* Đối-Tượng Của Pháp-Hành Thiền-Tuệ

Đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ có 6 loại:

1- Rūpārammaṇa: Đối-tượng sắc đó là các hình dạng.

2- Saddārammaṇa: Đối-tượng thanh đó là các âm thanh.

3- Gandhārammaṇa: Đối-tượng hương đó là các mùi hương.

4- Rasārammaṇa: Đối-tượng vị đó là các thứ vị.

5- Phoṭṭhabbārammaṇa: Đối-tượng xúc đó là cứng mềm, nóng lạnh, …

6- Dhammārammaṇa: Đối-tượng pháp đó là 81 tam-giới-tâm (trừ 8 siêu-tam-giới-tâm), 52 tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn, (trừ chế-định-pháp).

Trong 6 đối-tượng này có 5 đối-tượng là đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc thuộc về sắc-pháp.

Đối-tượng pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.

Đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp của pháp-hành thiền-tuệ chỉ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi, không phải là chế-định-pháp (paññattidhamma).

– 6 đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ là đối-tượng của 6 lộ-trình-tâm (vīthicitta) phát sinh do nương nhờ nơi 6 môn (dvāra).

Dvāra: Môn (cửa) có 6 môn:

1- Cakkhudvāra: Nhãn-môn đó là cakkhupasāda: Nhãn-tịnh-sắc.

2- Sotadvāra: Nhĩ-môn đó là sotapasāda: Nhĩ-tịnh-sắc.

3- Ghānadvāra: Tỷ-môn đó là ghānapasāda: Tỷ-tịnh-sắc.

4- Jivhādvāra: Thiệt-môn đó là jivhāpasāda: Thiệt-tịnh-sắc.

5- Kāyadvāra: Thân-môn đó là kāyapasāda: Thân-tịnh-sắc.

6- Manodvāra: Ý-môn đó là 19 bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm.

6 môn là 6 cửa vào ra của 6 loại lộ-trình-tâm.

Lộ-trình-tâm có 6 loại:

1- Cakkhudvāravīthicitta: Nhãn-môn lộ-trình-tâm.

2- Sotadvāravīthicitta: Nhĩ-môn lộ-trình-tâm.

3- Ghānadvāravīthicitta: Tỷ-môn lộ-trình-tâm.

4- Jivhādvāravīthicitta: Thiệt-môn lộ-trình-tâm.

5- Kāyadvāravīthicitta: Thân-môn lộ-trình-tâm.

6- Manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm.

Mỗi lộ-trình-tâm phát sinh, gồm có một số tâm, mỗi tâm nào sinh làm phận sự của tâm ấy, rồi diệt theo tuần tự trong lộ-trình-tâm ấy.

Pañcadvāravīthicitta: Ngũ-môn lộ-trình-tâm

Ngũ-môn lộ-trình-tâm có 5 lộ-trình-tâm:

* Cakkhudvāravīthicitta: Nhãn-môn lộ-trình-tâm tiếp xúc với đối-tượng sắc hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng, gồm có các tâm sinh làm phận sự rồi diệt theo tuần tự trải qua đủ 17 sát-na-tâm sinh rồi diệt trong nhãn-môn lộ-trình-tâm như sau:

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm làm phận sự bảo hộ giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)

Cakkhudvāravīthicitta: Nhãn-môn lộ-trình-tâm

1- Atītabhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quá-khứ là hộ-kiếp-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước, dù có đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt atī)

2- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động là hộ-kiếp-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm bị rung động, khi có đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt na)

3- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng sắc mới hiện tại có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ngũ-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc mới hiện-tại ấy. (viết tắt da)

4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận 5 đối-tượng mới hiện-tại (sắc, thanh, hương, vị, xúc). (viết tắt pañ)

Trong nhãn-môn lộ-trình-tâm này, ngũ-môn hướng-tâm chỉ tiếp nhận đối-tượng sắc mới hiện-tại mà thôi.

5- Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc hiện-tại. (viết tắt cak)

6- Sampaṭicchanacitta: Tiếp-nhận-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc hiện-tại từ nhãn-thức-tâm. (viết tắt sam).

7- Santīraṇacitta: Suy-xét-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự suy xét đối-tượng sắc tốt hoặc xấu. (viết tắt san)

8- Voṭṭhabbanacitta: Xác-định-tâm, đó là ý-môn hướng-tâm (manodvāravajjanacitta) phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xác-định đối-tượng của bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm, tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt vot)

9- 15- Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc đại-thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ

hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành đại-thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)

16-17- Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm thuộc về quả-tâm đặc biệt phát sinh 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp đối-tượng sắc hiện-tại từ tác-hành-tâm còn thừa 2 sát-na-tâm hết tuổi thọ 17 sát-na-tâm của đối-tượng sắc hiện-tại, để chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt ta)

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm.

Đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm

 

Tương tự như vậy, nhĩ-môn lộ-trình-tâm, tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình-tâm, thân-môn lộ-trình-tâm có sự diễn tiến lộ-trình-tâm có phần giống như nhãn-môn lộ-trình-tâm, nhưng mỗi lộ-trình-tâm chỉ có khác nhau về thức tâm và đối-tượng như sau:

– Nếu ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh hiện-tại thì nhĩ-thức-tâm phát sinh làm phận sự nghe âm thanh trong nhĩ-môn lộ-trình-tâm.

– Nếu ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng hương hiện-tại thì tỷ-thức-tâm phát sinh làm phận sự ngửi mùi hương trong tỷ-môn lộ-trình-tâm.

– Nếu ngũ-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng vị hiện-tại thì thiệt-thức-tâm phát sinh làm phận sự nếm vị trong thiệt-môn lộ-trình-tâm.

– Nếu ngũ-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng xúc nóng lạnh,… hiện-tại thì thân-thức-tâm phát sinh làm phận sự xúc giác nóng lạnh,… trong thân-môn lộ-trình-tâm.

Ngũ môn lộ-trình-tâm chỉ có thể nhận biết 5 đối-tượng sắc-pháp: Sắc, thanh, hương, vị, xúc hiện-tại thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi.

Ngũ-môn lộ-trình-tâm hoàn toàn không thể nhận biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma).

Manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm

Ý-môn lộ-trình-tâm là lộ-trình-tâm phát sinh liên tục trong ý-môn lộ-trình-tâm, có khả năng biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp hoặc đối-tượng chế-định-pháp.

– Nếu khi nào ý-môn lộ-trình-tâm biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp thì khi ấy không biết đối-tượng chế-định-pháp.

– Nếu khi nào ý-môn lộ-trình-tâm biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) thì khi ấy không biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

Ý-môn lộ-trình-tâm có 2 loại:

1- Kāmajavanamanodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm.

2- Appanājavanamanodvāravīthicitta: Ý-môn-lộ-trình-tâm có sắc-giới, vô-sắc-giới, siêu-tam-giới tác-hành-tâm.

Trong phần này chỉ đề cập đến ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm mà thôi, để phân biệt đối-tượng paramatthadhamma với đối-tượng paññattidhamma.

Ý-môn lộ-trình-tâm dục-giới tác-hành-tâm có 2 loại:

1- Tadanuvattikamanodvāravīthicitta hoặc anubandhaka-manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm luôn luôn phát sinh theo sau ngũ-môn lộ-trình-tâm. Ý-môn lộ-trình-tâm này không thể một mình đơn phương phát sinh được.

2- Suddhamanodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm đơn thuần phát sinh, không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.

Giảng giải

I-Tadanuvattikamanodvāravīthicitta như thế nào?

Tadanuvattikamanodvāravīthicitta là ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm phát sinh liền tiếp theo sau ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt, theo định luật tự nhiên.

Sau khi ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm này có dục-giới tác-hành-tâm phát sinh theo tuần tự 4 ý-môn lộ-trình-tâm làm phận sự biết đối-tượng paramatthadhamma quá-khứ từ ngũ-môn lộ-trình-tâm, và tiếp theo biết đối-tượng paññattidhamma từ đối-tượng paramatthadhamma quá-khứ ấy.

Tadanuvattikamanodvāravīthicitta có 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:

1- Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng quá-khứ, phát sinh liền sau ngũ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp quá-khứ từ ngũ-môn lộ-trình-tâm, tiếp theo:

2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết phát sinh sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng quá-khứ ấy được ghi nhớ trong tâm.

Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) quá-khứ.

3- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết ý-nghĩa, hình dạng phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhag-gahaṇavīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti: Ý-nghĩa, hình dạng, v.v… chế định từ đối-tượng của ý-môn lộ-trình-tâm liên kết ghi nhớ trong tâm.

4- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn-ngữ chế-định, gọi danh từ (tên) của attha-paññatti ấy.

Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chế-định-pháp.

Phân biệt đối-tượng paramattha và paññatti

Theo định luật tự nhiên hễ sau khi ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt là liền theo sau có 4 ý-môn lộ-trình-tâm tuần tự phát sinh làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) và tiếp theo biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) từ ngũ-môn lộ-trình-tâm ấy. Ví dụ:

1- Nhãn-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm

Khi có đối-tượng sắc mới hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng tiếp xúc với nhãn-môn thì nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta) có đối-tượng sắc-pháp hiện-tại:

Đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm

Mỗi nhãn-môn lộ-trình-tâm có khả năng thấy và biết được đối-tượng sắc hiện-tại điểm nào, phần nào, rồi chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:

1- Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc quá-khứ ấy phát sinh liền sau nhãn-môn lộ-trình-tâm như sau:

Đồ biểu atītaggahaṇavīthicitta

Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự biết đối-tượng sắc quá-khứ điểm ấy, phần ấy của nhãn-môn lộ-trình-tâm.

Như vậy, nếu có bao nhiêu nhãn-môn lộ-trình-tâm thấy và biết đối-tượng sắc hiện-tại vừa chấm dứt thì cũng liền có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta phát sinh biết đối-tượng sắc quá-khứ của nhãn-môn lộ-trình-tâm.

Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta vừa chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:

2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết phát sinh liền sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthi-citta như sau:

Đồ biểu samūhaggahaṇavīthicitta

Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng sắc quá-khứ của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, rồi ghi nhớ trong tâm.

Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta biết đối-tượng sắc quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại các phần của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta.

Hai ý-môn lộ-trình-tâm này biết đối-tượng sắc quá-khứ chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

Sau khi lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta chấm dứt, liền tiếp theo ý-mônlộ-trình-tâm:

3- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn-lộ-trình-tâm biết ý nghĩa, hình dạng, phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhag-gahaṇavīthicitta như sau:

Đồ biểu atthaggahaṇavīthicitta

Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, v.v… chế định từ đối-tượng sắc quá-khứ của ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại với nhau, rồi ghi nhớ trong tâm, có khái niệm về ý nghĩa, hình dạng nào đó như hình dạng con người, chiếc xe, v.v… mà chưa có danh từ ngôn-ngữ chế định gọi.

Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm samūhagga-haṇavīthicitta liên kết lại các đối-tượng sắc quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta biết ý nghĩa, hình dạng, v.v…

4- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta như sau:

Đồ biểu nāmaggahaṇavīthicitta

Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định gọi tên của atthapaññatti ý nghĩa, hình dạng ấy, như hình dạng con người, chiếc xe, v.v… được gọi là “con người, chiếc xe, v.v…”

Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atthag-gahaṇavīthicitta biết atthapaññatti thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định gọi tên.

Hai ý-môn lộ-trình-tâm này biết đối-tượng chế-định-pháp.

Tóm lược nhãn-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm theo sau, phân biệt đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) và đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) như sau:

Ví dụ: Đối-tượng sắc (rūpārammaṇa) hình dạng được chế định ra tiếng Việt gọi là “con người”.

Khi đối-tượng sắc hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng hình dạng tiếp xúc với nhãn-môn, sự diễn tiến qua nhãn-môn lộ-trình-tâm và 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:

– Nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta) phát sinh thấy và biết đối-tượng sắc hình dạng hiện-tại, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau nhãn-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc quá-khứ ấy từ nhãn-môn lộ-trình-tâm, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng sắc quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, hình dạng con người, thuộc về đối-tượng paññattidhamma, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, gọi danh từ ngôn-ngữ tiếng Việt hình dạng con người ấy là “con người” thuộc về đối-tượng paññattidhamma.

2- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm

Khi có đối-tượng âm thanh mới hiện-tại (saddārammaṇa) rõ ràng tiếp xúc với nhĩ-môn thì nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) có đối-tượng sắc-pháp hiện-tại như sau:

Đồ biểu sotadvāravīthicitta

Mỗi nhĩ-môn lộ-trình-tâm có khả năng nghe và biết được đối-tượng âm thanh hiện-tại âm thanh nào, rồi chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:

1- Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm như sau:

Đồ biểu atītaggahaṇavīthicitta

Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự biết đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, của nhĩ-môn lộ-trình-tâm.

