Nhập Thánh-quả hưởng an-lạc Niết-bàn
Mỗi bậc Thánh-nhân có khả năng nhập Thánh-quả (phalasamāpatti) của mình, để hưởng vị giải thoát an-lạc Niết-bàn (vimuttirasa) trong kiếp hiện-tại.
– Bậc Thánh Nhập-lưu nhập Nhập-lưu Thánh-quả.
– Bậc Thánh Nhất-lai nhập Nhất-lai Thánh-quả.
– Bậc Thánh Bất-lai nhập Bất-lai Thánh-quả.
– Bậc Thánh A-ra-hán nhập A-ra-hán Thánh-quả.
Nếu bậc Thánh-nhân nào đã chứng đắc Thánh-quả nào cuối cùng thì có thể nhập Thánh-quả ấy.
Bậc Thánh-nhân bậc thấp không thể nhập Thánh-quả bậc cao, vì chưa chứng đắc, và bậc Thánh-nhân bậc cao cũng không nhập Thánh-quả bậc thấp.
Bậc Thánh-nhân nếu đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới liên quan siêu-tam-giới, khi nhập Thánh-quả với bậc thiền nào tuỳ theo ý muốn của mình.
Phương pháp nhập Thánh-quả
Bậc Thánh-nhân có ý nguyện muốn nhập Thánh-quả (phalasamāpatti), để hưởng vị giải thoát an-lạc Niết-bàn (vimuttirasa) trong suốt thời gian ấn định theo lời phát nguyện, bậc Thánh-nhân ấy cần phải có đủ 3 chi pháp như sau:
– Phát nguyện thời gian nhập Thánh-quả và quy định thời gian xả Thánh-quả.
– Trí-tuệ thiền-tuệ không dõi theo đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp tam-giới.
– Trí-tuệ thiền-tuệ chỉ hướng đến đối-tượng Niết-bàn.
Bậc Thánh-nhân nhập Thánh-quả có 2 giai đọan:
– Trước tiên, bậc Thánh-nhân phát nguyện bằng lời chơn thật rằng:
Nguyện xin nhập Thánh-quả trong suốt thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, … 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, … (nhưng không đến 7 ngày). Xin Thánh quả-tâm phát sinh liên tục không ngừng trong suốt thời gian ấy.
– Khi nhập Thánh-quả, bậc Thánh-nhân quán triệt 2 pháp rằng:
– Quán triệt về Thánh quả-tâm bậc cao đã chứng đắc.
– Quán triệt về bậc thiền siêu-tam-giới đã chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.
Ví dụ: Bậc Thánh Bất-lai đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới liên quan siêu-tam-giới, muốn nhập Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphalasamāpatti) với bậc thiền siêu-tam-giới nào có đối-tượng Niết-bàn, tuỳ theo ý muốn.
Sau khi phát nguyện xong, bậc Thánh Bất-lai thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, bắt đầu từ trí-tuệ thiền-tuệ thứ 4 udayabbayānupassanāñāṇa thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, của danh-pháp, hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, và trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh theo tuần tự đến trí-tuệ thiền-tuệ thứ 12 saccānulomañāṇa trong Bất-lai Thánh-quả lộ-trình-tâm (Anāgāmiphalasamāpattivīthicitta) như sau:
Đồ biểu nhập Bất-lai Thánh-quả lộ-trình-tâm
Giải thích nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm
1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước viết tắt (bha)
2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động vt (na)
3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt vt (da)
4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm vt (ma)
5-8- Anuloma: Thuận-dòng-tâm vt (anu)
9- Anāgāmiphalacitta: Bất-lai Thánh-quả-tâm vt (pha)
10- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau vt (bha)
Nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm (phalasamāpattivīthi-citta) có điểm đặc biệt khác với nhập thiền lộ-trình-tâm (jhānasamāpattivīthicitta) và nhập diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpattivīthicitta) như sau:
* Nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm trong tác-hành-tâm (javanacitta) có 4 sát-na-tâm cùng làm phận sự anuloma rồi diệt, liền tiếp theo sau Bất-lai Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục, có đối-tượng Niết-bàn, trong suốt thời gian đã phát nguyện.
* Nhập thiền lộ-trình-tâm và nhập diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm trong tác-hành-tâm (javanacitta) có 4 sát-na-tâm, mà mỗi sát-na-tâm làm mỗi phận sự parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhu.
Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm
Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm có 3 loại Niết-bàn, tuỳ theo năng lực của pháp-chủ (indriya) của bậc Thánh-nhân như sau:
1- Animittanibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm đối với bậc Thánh-nhân có tín-pháp-chủ (saddhindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại.
