* Đối-Tượng Của Pháp-Hành Thiền-Tuệ
Đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ có 6 loại:
1- Rūpārammaṇa: Đối-tượng sắc đó là các hình dạng.
2- Saddārammaṇa: Đối-tượng thanh đó là các âm thanh.
3- Gandhārammaṇa: Đối-tượng hương đó là các mùi hương.
4- Rasārammaṇa: Đối-tượng vị đó là các thứ vị.
5- Phoṭṭhabbārammaṇa: Đối-tượng xúc đó là cứng mềm, nóng lạnh, …
6- Dhammārammaṇa: Đối-tượng pháp đó là 81 tam-giới-tâm (trừ 8 siêu-tam-giới-tâm), 52 tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn, (trừ chế-định-pháp).
Trong 6 đối-tượng này có 5 đối-tượng là đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc thuộc về sắc-pháp.
Đối-tượng pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.
Đối-tượng sắc-pháp, danh-pháp của pháp-hành thiền-tuệ chỉ thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi, không phải là chế-định-pháp (paññattidhamma).
– 6 đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ là đối-tượng của 6 lộ-trình-tâm (vīthicitta) phát sinh do nương nhờ nơi 6 môn (dvāra).
Dvāra: Môn (cửa) có 6 môn:
1- Cakkhudvāra: Nhãn-môn đó là cakkhupasāda: Nhãn-tịnh-sắc.
2- Sotadvāra: Nhĩ-môn đó là sotapasāda: Nhĩ-tịnh-sắc.
3- Ghānadvāra: Tỷ-môn đó là ghānapasāda: Tỷ-tịnh-sắc.
4- Jivhādvāra: Thiệt-môn đó là jivhāpasāda: Thiệt-tịnh-sắc.
5- Kāyadvāra: Thân-môn đó là kāyapasāda: Thân-tịnh-sắc.
6- Manodvāra: Ý-môn đó là 19 bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm.
6 môn là 6 cửa vào ra của 6 loại lộ-trình-tâm.
Lộ-trình-tâm có 6 loại:
1- Cakkhudvāravīthicitta: Nhãn-môn lộ-trình-tâm.
2- Sotadvāravīthicitta: Nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
3- Ghānadvāravīthicitta: Tỷ-môn lộ-trình-tâm.
4- Jivhādvāravīthicitta: Thiệt-môn lộ-trình-tâm.
5- Kāyadvāravīthicitta: Thân-môn lộ-trình-tâm.
6- Manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm.
Mỗi lộ-trình-tâm phát sinh, gồm có một số tâm, mỗi tâm nào sinh làm phận sự của tâm ấy, rồi diệt theo tuần tự trong lộ-trình-tâm ấy.
Pañcadvāravīthicitta: Ngũ-môn lộ-trình-tâm
Ngũ-môn lộ-trình-tâm có 5 lộ-trình-tâm:
* Cakkhudvāravīthicitta: Nhãn-môn lộ-trình-tâm tiếp xúc với đối-tượng sắc hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng, gồm có các tâm sinh làm phận sự rồi diệt theo tuần tự trải qua đủ 17 sát-na-tâm sinh rồi diệt trong nhãn-môn lộ-trình-tâm như sau:
– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm làm phận sự bảo hộ giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)
Cakkhudvāravīthicitta: Nhãn-môn lộ-trình-tâm
1- Atītabhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quá-khứ là hộ-kiếp-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước, dù có đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt atī)
2- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động là hộ-kiếp-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm bị rung động, khi có đối-tượng sắc mới hiện-tại xuất hiện. (viết tắt na)
3- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng sắc mới hiện tại có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ngũ-môn hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc mới hiện-tại ấy. (viết tắt da)
4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận 5 đối-tượng mới hiện-tại (sắc, thanh, hương, vị, xúc). (viết tắt pañ)
Trong nhãn-môn lộ-trình-tâm này, ngũ-môn hướng-tâm chỉ tiếp nhận đối-tượng sắc mới hiện-tại mà thôi.
5- Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc hiện-tại. (viết tắt cak)
6- Sampaṭicchanacitta: Tiếp-nhận-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc hiện-tại từ nhãn-thức-tâm. (viết tắt sam).
7- Santīraṇacitta: Suy-xét-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự suy xét đối-tượng sắc tốt hoặc xấu. (viết tắt san)
8- Voṭṭhabbanacitta: Xác-định-tâm, đó là ý-môn hướng-tâm (manodvāravajjanacitta) phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự xác-định đối-tượng của bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm, tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt vot)
9- 15- Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc đại-thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ
hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành đại-thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)
16-17- Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm thuộc về quả-tâm đặc biệt phát sinh 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp đối-tượng sắc hiện-tại từ tác-hành-tâm còn thừa 2 sát-na-tâm hết tuổi thọ 17 sát-na-tâm của đối-tượng sắc hiện-tại, để chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt ta)
– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm.
Đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm
Tương tự như vậy, nhĩ-môn lộ-trình-tâm, tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình-tâm, thân-môn lộ-trình-tâm có sự diễn tiến lộ-trình-tâm có phần giống như nhãn-môn lộ-trình-tâm, nhưng mỗi lộ-trình-tâm chỉ có khác nhau về thức tâm và đối-tượng như sau:
– Nếu ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh hiện-tại thì nhĩ-thức-tâm phát sinh làm phận sự nghe âm thanh trong nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
– Nếu ngũ-môn hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng hương hiện-tại thì tỷ-thức-tâm phát sinh làm phận sự ngửi mùi hương trong tỷ-môn lộ-trình-tâm.
– Nếu ngũ-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng vị hiện-tại thì thiệt-thức-tâm phát sinh làm phận sự nếm vị trong thiệt-môn lộ-trình-tâm.
– Nếu ngũ-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng xúc nóng lạnh,… hiện-tại thì thân-thức-tâm phát sinh làm phận sự xúc giác nóng lạnh,… trong thân-môn lộ-trình-tâm.
Ngũ môn lộ-trình-tâm chỉ có thể nhận biết 5 đối-tượng sắc-pháp: Sắc, thanh, hương, vị, xúc hiện-tại thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi.
Ngũ-môn lộ-trình-tâm hoàn toàn không thể nhận biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma).
Manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm
Ý-môn lộ-trình-tâm là lộ-trình-tâm phát sinh liên tục trong ý-môn lộ-trình-tâm, có khả năng biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp hoặc đối-tượng chế-định-pháp.
– Nếu khi nào ý-môn lộ-trình-tâm biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp thì khi ấy không biết đối-tượng chế-định-pháp.
– Nếu khi nào ý-môn lộ-trình-tâm biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) thì khi ấy không biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Ý-môn lộ-trình-tâm có 2 loại:
1- Kāmajavanamanodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm.
2- Appanājavanamanodvāravīthicitta: Ý-môn-lộ-trình-tâm có sắc-giới, vô-sắc-giới, siêu-tam-giới tác-hành-tâm.
Trong phần này chỉ đề cập đến ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm mà thôi, để phân biệt đối-tượng paramatthadhamma với đối-tượng paññattidhamma.
Ý-môn lộ-trình-tâm dục-giới tác-hành-tâm có 2 loại:
1- Tadanuvattikamanodvāravīthicitta hoặc anubandhaka-manodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm luôn luôn phát sinh theo sau ngũ-môn lộ-trình-tâm. Ý-môn lộ-trình-tâm này không thể một mình đơn phương phát sinh được.
2- Suddhamanodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm đơn thuần phát sinh, không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.
Giảng giải
I-Tadanuvattikamanodvāravīthicitta như thế nào?
Tadanuvattikamanodvāravīthicitta là ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm phát sinh liền tiếp theo sau ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt, theo định luật tự nhiên.
Sau khi ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm này có dục-giới tác-hành-tâm phát sinh theo tuần tự 4 ý-môn lộ-trình-tâm làm phận sự biết đối-tượng paramatthadhamma quá-khứ từ ngũ-môn lộ-trình-tâm, và tiếp theo biết đối-tượng paññattidhamma từ đối-tượng paramatthadhamma quá-khứ ấy.
