bụng)

5. Thiền sinh lưu ý các điều sau đây khi trình pháp:

– Khi trình bày về sự suy nghĩ, chẳng hạn như: ý kiến, hồi tưởng, dự tính, tưởng tượng, hình dung, phán đoán, hay suy diễn về một việc gì hay điều gì, thiền sinh không cần mô tả nội dung hay chi tiết của các đề mục này (chẳng hạn: giận ai việc gì, nhớ đến sự việc gì xảy ra trong quá khứ…) mà chỉ cần trình bày là mình đã ghi nhận nó như thế nào. Ví dụ, thiền sinh có thể ghi nhận tất cả các đề mục này bằng một danh từ tổng quát như “suy nghĩ, suy nghĩ”. Cũng có thể ghi nhận từng đề mục một cách rõ rệt hơn như “dự tính, dự tính” hay “hồi tưởng, hồi tưởng”… Sau đó, trình bày điều gì xảy ra sau khi quí vị ghi nhận.

– Tương tự như vậy, khi trình bày về trạng thái tâm hay cảm xúc, thiền sinh không trình bày cảm giác của mình về những đối tượng đó mà chỉ nói mình đã ghi nhận chúng như thế nào. Ví dụ, khi thiền sinh cảm thấy giận dữ thì chỉ cần ghi nhận “giận, giận” và khi buồn thì ghi nhận “buồn, buồn”. Sau đó, trình bày điều gì xảy ra sau khi quí vị ghi nhận.

– Thiền sinh phải toàn tâm, toàn ý cố gắng ghi nhận các cảm xúc nổi lên ở sáu cửa giác quan (tức là: nhìn, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm, hay biết)

6. Một thí dụ trình pháp:

Khi bụng phồng, tôi ghi nhận “phồng” và quan sát sự căng cứng và nặng. Khi bụng xẹp, tôi ghi nhận “xẹp” và thấy sự xẹp này không rõ ràng.

Khi sự xẹp không rõ ràng tâm lang thang đi nơi khác, vì vậy tôi ghi nhận “lang thang, lang thang” và rồi tâm bớt lang thang. Rồi tôi trở về ghi nhận chuyển động phồng xẹp nơi bụng.

Rồi tôi thấy đau, tôi ghi nhận “đau, đau”. Cái đau tăng lên và bắt đầu rung đều nên tôi ghi nhận “rung, rung”.

Tôi cố gắng theo dõi và thấy nó thay đổi, từ từ giảm dần, và cuối cùng biến mất. Sau đó, tôi trở về ghi nhận chuyển động phồng xẹp nơi bụng.

Có một tiếng động và tôi niệm “nghe, nghe,” nhưng ngay lập tức tôi thấy ngứa trên mặt, tôi ghi nhận “ngứa, ngứa”. Sau một lúc, hết ngứa, tôi trở về ghi nhận đề mục chính.

7. Lời nhắc nhở cho thiền sinh :

Thiền sinh nên trình bày kinh nghiệm thiền tập của mình một cách trung thực, kỹ càng và chính xác.Thiền sinh sẽ không có được lợi ích gì nếu trình bày những điều mà mình không thực sự kinh nghiệm.

Đây không phải là thực hành niệm chú. Chỉ niệm thầm lặp đi lặp lại mà không toàn tâm chú ý vào đề mục thì không tiến bộ được.

Nếu thiền sinh tinh tấn thiền tập và trình pháp đúng theo sự hướng dẫn thì Thiền Sư sẽ dễ dàng giúp cho thiền sinh tiến bộ và phát triển tuệ minh sát.

 

Handadāni bhikkhave āmantayami vo vayadhammā sańkhārā appamādena sampādetha.

‘‘Các Tỳ Kheo hãy lưu ý, Ta ân cần nhắc nhở các ông, Tất cả Pháp Hữu Vi đều không bền vững, Các ông phải triệt để ghi nhớ’’

Kinh Đại Niết Bàn Trường Bộ Kinh Chương Đại Nghĩa Tích

page20image1110267552

 

NHẬN TÁM GIỚI

A. VANDANĀ (Niệm Phật)

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (3 lần)

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Bậc A La Hán, Bậc Chánh Ðẳng Giác. (3 lần)

B. TISARAṆA (Tam Quy Y)

Buddham̒ saranam̒ gacchāmi

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.

