2. Trí về yếu tố tạo thành giới:

Sau khi đã nghe, tuệ về sự thu thúc là trí về yếu tố tạo thành giới là (có ý nghĩa) thế nào?

Có năm loại giới: giới có sự thanh tịnh giới hạn, giới có sự thanh tịnh không giới hạn, giới có sự thanh tịnh toàn vẹn, giới có sự thanh tịnh chưa được tuyệt đối, giới có sự thanh tịnh tĩnh lặng.

Ở đây, giới có sự thanh tịnh giới hạn là thế nào? Là đối với các điều học đã được giới hạn của những người chưa tu lên bậc trên; đây là giới có sự thanh tịnh giới hạn.

Giới có sự thanh tịnh không giới hạn là thế nào? Là đối với các điều học không được giới hạn của những người đã tu lên bậc trên; đây là giới có sự thanh tịnh không giới hạn.

Giới có sự thanh tịnh toàn vẹn là thế nào? Là của các phàm nhân hoàn thiện, gắn bó với các thiện pháp, có sự thực hành đầy đủ các phần đã được giới hạn dành cho bậc hữu học, không xem trọng thân thể và sanh mạng, có mạng sống đã được buông bỏ; đây là giới có sự thanh tịnh toàn vẹn.

Giới có sự thanh tịnh chưa tuyệt đối là thế nào? Là của bảy hạng hữu học; đây là giới có sự thanh tịnh chưa tuyệt đối.

Giới có sự thanh tịnh tĩnh lặng là thế nào? Là của các vị Thinh Văn của đức Như Lai có các lậu hoặc đã được đoạn tận, của các vị Phật Độc Giác, của các đức Như Lai A-la-hán Chánh Đẳng Giác; đây là giới có sự thanh tịnh tĩnh lặng.

Có loại giới bị hạn chế, có loại giới không bị hạn chế.

Ở đây, loại giới bị hạn chế ấy là thế nào? Có loại giới bị hạn chế vì lợi, có loại giới bị hạn chế vì danh, có loại giới bị hạn chế vì thân quyến, có loại giới bị hạn chế vì chi phần (thân thể), có loại giới bị hạn chế vì mạng sống.

Giới bị hạn chế vì lợi ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân lợi, do duyên lợi, do động cơ lợi vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì lợi.

Giới bị hạn chế vì danh ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân danh vọng, do duyên danh vọng, do động cơ danh vọng vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì danh.

Giới bị hạn chế vì thân quyến ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân thân quyến, do duyên thân quyến, do động cơ thân quyến vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì thân quyến.

Giới bị hạn chế vì chi phần (thân thể) ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân chi phần (thân thể), do duyên chi phần (thân thể), do động cơ chi phần (thân thể) vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì chi phần (thân thể).

Giới bị hạn chế vì mạng sống ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân mạng sống, do duyên mạng sống, do động cơ mạng sống vi phạm điều học đã được thọ trì; đây chính là giới bị hạn chế vì mạng sống.

Các giới có hình thức như vậy là bị sứt mẻ, bị đổ vỡ, có các vết lấm, có các đốm nhơ, không làm cho giải thoát, không được bậc trí ngợi khen, bị tiêm nhiễm, không đưa đến định, không là các nền tảng cho sự không ăn năn, không là các nền tảng cho sự hân hoan, không là các nền tảng cho hỷ, không là các nền tảng cho tịnh, không là các nền tảng cho lạc, không là các nền tảng cho định, không là các nền tảng cho sự biết và thấy đúng theo thực thể, không đưa đến sự nhàm chán toàn diện, sự ly tham ái, sự diệt tận, sự an tịnh, thắng trí, sự giác ngộ hoàn toàn, Niết Bàn; đây là giới bị hạn chế ấy.

Giới không bị hạn chế ấy là thế nào? Có giới không bị hạn chế vì lợi, có giới không bị hạn chế vì danh, có giới không bị hạn chế vì thân quyến, có giới không bị hạn chế vì chi phần (thân thể), có giới không bị hạn chế vì mạng sống.

Giới không bị hạn chế vì lợi ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân lợi, do duyên lợi, do động cơ lợi vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã được thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì lợi.

Giới không bị hạn chế vì danh ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân danh vọng, do duyên danh vọng, do động cơ danh vọng vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã được thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì danh.

Giới không bị hạn chế vì thân quyến ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân thân quyến, do duyên thân quyến, do động cơ thân quyến vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì thân quyến.

Giới không bị hạn chế vì chi phần (thân thể) ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân chi phần (thân thể), do duyên chi phần (thân thể), do động cơ chi phần (thân thể) vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã được thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì chi phần (thân thể).

Giới không bị hạn chế vì mạng sống ấy là thế nào? Ở đây, có người do nhân mạng sống, do duyên mạng sống, do động cơ mạng sống vẫn không khởi tâm vi phạm điều học đã được thọ trì, vậy vị ấy sẽ vi phạm điều gì? Đây chính là giới không bị hạn chế vì mạng sống.

Các giới có hình thức như vậy là không bị sứt mẻ, không bị đổ vỡ, không có các vết lấm, không có các đốm nhơ, làm cho giải thoát, được các bậc trí ngợi khen, không bị tiêm nhiễm, đưa đến định, là các nền tảng cho sự không ăn năn, là các nền tảng cho sự hân hoan, là các nền tảng cho hỷ, là các nền tảng cho tịnh, là các nền tảng cho lạc, là các nền tảng cho định, là các nền tảng cho sự biết và thấy đúng theo thực thể, đưa đến sự nhàm chán toàn diện, sự ly tham ái, sự diệt tận, sự an tịnh, thắng trí, sự giác ngộ hoàn toàn, Niết Bàn. Đây là giới không bị hạn chế ấy.

Giới là gì? Có bao nhiêu loại giới? Giới có nguồn sanh khởi là gì? Giới có sự liên kết với bao nhiêu pháp?

Giới là gì? Sự cố ý là giới, thuộc về tâm là giới, sự thu thúc là giới, sự không vi phạm là giới.

Có bao nhiêu loại giới? Có ba loại giới: thiện giới, bất thiện giới, vô ký giới.

Giới có nguồn sanh khởi là gì? Thiện giới có nguồn sanh khởi là các tâm thiện, bất thiện giới có nguồn sanh khởi là các tâm bất thiện, vô ký giới có nguồn sanh khởi là các tâm vô ký.

Giới có sự liên kết với bao nhiêu pháp? Giới có sự liên kết với sự thu thúc, giới có sự liên kết với sự không vi phạm, giới có sự liên kết với sự cố ý đã sanh lên trong trường hợp như thế.

Sự giết hại sanh mạng theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Trộm cắp theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Hành động sai trái trong các dục theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Nói láo theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Nói đâm thọc theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Nói độc ác theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Nói nhảm nhí theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Tham ác theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Sân độc theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Tà kiến theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới.

Do sự thoát ly, sự ước muốn trong các dục theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Do sự không sân độc, sự sân độc theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới. Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ …(như trên)… Do sự không tản mạn, sự phóng dật …(như trên)… Do sự xác định pháp, sự hoài nghi …(như trên)… Do trí, vô minh …(như trên)… Do sự hân hoan, sự không hứng thú theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới.

Do sơ thiền, các pháp ngăn che …(như trên)… Do nhị thiền, tầm tứ …(như trên)… Do tam thiền, hỷ … Do tứ thiền, lạc và khổ … Do sự chứng đạt không vô biên xứ, sự nghĩ tưởng về sắc, nghĩ tưởng về bất bình, nghĩ tưởng về sự khác biệt … Do sự chứng đạt thức vô biên xứ, sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ … Do sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ … Do sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ …(như trên)…

Do quán xét về vô thường, sự nghĩ tưởng về thường còn …(như trên)… Do quán xét về khổ, sự nghĩ tưởng về lạc …(như trên)… Do quán xét về vô ngã, sự nghĩ tưởng về ngã … Do quán xét về nhàm chán, sự vui thích … Do quán xét về ly tham ái, tham ái … Do quán xét về diệt tận, nhân sanh khởi … Do quán xét về từ bỏ, sự nắm giữ … Do quán xét về đoạn tận, sự nghĩ tưởng về sự tiếp nối … Do quán xét về biến hoại, (nghiệp) tích lũy … Do quán xét về chuyển biến, sự nghĩ tưởng về vững chắc … Do quán xét về vô tướng, hiện tướng … Do quán xét về vô nguyện, sự nguyện ước … Do quán xét về không tánh, sự cố chấp … Do minh sát các pháp bằng thắng tuệ, sự cố chấp trong việc chấp giữ mãnh lực (của lòng ham muốn là thường còn) … Do quán xét về sự biết và thấy đúng theo thực thể, sự cố chấp vào sự lầm lẫn … Do quán xét về tai hại, sự cố chấp vào sự nương tựa … Do quán xét về phân biệt rõ, sự không phân biệt rõ …(như trên)… Do quán xét về ly khai, sự cố chấp vào sự ràng buộc …(như trên)…

Do Đạo Nhập Lưu, các phiền não thuần về tà kiến …(như trên)… Do Đạo Nhất Lai, các phiền não thô thiển … Do Đạo Bất Lai, các phiền não có tính chất vi tế … Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não theo ý nghĩa thu thúc là giới, theo ý nghĩa không vi phạm là giới.

Năm loại giới: Đối với việc giết hại mạng sống, sự dứt bỏ là giới, sự ngăn ngừa là giới, sự cố ý là giới, sự thu thúc là giới, sự không vi phạm là giới. Các giới có hình thức như vậy đưa đến sự không ăn năn của tâm, đưa đến sự hân hoan, đưa đến hỷ, đưa đến tịnh, đưa đến tâm vui mừng, đưa đến sự rèn luyện, đưa đến sự tu tập, đưa đến hành động được sung mãn, đưa đến việc thực hiện được đầy đủ, đưa đến điều thiết yếu, đưa đến điều phụ trợ, đưa đến sự vẹn toàn, đưa đến sự nhàm chán toàn diện, đưa đến ly tham ái, đưa đến sự diệt tận, đưa đến sự an tịnh, đưa đến thắng trí, đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, đưa đến Niết Bàn.