Giai đọan đầu, bậc Thánh-nhân có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp hoặc của sắc-pháp.
Đến khi nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm chỉ có đối-tượng trạng-thái vô-thường của danh-pháp mà thôi, khi Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục, có animitta-nibbāna: Vô-hiện-tượng Niết-bàn làm đối-tượng.
2- Appaṇihitanibbāna: Vô-ái Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm đối với bậc Thánh-nhân có định-pháp-chủ (samādhindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại.
Giai đọan đầu, bậc Thánh-nhân có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, hoặc sắc-pháp.
Đến khi nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm chỉ có đối-tượng trạng-thái khổ của danh-pháp mà thôi, khi Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục, có appaṇihitanibbāna: Vô-ái Niết-bàn làm đối-tượng.
3- Suññatanibbāna: Chơn-không Niết-bàn là đối-tượng của Thánh-quả lộ-trình-tâm đối với bậc Thánh-nhân có tuệ-pháp-chủ (paññindriya) có nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại.
Giai đọan đầu, bậc Thánh-nhân có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, hoặc sắc-pháp.
Đến khi nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm chỉ có đối-tượng trạng-thái vô-ngã của danh-pháp mà thôi, khi Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục, có suññata-nibbāna: Chơn-không Niết-bàn làm đối-tượng.
Phương pháp xả Thánh-quả lộ-trình-tâm
Bậc Thánh-nhân đang nhập Thánh-quả lộ-trình-tâm, nếu muốn xả Thánh-quả lộ-trình-tâm thì cần phải có 2 chi pháp như sau:
– Trí-tuệ thiền-tuệ hướng đến đối-tượng danh-pháp hoặc sắc-pháp.
– Trí-tuệ thiền-tuệ không dõi theo đối-tượng Niết-bàn.
Khi bậc Thánh-nhân có đủ 2 chi pháp ấy, Thánh-quả-tâm cuối cùng diệt, làm nhân-duyên cho hộ-kiếp-tâm (bhavaṇgacitta) phát sinh, chấm dứt Thánh-quả lộ-trình-tâm.
Nhập Thánh-quả là quả báu của pháp-hành thiền-tuệ đối với bậc Thánh-nhân hưởng Niết-bàn an-lạc tuyệt đối.
* Nhập diệt-thọ-tưởng (Nirodhasamāpatti)
Nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) trong nhập diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpattivīthicitta) diệt thọ và tưởng có nghĩa là diệt tâm với tâm-sở và sắc-pháp phát sinh từ tâm, suốt thời gian 7 ngày, không ăn uống, tiểu tiện, đại tiện, …giống như tịch diệt Niết-bàn, an-lạc tuyệt đối, hoàn toàn giải thoát khỏi khổ thân, khổ tâm, khổ của sắc-pháp, của danh-pháp trong suốt 7 ngày.
Vấn: Bậc Thánh-nhân nào có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng được?
Đáp: Chỉ có 2 bậc Thánh-nhân có khả năng đặc biệt nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) đó là bậc Thánh Bất-lai và bậc Thánh A-ra-hán đã chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới mà thôi, bởi vì, nhập diệt-thọ-tưởng cần phải nhờ đến 2 năng lực:
– Năng lực của thiền-định (samathabala): Bậc Thánh Bất-lai hoặc bậc Thánh A-ra-hán chứng đắc đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền.
– Năng lực của thiền-tuệ (vipassanābala): Bậc Thánh-nhân chứng đắc Bất-lai Thánh-quả hoặc A-ra-hán Thánh-quả.
Ngoài 2 bậc Thánh ấy ra, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán không chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, và bậc Thánh Nhất-
lai và bậc Thánh Nhập-lưu, dù đã chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, cũng không có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng được, bởi vì không đủ 2 năng lực cần thiết.
Phương pháp nhập diệt-thọ-tưởng
Bậc Thánh Bất-lai hoặc bậc Thánh A-ra-hán có khả năng nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) cần phải có đầy đủ 5 chi pháp như sau:
1- Phải có đầy đủ 2 năng lực (bala).
2- Phải có khả năng chế ngự 3 pháp-hành (saṅkhārā).
3- Phải có 16 pháp-hành thiền-tuệ (ñāṇacariyā).
4- Phải có 9 pháp-hành thiền định (samādhicariyā).
5- Phải có 5 pháp thuần thục trong 9 bậc thiền (vasībhāvatā).
