ĐỌC QUYỂN II – QUY Y TAM BẢO (EBOOK)
Quy-Y Tam-bảo (Tisaraṇa)
– Quy-y Phật-bảo (Buddhasaraṇa)
– Quy-y Pháp-bảo (Dhammasaraṇa)
– Quy-y Tăng-bảo (Saṃghasaraṇa)
Quy-y Phật-bảo, quy-y Pháp-bảo, quy-y Tăng-bảo là một phép gọi là phép quy-y Tam-bảo, để trở thành người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā) trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama.
Phép quy-y Tam-bảo có 2 phép:
1- Phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới(Lokuttarasaraṇagamana)
2- Phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới(Lokiyasaraṇagamana)
Phép quy-y Tam-bảo theo pháp-siêu-tam-giới như thế nào?
Một người đến hầu Đức-Phật, lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo.Ngay khi sát-na Thánh-đạo-tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được phiền-não, đồng thời bậcThánh-nhân ấy đã thành tựu phép quy-y Tam-bảotheo pháp siêu-tam-giới (Lokuttarasaraṇagamana).
Tuy đã thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp- siêu-tam-giới ở trong tâm rồi, nhưng bậc Thánh-nhântại gia ấy vẫn còn phải thọ phép quy-y Tam-bảo theopháp-tam-giới, trước sự hiện diện của Đức-Phật, hoặc bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật; kính xin Ngài (quý Ngài) chứng minh và công nhận bậc Thánh-nhân tại gia ấy là người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) đã quy-y Tam-bảo kể từ đó cho đến trọn đời, trọn kiếp.
Khi ấy, bậc Thánh-nhân tại gia ấy mới được chính thức gọi là người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Phép quy-y Tam-bảo theo pháp-tam-giới như thế nào?
Những hạng phàm-nhân tại gia là bậc thiện-trí cóđức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có trí-tuệ sáng suốt học hỏi hiểu rõ 9 ân-đức-Phật, 6 ân-Đức-Pháp, 9 ân-Đức-Tăng, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức-Phật caothượng, Đức-Pháp cao thượng, Đức-Tăng cao thượng;có ý nguyện muốn trở thành người cận-sự-nam(upāsaka) (hoặc người cận-sự-nữ) (upāsikā) trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Người ấy đến hầu Đức-Phật, hoặc bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, thành kính xin làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo.
* Khi thọ phép quy-y Phật-bảo với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng 9 ân-đức-Phật.
* Khi thọ phép quy-y Pháp-bảo với đại-thiện-tâmhợp với trí-tuệ có đối-tượng 6 ân-Đức-Pháp.
* Khi thọ phép quy-y Tăng-bảo với đại-thiện-tâmhợp với trí-tuệ có đối-tượng 9 ân-Đức-Tăng.
Hạng phàm-nhân ấy thọ phép quy-y Tam-bảo với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng ân-đức Tam-bảo, đồng thời diệt bằng cách chế ngự được phiền-não. Ngaykhi ấy, hạng phàm-nhân ấy thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp-tam-giới (lokiyasaranagamana), trở thànhngười cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Như vậy, phép quy-y Tam-bảo này không chỉ đối vớicác hàng phàm-nhân tại gia mà còn đối với các bậcThánh-nhân tại gia nữa.
Các bậc Thánh-nhân tại gia được thành tựu 2 phépquy-y Tam-bảo: phép quy-y Tam-bảo theo pháp-siêu- tam-giới và phép quy-y Tam-bảo theo pháp-tam-giới.
Còn các hạng phàm-nhân tại gia chỉ thành tựu phépquy-y Tam-bảo theo pháp-tam-giới mà thôi, chưa thành tựu được phép quy-y Tam-bảo theo pháp-siêu-tam-giới.
Nếu khi nào hạng phàm-nhân thực-hành pháp-hànhthiền-tuệ, có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn trở thànhbậc Thánh-nhân thì khi ấy vị Thánh-nhân ấy mới thànhtựu được phép quy-y Tam-bảo theo pháp-siêu-tam-giới.
* Đối với các hạng phàm-nhân tại gia, nếu muốnthành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp-tam-giới, để trở thành người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) thật sự trong giáo-pháp của Đức-PhậtGotama, trước tiên, người ấy cần phải có đức-tin nơiTam-bảo, có trí-tuệ sáng suốt, học hỏi, hiểu rõ 9 ân-đức-Phật, 6 ân-Đức-Pháp, 9 ân-Đức-Tăng; bởi vì, những ân-đức Tam-bảo này là đối-tượng chính của đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ trong phép quy-y Tam-bảo.
* Khi thọ phép quy-y Phật-bảo với đại-thiện-tâmhợp với trí-tuệ có đối-tượng 9 ân-đức-Phật.
* Khi thọ phép quy-y Pháp-bảo với đại-thiện-tâmhợp với trí-tuệ có đối-tượng 6 ân-Đức-Pháp.
* Khi thọ phép quy-y Tăng-bảo với đại-thiện-tâmhợp với trí-tuệ có đối-tượng 9 ân-Đức-Tăng.
Khi đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có ân-đức Tam-bảo làm phận sự thọ phép quy-y Tam-bảo, trước sự hiện diện của Đức-Phật, hoặc bậc Thánh thanh-văn hoặc bậcphàm thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, người ấy kính xinNgài (hoặc quý Ngài) chứng minh và công nhận người ấy là người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) đã quy-y Tam-bảo, kể từ lúc đó cho đến trọn đời, trọn kiếp.
* Trong đời có số người quan niệm rằng: “Trong gia đình có thờ tượng Đức-Phật, ta là người có đức-tin nơiTam-bảo, hằng ngày thường lễ bái cúng dường Tam-bảo, đến chùa làm mọi phước-thiện như bố-thí, cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng, v.v…
Nư vậy, đương nhiên ta là người cận-sự-nam(upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) trong Phật-giáo rồi!”
Nhưng thật ra, dù những người ấy đã tạo những phước-thiện như vậy, vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để chính thức trở thành người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Những người ấy chỉ có thể gọi là người có đại-thiện-tâm tín ngưỡng trong Phật-giáo, hoặc là người có đức-tin nơi Tam-bảo mà thôi.
Để chính thức trở thành một người cận-sự-nam(upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) thật sự tronggiáo-pháp của Đức-Phật Gotama, những hạng phàm-nhân tại gia ấy cần phải thành tựu phép quy-y Tam-bảotheo pháp-tam-giới, nhờ có sự hiện diện của bậc thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, kính xin Ngài chứng minh và công nhận người ấy là người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) đã quy-y Tam-bảo cho đến trọn đời, trọn kiếp. Khi ấy, người ấy mới chính thức được trở thành cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā), là một trong tứ chúng đệ-tử của Đức-Phật Gotama.
Trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama có tứ chúng đệ-tử là tỳ-khưu (bhikkhu), tỳ-khưu-ni (bhikkhuni), cận-sự-nam (upāsaka), cận-sự-nữ (upāsikā).
Khi một người đã trở thành cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) là có một địa vị cao quý trong Phật-giáo. Cho nên, mỗi người cận-sự-nam(upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) đã quy-y Tam-bảo rồi, trở thành một trong tứ chúng đệ-tử tronggiáo-pháp của Đức-Phật Gotama, người ấy được gần gũi thân cận nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có quyền thừa hưởng Pháp-bảocao-thượng của Đức-Phật, có bổn phận hộ trì Tam-bảo, giữ gìn duy trì Pháp-bảo cao thượng cho được trường tồn lâu dài trên thế gian này, để đem lại sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng từ dục-giới thiện-pháp,sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đếnsiêu-tam-giới thiện-pháp cao thượng đó là 4 Thánh-đạo-tâm có quả là 4 Thánh-quả-tâm và Niết-bàn.