Sự thanh tịnh do thu thúc đối với các giới có hình thức như vậy là thắng giới. Tâm trụ vào sự thanh tịnh do thu thúc không đi đến tản mạn, sự thanh tịnh do không tản mạn là thắng tâm. (Hành giả) nhận thấy một cách đúng đắn sự thanh tịnh do thu thúc, nhận thấy một cách đúng đắn sự thanh tịnh do không tản mạn, sự thanh tịnh trong sự nhận thấy là thắng tuệ. Ở đây, việc nào có ý nghĩa thu thúc, việc ấy là sự học tập về thắng giới. Ở đây, việc nào có ý nghĩa không tản mạn, việc ấy là sự học tập về thắng tâm. Ở đây, việc nào có ý nghĩa nhận thấy, việc ấy là sự học tập về thắng tuệ.  

Trong khi hướng tâm đến ba sự học tập này, vị ấy học tập. Trong khi nhận biết, vị ấy học tập. Trong khi nhận thấy, vị ấy học tập. Trong khi quán xét lại, vị ấy học tập. Trong khi khẳng định tâm, vị ấy học tập. Trong khi hướng đến đức tin, vị ấy học tập. Trong khi ra sức tinh tấn, vị ấy học tập. Trong khi thiết lập niệm, vị ấy học tập. Trong khi tập trung tâm, vị ấy học tập. Trong khi nhận biết bởi tuệ, vị ấy học tập. Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, vị ấy học tập. Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, vị ấy học tập. Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, vị ấy học tập. Trong khi tu tập điều cần được tu tập, vị ấy học tập. Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy học tập.

Năm loại giới: Đối với trộm cắp …(nt)… Đối với hành động sai trái trong các dục …(nt)… Đối với lời nói láo … Đối với lời nói đâm thọc … Đối với lời nói độc ác … Đối với lời nói nhảm nhí … Đối với tham ác … Đối với sân độc … Đối với tà kiến …(như trên)…

Do sự thoát ly, đối với ước muốn trong các dục …(như trên)… Do sự không sân độc, đối với sân độc … Do sự nghĩ tưởng đến ánh sáng, đối với sự lờ đờ buồn ngủ … Do sự không tản mạn, đối với sự phóng dật … Do sự xác định pháp, đối với sự hoài nghi … Do trí, đối với vô minh … Do sự hân hoan, đối với sự không hứng thú …(như trên)…

Do sơ thiền, đối với các pháp ngăn che …(như trên)… Do nhị thiền, đối với tầm tứ …(như trên)… Do tam thiền, đối với hỷ … Do tứ thiền, đối với lạc và khổ … Do sự chứng đạt không vô biên xứ, đối với sự nghĩ tưởng về sắc, nghĩ tưởng về bất bình, nghĩ tưởng về sự khác biệt … Do sự chứng đạt thức vô biên xứ, đối với sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ … Do sự chứng đạt vô sở hữu xứ, đối với sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ … Do sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, đối với sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ …(như trên)…

Do quán xét về vô thường, đối với sự nghĩ tưởng về thường còn …(như trên)… Do quán xét về khổ não, đối với sự nghĩ tưởng về lạc … Do quán xét về vô ngã, đối với sự nghĩ tưởng về ngã … Do quán xét về nhàm chán, đối với sự vui thích … Do quán xét về ly tham ái, đối với tham ái … Do quán xét về diệt tận, đối với nhân sanh khởi … Do quán xét về từ bỏ, đối với sự nắm giữ … Do quán xét về đoạn tận, đối với sự nghĩ tưởng về sự tiếp nối … Do quán xét về biến hoại, đối với (nghiệp) tích lũy … Do quán xét về chuyển biến, đối với sự nghĩ tưởng về sự vững chắc … Do quán xét về vô tướng, đối với hiện tướng … Do quán xét về vô nguyện, đối với sự nguyện ước … Do quán xét về không tánh, đối với sự cố chấp … Do minh sát các pháp bằng thắng tuệ, đối với sự cố chấp trong việc chấp giữ mãnh lực (của lòng ham muốn là thường còn) … Do quán xét về sự biết và thấy đúng theo thực thể, đối với cố chấp vào sự lầm lẫn … Do quán xét về tai hại, đối với sự cố chấp vào sự nương tựa … Do quán xét về phân biệt rõ, đối với sự không phân biệt rõ … Do quán xét về ly khai, đối với sự cố chấp vào sự ràng buộc …(như trên)…  

Do đạo Nhập Lưu, đối với các phiền não thuần về tà kiến …(nt)… Do Đạo Nhất Lai, đối với các phiền não thô thiển …(nt)… Do Đạo Bất Lai, đối với các phiền não có tính chất vi tế …(nt)… Do Đạo A-la-hán, đối với toàn bộ phiền não sự dứt bỏ là giới, sự ngăn ngừa là giới, sự cố ý là giới, sự thu thúc là giới, sự không vi phạm là giới. Các giới có hình thức như vậy đưa đến sự không ăn năn, đưa đến sự hân hoan, đưa đến hỷ, đưa đến tịnh, đưa đến tâm vui mừng, đưa đến sự rèn luyện, đưa đến sự tu tập, đưa đến hành động được sung mãn, đưa đến việc thực hiện được đầy đủ, đưa đến điều thiết yếu, đưa đến điều phụ trợ, đưa đến sự vẹn toàn, đưa đến sự nhàm chán toàn diện, đưa đến ly tham ái, đưa đến sự diệt tận, đưa đến sự an tịnh, đưa đến thắng trí, đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, đưa đến Niết Bàn.

Đối với các giới có hình thức như vậy, sự thanh tịnh do thu thúc là thắng giới. Tâm đã được trụ vào sự thanh tịnh do thu thúc không đi đến tản mạn, sự thanh tịnh do không tản mạn là thắng tâm. (Hành giả) nhận thấy một cách đúng đắn sự thanh tịnh do thu thúc, nhận thấy một cách đúng đắn sự thanh tịnh do không tản mạn, sự thanh tịnh trong sự nhận thấy là thắng tuệ. Ở đây, việc nào có ý nghĩa thu thúc, việc ấy là sự học tập về thắng giới. Ở đây, việc nào có ý nghĩa không tản mạn, việc ấy là sự học tập về thắng tâm. Ở đây, việc nào có ý nghĩa nhận thấy, việc ấy là sự học tập về thắng tuệ.

Trong khi hướng tâm đến ba sự học tập này, vị ấy học tập. Trong khi nhận biết, vị ấy học tập. Trong khi nhận thấy, … Trong khi quán xét lại, … Trong khi khẳng định tâm, … Trong khi hướng đến đức tin, … Trong khi ra sức tinh tấn, … Trong khi thiết lập niệm, … Trong khi tập trung tâm, … Trong khi nhận biết bởi tuệ, … Trong khi biết rõ điều cần được biết rõ, … Trong khi biết toàn diện điều cần được biết toàn diện, … Trong khi dứt bỏ điều cần được dứt bỏ, … Trong khi tác chứng điều cần được tác chứng, vị ấy học tập. Trong khi tu tập điều cần được tu tập, vị ấy học tập.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã nghe, tuệ về sự thu thúc là trí về yếu tố tạo thành giới.”

Phần giải thích ‘Trí về yếu tố tạo thành giới.’

 

3. Trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định:

Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định là (có ý nghĩa) thế nào?

Một loại định: là trạng thái chuyên nhất của tâm.

Hai loại định: là định thuộc thế gian và định vượt trên thế gian.

Ba loại định: là định có tầm có tứ, định không tầm có tứ, định không tầm không tứ.

Bốn loại định: là định đưa đến sự từ bỏ, định đưa đến bền vững, định đưa đến thù thắng, định đưa đến thấu triệt.

Năm loại định: là trạng thái lan tỏa của hỷ, trạng thái lan tỏa của lạc, trạng thái lan tỏa của xả, trạng thái lan tỏa của ánh sáng, hiện tướng của sự quán xét lại.

Sáu loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Phật, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Pháp, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (ân đức) Tăng, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) giới, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) sự xả bỏ, định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của việc tưởng niệm đến (đức tính của) chư thiên.

Bảy loại định: là thiện xảo trong định, thiện xảo trong việc thể nhập định, thiện xảo trong việc duy trì định, thiện xảo trong việc ra khỏi định, thiện xảo về thể chất của định, thiện xảo về hành xứ của định, thiện xảo về sự quả quyết của định.

Tám loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của đề mục đất, … do năng lực của đề mục nước, … do năng lực của đề mục lửa, … do năng lực của đề mục gió, … do năng lực của đề mục xanh, … do năng lực của đề mục vàng, … do năng lực của đề mục đỏ, … do năng lực của đề mục trắng.

Chín loại định: là định sắc giới có hạng thấp kém, có hạng trung bình, có hạng cao quý, định vô sắc giới có hạng thấp kém, có hạng trung bình, có hạng cao quý, không tánh định, vô tướng định, vô nguyện định.

Mười loại định: là định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của tưởng về sự sình trương (của xác chết), … do năng lực của tưởng về sự đổi màu xanh (của xác chết), … do năng lực của tưởng về sự chảy nước vàng (của xác chết), … do năng lực của tưởng về sự nứt nẻ (của xác chết), … do năng lực của tưởng về sự bị (thú) gặm nhắm (của xác chết), … do năng lực của tưởng về sự bị hoại rã (của xác chết), … do năng lực của tưởng về sự bị cắt đứt lìa (của xác chết), … do năng lực của tưởng về máu me (của xác chết), … do năng lực của tưởng về giòi bọ (của xác chết), định có sự không tản mạn và có trạng thái chuyên nhất của tâm do năng lực của tưởng về bộ xương khô (của xác chết).

Đây là năm mươi lăm loại định.

Hơn nữa, còn có hai mươi lăm ý nghĩa về định của định: định theo ý nghĩa gìn giữ, định theo ý nghĩa phụ trợ, định theo ý nghĩa hoàn bị, định theo ý nghĩa chuyên nhất, định theo ý nghĩa không tản mạn, định theo ý nghĩa ra sức, định theo ý nghĩa không tán loạn, định theo ý nghĩa không xao động, định theo ý nghĩa không loạn động, định theo ý nghĩa giải thoát, định có sự trụ vững của tâm do năng lực thiết lập tính nhất thể, ‘tầm cầu sự thuần chủng’ là định, ‘không tầm cầu sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã tầm cầu sự thuần chủng là định, trạng thái đã không tầm cầu sự không thuần chủng là định, ‘nắm giữ sự thuần chủng’ là định, ‘không nắm giữ sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã nắm giữ sự thuần chủng là định, trạng thái đã không nắm giữ sự không thuần chủng là định, ‘thực hành sự thuần chủng’ là định, ‘không thực hành sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã thực hành sự thuần chủng là định, trạng thái đã không thực hành sự không thuần chủng là định, ‘tham thiền sự thuần chủng’ là định, ‘làm cho thiêu đốt sự không thuần chủng’ là định, trạng thái đã tham thiền sự thuần chủng là định, trạng thái đã làm cho thiêu đốt sự không thuần chủng là định. Đây là hai mươi lăm ý nghĩa về định của định.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.”

Phần giải thích ‘Trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.’

 

4. Trí về sự hiện diện của các Pháp:

Tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là (có ý nghĩa) thế nào?

‘Đối với các hành, vô minh là sự hiện diện của sự sanh lên, là sự hiện diện của sự vận hành, là sự hiện diện của hiện tướng, là sự hiện diện của (nghiệp) tích lũy, là sự hiện diện của sự ràng buộc, là sự hiện diện của sự vướng bận, là sự hiện diện của sự sanh khởi, là sự hiện diện của nhân, và là sự hiện diện của duyên. Do chín biểu hiện này, vô minh là duyên, các hành được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, đối với các hành, vô minh là sự hiện diện của sự sanh lên, là sự hiện diện của sự vận hành, là sự hiện diện của hiện tướng, là sự hiện diện của (nghiệp) tích lũy, là sự hiện diện của sự ràng buộc, là sự hiện diện của sự vướng bận, là sự hiện diện của sự sanh khởi, là sự hiện diện của nhân, và là sự hiện diện của duyên. Do chín biểu hiện này, vô minh là duyên, các hành được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Đối với thức, các hành …(nt)… Đối với danh sắc, thức …(nt)… Đối với sáu xứ, danh sắc …(nt)… Đối với xúc, sáu xứ …(nt)… Đối với thọ, xúc …(nt)… Đối với ái, thọ …(nt)… Đối với thủ, ái …(nt)… Đối với hữu, thủ …(nt)… Đối với sanh, hữu …(nt)… Đối với lão tử, sanh là sự hiện diện của sự sanh lên, là sự hiện diện của sự vận hành, là sự hiện diện của hiện tướng, là sự hiện diện của (nghiệp) tích lũy, là sự hiện diện của sự ràng buộc, là sự hiện diện của sự vướng bận, là sự hiện diện của sự sanh khởi, là sự hiện diện của nhân, và là sự hiện diện của duyên. Do chín biểu hiện này, sanh là duyên, lão tử được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai,  đối với các hành, sanh là sự hiện diện của sự sanh lên, là sự hiện diện của sự vận hành, là sự hiện diện của hiện tướng, là sự hiện diện của (nghiệp) tích lũy, là sự hiện diện của sự ràng buộc, là sự hiện diện của sự vướng bận, là sự hiện diện của sự sanh khởi, là sự hiện diện của nhân, và là sự hiện diện của duyên. Do chín biểu hiện này, sanh là duyên, lão tử được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên,’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Vô minh là nhân, các hành được sanh lên do nhân, luôn cả hai pháp này được sanh lên do nhân;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, vô minh là nhân, các hành được sanh lên do nhân, luôn cả hai pháp này được sanh lên do nhân;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Các hành là nhân, thức được sanh lên do nhân, … ‘Thức là nhân, danh sắc được sanh lên do nhân, … ‘Danh sắc là nhân, sáu xứ được sanh lên do nhân, … ‘Sáu xứ là nhân, xúc được sanh lên do nhân, … ‘Xúc là nhân, thọ được sanh lên do nhân, … ‘Thọ là nhân, ái được sanh lên do nhân, … ‘Ái là nhân, thủ được sanh lên do nhân, … ‘Thủ là nhân, hữu được sanh lên do nhân, … ‘Hữu là nhân, sanh được sanh lên do nhân, … ‘Sanh là nhân, lão tử được sanh lên do nhân, luôn cả hai pháp này được sanh lên do nhân;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, sanh là nhân, lão tử được sanh lên do nhân, luôn cả hai pháp này được sanh lên do nhân;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Tùy thuận vô minh, các hành được tùy thuận sanh lên, luôn cả hai pháp này được tùy thuận sanh lên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, tùy thuận vô minh, các hành được tùy thuận sanh lên, luôn cả hai pháp này được tùy thuận sanh lên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Tùy thuận các hành, thức được tùy thuận sanh lên …(như trên)… ‘Tùy thuận thức, danh sắc được tùy thuận sanh lên, …(như trên)… ‘Tùy thuận danh sắc, sáu xứ được tùy thuận sanh lên, …(như trên)… ‘Tùy thuận sáu xứ, xúc được tùy thuận sanh lên, …(như trên)…     ‘Tùy thuận xúc, thọ được tùy thuận sanh lên, …(như trên)…                   ‘Tùy thuận thọ, ái được tùy thuận sanh lên, …(như trên)…                  ‘Tùy thuận ái, thủ được tùy thuận sanh lên, …(như trên)…                  ‘Tùy thuận thủ, hữu được tùy thuận sanh lên, …(như trên)…              ‘Tùy thuận hữu, sanh được tùy thuận sanh lên, …(như trên)…       ‘Tùy thuận sanh, lão tử được tùy thuận sanh lên, luôn cả hai pháp này được tùy thuận sanh lên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, tùy thuận sanh, lão tử được tùy thuận sanh lên, luôn cả hai pháp này được tùy thuận sanh lên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Vô minh là duyên, các hành được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, vô minh là duyên, các hành được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

‘Các hành là duyên, thức được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Thức là duyên, danh sắc được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Danh sắc là duyên, sáu xứ được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Sáu xứ là duyên, xúc được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Xúc là duyên, thọ được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Thọ là duyên, ái được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Ái là duyên, thủ được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Thủ là duyên, hữu được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Hữu là duyên, sanh được sanh lên do duyên. …(như trên)… ‘Sanh là duyên, lão tử được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy. ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, sanh là duyên, lão tử được sanh lên do duyên, luôn cả hai pháp này được sanh lên do duyên;’ tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp là vậy.

Về sự hiện hữu ở nghiệp quá khứ, si là vô minh, (nghiệp) tích lũy là các hành, sự ham thích là ái, sự đạt đến là thủ, sự cố ý là hữu; năm pháp này hiện diện ở nghiệp quá khứ (và) là duyên cho sự tái sanh ở thời hiện tại.

Trong thời hiện tại, sự tái sanh là thức, sự hạ sanh là danh sắc, sự hiển hiện là xứ, (hiện tượng) được chạm đến là xúc, (hiện tượng) được cảm nhận là thọ; năm pháp này hiện hữu trong sự sanh lên ở thời hiện tại (và) do duyên của nghiệp đã tạo trong quá khứ.

Do trạng thái chín muồi của các xứ trong thời hiện tại, si là vô minh, (nghiệp) tích lũy là các hành, sự ham thích là ái, sự đạt đến là thủ, sự cố ý là hữu; năm pháp này hiện diện ở nghiệp hiện tại (và) là duyên cho sự tái sanh ở thời vị lai.

Trong thời vị lai, sự tái sanh là thức, sự hạ sanh là danh sắc, sự hiển hiện là xứ, (hiện tượng) được chạm đến là xúc, (hiện tượng) được cảm nhận là thọ; năm pháp này hiện hữu trong sự sanh lên ở thời vị lai (và) do duyên của nghiệp đã tạo trong hiện tại.

Như thế (hành giả) biết, thấy, nhận biết, thấu triệt bốn phần tổng hợp này,[1] ba thời kỳ,[2]ba sự tiếp nối[3] là tùy thuận sanh khởi theo hai mươi biểu hiện.[4] Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp.”

Phần giải thích ‘Trí về sự hiện diện của các pháp.’

 

5. Trí về sự thấu hiểu:

Sau khi đã tổng hợp các pháp trong (ba thời) quá khứ hiện tại vị lai, tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu là (có ý nghĩa) thế nào?

Bất cứ sắc nào thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai, nội phần hoặc ngoại phần, thô hoặc tế, thấp kém hoặc cao quý, là ở xa hoặc ở gần, (hành giả) xác định toàn bộ sắc ấy là vô thường, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định toàn bộ sắc ấy là khổ não, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định toàn bộ sắc ấy là vô ngã, (đây là) một sự thấu hiểu.

Bất cứ thọ nào …(như trên)… Bất cứ tưỏng nào …(như trên)… Bất cứ các hành nào …(như trên)… Bất cứ thức nào thuộc quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai, nội phần hoặc ngoại phần, thô hoặc tế, thấp kém hoặc cao quý, là ở xa hoặc gần, (hành giả) xác định toàn bộ thức ấy là vô thường, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định toàn bộ thức ấy là khổ não, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định toàn bộ thức ấy là vô ngã, (đây là) một sự thấu hiểu.

Mắt …(như trên)… Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai, (hành giả) xác định là vô thường, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định là khổ não, (đây là) một sự thấu hiểu; (hành giả) xác định là vô ngã, (đây là) một sự thấu hiểu.

Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Sắc thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu. Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Thọ …(như trên)… ‘Tưởng …(như trên)… ‘Các hành …(như trên)… ‘Thức …(như trên)… ‘Mắt …(như trên)… Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.

Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Sắc thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu. Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Thọ …(như trên)… ‘Tưởng …(như trên)… ‘Các hành …(như trên)… ‘Thức …(như trên)… ‘Mắt …(như trên)… Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Lão tử thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.

Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Lão tử do duyên là sanh, nếu không có sự sanh thì không có lão tử,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu. Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Ngay cả trong thời quá khứ, ngay cả trong thời vị lai, lão tử do duyên là sanh, nếu không có sự sanh thì không có lão tử,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.

Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Sanh do duyên là hữu, nếu không có …(như trên)… ‘Hữu do duyên là thủ, nếu không có …(như trên)… ‘Thủ do duyên là ái, nếu không có …(nt)… ‘Ái do duyên là thọ, nếu không có …(nt)… ‘Thọ do duyên là xúc, nếu không có …(nt)… ‘Xúc do duyên là sáu xứ, nếu không có …(nt)… ‘Sáu xứ do duyên là danh sắc, nếu không có …(nt)… ‘Danh sắc do duyên là thức, nếu không có …(nt)… ‘Thức do duyên là các hành, nếu không có các hành …(như trên)… ‘Các hành do duyên là vô minh, nếu không có vô minh thì không có các hành,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.

Sau khi đã tổng hợp rằng: ‘Ngay cả trong thời quá khứ xa xăm, ngay cả trong thời vị lai xa xăm, các hành do duyên là vô minh, nếu không có vô minh thì không có các hành,’ tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã tổng hợp các pháp trong quá khứ hiện tại vị lai, tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.”

Phần giải thích ‘Trí về sự thấu hiểu’ là phần thứ năm.

 

6. Trí về sự sanh diệt:

Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí quán xét sự sanh diệt là (có ý nghĩa) thế nào?

Sắc được sanh lên là đang hiện hữu, hiện tướng tái tạo của pháp ấy là sự sanh, hiện tướng chuyển biến là sự diệt, sự quán xét là trí.

Thọ được sanh lên …(như trên)… Tưởng được sanh lên …(như trên)… Các hành được sanh lên …(như trên)… Thức được sanh lên …(như trên)… Mắt được sanh lên …(như trên)… Hữu được sanh lên là đang hiện hữu, hiện tướng tái tạo của pháp ấy là sự sanh, hiện tướng chuyển biến là sự diệt, sự quán xét là trí.

Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng?

Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy năm mươi hiện tướng.

Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy bao nhiêu hiện tướng? Đối với thọ uẩn, …(như trên)… Đối với tưởng uẩn, …(như trên)… Đối với hành uẩn, …(như trên)… Đối với thức uẩn, …(như trên)…

Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy mười hiện tướng. Đối với thọ uẩn, …(như trên)… Đối với tưởng uẩn, …(nt)… Đối với hành uẩn, …(nt)… Đối với thức uẩn, …(như trên)…

Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vật thực, có sự sanh khởi của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của sắc uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.

 (Đối với sắc uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của sắc,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của sắc uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với sắc uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.

(Đối với sắc uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.

Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của thọ uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của thọ,’ … ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của thọ,’ … ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của thọ,’ … ‘Do sự sanh khởi của xúc, có sự sanh khởi của thọ,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của thọ uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.

(Đối với thọ uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự diệt của thọ uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của thọ,’ … ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thọ,’ … ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của thọ,’ … ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của thọ,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của thọ uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với thọ uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.

(Đối với thọ uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.

Đối với tưởng uẩn, …(như trên)… Đối với hành uẩn, …(như trên)… Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (Hành giả) nhận thấy sự sanh của thức uẩn theo ý nghĩa của sự sanh khởi là do duyên: ‘Do sự sanh khởi của vô minh, có sự sanh khởi của thức,’ … ‘Do sự sanh khởi của ái, có sự sanh khởi của thức,’ … ‘Do sự sanh khởi của nghiệp, có sự sanh khởi của thức,’ … ‘Do sự sanh khởi của xúc, có sự sanh khởi của thức,’ (hành giả) nhận thấy sự sanh của thức uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự tái tạo. Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy năm hiện tướng này.

(Đối với thức uẩn), (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng gì? (hành giả) nhận thấy sự diệt của thức uẩn theo ý nghĩa của sự diệt tận là do duyên: ‘Do sự diệt tận của vô minh, có sự diệt tận của thức,’ … ‘Do sự diệt tận của ái, có sự diệt tận của thức,’ … ‘Do sự diệt tận của nghiệp, có sự diệt tận của thức,’ … ‘Do sự diệt tận của vật thực, có sự diệt tận của thức,’ (hành giả) nhận thấy sự diệt của thức uẩn ngay cả trong khi nhận thấy hiện tướng của sự chuyển biến. Đối với thức uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy năm hiện tướng này.

(Đối với thức uẩn), trong khi nhận thấy sự sanh diệt, (hành giả) nhận thấy mười hiện tướng này.

Đối với năm uẩn, (hành giả) trong khi nhận thấy sự sanh thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng này, trong khi nhận thấy sự diệt thì nhận thấy hai mươi lăm hiện tướng này, trong khi nhận thấy sự sanh diệt thì nhận thấy năm mươi hiện tướng này.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí quán xét sự sanh diệt.”

Sắc uẩn có sự sanh khởi là vật thực. Ba uẩn thọ, tưởng, hành có sự sanh khởi là xúc. Thức uẩn có sự sanh khởi là danh sắc.

Phần giải thích ‘Trí về sự sanh diệt.’

 

7. Trí quán xét về sự tan rã:

Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát là (có ý nghĩa) thế nào?

Với sắc là đối tượng, tâm sanh lên rồi bị phân hủy. Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng ấy, (hành giả) quán xét về sự tan rã của tâm ấy.

(Hành giả) quán xét: Quán xét là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường, không phải là thường. Quán xét là khổ não, không phải là lạc. Quán xét là vô ngã, không phải là ngã. (Hành giả) nhàm chán, không vui thích. (Hành giả) ly tham ái, không tham ái. (Hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi. (Hành giả) từ bỏ, không nắm giữ.

Trong khi quán xét là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi quán xét là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi quán xét là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ.

Với thọ là đối tượng, …(như trên)… Với tưởng là đối tượng, …(như trên)… Với các hành là đối tượng, …(như trên)… Với thức là đối tượng, …(như trên)… Với mắt là đối tượng, …(như trên)… Với lão tử là đối tượng, tâm sanh lên rồi bị phân hủy. Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng ấy, (hành giả) quán xét sự tan rã của tâm ấy.

(Hành giả) quán xét, quán xét là (có ý nghĩa) thế nào? Quán xét là vô thường, không phải là thường. Quán xét là khổ não, không phải là lạc. Quán xét là vô ngã, không phải là ngã. (Hành giả) nhàm chán, không vui thích. (Hành giả) ly tham ái, không tham ái. (Hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi. (Hành giả) từ bỏ, không nắm giữ.

Trong khi quán xét là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi quán xét là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi quán xét là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ.

  1.   Do tiếp cận sự việc,               

và ly khai bằng tưởng,

với lực do hướng tâm,

phân rõ là minh sát.

  1.   Với sự tiếp nối cảnh,          

xác định chung cả hai,

quyết đoán về diệt tận,            

minh sát tướng hoại diệt.

  1.   Do phân biệt rõ cảnh,        

quán xét sự tan rã,

và thiết lập không tánh,          

thắng tuệ là minh sát.

  1.   Thiện xảo ba quán xét,[5]     

và về bốn minh sát,[6]

thiện xảo ba thiết lập,[7]

không động vì tà kiến.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát.”

Phần giải thích ‘Trí quán xét về sự tan rã.’

 

8. Trí về điều tai hại:

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại là (có ý nghĩa) thế nào?

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là kinh hãi’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là kinh hãi’ … ‘Hiện tướng là kinh hãi’ … ‘(Nghiệp) tích lũy là kinh hãi’ … ‘Mầm tái sanh là kinh hãi’ … ‘Cảnh giới tái sanh là kinh hãi’ … ‘Sự tái tạo là kinh hãi’ … ‘Sự sanh lên là kinh hãi’ … ‘Sự sanh (ra) là kinh hãi’ … ‘Sự già là kinh hãi’ … ‘Sự bệnh là kinh hãi’ … ‘Sự chết là kinh hãi’ … ‘Sự sầu muộn là kinh hãi’ … ‘Sự than vãn là kinh hãi’ … ‘Sự thất vọng là kinh hãi’ là trí về điều tai hại.

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là an ổn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là an ổn.’ …(nt)… Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là an ổn.’

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là kinh hãi, sự không tái sanh là an ổn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là kinh hãi, sự không vận hành là an ổn.’ …(nt)… Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là kinh hãi, sự không thất vọng là an ổn.’

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là khổ’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là khổ’ …(như trên)… ‘Sự thất vọng là khổ’ là trí về điều tai hại.

Trí về trạng thái bình yên rằng:  ‘Sự không tái sanh là lạc.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là lạc.’ …(như trên)… Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là lạc.’

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là khổ, sự không tái sanh là lạc.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là khổ, sự không vận hành là lạc.’ …(như trên)… Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là khổ, sự không thất vọng là lạc.’

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất’ là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất’ …(như trên)… ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất’ là trí về điều tai hại.

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là không hệ lụy vật chất.’ …(như trên)… Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất.’

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất, sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất, sự không vận hành là không hệ lụy vật chất.’ …(nt)… Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất, sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất.’

Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi’  là trí về điều tai hại. Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự vận hành là pháp hữu vi’ …(như trên)… Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi rằng: ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi’ là trí về điều tai hại.

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không tái sanh là Niết Bàn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không vận hành là Niết Bàn.’ …(như trên)… Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự không thất vọng là Niết Bàn.’

Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi, sự không tái sanh là Niết Bàn.’ Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự vận hành là pháp hữu vi, sự không vận hành là Niết Bàn.’ …(như trên)… Trí về trạng thái bình yên rằng: ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi, sự không thất vọng là Niết Bàn.’  

  1. Vị nhận thức tái sanh,          

vận hành, tướng, tích nghiệp,

mầm tái sanh là ‘khổ,’              

trí này là tai hại.

  1. Không sanh, không vận hành,      

không tướng, không tích nghiệp,

không mầm sanh là ‘lạc,’         

trí này là bình yên.

  1. Đây trí về tai hại,               

sanh lên ở năm chốn,[8]

bình yên về năm nơi,               

vị nhận ra mười trí.

Người thiện xảo hai trí,          

không động vì tà kiến.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại.”

Phần giải thích ‘Trí về điều tai hại.’

 

9. Trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi:

Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là (có ý nghĩa) thế nào?

Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự tái sanh là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự vận hành …(như trên)… đối với hiện tướng …(như trên)… đối với (nghiệp) tích lũy …(nt)… đối với mầm tái sanh …(nt)… đối với cảnh giới tái sanh …(nt)… đối với sự tái tạo …(nt)… đối với sự sanh lên …(nt)… đối với sự sanh (ra) …(nt)… đối với sự già …(nt)… đối với sự bệnh …(nt)… đối với sự chết …(nt)… đối với sự sầu muộn …(nt)… đối với sự than vãn …(như trên)… Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với sự thất vọng là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.

Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là khổ’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là khổ’ …(như trên)… ‘Sự thất vọng là khổ’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.

Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là kinh hãi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là kinh hãi’ …(nt)… ‘Sự thất vọng là kinh hãi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.

Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là hệ lụy vật chất’ …(như trên)… ‘Sự thất vọng là hệ lụy vật chất’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.

Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản đối với ‘Sự vận hành là pháp hữu vi’ …(như trên)… ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi’ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.

‘Sự tái sanh là pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. ‘Các pháp hữu vi và trạng thái xả, cả hai điều này đều là các pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.

‘Sự vận hành là pháp hữu vi, …(nt)… ‘Hiện tướng là pháp hữu vi, … ‘(Nghiệp) tích lũy … ‘Mầm tái sanh … ‘Cảnh giới tái sanh … ‘Sự tái tạo … ‘Sự sanh lên … ‘Sự sanh (ra) … ‘Sự già … ‘Sự bệnh … ‘Sự chết … ‘Sự sầu muộn … ‘Sự than vãn … ‘Sự thất vọng là pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. ‘Các pháp hữu vi và trạng thái xả, cả hai điều này đều là các pháp hữu vi, (hành giả) dửng dưng đối với các pháp hữu vi ấy,’ như thế là trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.

Sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với tám biểu hiện.

Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện? Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với bao nhiêu biểu hiện?

Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với hai biểu hiện. Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm … là với ba biểu hiện. Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với ba biểu hiện.

Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là với hai biểu hiện gì? Phàm nhân hoặc là thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi hoặc là minh sát (trạng thái ấy). Đối với phàm nhân, sự quả quyết của tâm … là với hai biểu hiện này.

Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm … là với ba biểu hiện gì? Vị hữu học hoặc là thích thú, hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả. Đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm … là với ba biểu hiện này.

Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … là với ba biểu hiện gì? Vị đã lìa tham ái hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả, hoặc là dửng dưng với điều ấy rồi an trú với sự an trú không tánh, với sự an trú vô tướng, hoặc với sự an trú vô nguyện. Đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … là với ba biểu hiện này.

Đối với phàm nhân và đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có cùng một bản chất là thế nào? Đối với phàm nhân, trong khi thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, tâm sẽ bị ô nhiễm, là sự ngăn trở cho việc tu tập, là chướng ngại cho sự thấu triệt, là duyên cho mầm tái sanh trong tương lai. Ngay cả đối với vị hữu học, trong khi thích thú trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, tâm bị sẽ ô nhiễm, là sự ngăn trở cho việc tu tập, … là duyên cho mầm tái sanh trong tương lai. Đối với phàm nhân và đối với vị hữu học, sự quả quyết của tâm … có cùng một bản chất theo ý nghĩa thích thú là như vậy.

Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … có cùng một bản chất là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Vị hữu học cũng minh sát … là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Vị đã lìa tham ái cũng minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô thường, là khổ não, là vô ngã. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … có cùng một bản chất theo ý nghĩa quả quyết là như vậy.

Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là có bản chất khác biệt như thế nào? Đối với phàm nhân, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Đối với vị hữu học, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Đối với vị đã lìa tham ái, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô ký. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa thiện và vô ký là như vậy.

Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có bản chất khác biệt là thế nào? Đối với phàm nhân, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi có lúc biết được rõ rệt có lúc không biết được rõ rệt. Luôn cả đối với vị hữu học, trạng thái xả … Đối với vị đã lìa tham ái, trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là biết được hoàn toàn rõ rệt. Sự quả quyết của tâm … của phàm nhân, của vị hữu học, và của vị đã lìa tham ái có bản chất khác biệt theo ý nghĩa đã được biết và theo ý nghĩa đã không được biết là như vậy.

Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … có bản chất khác biệt là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi không được toàn vẹn. Vị hữu học minh sát … cũng không được toàn vẹn. Vị đã lìa tham ái minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi được toàn vẹn. Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … có bản chất khác biệt theo ý nghĩa được toàn vẹn và theo ý nghĩa không được toàn vẹn là như vậy.

Đối với phàm nhân, đối với vị hữu học, và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … có bản chất khác biệt là thế nào? Phàm nhân minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu để dứt bỏ ba sự ràng buộc.[9] Vị hữu học minh sát … nhằm mục đích thành tựu cao hơn do trạng thái đã được dứt bỏ ba sự ràng buộc. Vị đã lìa tham ái minh sát … nhằm mục đích lạc trú trong hiện tại do trạng thái đã được dứt bỏ toàn bộ phiền não. Sự quả quyết của tâm … của phàm nhân, của vị hữu học, và của vị đã lìa tham ái là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa đã được dứt bỏ và theo ý nghĩa chưa được dứt bỏ là như vậy.

Đối với vị hữu học và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm … có bản chất khác biệt là thế nào? Vị hữu học hoặc là thích thú, hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả. Vị đã lìa tham ái hoặc là minh sát trạng thái xả đối với các pháp hữu vi, hoặc là phân biệt rõ rồi thể nhập thiền quả, hoặc là dửng dưng đối với điều ấy rồi an trú với sự an trú không tánh, với sự an trú vô tướng, hoặc với sự an trú vô nguyện. Đối với vị hữu học và đối với vị đã lìa tham ái, sự quả quyết của tâm ở trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là có bản chất khác biệt theo ý nghĩa an trú và thể nhập là như vậy.

Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh? Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát? Có tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh. Có mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát.

Tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh là gì? Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ các pháp ngăn che nhằm mục đích thành tựu sơ thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ tầm tứ nhằm mục đích thành tựu nhị thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ hỷ nhằm mục đích thành tựu tam thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ lạc và khổ nhằm mục đích thành tựu tứ thiền là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ là trí về các trạng thái xả … Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Đây là tám trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của chỉ tịnh.

Mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát là gì? Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, cảnh giới tái sanh, sự tái tạo, sự sanh lên, sự sanh (ra), sự già, sự bệnh, sự chết, sự sầu muộn, sự than vãn, sự thất vọng nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Tuệ do sự bình thản sau khi phân biệt rõ sự tái sanh, …(như trên)… nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhập Lưu … nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai … nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhất Lai … nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai … nhằm mục đích chứng đạt Quả Bất Lai … nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán … nhằm mục đích chứng đạt Quả A-la-hán … nhằm mục đích chứng đạt sự an trú không tánh … nhằm mục đích chứng đạt sự an trú vô tướng là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi. Đây là mười trạng thái xả đối với các pháp hữu vi sanh lên do năng lực của minh sát.

Có bao nhiêu trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện? Có bao nhiêu là bất thiện? Có bao nhiêu là vô ký? Có mười lăm trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là thiện. Có ba trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là vô ký. Không có trạng thái xả đối với các pháp hữu vi là bất thiện.           

  1. Tuệ phân biệt, bình thản,       

tám hành xứ của tâm:

hai thuộc về phàm nhân,                     

hữu học ba hành xứ,

vị lìa ái có ba,                            

tâm ly khai với chúng.

  1. Tám do duyên của định,           

mười hành xứ của trí,

mười tám xả các hành             

là duyên ba giải thoát.[10]

  1. Mười tám biểu hiện này,    

vị có tuệ hiểu rõ,

thiện xảo trong xả hành,         

không động vì tà kiến.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.”

Phần giải thích ‘Trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.’

 

10. Trí chuyển tộc:

Tuệ về sự thoát ra và ly khai ngoại phần là trí chuyển tộc là (có ý nghĩa) thế nào?

‘Vượt trên sự tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên sự vận hành’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên hiện tướng’ … ‘Vượt trên (nghiệp) tích lũy’ … ‘Vượt trên mầm tái sanh’ … ‘Vượt trên cảnh giới tái sanh’ … ‘Vượt trên sự tái tạo’ … ‘Vượt trên sự sanh lên’ … ‘Vượt trên sự sanh (ra)’ … ‘Vượt trên sự già’ … ‘Vượt trên sự bệnh’ … ‘Vượt trên sự chết’ … ‘Vượt trên sự sầu muộn’ … ‘Vượt trên sự than vãn’ … ‘Vượt trên sự thất vọng’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên hiện tướng của các hành ở ngoại phần’ là chuyển tộc.

‘Dự phần vào[11] sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. …(như trên)… ‘Dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.

‘Sau khi đã vượt trên sự tái sanh rồi dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Sau khi đã vượt trên sự vận hành rồi dự phần vào sự không vận hành’ … ‘Sau khi đã vượt trên hiện tướng rồi dự phần vào không hiện tướng’ là chuyển tộc. …(như trên)… ‘Sau khi đã vượt trên hiện tướng của các hành ở ngoại phần rồi dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.

‘Thoát ra khỏi sự tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Thoát ra khỏi sự vận hành’ là chuyển tộc. ‘Thoát ra khỏi hiện tướng’ … ‘Thoát ra khỏi (nghiệp) tích lũy’ … ‘Thoát ra khỏi mầm tái sanh’ … ‘Thoát ra khỏi cảnh giới tái sanh’ … ‘Thoát ra khỏi sự tái tạo’ … ‘Thoát ra khỏi sự sanh lên’ … ‘Thoát ra khỏi sự sanh (ra)’ … ‘Thoát ra khỏi sự già’ … ‘Thoát ra khỏi sự bệnh’ … ‘Thoát ra khỏi sự chết’ … ‘Thoát ra khỏi sự sầu muộn’ … ‘Thoát ra khỏi sự than vãn’ … ‘Thoát ra khỏi sự thất vọng’ là chuyển tộc. ‘Thoát ra khỏi hiện tướng của các hành ở ngoại phần’ là chuyển tộc.

 ‘Dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. …(như trên)… ‘Dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.

‘Sau khi thoát ra khỏi sự tái sanh rồi dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Sau khi thoát ra khỏi sự vận hành rồi dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. ‘Sau khi thoát ra khỏi hiện tướngkhông hiện tướng …(nt)… (nghiệp) tích lũy … không (nghiệp) tích lũy …(nt)… mầm tái sanh … không mầm tái sanh …(nt)… cảnh giới tái sanh … không cảnh giới tái sanh …(nt)… sự tái tạo … sự không tái tạo …(nt)… sự sanh lên … sự không sanh lên …(nt)… sự sanh (ra) … sự không sanh (ra) …(nt)… sự già … sự không già …(nt)… sự bệnh … sự không bệnh …(nt)… sự chết … sự không chết …(nt)… sự sầu muộn … sự không sầu muộn …(nt)… sự than vãn … sự không than vãn …(nt)… sự thất vọng … sự không thất vọng … ‘Sau khi thoát ra khỏi hiện tướng của các hành ở ngoại phần rồi dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.

‘Ly khai khỏi sự tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Ly khai khỏi sự vận hành’ là chuyển tộc. …(như trên)… ‘Ly khai khỏi hiện tướng của các hành ở ngoại phần’ là chuyển tộc.

‘Dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. …(như trên)… ‘Dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.

‘Sau khi đã ly khai khỏi sự tái sanh rồi dự phần vào sự không tái sanh’ là chuyển tộc. ‘Sau khi đã ly khai khỏi sự vận hành rồi dự phần vào sự không vận hành’ là chuyển tộc. …(như trên)… ‘Sau khi đã ly khai khỏi hiện tướng của các hành ở ngoại phần rồi dự phần vào sự diệt tận Niết Bàn’ là chuyển tộc.

Có bao nhiêu sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của chỉ tịnh? Có bao nhiêu sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của minh sát? Có tám sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của chỉ tịnh. Có mười sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của minh sát.

Tám sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của chỉ tịnh là gì? ‘Vượt trên các pháp ngăn che nhằm mục đích thành tựu sơ thiền’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên tầm tứ nhằm mục đích thành tựu nhị thiền’ … ‘Vượt trên hỷ nhằm mục đích thành tựu tam thiền’ … ‘Vượt trên lạc và khổ nhằm mục đích thành tựu tứ thiền’ … ‘Vượt trên sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ’ … ‘Vượt trên sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ’ … ‘Vượt trên sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ’ … ‘Vượt trên sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ’ là chuyển tộc. Đây là tám sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của chỉ tịnh.

Mười sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của minh sát là gì? ‘Vượt trên sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, cảnh giới tái sanh, sự tái tạo, sự sanh lên, sự sanh (ra), sự già, sự bệnh, sự chết, sự sầu muộn, sự than vãn, sự thất vọng, hiện tướng của các hành ở ngoại phần nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu’ là chuyển tộc. ‘Vượt trên sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, …(như trên)… nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhập Lưu’ …(như trên)… nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai …(như trên)… nhằm mục đích chứng đạt Quả Nhất Lai …(như trên)… nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai …(như trên)… nhằm mục đích chứng đạt Quả Bất Lai …(như trên)… nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán’ …(như trên)… nhằm mục đích chứng đạt Quả A-la-hán …(như trên)… nhằm mục đích chứng đạt sự an trú không tánh …(như trên)… ‘Vượt trên sự tái sanh, sự vận hành, hiện tướng, (nghiệp) tích lũy, mầm tái sanh, cảnh giới tái sanh, sự tái tạo, sự sanh lên, sự sanh (ra), sự già, sự bệnh, sự chết, sự sầu muộn, sự than vãn, sự thất vọng, hiện tướng của các hành ở ngoại phần nhằm mục đích chứng đạt sự an trú vô tướng’ là chuyển tộc. Đây là mười sự chuyển tộc được sanh lên do năng lực của minh sát.

Có bao nhiêu sự chuyển tộc là thiện? Có bao nhiêu là bất thiện? Có bao nhiêu là vô ký? Có mười lăm sự chuyển tộc là thiện. Có ba sự chuyển tộc là vô ký. Không có sự chuyển tộc là bất thiện.

  1. Vật chất, không vật chất,    

có nguyện và vô nguyện,

ràng buộc, không ràng buộc,  

thoát được và không thoát.

  1. Tám do duyên của định,                

mười hành xứ của trí,

mười tám sự chuyển tộc         

là duyên ba giải thoát.

  1. Mười tám biểu hiện này,    

vị có tuệ hiểu rõ,

khéo ly khai, thoát khỏi,                      

không động vì tà kiến.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai ngoại phần là trí chuyển tộc.”

Phần giải thích ‘Trí chuyển tộc.’

 

11. Trí về Đạo:

Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo là (có ý nghĩa) thế nào?

Vào sát-na Đạo Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, thoát ra khỏi tà kiến, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), thoát ra khỏi tà tư duy, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, thoát ra khỏi tà ngữ, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, thoát ra khỏi tà nghiệp, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, thoát ra khỏi tà mạng, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy …

Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, thoát ra khỏi tà tinh tấn, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy …  

Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, thoát ra khỏi tà niệm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi tà định, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Vào sát-na Đạo Nhất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, …(như trên)… Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Vào sát-na Đạo Bất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, …(như trên)… Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Vào sát-na Đạo A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, …(như trên)… Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, thoát ra khỏi ngã mạn ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần; vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

  1. Sanh thiêu đốt vô sanh,     

vì thế gọi tham thiền,

thiện xảo thiền, giải thoát,     

không động vì tà kiến.

  1. Như thế định rồi quán,                  

cũng vậy quán ở định,

khi ấy quán và chỉ                    

hành bình đẳng tương hợp.

  1. Thấy ‘Các hành là khổ,       

diệt tận là an lạc,’

tuệ thoát khỏi cả hai                

đạt được Đạo Bất Tử.

  1. Vị biết hành giải thoát,                 

rành rẽ dị và đồng,

thiện xảo về hai trí,                  

không động vì tà kiến.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.”

Phần giải thích ‘Trí về Đạo.’

 

12. Trí về Quả:

Tuệ về sự tịnh lặng của việc thực hành[12] là trí về Quả là (có ý nghĩa) thế nào?

Vào sát-na Đạo Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, thoát ra khỏi tà kiến, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh kiến được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), thoát ra khỏi tà tư duy, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh tư duy được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, thoát ra khỏi tà ngữ, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh ngữ được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, thoát ra khỏi tà nghiệp, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh nghiệp được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, thoát ra khỏi tà mạng, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh mạng được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, thoát ra khỏi tà tinh tấn, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh tinh tấn được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, thoát ra khỏi tà niệm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh niệm được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi tà định, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh định được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Vào sát-na Đạo Nhất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, …(như trên)… Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh định được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Vào sát-na Đạo Bất Lai: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, …(như trên)… Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, thoát ra khỏi ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh định được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Vào sát-na Đạo A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, …(như trên)… Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, thoát ra khỏi ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, thoát ra khỏi ngã mạn ngủ ngầm, hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm, thoát ra khỏi các phiền não xu hướng theo điều ấy và (ra khỏi) các uẩn, thoát ra khỏi tất cả các hiện tướng ngoại phần. Chánh định được sanh lên từ trạng thái tịnh lặng của việc thực hành ấy; điều này là Quả của Đạo.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về sự tịnh lặng của việc thực hành là trí về Quả.”

Phần giải thích ‘Trí về Quả.’

 

13. Trí về Giải Thoát:

Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát là (có ý nghĩa) thế nào?

Nhờ vào Đạo Nhập Lưu, sự nhận thức sai trái về thân, sự hoài nghi, sự bám víu vào giới và nghi thức, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm là các tùy phiền não thuộc tâm của hành giả được đoạn trừ hoàn toàn. Tâm được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát khỏi năm tùy phiền não này và các sự xâm nhập (của chúng). Việc giải thoát ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”

Nhờ vào Đạo Nhất Lai, sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm là các tùy phiền não có tính chất thô thiển thuộc tâm của hành giả được đoạn trừ hoàn toàn. Tâm được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát khỏi bốn tùy phiền não này và các sự xâm nhập (của chúng). Việc giải thoát ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”

Nhờ vào Đạo Bất Lai, sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế là các tùy phiền não thuộc tâm của hành giả được đoạn trừ hoàn toàn. Tâm được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát khỏi bốn tùy phiền não này và các sự xâm nhập (của chúng). Việc giải thoát ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”

Nhờ vào Đạo A-la-hán, ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm là các tùy phiền não thuộc tâm của hành giả được đoạn trừ hoàn toàn. Tâm được giải thoát, được hoàn toàn giải thoát khỏi tám tùy phiền não này và các sự xâm nhập (của chúng). Việc giải thoát ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.”

Phần giải thích ‘Trí về giải thoát.’

 

14. Trí về việc quán xét lại:

Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy là trí về việc quán xét lại là (có ý nghĩa) thế nào?

Vào sát-na Đạo Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh ngữ, theo ý nghĩa gìn giữ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh nghiệp, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh mạng, theo ý nghĩa trong sạch, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tinh tấn, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh niệm, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh định, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy.

Niệm giác chi, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Trạch pháp giác chi, theo ý nghĩa suy xét, đã được sanh khởi vào khi ấy. Cần giác chi, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Hỷ giác chi, theo ý nghĩa lan tỏa, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tịnh giác chi, theo ý nghĩa an tịnh, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định giác chi, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xả giác chi, theo ý nghĩa phân biệt rõ, đã được sanh khởi vào khi ấy.

Tín lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tấn lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự buông lung, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ lực, theo ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt, đã được sanh khởi vào khi ấy.

Tín quyền, theo ý nghĩa cương quyết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tấn quyền, theo ý nghĩa ra sức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm quyền, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định quyền, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ quyền, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy.

Các quyền, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các lực, theo ý nghĩa không dao động, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các giác chi, theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi), đã được sanh khởi vào khi ấy. Đạo, theo ý nghĩa chủng tử, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các sự thiết lập niệm, theo ý nghĩa thiết lập, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các chánh cần, theo ý nghĩa nỗ lực, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các nền tảng của thần thông, theo ý nghĩa thành tựu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Các chân lý, theo ý nghĩa của thực thể, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chỉ tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Minh sát, theo ý nghĩa quán xét, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chỉ tịnh và minh sát, theo ý nghĩa nhất vị, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự kết hợp chung, theo ý nghĩa không vượt trội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Giới thanh tịnh, theo ý nghĩa thu thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tâm thanh tịnh, theo ý nghĩa không tản mạn, đã được sanh khởi vào khi ấy. Kiến thanh tịnh, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa được phóng thích, đã được sanh khởi vào khi ấy. Minh, theo ý nghĩa thấu triệt, đã được sanh khởi vào khi ấy. Giải thoát, theo ý nghĩa buông bỏ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Trí về sự đoạn tận, theo ý nghĩa đoạn trừ, đã được sanh khởi vào khi ấy.

Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Thọ, theo ý nghĩa hội tụ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa cốt lỏi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.

Vào sát-na Quả Nhập Lưu: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. Chánh tư duy, theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), đã được sanh khởi vào khi ấy. …(như trên)… Trí về sự vô sanh, theo ý nghĩa tĩnh lặng, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tác ý, theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Xúc, theo ý nghĩa liên kết, đã được sanh khởi vào khi ấy. Thọ, theo ý nghĩa hội tụ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Định, theo ý nghĩa dẫn đầu, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niệm, theo ý nghĩa pháp chủ đạo, đã được sanh khởi vào khi ấy. Tuệ, theo ý nghĩa cao thượng trong các pháp thiện, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sự giải thoát, theo ý nghĩa cốt lỏi, đã được sanh khởi vào khi ấy. Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.

Vào sát-na Đạo Nhất Lai: …(như trên)… Vào sát-na Quả Nhất Lai: …(như trên)… Vào sát-na Đạo Bất Lai: …(như trên)… Vào sát-na Quả Bất Lai: …(như trên)… Vào sát-na Đạo A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. …(như trên)… Trí về sự đoạn tận, theo ý nghĩa đoạn trừ, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn, theo ý nghĩa nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. …(như trên)… Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.

Vào sát-na Quả A-la-hán: Chánh kiến, theo ý nghĩa nhận thức, đã được sanh khởi vào khi ấy. …(như trên)… Trí về sự vô sanh, theo ý nghĩa tĩnh lặng, đã được sanh khởi vào khi ấy. Ước muốn với nguồn cội, đã được sanh khởi vào khi ấy. …(như trên)… Niết Bàn liên quan đến bất tử, theo ý nghĩa kết thúc, đã được sanh khởi vào khi ấy. Sau khi đã thoát ra vị ấy quán xét lại. Đây là các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được sanh khởi vào khi ấy là trí về việc quán xét lại.”

Phần giải thích ‘Trí về việc quán xét lại.’

 

15. Trí về tính chất khác biệt của các vật nương:

Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương là (có ý nghĩa) thế nào?

Xác định các pháp thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào?

Xác định mắt thuộc nội phần, xác định tai thuộc nội phần, xác định mũi thuộc nội phần, xác định lưỡi thuộc nội phần, xác định thân thuộc nội phần, xác định ý thuộc nội phần.

Xác định mắt thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Mắt nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Mắt được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Mắt được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Mắt đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định mắt có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Mắt là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Mắt là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’

Đối với mắt, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định mắt thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định tai thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Tai được hiện hữu do vô minh.’ …(như trên)… Xác định tai thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định mũi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Mũi được hiện hữu do vô minh.’ …(như trên)… Xác định mũi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định lưỡi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Lưỡi nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Lưỡi được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Lưỡi đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định lưỡi có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Lưỡi là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Lưỡi là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’

Đối với lưỡi, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; …(như trên)… (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; …(như trên)… trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định lưỡi thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định thân thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Thân được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Thân nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Thân được sanh lên,’ …(như trên)… Đối với thân, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; …(như trên)… (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; …(như trên)… trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định thân thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định ý thuộc nội phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Ý được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Ý được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Ý đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định ý có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Ý là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Ý là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’ Đối với ý, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định ý thuộc nội phần là (có ý nghĩa) như thế.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương.”

Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các vật nương.’   

 

16. Trí về tính chất khác biệt của các hành xứ:

Tuệ về việc xác định ngoại phần là trí về tính chất khác biệt của các hành xứ là (có ý nghĩa) thế nào?

Xác định các pháp thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định các sắc thuộc ngoại phần, xác định các thinh thuộc ngoại phần, xác định các khí thuộc ngoại phần, xác định các vị thuộc ngoại phần, xác định các xúc thuộc ngoại phần, xác định các pháp thuộc ngoại phần.

Xác định các sắc thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các sắc được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Các sắc được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Các sắc được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Các sắc được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Các sắc nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Các sắc được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Các sắc được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Các sắc đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định các sắc có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Các sắc là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Các sắc là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’

Đối với các sắc, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định các sắc thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định các thinh thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các thinh nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Các thinh được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Các thinh được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Các thinh đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định các thinh có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Các thinh là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Các thinh là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’

Đối với các thinh, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; …(như trên)… Xác định các thinh thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định các khí thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các khí được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Các khí được hiện hữu do ái.’ …(như trên)… Xác định các khí thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định các vị thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các vị được hiện hữu do vô minh.’ …(như trên)… Xác định các vị thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định các xúc thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các xúc được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Các xúc được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Các xúc được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Các xúc được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Các xúc được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Các xúc được hiện khởi.’ …(như trên)… Xác định các xúc thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.

Xác định các pháp thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) thế nào? Xác định rằng: ‘Các pháp được hiện hữu do vô minh,’ xác định rằng: ‘Các pháp được hiện hữu do ái,’ xác định rằng: ‘Các pháp được hiện hữu do nghiệp,’ xác định rằng: ‘Các pháp được hiện hữu do vật thực,’ xác định rằng: ‘Các pháp nương vào tứ đại,’ xác định rằng: ‘Các pháp được sanh lên,’ xác định rằng: ‘Các pháp được hiện khởi,’ xác định rằng: ‘Các pháp đã là không hiện hữu, sau khi hiện hữu sẽ không tồn tại,’ xác định các pháp có sự hạn chế, xác định rằng: ‘Các pháp là pháp không vững chắc, không thường còn, có sự chuyển biến,’ xác định rằng: ‘Các pháp là vô thường, là pháp hữu vi, được tùy thuận sanh khởi, là pháp của sự đoạn tận, là pháp của sự biến hoại, là pháp của sự ly tham ái, là pháp của sự diệt tận.’

Đối với các pháp, (hành giả) xác định là vô thường, không phải là thường; (hành giả) xác định là khổ não, không phải là lạc; (hành giả) xác định là vô ngã, không phải là ngã; (hành giả) nhàm chán, không vui thích; (hành giả) ly tham ái, không tham ái; (hành giả) làm cho diệt tận, không làm cho sanh khởi; (hành giả) từ bỏ, không nắm giữ. …(như trên)… Trong khi xác định là vô thường, (hành giả) dứt bỏ thường tưởng; trong khi xác định là khổ não, (hành giả) dứt bỏ lạc tưởng; trong khi xác định là vô ngã, (hành giả) dứt bỏ ngã tưởng; trong khi nhàm chán, (hành giả) dứt bỏ sự vui thích; trong khi ly tham ái, (hành giả) dứt bỏ tham ái; trong khi làm cho diệt tận, (hành giả) dứt bỏ sự sanh khởi; trong khi từ bỏ, (hành giả) dứt bỏ sự nắm giữ. Xác định các pháp thuộc ngoại phần là (có ý nghĩa) như thế.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định ngoại phần là trí về tính chất khác biệt của các hành xứ.”

Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các hành xứ.’

 

17. Trí về tính chất khác biệt của các hành vi:

Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi là (có ý nghĩa) thế nào?

Hành vi: Có ba hành vi: hành vi của thức, hành vi của vô trí, hành vi của trí.

Hành vi của thức là gì?

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nhìn thấy các sắc là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nhìn thấy các sắc, tức là nhãn thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nhìn thấy các sắc, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các sắc, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nghe các thinh là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nghe các thinh, tức là nhĩ thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nghe được các thinh, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các thinh, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích ngửi các khí là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc ngửi các khí, tức là tỷ thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã ngửi được các khí tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các khí, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nếm các vị là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nếm các vị, tức là thiệt thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã nếm được các vị tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các vị, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích đụng chạm các xúc là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc đụng chạm các xúc, tức là thân thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã đụng chạm các xúc, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các xúc, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích nhận biết các pháp là hành vi của thức. Ý nghĩa của việc nhận biết các pháp, tức là ý thức, là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được nhận biết các pháp, tức là ý giới tiếp thâu kết quả việc gắn chặt (tâm vào cảnh), là hành vi của thức. Bản thể của việc đã được gắn chặt vào các pháp, tức là ý thức giới quan sát kết quả, là hành vi của thức.

Hành vi của thức: Hành vi của thức theo ý nghĩa gì?

‘Hành xử không có tham ái’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có sân’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có si’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có ngã mạn’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có tà kiến’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có phóng dật’ … ‘Hành xử không có hoài nghi’ là hành vi của thức. ‘Hành xử không có (yếu tố) ngủ ngầm’ … ‘Hành xử không có liên kết với tham ái’ … ‘Hành xử không có liên kết với sân’ … ‘Hành xử không có liên kết với si’ … ‘Hành xử không có liên kết với ngã mạn’ … ‘Hành xử không có liên kết với tà kiến’ … ‘Hành xử không có liên kết với phóng dật’ … ‘Hành xử không có liên kết với hoài nghi’ … ‘Hành xử không có liên kết với (yếu tố) ngủ ngầm’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp thiện’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp bất thiện’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có tội’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp không có tội’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp đen’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp trắng’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ … ‘Hành xử khi đã biết (cảnh)’ là hành vi của thức. ‘Hành vi có hình thức như thế của thức’ là hành vi của thức. ‘Tâm này thanh tịnh ở trạng thái tự nhiên theo ý nghĩa xa lìa phiền não’ là hành vi của thức. Đây là hành vi của thức.

Hành vi của vô trí là gì?

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tham ái đối với các sắc thích ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tham ái là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của sân đối với các sắc không thích ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của sân là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của si đối với đối tượng không có sự quan tâm bởi một trong hai (tham ái hoặc sân) là hành vi của thức, do sự thôi thúc của si là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngã mạn cố chấp là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngã mạn là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tà kiến đã tiêm nhiễm là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tà kiến là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của phóng dật đưa đến sự tản mạn là hành vi của thức, do sự thôi thúc của phóng dật là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của hoài nghi đưa đến không quyết đoán là hành vi của thức, do sự thôi thúc của hoài nghi là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngủ ngầm đưa đến động lực là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngủ ngầm là hành vi của vô trí.

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tham ái đối với các thinh hợp ý …(như trên)… đối với các khí hợp ý …(như trên)… đối với các vị hợp ý …(như trên)… đối với các xúc hợp ý …(như trên)… đối với các pháp hợp ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tham ái là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của sân đối với các pháp không hợp ý là hành vi của thức, do sự thôi thúc của sân là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của si đối với đối tượng không có sự quan tâm bởi một trong hai (tham ái hoặc sân) là hành vi của thức, do sự thôi thúc của si là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngã mạn cố chấp là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngã mạn là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của tà kiến đã tiêm nhiễm là hành vi của thức, do sự thôi thúc của tà kiến là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của phóng dật đưa đến sự tản mạn là hành vi của thức, do sự thôi thúc của phóng dật là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của hoài nghi đưa đến không quyết đoán là hành vi của thức, do sự thôi thúc của hoài nghi là hành vi của vô trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký bởi mục đích thôi thúc của ngủ ngầm đưa đến động lực là hành vi của thức, do sự thôi thúc của ngủ ngầm là hành vi của vô trí.

Hành vi của vô trí: Với ý nghĩa gì là hành vi của vô trí?