Đó là 5 chi pháp cần thiết hỗ trợ nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti).
Giải thích
1- Hai năng lực (bala)
– Năng lực thiền-định (samāthabala): Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán có đủ 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới “phi-tưởng-phi-phi-tưởng xứ-thiền” mới có đủ năng lực thiền-định vi-tế diệt thọ, tưởng.
– Năng lực thiền-tuệ (vipassanābala): Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán có đủ 7 loại anupassanā: Aniccānupassanā, dukkhānupassanā, anattānupassanā, nibbidānupassanā, virāgānupassanā, nirodhānupassanā, paṭinissaggānupassanā mới có đủ năng lực thiền-tuệ diệt thọ, tưởng.
2- Khả năng chế ngự 3 pháp-hành (saṅkhārā)
– Kāyasaṅkhāra: Thân-hành đó là hơi thở vào, hơi thở ra.
– Vacīsaṅkhāra: Khẩu-hành đó là hướng-tâm tâm-sở (vitakkacetasika) và quan-sát tâm-sở (vicāracetasika).
– Cittasaṅkhāra: Ý-hành đó là thọ tâm-sở (vedanā-cetasika) và tưởng tâm-sở (saññācetasika).
– Đệ nhị thiền sắc-giới có khả năng diệt được 2 chi thiền vitakka, vicāra, nên chế ngự được khẩu-hành nghĩa là khẩu không nói năng được nữa.
– Đệ ngũ thiền sắc-giới có khả năng diệt được hơi thở vào, hơi thở ra, nên chế ngự được thân-hành: Tịnh thân nghĩa là thân không còn hơi thở vào, hơi thở ra nữa.
– Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán khi nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thì thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở trở nên vô cùng vi-tế, tưởng như không có, nên bậc thiền này có khả năng diệt được thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở, chế ngự được ý-hành: Tịnh ý nghĩa là tâm như không còn biết rõ các đối-tượng nữa.
3- 16 pháp-hành thiền-tuệ (ñāṇacariyā)
Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán đã thuần thục thực-hành 16 pháp-hành thiền-tuệ:
1- Thực-hành aniccānupassanā.
2- Thực-hành dukkhānupassanā.
3- Thực-hành anattānupassanā.
4- Thực-hành nibbidānupassanā.
5- Thực-hành virāgānupassanā.
6- Thực-hành nirodhānupassanā.
7- Thực-hành paṭinissaggānupassanā.
8- Thực-hành vivaṭṭānupassanā.
9- Sotāpattimagga.
10- Nhập Sotāpattiphalasamāpatti.
11- Sakadāgāmimagga.
12- Nhập Sakadāgāmiphalasamāpatti.
13- Anāgāmimagga.
14- Nhập Anāgāmiphalasamāpatti.
15- Arahattamagga.
16- Nhập Arahattaphalasamāpatti.
Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán đã thuần thục thực-hành 16 pháp-hành thiền-tuệ từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới.
4- Chín Pháp-hành thiền-định (samādhicariyā)
1- Nhập đệ nhất thiền sắc-giới.
2- Nhập đệ nhị thiền sắc-giới.
3- Nhập đệ tam thiền sắc-giới.
4- Nhập đệ tứ thiền sắc-giới.
5- Nhập đệ ngũ thiền sắc-giới.
6- Nhập không-vô-biên-xứ-thiền.
7- Nhập thức-vô-biên-xứ-thiền.
8- Nhập vô-sở-hữu-xứ-thiền.
9- Nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền.
Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán thuần thục nhập 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới.
5- Năm pháp thuần thục (vasībhāvatā)
1- Āvajjanavasī: Thuần thục quán triệt chi thiền với ý-môn-hướng-tâm.
2- Samāpajjanavasī: Thuần thục nhập các bậc thiền.
3- Adhiṭṭhānavaī: Thuần thục phát nguyện ấn định thời gian nhập các bậc thiền.
4- Vuṭṭhānavasī: Thuần thục ấn định thời gian xả các bậc thiền.
5- Paccavekkhaṇavasī: Thuần thục quán triệt chi thiền với tác-hành-tâm.
Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán có đầy đủ 5 pháp thuần thục cần thiết hỗ trợ nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti).
* Nhập diệt-thọ-tưởng nhờ 2 năng lực
Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng cần phải nhờ 2 năng lực: Năng lực thiền-định (samathabala) và năng lực thiền-tuệ (vipassanābala).