Như vậy, nếu có bao nhiêu nhĩ-môn lộ-trình-tâm nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại vừa chấm dứt thì cũng liền có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta phát sinh biết đối-tượng âm thanh quá-khứ của nhĩ-môn lộ-trình-tâm.

Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta vừa chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:

2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết phát sinh liền sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta như sau:

Đồ biểu samūhaggahaṇavīthicitta

Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự liên kết các đối-tượng âm thanh quá-khứ của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta lại với nhau, rồi ghi nhớ trong tâm.

Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta biết đối-tượng âm thanh quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại các âm thanh của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta.

Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng âm thanh quá-khứ chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

Sau khi lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:

3- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta như sau:

Đồ biểu nāmaggahaṇavīthicitta

Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định ra tiếng Việt gọi là “Con người” mà chưa biết ý nghĩa, hình dạng con người như thế nào.

Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta liên kết các âm thanh lại thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāma-paññatti, danh từ, ngôn ngữ, chế định.

Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:

4- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết ý nghĩa, hình dạng, phát sinh sau lộ-trình-tâm nāmag-gahaṇavīthicitta như sau:

Đồ biểu atthaggahaṇavīthicitta

Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định ấy gọi nāma-paññatti: Danh từ, ngôn ngữ tiếng Việt gọi là “Con người”.

Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm nāmag-gahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn-ngữ chế-định thì cũng có bấy nhiêu atthaggahaṇavīthicitta biết atthapaññatti, ý nghĩa, hình dạng.

Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chế-định-pháp.

Tóm lược nhĩ-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm theo sau, phân biệt đối-tượng chân-nghĩa-pháp và đối-tượng chế-định-pháp như sau:

Ví dụ: Đối-tượng âm thanh (saddārammaṇa) được chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud-dho”.

Khi đối-tượng âm thanh hiện-tại (saddārammaṇa) rõ ràng gồm có 2 âm: “Bud” và “dho” tiếp xúc với nhĩ-môn, sự diễn tiến qua nhĩ-môn lộ-trình-tâm và 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:

1- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) thứ nhất phát sinh nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại 1 âm “Bud” với nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhất, bởi vì mỗi nhĩ-môn lộ-trình-tâm chỉ nghe và biết được mỗi âm mà thôi, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ gồm có 1 âm “Bud”ấy từ nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhất, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự liên kết ghi nhớ 1 âm “Bud” của đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud” mà chưa biết ý nghĩa như thế nào, thuộc về đối-tượng paññattidhamma.

– Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, ý nghĩa “Bud”. Tiếp theo nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì là:

2- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) thứ nhì phát sinh nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại 1 âm “dho” với nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ gồm có 1 âm “dho”ấy từ nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự liên kết âm “Bud” với âm “dho” của đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:

– Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud+dho” mà chưa biết ý nghĩa như thế nào, thuộc về đối-tượng paññattidhamma.

– Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, ý nghĩa “Buddho”nghĩa là Đức-Phật tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị.

Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc Thánh-đạo nào, Thánh-quả ấy và Niết-bàn tuỳ theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hạng Thánh Thanh-văn đệ-tử ấy.

Danh từ Pāḷi gọi “Buddho” thuộc về đối-tượng paññattidhamma.

Trường hợp ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthi-citta làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Buddho”. Nếu không hiểu ý nghĩa thì ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta không phát sinh lên được.

3-4-5-Tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình-tâm, thân-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm, sự diễn tiến qua các lộ-trình-tâm tương tự như trường hợp nhãn-môn lộ-trình-tâm.

– Khi tỷ-môn lộ-trình-tâm ngửi và biết đối-tượng hương, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại.

– Khi thiệt môn-lộ-trình-tâm nếm và biết đối-tượng vị, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại.

– Khi thân-môn lộ-trình-tâm xúc giác và biết đối-tượng xúc (đất, lửa, gió), thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma hiện-tại.

Mỗi lộ-trình-tâm chấm dứt, liền theo sau có 4 ý-môn lộ-trình-tâm tuần tự phát sinh làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp và tiếp theo biết đối-tượng chế-định-pháp từ tỷ-môn-lộ-trình-tâm, thiệt-môn-lộ-trình-tâm, thân-môn-lộ-trình-tâm ấy.

1- Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta

– Ngửi và biết đối-tượng hương, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.

– Nếm và biết đối-tượng vị, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.

– Xúc giác và biết đối-tượng xúc (đất, lửa, gió) thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.

2- Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta

– Liên kết lại các phần hương từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.

– Liên kết lại các phần vị từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.

– Liên kết lại các phần xúc từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.

Hai ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta và samūhaggahaṇavīthicitta có đối-tượng sắc-pháp para-matthadhamma quá-khứ.

3- Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta biết đối-tượng atthapaññatti, ý nghĩa chế định từ lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta, liên kết lại các phần ở trong tâm, chưa có danh từ ngôn-ngữ gọi.

4- Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết đối-tượng nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định gọi atthapaññatti, ý nghĩa của đối-tượng liên kết lại ấy.

Hai ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta và nāmaggahaṇavīthicitta có đối-tượng paññattidhamma.

II-Suddhamanodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm đơn thuần như thế nào?

Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm đơn thuần là ý-môn lộ-trình-tâm phát sinh không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.

Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần này có khả năng rộng lớn nhận biết được 6 đối-tượng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp trong 3 thời (tekālika): Quá-khứ, hiện-tại, vị-lai; và đối-tượng Niết-bàn, đối-tượng chế-định-pháp thuộc về đối-tượng ngoài 3 thời (kālavimutta). (không phải quá-khứ, hiện-tại, vị-lai).

Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần rất đặc biệt, do nhiều nguyên nhân như sau:

– Đã từng biết 6 đối-tượng.

– Đã từng có 6 đối-tượng trong tâm, nên đối-tượng ấy hiện rõ trong ý-môn lộ-trình-tâm-đơn-thuần.

Do đó, ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.

Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần có nhiều loại, trong phần này chỉ đề cập đến kāmajavanamanodvāravīthi-citta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm.

* Đối-tượng paramatthadhamma

– Nếu có 1 trong 6 đối-tượng thuộc về paramattha-dhamma thật rõ ràng nhất hiện rõ trong tâm thì ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần có 12 sát-na-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả tâm làm phận sự bảo hộ giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)

1- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động phát sinh 1 sát-na-tâm, khi có 1 trong 6 đối-tượng mới hiện rõ ràng trong tâm, làm cho hộ-kiếp-tâm rung động, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước. (viết tắt na)

2- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng mới có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy. (viết tắt da)

3- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy, xác định đối-tượng của bất-thiện-tâm, hoặc của đại-thiện-tâm, hoặc của đại-duy-tác-tâm, theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt ma)

4- 10- Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc dục-giới thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)

11-12- Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm thuộc về quả-tâm đặc biệt phát sinh 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp đối-tượng từ tác-hành-tâm, để chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt ta)

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm.

Mỗi ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần chỉ có thể biết một đối-tượng nào trong 6 đối-tượng mà thôi, và có thể diễn tiến liên tục vô số ý-môn lộ-trình-tâm, để biết rõ đối-tượng ấy, rồi sang đối-tượng khác tuỳ theo nhân-duyên.

Đồ biểu ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần (đối-tượng paramatthadhamma)

* Đối-tượng paññattidhamma

– Nếu có đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) hiện rõ trong tâm thì ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần chỉ có 10 sát-na-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự (trừ 2 sát-na-tâm tadālambanacitta) như sau:

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm làm phận sự giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)

1- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động phát sinh 1 sát-na-tâm, khi có đối-tượng mới hiện rõ ràng trong tâm, làm cho hộ-kiếp-tâm rung động, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước. (viết tắt na)

2- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng mới có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy. (viết tắt da)

3- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy, xác định đối-tượng của bất-thiện-tâm, hoặc của đại-thiện-tâm, hoặc của đại-duy-tác-tâm, theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt ma)

4- 10- Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc dục-giới thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt bha)

Mỗi ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần chỉ có thể biết một đối-tượng nào mà thôi, và có thể diễn tiến liên tục vô số ý-môn lộ-trình-tâm, để biết rõ đối-tượng ấy, rồi sang đối-tượng khác tuỳ theo nhân-duyên.

Đồ biểu ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần (đối-tượng paññattidhamma)

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app