‘Hành xử do tham ái’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do sân’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do si’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do ngã mạn’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do tà kiến ‘ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do phóng dật’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do hoài nghi’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do (yếu tố) ngủ ngầm’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với tham ái’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với sân’ … ‘Hành xử do liên kết với si’ … ‘Hành xử do liên kết với ngã mạn’ … ‘Hành xử do liên kết với tà kiến’ … ‘Hành xử do liên kết với phóng dật’ … ‘Hành xử do liên kết với hoài nghi’ … ‘Hành xử do liên kết với (yếu tố) ngủ ngầm’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp thiện’ … ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp bất thiện’ … ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có tội’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp không có tội’ … ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp đen’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp trắng’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ … ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ là hành vi của vô trí. ‘Hành xử khi chưa biết (cảnh)’ là hành vi của vô trí. ‘Hành vi có hình thức như thế của vô trí’ là hành vi của vô trí. Đây là hành vi của vô trí.

Hành vi của trí là gì?

Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về vô thường là hành vi của thức, sự quán xét về vô thường là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về khổ não là hành vi của thức, sự quán xét về khổ não là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về vô ngã là hành vi của thức, sự quán xét về vô ngã là hành vi của trí. Hành động hướng tâm có tính chất vô ký nhằm mục đích quán xét về nhàm chán …, nhằm mục đích quán xét về ly tham ái …, nhằm mục đích quán xét về diệt tận …, nhằm mục đích quán xét về từ bỏ …, nhằm mục đích quán xét về đoạn tận …, nhằm mục đích quán xét về biến hoại …, nhằm mục đích quán xét về chuyển biến …, nhằm mục đích quán xét về vô tướng …, nhằm mục đích quán xét về vô nguyện …, nhằm mục đích quán xét về không tánh …, nhằm mục đích quán xét các pháp bằng thắng tuệ …, nhằm mục đích của sự biết và thấy đúng theo thực thể …, nhằm mục đích quán xét về sự tai hại … nhằm mục đích quán xét về phân biệt rõ là hành vi của thức, sự quán xét về phân biệt rõ là hành vi của trí. Sự quán xét về ly khai là hành vi của trí. Đạo Nhập Lưu là hành vi của trí. Sự chứng đạt Quả Nhập Lưu là hành vi của trí. Đạo Nhất Lai … Sự chứng đạt Quả Nhất Lai … Đạo Bất Lai … Sự chứng đạt Quả Bất Lai … Đạo A-la-hán là hành vi của trí. Sự chứng đạt Quả A-la-hán là hành vi của trí.

Hành vi của trí: Với ý nghĩa gì là hành vi của trí?

‘Hành xử không có tham ái’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có sân’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có si’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có ngã mạn’ là hành vi của trí. ‘Hành xử không có tà kiến’ là hành vi của trí. …(như trên)… ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp thiện’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp bất thiện’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có tội’ … ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp không có tội’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp đen’ … ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp trắng’ … ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp tăng trưởng lạc’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp tăng trưởng khổ’ … ‘Hành xử do liên kết với các nghiệp có kết quả lạc’ … ‘Hành xử không có liên kết với các nghiệp có kết quả khổ’ … ‘Hành xử khi đã biết’ … ‘Hành vi có hình thức như thế của trí’ là hành vi của trí. Đây là hành vi của trí.

Như thế, hành vi của thức là loại khác, hành vi của vô trí là loại khác, hành vi của trí là loại khác (nữa). Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi.

Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các hành vi.’

 

18. Trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực:

Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực là (có ý nghĩa) thế nào? Có bốn lãnh vực: lãnh vực dục giới, lãnh vực sắc giới, lãnh vực vô sắc giới, lãnh vực không bị lệ thuộc.

Lãnh vực dục giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là địa ngục Vô Gián và lấy giới hạn bên trên là chư thiên Tha Hóa Tự Tại, khoảng giữa này là nơi mà­các uẩn, các giới, các xứ, các sắc, các thọ, các tưởng, các hành, và thức­có sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực dục giới.

Lãnh vực sắc giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là thế giới Phạm Thiên và lấy giới hạn bên trên là chư thiên Sắc Cứu Cánh, khoảng giữa này là nơi mà­các pháp về tâm và sở hữu tâm của vị đang thể nhập, hoặc của vị đã được sanh lên, hoặc của vị có sự an trú lạc trong hiện tại­có sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực sắc giới.

Lãnh vực vô sắc giới là gì? Lấy ranh giới bên dưới là chư thiên đạt đến Không Vô Biên Xứ và lấy giới hạn bên trên là chư thiên đạt đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, khoảng giữa này là nơi mà­các pháp về tâm và sở hữu tâm của vị đang thể nhập, hoặc của vị đã được sanh lên, hoặc của vị có sự an trú lạc trong hiện tại­có sự sinh hoạt ở nơi ấy, bị giới hạn ở nơi ấy; đây là lãnh vực vô sắc giới.

Lãnh vực không bị lệ thuộc là gì? Các Đạo, các Quả của Đạo, và Niết Bàn là không bị lệ thuộc; đây là lãnh vực không bị lệ thuộc. Đây là bốn lãnh vực.

Còn có bốn lãnh vực khác nữa là bốn sự thiết lập niệm, bốn chánh cần, bốn như ý túc, bốn thiền, bốn vô lượng (tâm), bốn sự chứng đạt vô sắc, bốn phân tích, bốn sự thực hành,[13]bốn cảnh,[14] bốn truyền thống của bậc Thánh,[15] bốn sự việc thâu phục,[16] bốn bánh xe (đưa đến tiến hóa),[17] bốn nền tảng trong pháp;[18] đây là bốn lãnh vực.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.”

Phần giải thích ‘Trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.’

 

19. Trí về tính chất khác biệt của các pháp:

Tuệ về việc xác định chín pháp là trí về tính chất khác biệt của các pháp là (có ý nghĩa) thế nào?

Xác định các pháp là (có ý nghĩa) thế nào? Về các pháp dục giới, (hành giả) xác định thiện, xác định bất thiện, xác định vô ký. Về các pháp sắc giới, (hành giả) xác định thiện, xác định vô ký. Về các pháp vô sắc giới, (hành giả) xác định thiện, xác định vô ký. Về các pháp không bị lệ thuộc, (hành giả) xác định thiện, xác định vô ký.

Về các pháp dục giới, xác định thiện, xác định bất thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) thế nào? Về mười phương thức của nghiệp thiện, (hành giả) xác định là thiện. Về mười phương thức của nghiệp bất thiện, (hành giả) xác định là bất thiện. Về sắc, nghiệp quả, và duy tác, (hành giả) xác định là vô ký. Về các pháp dục giới, xác định thiện, xác định bất thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) như thế.

Về các pháp sắc giới, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) thế nào? Về bốn thiền của vị hiện ở thế gian này, (hành giả) xác định là thiện. Về bốn thiền của vị đã tái sanh đến nơi ấy, (hành giả) xác định là vô ký. Về các pháp sắc giới, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) như thế.

Về các pháp vô sắc giới, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) thế nào? Về bốn sự chứng đạt vô sắc giới của vị hiện ở thế gian này, (hành giả) xác định là thiện. Về bốn sự chứng đạt vô sắc giới của vị đã tái sanh đến nơi ấy, (hành giả) xác định là vô ký. Về các pháp vô sắc giới, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) như thế.

Về các pháp không bị lệ thuộc, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) thế nào? Về bốn Thánh Đạo, (hành giả) xác định là thiện. Về bốn Quả tương ứng và Niết Bàn, (hành giả) xác định là vô ký. Về các pháp không bị lệ thuộc, xác định thiện, xác định vô ký là (có ý nghĩa) như thế. Như vậy là xác định các pháp.

Chín cội nguồn của sự hân hoan: Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về vô thường. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định. Khi tâm được định, (hành giả) nhận biết và thấy đúng theo thực thể. Khi nhận biết và thấy đúng theo thực thể, (hành giả) nhàm chán. Khi nhàm chán, (hành giả) ly tham ái. Do ly tham ái, (hành giả) được giải thoát. Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về khổ não, …(như trên)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về vô ngã, …(như trên)… 

Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về sắc là vô thường. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về sắc là khổ não. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về sắc là vô ngã. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về thọ … tưởng … các hành … thức … mắt … lão tử là vô thường. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về lão tử là khổ não. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý về lão tử là vô ngã. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định. Khi tâm được định, (hành giả) nhận biết và thấy đúng theo thực thể. Khi nhận biết và thấy đúng theo thực thể, (hành giả) nhàm chán. Khi nhàm chán, (hành giả) ly tham ái. Do ly tham ái, (hành giả) được giải thoát. Đây là chín cội nguồn của sự hân hoan.

Chín cội nguồn của sự tác ý đúng đường lối: Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về vô thường. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định, do tâm được định, (hành giả) nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’

Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về khổ não. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định, do tâm được định, (hành giả) nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ … ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ … ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’

Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về vô ngã. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về sắc là vô thường. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về sắc là khổ não. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về sắc là vô ngã. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về thọ … tưởng … các hành … thức … mắt … lão tử là vô thường. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về lão tử là khổ não. …(nt)… Hân hoan sanh khởi đến (hành giả) đang tác ý đúng đường lối về lão tử là vô ngã. Khi (hành giả) được hân hoan, hỷ sanh khởi. Khi tâm có hỷ, thân trở nên tịnh. Khi thân được tịnh, (hành giả) nhận biết lạc. Khi có lạc, tâm được định. Khi tâm được định, (hành giả) nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ … ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ … ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.’ Đây là 9 cội nguồn của sự tác ý đúng đường lối.

Chín tính chất khác biệt: Tùy thuận vào tính chất khác biệt của giới (như mắt, tai, v.v…), tính chất khác biệt của xúc được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của xúc, tính chất khác biệt của thọ được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của thọ, tính chất khác biệt của tưởng được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của tưởng, tính chất khác biệt của tư được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của tư, tính chất khác biệt của ước muốn được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của ước muốn, tính chất khác biệt của trạng thái bực bội được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của trạng thái bực bội, tính chất khác biệt của tầm cầu được sanh lên. Tùy thuận vào tính chất khác biệt của tầm cầu, tính chất khác biệt của sự thành tựu được sanh lên. Đây là chín tính chất khác biệt.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Tuệ về việc xác định chín pháp là trí về tính chất khác biệt của các pháp.”

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

* Thuộc PHÂN TÍCH ĐẠO I - TIỂU BỘ - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn Tamtangpaliviet.net
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app