Hai bậc Thánh-nhân ấy nhập thiền rồi xả thiền, tiếp theo trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp của bậc thiền ấy theo tuần tự như sau:
A-Bậc Thánh Bất-lai nhập diệt-thọ-tưởng
Bậc Thánh Bất-lai thực-hành theo tuần tự như sau:
1- Nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Xả đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
2- Nhập đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Xả đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
3- Nhập đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Xả đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
PHÁP-HÀNH THIỀN-TUỆ 530
4- Nhập đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Xả đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
5- Nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Xả đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.
– Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
6- Nhập không-vô-biên-xứ-thiện-tâm.
– Xả không-vô-biên-xứ thiện-tâm.
– Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi không-vô-biên-xứ-thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
7- Nhập thức-vô-biên-xứ-thiện-tâm.
– Xả thức-vô-biên-xứ-thiện-tâm.
– Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi thức-vô-biên-xứ-thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
8- Nhập vô-sở-hữu-xứ-thiện-tâm.
– Xả vô-sở-hữu-xứ-thiện-tâm.
– Trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh-pháp nơi vô-sở-hữu-xứ-thiện-tâm, hiện rõ trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã.
Bốn phận sự trước khi nhập diệt-thọ-tưởng
Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện 4 phận sự (pubba-kicca) trước khi nhập diệt-thọ-tưởng như sau:
1- Nānābaddha avikopana: Bậc Thánh Bất-lai phát
nguyện rằng: Trong suốt 7 ngày đêm nhập diệt-thọ-tưởng, tất cả mọi thứ vật dụng như y, bát, chỗ ở, … không bị hư hại do lửa, nước, trộm cướp, …
Do nguyện lực này, tất cả mọi thứ vật dụng hoàn toàn không bị hư hại.
2- Saṃghapaṭimānana: Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện rằng: Trong suốt 7 ngày đêm nhập diệt-thọ-tưởng, nếu chư tỳ-khưu Tăng hội họp hành Tăng-sự nào, cần đến tôi thì tôi sẽ xả diệt-thọ-tưởng ngay tức khắc, không để vị tỳ-khưu nào đến gọi.
Do nguyện lực này, khi chư tỳ-khưu Tăng hội họp, bậc Thánh Bất-lai xả diệt-thọ-tưởng, đến trình diện ngay.
3- Satthupakkosana: Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện rằng: Trong suốt 7 ngày đêm nhập diệt-thọ-tưởng, nếu Đức-Thế-Tôn truyền hội họp chư tỳ-khưu-Tăng, để ban hành giới điều, … cần đến tôi thì tôi sẽ xả diệt-thọ-tưởng ngay tức khắc, không để vị tỳ-khưu nào đến gọi.
Do nguyện lực này, khi Đức-Thế-Tôn có việc cần, bậc Thánh Bất-lai xả diệt-thọ-tưởng, đến trình diện Đức-Thế-Tôn ngay.
4- Addhānapariccheda: Bậc Thánh Bất-lai phát nguyện rằng: Sinh mạng của tôi còn tồn tại quá 7 ngày đêm hay không? Nếu biết sinh mạng sẽ hết trong vòng 7 ngày thì bậc Thánh Bất-lai phải xả diệt-thọ-tưởng trước khi chuyển kiếp (cuti), bởi vì sự chết không thể xảy ra trong lúc đang nhập diệt-thọ-tưởng.
Do nguyện lực này, nên bậc Thánh Bất-lai biết rõ tuổi thọ, để chuẩn bị trước khi chuyển kiếp (cuti).
Sau khi phát nguyện 4 pubbakicca xong, bậc Thánh Bất-lai trở lại tiếp tục Nhập phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiện-tâm cuối cùng trong diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpattivīthicitta) như sau:
Đồ biểu diệt-thọ-tưởng-lộ-trình-tâm
Giải thích:
Bậc Thánh Bất-lai đã trải qua quá trình diễn tiến đi đôi giữa 2 năng lực: Năng lực thiền-định và năng lực thiền-tuệ, bắt đầu từ đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho đến đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiện-tâm, trong diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpattivīthicitta) cuối cùng phát sinh như sau:
– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước | vt (bha) |
– Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động | vt (na) |
– Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt | vt (da) |
– Manodvāravjjana: Ý-môn-hướng-tâm | vt (ma) |
– Parikamma: Tâm-chuẩn-bị nevasaññā… | vt (pari) |
– Upacāra: Tâm-cận nevasaññā … | vt (upa) |
– Anuloma: Tâm-thuận-dòng nevasaññā … | vt (ma) |
– Gotrabhu: Tâm-chuyển từ dục-giới-tâm sang vô-sắc-giới-tâm nevasaññā… | vt (got) |
– Nevasaññānāsaññāyatanajjhānakusalacitta: (2 sát-na-tâm) diệt | vt (jha) |
– Diệt citta+cetasika+cittarūpa suốt 7 ngày đêm không còn biết khổ thân, khổ tâm nữa. | |
– Đến ngày thứ 8 | |
– Anāgāmiphalacitta: Bất-lai Thánh-quả-tâm phát sinh (2 sát-na-tâm) | vt (pha) |
– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau | vt (bha). |
Nhập diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm (nirodhasamāpatti-vīthicitta) suốt 7 ngày đêm, diệt tâm với tâm-sở, sắc-pháp phát sinh từ tâm, bậc Thánh Bất-lai không ăn uống, cũng không đi tiểu tiện, đại tiện, không biết khổ thân, khổ tâm nào cả.
