Nội Dung Chính
Mục Lục
Lời giới thiệu
Dẫn nhập
[01]
Tầm quan trọng của giáo pháp
Phương pháp tỉnh giác của Bồ tát
Tùy thuận quán
Vượt ngoài lý luận và suy đoán
Pháp dành cho những người có trí
Khó lãnh hội
Thế nào là vô minh?
Vô minh về nguồn gốc của khổ
Vô minh về diệt đế và đạo đế
Chánh kiến
[02]
Vô minh duyên Hành
Bất thiện nghiệp
Sự chối bỏ thiện nghiệp đồng nghĩa ác nghiệp
Vô minh và ảo tưởng
Hành duyên Thức
Hành dẫn đến thức mới như thế nào
Thường kiến và đoạn kiến
Những cảnh tượng lúc lâm chung
Tích chuyện về thiện nam Mahàdhammika
[03]
Thức và Danh sắc
Hóa sanh
Thấp sanh
Các tâm lộ
Lộ tâm ý môn
Lộ tâm nối tiếp
Thức duyên danh sắc
Trưởng lão Cakkhupàla
Lời phán quyết của một vị trưởng lão
Tâm thanh tịnh và sự an lạc
[04]
Danh sắc duyên Lục nhập
Sắc và xứ
Kết luận
[05]
Ðức Phật đề cao pháp hành
Tính chất thâm sâu của giáo pháp
[06]
Mối liên hệ giữa ý môn và thức
Tóm tắt
Thọ dẫn đến ái
Sáu loại ái
Ái dục và luân hồi
Sự chấm dứt ái dục
Tích trưởng lão Mahàtissa
Chuyện chim két
Quán và đoạn trừ
Ðoạn diệt ở gốc rễ
Phiền não và sự thất niệm
Tư tưởng và sự cảm xúc
Ba loại ái
[07]
Ái dẫn đến thủ
Những cơ sở của dục lạc
Kiến thủ
Những quan điểm đúng
Nhìn thấy thế giới bên kia
Ba-la-mật và nghiệp
Giới cấm thủ
Chuyện Korakhattiya
Những lối thực hành khác thuộc giới cấm thủ
[08]
Thủ dẫn đến hữu
Câu chuyện Mandaka
Thủ và nghiệp hữu
Bổn sanh Puppharatta
Thiện nghiệp và phi thiện nghiệp
Nghiệp và tái sinh
Bốn loại nghiệp
Chuyện vua A-xà-thế
Thường nghiệp và cận tử nghiệp
Sự sanh và khổ
Sầu khổ và ta thán
Chuyện Subrahmadeva
Dục thủ có nghĩa tất cả những loại ái dục mãnh liệt
Kiến thủ và nguyên nhân của sự tái sinh
Mê tín và ác sinh
Cuồng tín
Giới cấm thủ
Ngã ngữ thủ
Chuyện ông Ugga
[09]
Thiền Minh sát và thủ
Luân hồi và ba thời
Năm nhân quá khứ
Sự khác biệt giữa hành và nghiệp hữu
Quả hiện tại do nhân quá khứ
Kiến thức và pháp hành Minh sát
Ðoạn trừ các nhân hiện tại
Cách nhìn của vị A-la-hán về đời sống
Không phải sự đoạn diệt mà là sự chấm dứt đau khổ
Chuyện Tỳ khưu Yamaka
Câu khẳng định của Tỳ-khưu-ni Vajirà về bản chất của năm uẩn
[10]
Bốn nhóm, ba móc nối và hai mươi yếu tố
Ba luân hồi
Bốn phương diện của giáo lý duyên khởi
Quan niệm sai lầm của Sàti
Ðặc tính riêng của mỗi pháp
Không có sự cố gắng
Sự liên quan giữa nhân và quả
Ðoạn diệt phiền não luân hồi
A-la-hán và những đức tính cao quí của đức Phật
Câu chuyện về Phạm thiên Paka
Chánh biến tri
Danh tiếng của đức Phật
Tứ diệu đế tóm lượt
Chánh biến tri và đạo quả Phật
Tổng kết
Lời giới thiệu
Ðại đức Minh Huệ có gửi tặng tôi bản thảo quyển kinh “Pháp Duyên Khởi” do Ðại đức phiên dịch từ bản tiếng Anh của Aye Maung, được biên soạn và diễn giải từ ngài Mahàsi Sayadaw, một bậc Ðại Trưởng lão Tăng già xứ Miến Ðiện, với lời đề nghị tôi hoan hỉ viết lời giới thiệu về quyển kinh qua sự phiên dịch của Ðại đức, để chư tôn Ðức Tăng Ni và chư quý Phật tử xa gần xem đọc và tham cứu.
Nhận lấy quyển kinh, tôi thật ngần ngại trước lời đề nghị của Ðại đức và cũng khó từ chối vì thiển nghĩ: điều gì mình chưa làm được cho Ðạo Pháp mà pháp hữu làm được và cậy nhờ mình hỗ trợ, thì tại sao lại không sách tấn khích lệ pháp hữu nhiệt tâm phụng sự cho sự nghiệp hoằng dương Phật pháp… Nơi đây, điều mà tôi rất ngần ngại đấy là tựa đề và nội dung của quyển kinh “Pháp Duyên Khởi”. Mặc dù, trước đây tôi từng được học, được xem và nghiên cứu qua kinh điển, qua bao dịch phẩm của các soạn giả, nhưng căn cơ đi đôi cùng với sự hiểu biết về pháp môn này vẫn còn hạn hữu, mà lời giới thiệu cần cẩn trọng trong sự hiểu biết.
“Pháp Duyên khởi” còn được gọi là “Lý duyên khởi” hay “Pháp tùy thuộc phát sinh” hoặc “Pháp nhân quả liên quan” và người ta thường gọi chung là “Thập nhị nhân duyên”. Ðây là Pháp do chính chư Phật Chánh đẳng chánh giác chứng ngộ chứng đạt và khai thị tuyên thuyết minh hiển… đến nhân thiên hữu duyên với đạo mầu giải thoát. Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử truyền bá đạo Phật, các bậc cao Tăng thạc đức thánh phàm đã y giáo phụng hành chánh pháp và tùy vào trình độ uyên thâm pháp môn cao quý này, các ngài đã và đang tiếp nối nhau làm nhiệm vụ “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” quảng bá giáo lý duyên khởi đến người hữu duyên tầm đạo và học đạo bằng những phương tiện có được như thuyết giảng, biên soạn, dịch thuật…và ngài Mahàsi Sayadaw là một trong những bậc cao Tăng thạc đức ấy. Bên cạnh đó, với nhịp độ tiến hóa của nhân loại mỗi lúc mỗi cao rộng trên bình diện tư tưởng và nhận thức về nhân sinh quan và vũ trụ quan trong cuộc sống, tất cả đã minh chứng và khẳng định được giáo lý đạo Phật là thực thể và thực dụng cho nếp sống con người trên cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, nhất là góp phần đem lại sự bình yên cho đời sống tâm linh con người đối trước quy luật biến thiên của giòng đời, mà pháp môn Duyên khởi là điển hình.
Trung thành với thánh điển Nguyên thủy đã được chư Phật giảng giải về pháp môn Duyên khởi, các bậc thuyết giảng, biên soạn và dịch thuật… đã tùy theo trình độ căn cơ của người học Phật hoặc tham cứu, mà trình bày có thấp có cao, có đơn giản có chi tiết hoặc dẫn chứng tình tiết cụ thể nhằm giúp người xem học liễu ngộ giáo lý thâm diệu này. Mong rằng mỗi chúng ta được nhân duyên xem đọc quyển kinh Pháp duyên khởi, sẽ lãnh hội được ít nhiều đạo mầu giải thoát của chư Phật và đấy cũng là điều mong ước hoan hỉ nơi dịch giả.
Trong niềm hoan hỉ, tôi xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm này đến quý vị!
Pháp Quang Tự, ngày 5.12.1999
Tỳ kheo Minh Giác
–oOo–
—————————–
Bài viết được trích từ cuốn Pháp Duyên Khởi, tác giả Tỳ Khưu Mahasi Sayadaw
Link cuốn Pháp Duyên Khởi
Link tải sách ebook Pháp Duyên Khởi
Link video cuốn Pháp Duyên Khởi
Link audio cuốn Pháp Duyên Khởi
Link thư mục tác giả Tỳ Khưu Mahasi Sayadaw
Link thư mục ebook Tỳ Khưu Mahasi Sayadaw
Link giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Mahasi Sayadaw
Link tải app mobile Phật Giáo Theravāda