Pháp-Hành Tứ-Niệm-Xứ

Trong kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta: Kinh Đại-niệm-xứ, Đức-Phật thuyết giảng rằng:

“Ekāyano ayaṃ bhikkhave maggo …”

– Này chư tỳ-khưu! Đạo này là con đường duy nhất, để dẫn đến sự thanh-tịnh hoàn toàn trong sạch khỏi mọi phiền-não ô nhiễm trong tâm của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Phật Độc-Giác, chư Thánh Thanh-văn-giác; để diệt sự sầu não, khóc than; để diệt sự khổ tâm, khổ thân; để chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả; để chứng ngộ Niết-bàn.

Đạo duy nhất này là pháp-hành tứ-niệm-xứ.

– Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu hoặc hành-giả trong Phật-giáo này:

1- Hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong phần than niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.

2- Hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong phần thọ niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.

3- Hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ tâm trong phần tâm niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này.

4- Là hành-giả có tâm tinh-tấn không ngừng, có chánh-niệm trực nhận, có trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thấy rõ, biết rõ các pháp trong phần pháp niệm-xứ, để diệt tham-tâm hài lòng, và diệt sân-tâm không hài lòng trong ngũ-uẩn chấp-thủ này,…”

Tứ niệm-xứ

1- Thân niệm-xứ (kāyānupassanāsatipaṭṭhāna): Thân (kāya) là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

2- Thọ niệm-xứ (vedanānupassanāsatipaṭṭhāna): Thọ (vedanā) là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

3- Tâm niệm-xứ (cittānupassanāsatipaṭṭhāna): Tâm (citta) là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

4- Pháp niệm-xứ (dhammānupassanāsatipaṭṭhāna): Pháp (dhamma) là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

* Thân, thọ, tâm, pháp là đối-tượng của pháp-hành tứ niệm-xứ.

Đối-tượng tứ niệm-xứ với đối-tượng thiền-tuệ

Đối-tượng tứ niệm-xứ với đối-tượng thiền-tuệ chỉ khác nhau về danh từ gọi, còn giống nhau về thật-tánh-pháp.

– Thân thuộc về sắc-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

– Thọ thuộc về danh-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

– Tâm thuộc về danh-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

– Pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp cũng là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.

Giảng giải theo Chú-giải

Trong đọan kinh có những câu:

“Ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhā domanassaṃ.”

Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ có các chi pháp quan trọng:

* Ātāpī: Thiêu đốt mọi phiền-não đó là pháp-tinh-tấn:

– Tinh-tấn ngăn ác-pháp không cho phát sinh.

– Tinh-tấn diệt ác-pháp đã phát sinh.

– Tinh-tấn làm cho thiện-pháp phát sinh.

– Tinh-tấn làm tăng trưởng thiện-pháp đã phát sinh.

* Satimā: Chánh-niệm trực nhận trực tiếp đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp. Chánh-niệm có 4 pháp là:

– Niệm-thân: Thân là đối-tượng của chánh-niệm.

– Niệm-thọ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm.

– Niệm-tâm: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm.

– Niệm-pháp: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm.

* Sampajāno: Trí-tuệ tỉnh-giác trực giác ngay đối-tượng mà chánh-niệm đã trực nhận. Trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ thật-tánh của thân, thọ, tâm, pháp hoặc sắc-pháp, danh-pháp đúng theo sự-thật chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma).

* Vineyya: Ngăn chặn, diệt-từng-thời (tadaṅgap-pahāna) hoặc chế-ngự (vikkhambhanappahāna).

* Abhijjhā: Tham-tâm hài lòng trong đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp.

* Domanassaṃ: Sân-tâm không hài lòng, bởi vì tham-tâm hài lòng trong đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp không được như ý, nên phát sinh sân-tâm không hài lòng.

* Kāye kāyānupassī viharati,

* Vedanāsu vedanānupassī viharati,

* Citte cittānupassī viharati,

* Dhammesu dhammānupassī viharati.

* Kāye kāyānupassī viharati.

Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, dõi theo toàn thân trong thân niệm-xứ.

* Vedanāsu vedanānupassī viharati.

Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, dõi theo các thọ trong thọ niệm-xứ.

* Citte cittānupassī viharati.

Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, dõi theo tâm trong tâm niệm-xứ.

* Dhammesu dhammānupassī viharati.

Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ, dõi theo các pháp trong pháp niệm-xứ.

Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác dõi theo đối-tượng niệm-xứ nào trong cùng niệm-xứ ấy riêng biệt, không nên lẫn lộn sang đối-tượng niệm-xứ khác.

Như Chú-giải kinh Tứ-niệm-xứ giảng giải rằng:

“Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng toàn thân trong than niệm-xứ mà thôi, không nên lẫn lộn với niệm-xứ khác.

Khi nào hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ thiền-tuệ dõi theo đối-tượng toàn thân trong thân niệm-xứ, khi ấy không nên dõi theo đối-tượng các thọ hoặc đối-tượng tâm hoặc đối-tượng các pháp trong thân niệm-xứ.”

Như vậy,

– Khi hành-giả có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng toàn thân trong thân niệm-xứ, không nên lẫn lộn trong thọ niệm-xứ, trong tâm niệm-xứ, trong pháp niệm-xứ.

– Khi hành-giả có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng các thọ trong thọ niệm-xứ, không nên lẫn lộn trong thân niệm-xứ, trong tâm niệm-xứ, trong pháp niệm-xứ.

– Khi hành-giả có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng tâm trong tâm niệm-xứ, không nên lẫn lộn trong thân niệm-xứ, trong thọ niệm-xứ, trong pháp niệm-xứ.

– Khi hành-giả có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ chỉ nên dõi theo đối-tượng các pháp trong pháp niệm-xứ, không nên lẫn lộn trong thân niệm-xứ, trong thọ niệm-xứ, trong tâm niệm-xứ.

Ví dụ:

Một đất nước có kinh-thành, cung điện của Đức-vua ở trung tâm, có 4 con đường từ 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc đều dẫn đến cung điện của Đức-vua.

– Dân chúng ở hướng Đông, đi đến chầu Đức-vua bằng con đường từ hướng Đông.

– Dân chúng ở hướng Tây, đi đến chầu Đức-vua bằng con đường từ hướng Tây.

– Dân chúng ở hướng Nam, đi đến chầu Đức-vua bằng con đường từ hướng Nam.

– Dân chúng ở hướng Bắc, đi đến chầu Đức-vua bằng con đường từ hướng Bắc.

Dân chúng ở hướng nào đi đến chầu Đức-vua bằng con đường riêng của hướng ấy. Cũng như vậy,

– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng toàn thân trong thân niệm-xứ có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng các thọ trong thọ niệm-xứ có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng tâm trong tâm niệm-xứ có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng các pháp trong pháp niệm-xứ có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Đối-tượng tứ niệm-xứ

1- Thân niệm-xứ gồm có 14 đối-tượng.

2- Thọ niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ.

3- Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm.

4- Pháp niệm-xứ gồm có 5 đối-tượng.

Như vậy, đối-tượng tứ niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng.

1- Thân niệm-xứ gồm có 14 phần (pabba)

– Niệm hơi thở vào, hơi thở ra,

– Niệm tứ-oai-nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm.

– Niệm các oai-nghi-phụ: Đi tới trước, đi lui sau, quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, …

– Niệm 32 thể trọc (trược) trong thân: Tóc, lông, móng, răng, da, …

– Niệm tứ-đại: Địa-đại (đất), thuỷ-đại (nước), hoả-đại (lửa), phong-đại (gió).

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa đã trải qua 1-2-3 ngày.

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, bị quạ, diều, chó rừng, … cắn xé ăn thịt.

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương dính máu và thịt, có gân ràng rịt.

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương dính máu, thịt rã rời.

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương khô, không còn máu và thịt nữa.

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, địa, chỉ còn bộ xương rã rời, rải rác mọi nơi.

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bộ xương màu trắng.

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn đống xương trắng.

– Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa, chỉ còn bột xương trắng.

14 đối-tượng của than niệm-xứ thuộc về sắc-pháp.

2- Thọ niệm-xứ có 1 đối-tượng thọ chia ra làm 9 loại thọ

– Sukhavedanā: Thọ lạc.

– Dukkhavedanā: Thọ khổ.

– Adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc.

– Sāmisasukhavedanā: Thọ lạc nương nhờ ngũ-dục.

– Nirāmisasukhavedanā: Thọ lạc không nương nhờ ngũ-dục.

– Sāmisadukkhavedanā: Thọ khổ nương nhờ ngũ-dục.

– Nirāmisadukkhavedanā: Thọ khổ không nương nhờ ngũ-dục.

– Sāmisa adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc nương nhờ ngũ-dục.

– Nirāmisa adukkhamasukhavedanā: Thọ không khổ không lạc không nương nhờ ngũ-dục.

Một đối-tượng của thọ niệm-xứ chia ra làm 9 loại thọ thuộc về danh-pháp.

3- Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng tâm chia ra làm 16 loại tâm

– Sarāgacitta: Tâm có tham đó là 8 tham-tâm.

– Vītarāgacitta: Tâm không có tham đó là ngoài 8 tham-tâm ra, các tam-giới-tâm còn lại đều là tâm không có tham.

– Sadosacitta: Tâm có sân đó là 2 sân-tâm.

– Vītadosacitta: Tâm không có sân đó là ngoài 2 sân-tâm ra, các tam-giới-tâm còn lại đều là tâm không có sân.

– Samohacitta: Tâm có si đó là 12 bất-thiện-tâm có si-tâm-sở đồng sinh.

– Vītamohacitta: Tâm không có si đó là ngoài 12 bất-thiện-tâm ra, các tam-giới-tâm còn lại đều tâm không có si.

– Saṃkhittacitta: Tâm buồn-chán, buồn-ngủ đó là 4 tham-tâm cần tác-động và 1 sân-tâm cần tác động, gồm có 5 bất-thiện-tâm cần tác-động.

– Vikkhittacitta: Tâm phóng-tâm đó là si-tâm hợp với phóng-tâm tâm-sở và phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

– Mahaggatacitta: Tâm bậc cao đó là 15 sắc-giới-tâm và 12 vô-sắc-giới-tâm.

– Amahaggatacitta: Tâm không phải bậc cao đó là 54 dục-giới-tâm.

– Sa uttaracitta: Tâm có tâm cao hơn đó là dục-giới-tâm, sắc-giới-tâm.

– Anuttaracitta: Tâm không có tâm cao hơn đó là vô-sắc-giới-tâm.

– Samāhitacitta: Tâm có định đó là tâm cận-định, tâm an-định.

– Asamāhitacitta: Tâm không có định đó là tâm không có cận-định, tâm không có an-định.

– Vimuttacitta: Tâm thoát khỏi phiền-não bằng cách diệt từng-thời (tadaṅgappahāna) và diệt bằng cách chế-ngự (vikkhambhanappahāna) đó là tam-giới thiện-tâm.

– Avimuttacitta: Tâm không thoát khỏi phiền-não, đó là bất-thiện-tâm, tam-giới quả-tâm.

Một đối-tượng của tâm niệm-xứ chia ra làm 16 loại tâm thuộc về danh-pháp.

4- Pháp niệm-xứ gồm có 5 đối-tượng

– Nīvaraṇapabba: Năm pháp-chướng-ngại.

– Khandhapabba: Ngũ-uẩn chấp-thủ.

– Āyatanapabba: Thập-nhị-xứ.

– Bojjhaṅgapabba: Thất-giác-chi.

– Saccapabba: Tứ Thánh-đế.

4.1- Nīvaraṇapabba: 5 pháp-chướng-ngại

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, ban đầu thường gặp các pháp chướng ngại làm cản trở mọi thiện-pháp không phát triển được.

Năm pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) là:

– Kāmacchanda: Tham-dục trong ngũ-dục là pháp-chướng-ngại đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.

– Byāpāda: Sân-hận là pháp-chướng-ngại đó là sân-tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm.

– Thinamiddha: Buồn-chán, buồn-ngủ là pháp-chướng-ngại đó là buồn-chán tâm-sở và buồn-ngủ tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm và 1 sân-tâm cần tác động.

– Uddhaccakukkucca: Phóng-tâm, hối-hận là pháp-chướng-ngại đó là phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm và hối-hận tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm.

– Vicikicchā: Hoài-nghi là pháp-chướng-ngại đó là hoài-nghi tâm-sở đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi.

Năm pháp-chướng-ngại của pháp niệm-xứ này thuộc về danh-pháp.

Năm pháp-chướng-ngại này trực tiếp làm chướng ngại đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, nhưng đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì 5 pháp-chướng-ngại này là đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ.

– Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, khi pháp-chướng-ngại nào phát sinh, hành-giả có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ đối-tượng pháp-chướng-ngại ấy thuộc về danh-pháp có sự sinh, sự diệt, có 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn được.

Cho nên, 5 pháp-chướng-ngại là 1 trong 5 đối-tượng của phần pháp-niệm-xứ.

4.2- Khandhapabba: Ngũ-uẩn chấp-thủ

Ngũ-uẩn chấp-thủ (pañcupadānakkhandha) nghĩa là ngũ-uẩn là đối-tượng của 4 pháp-chấp-thủ (tham-dục chấp-thủ, tà-kiến chấp-thủ, pháp-thường-hành chấp-thủ, ngã-kiến chấp-thủ, do tham tâm-sở và tà-kiến tâm-sở).

Ngũ-uẩn chấp-thủ có 5 uẩn là:

– Sắc-uẩn chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

– Thọ-uẩn chấp-thủ đó là thọ tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

– Tưởng-uẩn chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

– Hành-uẩn chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) đồng sinh với 81 tam-giới-tâm là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

– Thức-uẩn chấp-thủ đó là 81 tam-giới-tâm là đối tượng của pháp-chấp-thủ.

Ngũ-uẩn chấp-thủ của pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp và danh-pháp.