Đến ngày thứ 8 hết kỳ hạn, xả diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm của bậc Thánh Bất-lai, thì Bất-lai Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn phát sinh 2 sát-na-tâm rồi diệt, tiếp theo hộ-kiếp-tâm phát sinh, chấm dứt diệt-thọ-tưởng lộ-trình-tâm, trở lại đời sống bình thường.
Bậc Thánh Bất-lai suốt 7 ngày đêm không ăn uống, đến ngày thứ 8, để duy trì sinh mạng, nên bậc Thánh Bất-lai đi khất thực. Những thí chủ nào để bát cúng dường đến bậc Thánh Bất-lai sau khi xả diệt-thọ-tưởng, chắc chắn sẽ được quả báu cao quý vô lượng.
B-Bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng
Về phương pháp nhập diệt-thọ-tưởng đối với bậc Thánh Bất-lai như thế nào, thì đối với bậc Thánh A-ra-hán cũng như thế ấy.
Nhưng xét về tâm bậc Thánh Bất-lai với bậc Thánh A-ra-hán là hoàn toàn khác nhau:
* Đối với bậc Thánh Bất-lai có các loại tâm thuộc về thiện-tâm (kusalacitta) như dục-giới thiện-tâm, sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc-giới thiện-tâm, Bất-lai Thánh-quả-tâm.
* Đối với bậc Thánh A-ra-hán có các loại tâm thuộc về duy-tác-tâm (kiriyacitta) như dục-giới đại-duy-tác-tâm, sắc-giới duy-tác-tâm, vô-sắc-giới duy-tác-tâm, A-ra-hán Thánh-quả-tâm.
Nhập diệt-thọ-tưởng là quả báu của pháp-hành thiền-tuệ đối với bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán giải thoát khổ thân, khổ tâm, khổ của sắc-pháp, của danh-pháp trong suốt thời gian 7 ngày đêm.
Bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán chỉ có thể nhập diệt-thọ-tưởng trong cõi dục-giới, cõi sắc-giới mà thôi, không thể nhập diệt-thọ-tưởng trong cõi vô-sắc-giới, bởi vì không thể nhập 5 bậc thiền sắc-giới.
Người chết khác với bậc Thánh nhập diệt-thọ-tưởng
Trong kinh Mahāvedallasutta Ngài Đại-trưởng-lão Sāriputta dạy Ngài Trưởng-lão Mahākoṭṭhika rằng:
– Này hiền đệ! Người chết rồi thì thân-hành đó là hơi thở bị diệt, khẩu-hành đó là hướng-tâm tâm-sở (vitakka-cetasika) và quan-sát tâm-sở (vicāracetasika) bị diệt, ý-hành đó là thọ tâm-sở (vedanācetasika) và tưởng tâm-sở (saññācetasika) cũng đều bị diệt, hết tuổi thọ, không còn hơi ấm, các tịnh-sắc đều bị tan rã.
Còn bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng rồi, thì cũng diệt thân-hành đó là diệt hơi thở vào, hơi thở ra, khẩu-hành đó là diệt hướng-tâm tâm-sở và quan-sát tâm-sở, diệt ý-hành đó là diệt thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở, (giống như người chết). Nhưng bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán khi nhập diệt-thọ-tưởng, tuổi thọ vẫn còn, hơi ấm trong sắc-thân vẫn còn, các tịnh-sắc (nhãn-tịnh-sắc, nhĩ-tịnh-sắc, tỷ-tịnh-sắc, thiệt-tịnh-sắc, thân-tịnh-sắc, ý-sắc-căn) vẫn còn nguyên vẹn, không bị tan rã.
Đó là điều giống nhau và khác nhau giữa người chết với bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng.