TẠNG KINH – TIỂU BỘ

PHÂN TÍCH ĐẠO  

Tập Một

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri! 

Nhóm mười lăm thứ nhất

A. PHẨM CHÍNH YẾU:

Tiêu Đề:

  1.   Tuệ (paññā) về sự ghi nhận ở tai là trí (ñāṇaṃ) về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.
  2.   Sau khi đã nghe, tuệ về sự thu thúc là trí về yếu tố tạo thành giới.
  3.   Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.
  4.   Tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp.
  5.   Sau khi đã tổng hợp các pháp trong quá khứ hiện tại và vị lai, tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.
  6.   Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí về việc quán xét sự sanh diệt.
  7.   Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát.
  8.   Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại.
  9.   Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.
  10. Tuệ về sự thoát ra và ly khai ngoại phần là trí chuyển tộc.
  11. Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.
  12. Tuệ về sự tịnh lặng của việc thực hành là trí về Quả.
  13. Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.
  14. Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được khởi lên vào khi ấy là trí về việc quán xét lại.
  15. Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương.
  16. Tuệ về việc xác định ngoại phần là trí về tính chất khác biệt của các hành xứ.
  17. Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi.
  18. Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.
  19. Tuệ về việc xác định chín pháp là trí về tính chất khác biệt của các pháp.
  20. Tuệ về sự biết rõ là trí về ý nghĩa của điều đã được biết.
  21. Tuệ về sự biết toàn diện là trí về ý nghĩa của quyết đoán.
  22. Tuệ về sự dứt bỏ là trí về ý nghĩa của buông bỏ.
  23. Tuệ về sự tu tập là trí về ý nghĩa của nhất vị.
  24. Tuệ về sự tác chứng là trí về ý nghĩa của sự chạm đến.
  25. Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.
  26. Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.
  27. Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.
  28. Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.
  29. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú là trí về ý nghĩa của các sự an trú.
  30. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự chứng đạt.
  31. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú và chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự an trú và chứng đạt.
  32. Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.
  33. Là pháp chủ đạo ở việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm.
  34. Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt.
  35. Tuệ về sự chấm dứt việc vận hành ở vị có sự nhận biết rõ rệt là trí về sự viên tịch Niết Bàn.
  36. Tuệ có tính chất không thiết lập ở sự đoạn trừ hoàn toàn và ở sự diệt tận đối với tất cả các pháp là trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng.
  37. Tuệ về sự chấm dứt các quyền lực riêng biệt có bản chất khác nhau hoặc giống nhau là trí về ý nghĩa của việc dứt trừ.
  38. Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động là trí về việc khởi sự tinh tấn.
  39. Tuệ làm sáng tỏ các pháp khác biệt là trí về sự trực nhận ý nghĩa.
  40. Tuệ về sự thấu triệt tính tổng hợp chung và về bản chất khác nhau hoặc giống nhau của tất cả các pháp là trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức.
  41. Tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận.
  42. Tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập.
  43. Tuệ về sự phối hợp lại là trí về sự an trú vào các lãnh vực.
  44. Tuệ với trạng thái chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng.
  45. Tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ.
  46. Tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm.
  47. Tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí.
  48. Tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát.
  49. Tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật.
  50. Với sự xác định cả thân lẫn tâm là một, tuệ về ý nghĩa của sự thành tựu do năng lực của sự chú nguyện lạc tưởng và khinh tưởng là trí về thể loại của thần thông.
  51. Tuệ về sự thâm nhập các hiện tướng âm thanh có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng cách triển khai tầm là trí thanh tịnh của nhĩ giới.
  52. Với tính chất triển khai của ba loại tâm, tuệ về sự thâm nhập các hành vi của thức có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng năng lực tự tin của các quyền là trí biết được tâm.
  53. Tuệ về sự thâm nhập bằng năng lực triển khai các nghiệp có bản chất khác nhau hoặc giống nhau đối với các pháp có sự vận hành do duyên là trí nhớ về các kiếp sống trước.
  54. Tuệ về ý nghĩa của việc nhìn thấy các hiện tướng của sắc có bản chất khác nhau hoặc giống nhau nhờ vào năng lực của ánh sáng là trí về thiên nhãn.
  55. Tuệ về chủ thể đối với ba quyền theo sáu mươi bốn biểu hiện là trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc.
  56. Tuệ về ý nghĩa biết toàn diện là trí về Khổ.
  57. Tuệ về ý nghĩa dứt bỏ là trí về nhân sanh (Khổ).
  58. Tuệ về ý nghĩa tác chứng là trí về sự diệt tận (Khổ).
  59. Tuệ về ý nghĩa tu tập là trí về Đạo.
  60. Trí về Khổ.
  61. Trí về nhân sanh Khổ.
  62. Trí về sự diệt tận Khổ.
  63. Trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.
  64. Trí về sự phân tích ý nghĩa.[1]
  65. Trí về sự phân tích pháp.[2]
  66. Trí về sự phân tích ngôn từ.
  67. Trí về sự phân tích phép biện giải.
  68. Trí biết được khả năng của người khác về các quyền.
  69. Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh.
  70. Trí về song thông.
  71. Trí về sự thể nhập đại bi.
  72. Trí Toàn Giác.
  73. Trí không bị ngăn che.

Đây là bảy mươi ba loại trí. Trong số bảy mươi ba loại trí này, sáu mươi bảy loại trí là phổ thông đến các vị Thinh Văn, sáu loại trí (68-73) là không phổ thông đến các vị Thinh Văn.

Dứt phần tiêu đề.

–ooOoo–

–ooOoo–

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

* Thuộc PHÂN TÍCH ĐẠO I - TIỂU BỘ - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn Tamtangpaliviet.net
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app