Dhammam̒ saranam̒ gacchāmi

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp.

Sańgham̒ saranam̒ gacchāmi

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.

Dutiyampi buddham̒ saranam̒ gacchāmi

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ nhì.

Dutiyampi dhammam̒ saranam̒ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ nhì.

Dutiyampi sańgham̒ saranam̒ gacchāmi

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ nhì.

Tatiyampi buddham̒ saranam̒ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ ba.

Tatiyampi dhammam̒ saranam̒ gacchāmi

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ ba.

Tatiyampi sańgham̒ saranam̒ gacchāmi
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ ba.

(Thiền Sư) Saraņagamanam̒ paripuņņam̒

Phép quy y Tam Bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu.

(Thiền Sinh) Āma bhante.

Dạ, xin vâng, thưa Sư.

C. AṬṬHAŃGA-SĪLA ( tám giới)

  1. Pāņātipātā veramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi
    – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sinh.
  2. Adinnādānāveramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi
    – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp
  3. Abrahmacariyāveramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự hành dâm.
  4. Musāvādāveramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi
    – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
  5. Surāmeraya-majjapamādaṭṭhānāveramaņīsikkhāpadam̒ samādiyāmi – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc uống rượu và các chất say làm mê mờ tâm trí và suy giảm chánh niệm.
  6. Vikālabojanāveramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi
    – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc ăn sái giờ (sau 12:00 trưa cho đến sáng ngày hôm sau).
  7. Nacca-gīta-vādita-visūkadassana mālā-gandha- vilepana- dhārana-mandana-vibhūsanaṭṭhānāveramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi
    – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc múa hát, thổi kèn đàn, xem múa hát, nghe đàn kèn, trang điểm, thoa dầu thơm, dồi phấn, và đeo tràng hoa.
  8. Uccāsayana mahāsayanāveramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi quá cao và xinh đẹp.

(Thiền Sư) Appamādena sampādetha.
Chư thiện tín nên giữ giới luật cho trong sạch, trong chánh niệm, chớ nên xao lãng.

(Thiền Sinh) Āma bhante.
Dạ, xin vâng, thưa Sư.

SÁM HỐI

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (3 lần)

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Bậc A La Hán, Bậc Chánh Ðẳng Giác. (3 lần)

Ratanattayepamādena,dvāratayenakatam̒,
sabbam̒ aparādham̒ , khamatu no bhante.

Cầu xin Tam Bảo tha thứ những lỗi lầm chúng con đã vô ý tạo ra qua thân, khẩu, ý.

Ācariyepamādena,dvāratayenakatam̒,
sabbam̒ aparādham̒,khamatunobhante.

Cầu xin Thiền Sư tha thứ những lỗi lầm chúng con đã vô ý tạo ra qua thân, khẩu, ý.

(Thiền Sư) Aham̒ vo khamami, tumhehipi me amitabbam̒ . Tôi tha thứ lỗi lầm của mọi người, và cũng, xin mọi người tha thứ lỗi lầm của tôi.

(Thiền Sinh) Khamama bhante. Chúng con tha thứ cho Sư.

Sám hối

NHẬN NĂM GIỚI

A. VANDANĀ (Niệm Phật)

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ðức Thế Tôn, Bậc A La Hán, Bậc Chánh Ðẳng Giác.

B. TISARAṆA (Tam Quy Y)

Buddham̒ saranam̒ gacchāmi – Dhammam̒ saranam̒ gacchāmi – Sańgham̒ saranam̒ gacchāmi

Dutiyampi buddham̒ saranam̒ gacchāmi – Dutiyampi dhammam̒ saranam̒ gacchāmi – Dutiyampi sańgham̒ saranam̒ gacchāmi

Tatiyampi buddham̒ saranam̒ gacchāmi – Tatiyampi dhammam̒ saranam̒ gacchāmi – Tatiyampi sańgham̒ saranam̒ gacchāmi

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, lần thứ nhì.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, lần thứ 3.

(Thiền Sư) Saraņagamanam̒ paripuņņam̒ .
Phép quy y Tam Bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu.

(Thiền Sinh) Āma bhante . Dạ, xin vâng, thưa sư.

C. PAÑCA-SĪLA (Năm Giới)

  1. Pāņātipātā veramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc sát sinh.
  2. Adinnādānā veramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc trộm cắp.
  3. Kāmesu-micchācārā veramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc tà dâm.
  4. Musāvādā veramaņī sikkhāpadam̒ samādiyāmi – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc nói dối.
  5. Surāmeraya-majjapamādaṭṭhānāveramaņīsikkhāpadam̒ samādiyāmi – Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa việc uống rượu và các chất say làm mê mờ tâm trí và suy giảm chánh niệm.

(Thiền Sư) Appamādena sampādetha.
Chư thiện tín nên giữ giới luật cho trong sạch, trong chánh niệm, chớ nên xao lãng.

(Thiền Sinh) Āma bhante.

Dạ, xin vâng, thưa sư.

HỒI HƯỚNG TRƯỚC KHI ĂN

Swān dagā swān mā allushindwe ateshishwā kyāmā chāndā ca bāje!
Swān dagā swān mā allushindweateshishwā kyāmā chāndā ca bāje!
Kutoloyā bhedudwe ateshishwā kyāmā chāndā ca bāje! Kutoloyā bhedudwe ateshishwā kyāmā chāndā ca bāje! Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Cầu mong cho các thí chủ cúng dường thực phẩm hôm nay và gia đình của họ luôn được khỏe mạnh và an vui!
Cầu mong cho các thí chủ cúng dường thực phẩm hôm nay và gia đình của họ luôn được khỏe mạnh và an vui!
Cầu mong cho những người công quả và nhân viên trong thiền viện luôn được khỏe mạnh và an vui!
Cầu mong cho những người công quả và nhân viên trong thiền viện này luôn được khỏe mạnh và an vui!

Lành thay! Lành thay! Lành thay!

Hồi hướng khi ăn

NGUYỆN CẦU SAU KHI NGHE GIẢNG PHÁP

Ithou pyuya/ mya’punyakyaun/ chan.mya aye:kyi/ bei:mae mithi/ shweipyi tou’hcjau’/ lan:ma kau’pe/ yau’yapalou/ htou htou bawa/ kjinleyale:/ dukkha bei:dan/ yanman apaun/ makaun huthamya/ matwei yape/ thabba iccha/ mingalakou/ yweka tatain: yaseitho/

Yanei yakhu/ pyupyuthahmya/ mya’bagakou/ mibahsaya/ myou:thahahnin/ kouma saun kya’kousaunaka/ ayin:saywe/ hsyitha mya loun:soun bounthoun: hseti/ hpyi’ hpyi’ thahmya/ weneyatouyakyapazei/ pei:hnga weithi:/ mya: htwei thadu hkosaithou//

Ahmya… Ahmya… Ahmya… yudomukyapa koun lo/ Thadu! Thadu! Thadu! (lặp lại 3 lần.)

Nguyện cầu

Nhờ phước báu mà con có được, cầu mong cho con chứng nghiệm được Niết Bàn, sự bình an vĩnh cửu, bằng cách thực hành theo con đường chánh pháp, tránh sự mê lầm.

Nếu con còn phải luân hồi trong cõi Ta Bà, cầu mong cho con tránh khỏi mọi hiểm nguy, khổ não, tai ương, thù địch, hay ma chướng.

Cầu xin lời nguyện cầu này của con được thành tựu. Con xin hồi hướng tất cả phướcbáu mà con tạo ra được hôm nay cho cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc, chư thiên, Phạm thiên, và tất cả chúng sinh trong 31 cõi.

Xin tất cả chúng sinh có mặt nơi đây hãy hoan hỉ cùng hồi hướng phước báu này bằng cách tán thán: Lành thay! Lành thay! Lành thay! (3 lần)

Aham̒ avero homi Abyāpajjho homi Anīgho homi Sukhīattānam̒ pariharāmi

Mama mātāpitu Ācariyā ca Ñātimittā ca Sabrahma carino ca Averā hontu Abyāpajjhā hontu Anīghā hontu Sukhīattānam̒ pariharantu

Imasmiń ārāme sabbe yogino Averā hontu Abyāpajjhā hontu Anīghā hontu Sukhīattānam̒ pariharantu

Mong cho tôi không có oan trái với mọi chúng sinh
Mong cho tôi thoát khỏi sự khổ tâm Mong cho tôi thoát khỏi sự khổ thân Mong cho tôi giữ gìn thân tâm được an lạc.

Mong cho cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, và bằng hữu của tôi.. Không oan trái với mọi chúng sinh Thoát khỏi sự khổ tâm

Thoát khỏi sự khổ thân Giữ gìn thân tâm được an lạc.

Mong cho tất cả thiền sinh trong thiền viện này Không oan trái với mọi chúng sinh Thoát khỏi sự khổ tâm Thoát khỏi sự khổ thân Giữ gìn thân tâm được an lạc.

RẢI TÂM TỪ

Imasmiń ārāme sabbe bhikkhu Sāmaņerā ca Upāsaka upāsikāyo ca Averā hontu Abyāpajjhā hontu Anīghā hontu Sukhīattānam̒ pariharantu

Amhākam̒ catupaccayadāyakā Averā hontu Abyāpajjhā hontu Anīghā hontu Sukhīattānam̒ pariharantu

Mong cho tất cả chư Tăng, Sa di, Cư sĩ nam và cư sĩ nữ ở nơi này Không oan trái với mọi chúng sinh Thoát khỏi sự khổ tâm

Thoát khỏi sự khổ thân Giữ gìn thân tâm được an lạc.

Mong cho các thí chủ cúng dường bốn vật dụng Không oan trái với mọi chúng sinh Thoát khỏi sự khổ tâm Thoát khỏi sự khổ thân Giữ gìn thân tâm được an lạc.

Amhākam̒ ārakkhadevatā Mong cho các chư thiên hộ pháp

Imasmiń vihāre Imasmiń āvāse Imasmiń ārāme Ārakkhadevatā Averā hontu Abyāpajjhā hontu Anīghā hontu Sukhīattānam̒ pariharantu

Mong cho các chư thiên hộ pháp nơi tu viện, nơi cư ngụ này và nơi đây Không oan trái với mọi chúng sinh Thoát khỏi sự khổ tâm Thoát khỏi sự khổ thân Giữ gìn thân tâm được an lạc.

Sabbā itthiyo Sabbe purisā Sabbe ariyā Sabbe anariyā Sabbe devā Sabbe manussā Sabbe vinipātikā Averā hontu Abyāpajjhā hontu Anīghā hontu Sukhīattānam̒ pariharantu

Dukkhā muccantu Yathāladdha sampattito mā vigacchantu Kammassakā

Mong cho tất cả đàn bà, đàn ông, các bậc Thánh, người phàm, chư thiên, loài người, cùng chúng sinh nơi cõi khổ, Không oan trái với mọi chúng sinh, Thoát khỏi sự khổ tâm,

Thoát khỏi sự khổ thân, Giữ gìn thân tâm được an lạc. Hết khổ đau, không bị tước đoạt đi hạnh phúc đã có.

Puratthimāya disāya Pacchimāya disāya Uttarāya disāya Dakkhiņāya disāya Puratthimāya anudisāya Nơi hướng đông nam Pacchimāya anudisāya Nơi hướng tây bắc

Tất cả chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra Nơi phương đông Nơi phương tây Nơi phương bắc Nơi phương nam

Sabbe sattā Sabbe pāņā Sabbe bhūtā Sabbe puggalā Sabbe attabhāvapariyāpannā

Mong cho tất cả chúng sinh, chúng sinh thở, các sinh vật, mọi người, mọi chúng sinh có thân và tâm

Uttarāya anudisāya Dakkhiņāya anudisāya Heṭṭhimāya disāya Uparimāya disāya

Nơi hướng đông bắc Nơi hướng tây nam Ở hướng dưới Ở hướng trên

Sabbe sattā Sabbe pāņā Sabbe bhūtā Sabbe puggalā
Sabbe attabhāvapariyāpannā

Mong cho tất cả chúng sinh, chúng sinh có hô hấp,
các sinh vật, mọi người,mọi chúng sinh có thân và tâm

Sabbā itthiyo Sabbe purisā Sabbe ariyā Sabbe anariyā Sabbe devā Sabbe manussā Sabbe vinipātikā

Averā hontu Abyāpajjhā hontu Anīghā hontu Sukhīattānam̒ pariharantu
Dukkhā muccantu Yathāladdha sampattito mā vigacchantu

Mong cho tất cả đàn bà, đàn ông, các bậc Thánh, người phàm, chư thiên, loài người, cùng chúng sinh nơi cõi khổ,

Không oan trái với mọi chúng sinh Thoát khỏi sự khổ tâm Thoát khỏi sự khổ thân Giữ gìn thân tâm được an lạc.

Hết khổ đau, không bị tước đoạt đi hạnh phúc đã có

Kammassakā

Tất cả chúng sinh là chủ nhân của nghiệp do mình tạo ra.

Uddham̒ yāva bhavaggā ca Adho yāva avīcito Samantā cakkavālesu Ye sattā paṭhavīcarā Abyāpajjhā niverā ca

Từ cảnh giới cao nhất Đến cảnh giới thấp nhất Trong toàn thể vũ trụ Bất cứ chúng sinh nào sống trên đất Mong cho thoát khỏi khổ tâm và thù hận, cùng những khổ thân và hiểm nguy.

Niddukkhā ca nupaddavā Uddham̒ yāva bhavaggā ca Adho yāva avīcito Samantā cakkavālesu Ye sattā udakecarā

Từ cảnh giới cao nhất Đến cảnh giới thấp nhất Trong toàn thể vũ trụ Bất cứ chúng sinh nào sống trong nước Mong cho thoát khỏi khổ tâm và thù hận, ca nupaddavā cùng những khổ thân và hiểm nguy.

Abyāpajjhā niverā ca Niddukkhā Uddham̒ yāva bhavaggā ca Adho yāva avīcito Samantā cakkavālesu Ye sattā ākāsecarā Abyāpajjhā niverā ca Niddukkhā ca nupaddavā

Từ cảnh giới cao nhất Đến cảnh giới thấp nhất Trong toàn thể vũ trụ Bất cứ chúng sinh nào sống trong hư không Mong cho thoát khỏi khổ tâm và thù hận, cùng những khổ thân và hiểm nguy.

TÔN KÍNH

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā bhuddham̒ pūjemi

Với sự thực tập theo đúng Giáo Pháp, con bày tỏ lòng tôn kính Phật

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā dhammam̒ pūjemi

Với sự thực tập theo đúng Giáo Pháp, con bày tỏ lòng tôn kính Pháp

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā sańgham̒ pūjemi

Với sự thực tập theo đúng Giáo Pháp, con bày tỏ lòng tôn kính Tăng

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā mātāpitaro pūjemi

Với sự thực tập theo đúng Giáo Pháp, con bày tỏ lòng tôn kính Cha Mẹ

Imāya dhammānudhammapaṭipattiyā ācariye pūjemi

Với sự thực tập theo đúng Giáo Pháp, con bày tỏ lòng tôn kính Thầy Tổ

KỲ NGUYỆN

Addhā imāya paṭipattiyā jarāmaraņam̒ hā parimuccissāmi

Với sự hành thiền, mong cho con được thoát khỏi sự khổ của già và chết.

NGUYỆN CẦU

Idam̒ me puññam̒ āsavakkhayāvaham̒ hotu

Mong cho phước báu của con làm đoạn tận các lậu hoặc.

Idam̒ me sīlam̒ maggaphalañāņassa paccayo hotu

Mong cho giới hạnh của con là duyên lành cho sự thành đạt Đạo và Quả.

HỒI HƯỚNG

Imam̒ no puññabhāgam̒ sabbasattānam̒ dema

Chúng con xin hồi hướng phước báu này đến tất cả chúng sinh.

PHỔ NGUYỆN

Sabbe sattā sukhitā hontu

Mong tất cả chúng sinh mạnh khỏe và an vui.

Sādhu! Sādhu! Sādhu!

Lành thay ! Lành thay ! Lành thay ! ????????????

(nguồn Kyunpin.com)

Dhamma Nanda

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa. Nhận thấy những lợi lạc vô cùng quý báu của Dhamma mà Bậc Giác Ngộ chỉ dạy, khoảng Rằm tháng 4 âm lịch năm 2020, con Dhamma Nanda và các bạn hữu Dhamma đã có tác ý phát triển trang Theravada.vn và hệ thống Phật Giáo Theravāda, nhằm tổng hợp lại các tài liệu Dhamma quý báu mà các Bậc Trưởng Lão và các Bậc Thiện Trí đã dày công lưu giữ và truyền dạy, nhằm đem lại lợi lạc đến nhiều người, đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam.

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app