Tadanuvattikamanodvāravīthicitta có 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:
1- Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng quá-khứ, phát sinh liền sau ngũ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp quá-khứ từ ngũ-môn lộ-trình-tâm, tiếp theo:
2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết phát sinh sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng quá-khứ ấy được ghi nhớ trong tâm.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) quá-khứ.
3- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết ý-nghĩa, hình dạng phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhag-gahaṇavīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti: Ý-nghĩa, hình dạng, v.v… chế định từ đối-tượng của ý-môn lộ-trình-tâm liên kết ghi nhớ trong tâm.
4- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn-ngữ chế-định, gọi danh từ (tên) của attha-paññatti ấy.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chế-định-pháp.
Phân biệt đối-tượng paramattha và paññatti
Theo định luật tự nhiên hễ sau khi ngũ-môn lộ-trình-tâm chấm dứt là liền theo sau có 4 ý-môn lộ-trình-tâm tuần tự phát sinh làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) và tiếp theo biết đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) từ ngũ-môn lộ-trình-tâm ấy. Ví dụ:
1- Nhãn-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm
Khi có đối-tượng sắc mới hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng tiếp xúc với nhãn-môn thì nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta) có đối-tượng sắc-pháp hiện-tại:
Đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm
Mỗi nhãn-môn lộ-trình-tâm có khả năng thấy và biết được đối-tượng sắc hiện-tại điểm nào, phần nào, rồi chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
1- Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc quá-khứ ấy phát sinh liền sau nhãn-môn lộ-trình-tâm như sau:
Đồ biểu atītaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự biết đối-tượng sắc quá-khứ điểm ấy, phần ấy của nhãn-môn lộ-trình-tâm.
Như vậy, nếu có bao nhiêu nhãn-môn lộ-trình-tâm thấy và biết đối-tượng sắc hiện-tại vừa chấm dứt thì cũng liền có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta phát sinh biết đối-tượng sắc quá-khứ của nhãn-môn lộ-trình-tâm.
Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta vừa chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết phát sinh liền sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthi-citta như sau:
Đồ biểu samūhaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng sắc quá-khứ của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, rồi ghi nhớ trong tâm.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta biết đối-tượng sắc quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại các phần của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này biết đối-tượng sắc quá-khứ chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Sau khi lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta chấm dứt, liền tiếp theo ý-mônlộ-trình-tâm:
3- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn-lộ-trình-tâm biết ý nghĩa, hình dạng, phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhag-gahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu atthaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng, v.v… chế định từ đối-tượng sắc quá-khứ của ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại với nhau, rồi ghi nhớ trong tâm, có khái niệm về ý nghĩa, hình dạng nào đó như hình dạng con người, chiếc xe, v.v… mà chưa có danh từ ngôn-ngữ chế định gọi.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm samūhagga-haṇavīthicitta liên kết lại các đối-tượng sắc quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta biết ý nghĩa, hình dạng, v.v…
4- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu nāmaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định gọi tên của atthapaññatti ý nghĩa, hình dạng ấy, như hình dạng con người, chiếc xe, v.v… được gọi là “con người, chiếc xe, v.v…”
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atthag-gahaṇavīthicitta biết atthapaññatti thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định gọi tên.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này biết đối-tượng chế-định-pháp.
Tóm lược nhãn-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm theo sau, phân biệt đối-tượng chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) và đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) như sau:
Ví dụ: Đối-tượng sắc (rūpārammaṇa) hình dạng được chế định ra tiếng Việt gọi là “con người”.
Khi đối-tượng sắc hiện-tại (rūpārammaṇa) rõ ràng hình dạng tiếp xúc với nhãn-môn, sự diễn tiến qua nhãn-môn lộ-trình-tâm và 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:
– Nhãn-môn lộ-trình-tâm (cakkhudvāravīthicitta) phát sinh thấy và biết đối-tượng sắc hình dạng hiện-tại, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau nhãn-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc quá-khứ ấy từ nhãn-môn lộ-trình-tâm, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, làm phận sự liên kết lại các phần của đối-tượng sắc quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, hình dạng con người, thuộc về đối-tượng paññattidhamma, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, gọi danh từ ngôn-ngữ tiếng Việt hình dạng con người ấy là “con người” thuộc về đối-tượng paññattidhamma.
2- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm
Khi có đối-tượng âm thanh mới hiện-tại (saddārammaṇa) rõ ràng tiếp xúc với nhĩ-môn thì nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) có đối-tượng sắc-pháp hiện-tại như sau:
Đồ biểu sotadvāravīthicitta
Mỗi nhĩ-môn lộ-trình-tâm có khả năng nghe và biết được đối-tượng âm thanh hiện-tại âm thanh nào, rồi chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
1- Atītaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm như sau:
Đồ biểu atītaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự biết đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, của nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
Như vậy, nếu có bao nhiêu nhĩ-môn lộ-trình-tâm nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại vừa chấm dứt thì cũng liền có bấy nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta phát sinh biết đối-tượng âm thanh quá-khứ của nhĩ-môn lộ-trình-tâm.
Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta vừa chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
2- Samūhaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm liên kết phát sinh liền sau lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu samūhaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta phát sinh làm phận sự liên kết các đối-tượng âm thanh quá-khứ của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta lại với nhau, rồi ghi nhớ trong tâm.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta biết đối-tượng âm thanh quá-khứ thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta liên kết lại các âm thanh của lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng âm thanh quá-khứ chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).
Sau khi lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
3- Nāmaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết danh từ, ngôn-ngữ chế-định, phát sinh sau lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu nāmaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ, chế định ra tiếng Việt gọi là “Con người” mà chưa biết ý nghĩa, hình dạng con người như thế nào.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta liên kết các âm thanh lại thì cũng có bấy nhiêu lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāma-paññatti, danh từ, ngôn ngữ, chế định.
Sau khi ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti chấm dứt, liền tiếp theo ý-môn lộ-trình-tâm:
4- Atthaggahaṇavīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm biết ý nghĩa, hình dạng, phát sinh sau lộ-trình-tâm nāmag-gahaṇavīthicitta như sau:
Đồ biểu atthaggahaṇavīthicitta
Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta làm phận sự biết atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định ấy gọi nāma-paññatti: Danh từ, ngôn ngữ tiếng Việt gọi là “Con người”.
Như vậy, nếu có bao nhiêu lộ-trình-tâm nāmag-gahaṇavīthicitta biết nāmapaññatti: Danh từ, ngôn-ngữ chế-định thì cũng có bấy nhiêu atthaggahaṇavīthicitta biết atthapaññatti, ý nghĩa, hình dạng.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm này có đối-tượng chế-định-pháp.
Tóm lược nhĩ-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm theo sau, phân biệt đối-tượng chân-nghĩa-pháp và đối-tượng chế-định-pháp như sau:
Ví dụ: Đối-tượng âm thanh (saddārammaṇa) được chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud-dho”.
Khi đối-tượng âm thanh hiện-tại (saddārammaṇa) rõ ràng gồm có 2 âm: “Bud” và “dho” tiếp xúc với nhĩ-môn, sự diễn tiến qua nhĩ-môn lộ-trình-tâm và 4 ý-môn lộ-trình-tâm như sau:
1- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) thứ nhất phát sinh nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại 1 âm “Bud” với nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhất, bởi vì mỗi nhĩ-môn lộ-trình-tâm chỉ nghe và biết được mỗi âm mà thôi, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ gồm có 1 âm “Bud”ấy từ nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhất, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự liên kết ghi nhớ 1 âm “Bud” của đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud” mà chưa biết ý nghĩa như thế nào, thuộc về đối-tượng paññattidhamma.
– Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta thứ nhất phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, ý nghĩa “Bud”. Tiếp theo nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì là:
2- Nhĩ-môn lộ-trình-tâm (sotadvāravīthicitta) thứ nhì phát sinh nghe và biết đối-tượng âm thanh hiện-tại 1 âm “dho” với nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau nhĩ-môn lộ-trình-tâm, làm phận sự tiếp nhận đối-tượng âm thanh quá-khứ gồm có 1 âm “dho”ấy từ nhĩ-môn lộ-trình-tâm thứ nhì, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự liên kết âm “Bud” với âm “dho” của đối-tượng âm thanh quá-khứ ấy, thuộc về đối-tượng sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ, tiếp theo:
– Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Bud+dho” mà chưa biết ý nghĩa như thế nào, thuộc về đối-tượng paññattidhamma.
– Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta thứ nhì phát sinh liền sau ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇa-vīthicitta, làm phận sự biết atthapaññatti, ý nghĩa “Buddho”nghĩa là Đức-Phật tự mình chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị.
Đức-Phật thuyết pháp giáo huấn chúng-sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc Thánh-đạo nào, Thánh-quả ấy và Niết-bàn tuỳ theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hạng Thánh Thanh-văn đệ-tử ấy.
Danh từ Pāḷi gọi “Buddho” thuộc về đối-tượng paññattidhamma.
Trường hợp ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthi-citta làm phận sự biết nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định ra tiếng Pāḷi gọi là “Buddho”. Nếu không hiểu ý nghĩa thì ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta không phát sinh lên được.
3-4-5-Tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình-tâm, thân-môn lộ-trình-tâm với 4 ý-môn lộ-trình-tâm, sự diễn tiến qua các lộ-trình-tâm tương tự như trường hợp nhãn-môn lộ-trình-tâm.
– Khi tỷ-môn lộ-trình-tâm ngửi và biết đối-tượng hương, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại.
– Khi thiệt môn-lộ-trình-tâm nếm và biết đối-tượng vị, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma hiện-tại.
– Khi thân-môn lộ-trình-tâm xúc giác và biết đối-tượng xúc (đất, lửa, gió), thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma hiện-tại.
Mỗi lộ-trình-tâm chấm dứt, liền theo sau có 4 ý-môn lộ-trình-tâm tuần tự phát sinh làm phận sự biết đối-tượng chân-nghĩa-pháp và tiếp theo biết đối-tượng chế-định-pháp từ tỷ-môn-lộ-trình-tâm, thiệt-môn-lộ-trình-tâm, thân-môn-lộ-trình-tâm ấy.
1- Ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta
– Ngửi và biết đối-tượng hương, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.
– Nếm và biết đối-tượng vị, thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.
– Xúc giác và biết đối-tượng xúc (đất, lửa, gió) thuộc về sắc-pháp paramatthadhamma quá-khứ.
2- Ý-môn lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta
– Liên kết lại các phần hương từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.
– Liên kết lại các phần vị từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta, thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.
– Liên kết lại các phần xúc từ ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta thuộc về sắc-pháp paramattha-dhamma quá-khứ.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm atītaggahaṇavīthicitta và samūhaggahaṇavīthicitta có đối-tượng sắc-pháp para-matthadhamma quá-khứ.
3- Ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta biết đối-tượng atthapaññatti, ý nghĩa chế định từ lộ-trình-tâm samūhaggahaṇavīthicitta, liên kết lại các phần ở trong tâm, chưa có danh từ ngôn-ngữ gọi.
4- Ý-môn lộ-trình-tâm nāmaggahaṇavīthicitta biết đối-tượng nāmapaññatti, danh từ ngôn-ngữ chế định gọi atthapaññatti, ý nghĩa của đối-tượng liên kết lại ấy.
Hai ý-môn lộ-trình-tâm atthaggahaṇavīthicitta và nāmaggahaṇavīthicitta có đối-tượng paññattidhamma.
II-Suddhamanodvāravīthicitta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm đơn thuần như thế nào?
Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm đơn thuần là ý-môn lộ-trình-tâm phát sinh không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.
Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần này có khả năng rộng lớn nhận biết được 6 đối-tượng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp trong 3 thời (tekālika): Quá-khứ, hiện-tại, vị-lai; và đối-tượng Niết-bàn, đối-tượng chế-định-pháp thuộc về đối-tượng ngoài 3 thời (kālavimutta). (không phải quá-khứ, hiện-tại, vị-lai).
Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần rất đặc biệt, do nhiều nguyên nhân như sau:
– Đã từng biết 6 đối-tượng.
– Đã từng có 6 đối-tượng trong tâm, nên đối-tượng ấy hiện rõ trong ý-môn lộ-trình-tâm-đơn-thuần.
Do đó, ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần không tuỳ thuộc vào ngũ-môn lộ-trình-tâm.
Ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần có nhiều loại, trong phần này chỉ đề cập đến kāmajavanamanodvāravīthi-citta: Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm.
* Đối-tượng paramatthadhamma
– Nếu có 1 trong 6 đối-tượng thuộc về paramattha-dhamma thật rõ ràng nhất hiện rõ trong tâm thì ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần có 12 sát-na-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự như sau:
– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả tâm làm phận sự bảo hộ giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)
1- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động phát sinh 1 sát-na-tâm, khi có 1 trong 6 đối-tượng mới hiện rõ ràng trong tâm, làm cho hộ-kiếp-tâm rung động, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước. (viết tắt na)
2- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng mới có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy. (viết tắt da)
3- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy, xác định đối-tượng của bất-thiện-tâm, hoặc của đại-thiện-tâm, hoặc của đại-duy-tác-tâm, theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt ma)
4- 10- Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc dục-giới thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)
11-12- Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm thuộc về quả-tâm đặc biệt phát sinh 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp đối-tượng từ tác-hành-tâm, để chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt ta)
– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm.
Mỗi ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần chỉ có thể biết một đối-tượng nào trong 6 đối-tượng mà thôi, và có thể diễn tiến liên tục vô số ý-môn lộ-trình-tâm, để biết rõ đối-tượng ấy, rồi sang đối-tượng khác tuỳ theo nhân-duyên.
Đồ biểu ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần (đối-tượng paramatthadhamma)
* Đối-tượng paññattidhamma
– Nếu có đối-tượng chế-định-pháp (paññattidhamma) hiện rõ trong tâm thì ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần chỉ có 10 sát-na-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự (trừ 2 sát-na-tâm tadālambanacitta) như sau:
– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm là quả-tâm làm phận sự giữ gìn kiếp của mỗi chúng-sinh, có đối-tượng cũ từ kiếp trước. (viết tắt bha)
1- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động phát sinh 1 sát-na-tâm, khi có đối-tượng mới hiện rõ ràng trong tâm, làm cho hộ-kiếp-tâm rung động, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ kiếp trước. (viết tắt na)
2- Bhavaṅgupacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt phát sinh 1 sát-na-tâm, do đối-tượng mới có năng lực làm cho hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt cùng với đối-tượng cũ kiếp trước, để cho ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy. (viết tắt da)
3- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm phát sinh 1 sát-na-tâm tiếp nhận đối-tượng mới ấy, xác định đối-tượng của bất-thiện-tâm, hoặc của đại-thiện-tâm, hoặc của đại-duy-tác-tâm, theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh ấy. (viết tắt ma)
4- 10- Javanacitta: Tác-hành-tâm đó là bất-thiện-tâm hoặc đại-thiện-tâm hoặc đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục 7 sát-na-tâm cùng loại tâm làm phận sự tạo bất-thiện-nghiệp hoặc dục-giới thiện-nghiệp tuỳ theo trình độ hiểu biết của chúng-sinh, hoặc đại-duy-tác-tâm đối với bậc Thánh A-ra-hán không thành thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp nào cả. (viết tắt ja)
– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm phát sinh có đối-tượng cũ từ kiếp trước, đồng thời chấm dứt ý-môn lộ-trình-tâm. (viết tắt bha)
Mỗi ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần chỉ có thể biết một đối-tượng nào mà thôi, và có thể diễn tiến liên tục vô số ý-môn lộ-trình-tâm, để biết rõ đối-tượng ấy, rồi sang đối-tượng khác tuỳ theo nhân-duyên.
Đồ biểu ý-môn lộ-trình-tâm đơn-thuần (đối-tượng paññattidhamma)