4.3- Āyatanapabba: Thập-nhị-xứ

Thập nhị xứ có 12 xứ chia ra 2 bên:

Bên trong có 6 xứ và bên ngoài có 6 xứ như sau:

* 6 xứ bên trong:

– Cakkhāyatana: Nhãn-xứ đó là nhãn-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Sotāyatana: Nhĩ-xứ đó là nhĩ-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Ghānāyatana: Tỷ-xứ đó là tỷ-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Jivhāyatana: Thiệt-xứ đó là thiệt-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Kayāyatana: Thân-xứ đó là thân-tịnh-sắc làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Manāyatana: Ý-xứ đó là tất cả tâm làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

* 6 xứ bên ngoài

– Rūpāyatana: Sắc-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Saddāyatana: Thanh-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Gandhāyatana: Hương-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Rasāyatana: Vị-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Phoṭṭhabbāyatana: Xúc-xứ làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

– Dhammāyatana: Pháp-xứ đó là 52 tâm-sở, 16 sắc-pháp vi-tế, Niết-bàn làm duyên cho tâm với tâm-sở phát sinh.

Khi 6 xứ bên trong tiếp xúc với 6 xứ bên ngoài, phát sinh 6 lộ-trình-tâm, nên tâm với tâm-sở phát sinh:

– Khi nhãn-xứ tiếp xúc với sắc-xứ, nên phát sinh nhãn-môn lộ-trình-tâm.

– Khi nhĩ-xứ tiếp xúc với thanh-xứ, nên phát sinh nhĩ-môn lộ-trình-tâm.

– Khi tỷ-xứ tiếp xúc với hương-xứ, nên phát sinh tỷ-môn lộ-trình-tâm.

– Khi thiệt-xứ tiếp xúc với vị-xứ, nên phát sinh thiệt-môn lộ-trình-tâm.

– Khi thân-xứ tiếp xúc với xúc-xứ, nên phát sinh thân-môn lộ-trình-tâm.

– Khi ý-xứ tiếp xúc với pháp-xứ, nên phát sinh ý-môn lộ-trình-tâm.

Thập-nhị-xứ của phần pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp và danh-pháp.

4.4- Bojjhaṅgapabba: Thất-giác-chi

Thất-giác-chi có 7 giác-chi, là 7 pháp làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.

Thất-giác-chi có 7 pháp

1- Satisambojjhaṅga: Pháp niệm giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là niệm tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm (appanājavanacitta).

2- Dhammavicayasambojjhaṅga: Pháp phân-tích giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 26 tác-hành-thiền-tâm.

3- Vīriyasambojjhaṅga: Pháp tinh-tấn giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.

4- Pītisambojjhaṅga: Pháp hỷ giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là hỷ tâm-sở đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm đồng sinh với hỷ, 4 đại-duy-tác-tâm đồng sinh với hỷ, 3 sắc-giới thiện-tâm, 3 sắc-giới duy-tác-tâm.

5- Passaddhisambojjhaṅga: Pháp an-tịnh giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là an-tịnh tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.

– Samādhisambojjhaṅga: Pháp định-giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.

– Upekkhāsambojjhaṅga: Pháp xả-giác-chi làm nhân-duyên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, có chi pháp là trung-dung tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 26 tác-hành-thiền-tâm.

Thất-giác-chi của phần pháp niệm-xứ thuộc về danh-pháp.

4.5- Saccapabba: Tứ Thánh-đế

Tứ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ đã chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

1- Dukkha ariyasacca: Khổ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:

– Tái-sinh kiếp sau là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu não, khóc than, khổ thân, khổ tâm, khổ cùng cực.

– Phải gần gũi, thân cận với người không yêu thương là khổ. 164

– Phải xa lìa người yêu thương là khổ.

– Mong muốn đừng có sinh, có già, có bệnh, có chết, … mà không thể nào được như ý là khổ.

Tóm lại, chấp-thủ trong ngũ-uẩn do tham muốn và tà-kiến là khổ.

2- Dukkhasamudaya ariyasacca: Nhân sinh khổ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái dắt dẫn tái-sinh kiếp sau hợp với tham muốn, hài lòng, say mê trong các đối-tượng, đắm say trong kiếp sống. Nhân sinh khổ Thánh-đế ấy là:

– Dục-ái (kāmataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái).

– Hữu-ái (bhavataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với thường-kiến, và tham-ái trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, trong cõi sắc-giới phạm-thiên, cõi vô-sắc-giới phạm-thiên.

– Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā) là tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với đọan-kiến.

3- Dukkhanirodha ariyasacca: Diệt khổ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn là pháp diệt tận mọi say mê do tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, xả ly, từ bỏ chấp-thủ trong ngũ-uẩn, giải thoát khổ, không còn luyến ái, không còn dính mắc nữa.

4- Dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasacca: Pháp-hành dẫn đến diệt khổ Thánh-đế là sự-thật chân-lý của chư bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: Chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app