Phần Ii – [08] Niết Bàn Là Gì? Và [09] Ðức Tin Và [10] Phật Giáo Và Các Tôn Giáo Khác Và [11] Thế Giới Và Vũ Trụ

[08]

NIẾT BÀN LÀ GÌ?

SỰ GIẢI THOÁT KHÔNG CẦN ÐẾN THƯỢNG ÐẾ

Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, đức Phật tuyên bố sự giải thoát, mỗi con người có thể đạt được do chính bản thân mình trong đời sống của mình trên thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ của Thượng đế hay thánh thần nào. Ngài nhấn mạnh về giáo lý như lòng tự tin, thanh tịnh, nhã nhặn, giác ngộ, an lạc và lòng thương yêu nhân loại. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của kiến thức, vì không có trí tuệ thì siêu linh nội tâm không xâm nhập trong đời sống của Ngài được.

– Giáo Sư Eliot ,
“Phật giáo và Ấn Ðộ giáo”

ÐỨC PHẬT VÀ SỰ GIẢI THOÁT.

Ðức Phật không giải thoát con người, nhưng Ngài dạy con người phải tự chính mình giải thoát lấy mình, như chính Ngài đã tự giải thoát lấy Ngài. Con người chấp nhận giáo lý của Ngài là chân lý, không phải giáo lý này đến từ nơi Ngài, nhưng vì lòng xác tín cá nhân, thức tỉnh bởi những lời Ngài dạy, trỗi dậy bởi ánh sáng trí tuệ của chính mình.

– Tiến Sĩ Oldenburg,
Một học giả Ðức.

[09]

ÐỨC TIN

ÐỨC PHẬT KHÔNG ÐÒI HỎI PHẢI TIN

Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài cũng có biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các “Thần linh và Người”. Kiến thức của Ngài rất rõ ràng và độc lập không liên can gì đến thần thoại và hoang đường. Tuy nhiên, nơi đây lại còn cho thấy một hình thức vững vàng, tự nó biểu lộ được một cách rõ ràng và hiển nhiên để cho con người có thể theo Ngài. Vì lý do đó, đức Phật không đòi hỏi phải tin nhưng hứa hẹn kiến thức.

– George Grimm,
“Giáo Lý của đức Phật”

[10]

PHẬT GIÁO VÀ CÁC TÔN GIÁO KHÁC

HẬU PHẬT GIÁO: ẤN ÐỘ GIÁO

Phật giáo gây ảnh hưởng, cải tiến, biến đổi và làm sung mãn lại Ấn độ giáo trong nhiều đường lối và kinh thánh của Ấn độ giáo. Các đường lối của Ấn độ giáo được coi là hậu Phật giáo. Tiền giả thuyết về triết lý Ấn độ trong giáo lý Karma (Nghiệp) và tái sanh vào cùng với hệ thống Tiền Phật giáo đã đạt đến mức phát triển tối đa từ văn hóa Phật giáo và đã được thiết lập trên căn bản triết lý.

– Tiến Sĩ S. N. Dasgupta

ÐẠO ÐỨC PHỔ QUÁT

Trước khi Phật giáo ra đời, không có một tôn giáo nào của Ấn độ được nói đến là đã có thể thiết lập một hệ thống đạo đức và tôn giáo được phổ biến rộng rãi có giá trị cho tất cả.

– Tiến Sĩ S.N. Dasgupta

PHẬT GIÁO LÀ PHẬT GIÁO

Phật giáo và Jainism chắc chắn không phải là Ấn độ giáo (Hindu) và cũng không phải là Vedic Dharma (Vệ đà). Ðúng vậy, Phật giáo phát sinh tại Ấn độ và là một phần trong toàn bộ đời sống văn hóa và triết học của Ấn. Tín đồ đạo Phật hay Jaina là trăm phần trăm sản phẩm tư tưởng và văn hóa Ấn. Ấn độ giáo (Hindu) dù được tin tưởng cũng không được xem như là toàn bộ đời sống văn hóa và triết học của Ấn độ. Thật là hoàn toàn nhầm lẫn khi cho rằng văn hóa Ấn là văn hóa Ấn độ giáo (Hindu).

– Tổng thống Nehru ,
“Khám phá Ấn độ”

MÓN NỢ ÐỜI ÐỜI ÐỐI VỚI ÐỨC PHẬT

Với ý kiến thận trọng của tôi, phần giáo lý chủ yếu của đức Phật hiện nay hình thành một phần của toàn bộ Ấn độ giáo (Hindu). Ngày nay người Ấn độ giáo (Hindu) tại Ấn không thể tìm được dấu vết của đạo mình; và đi sau sự cải tổ to lớn của đức Phật Cồ Ðàm đã ảnh hưởng Ấn độ giáo. Bởi sự hy sinh vô biên, bởi sự từ bỏ phi thường (thế tục), bởi sự thanh tịnh không tỳ vết trong cuộc đời của Ngài, Ngài đã để lại một ấn tượng không thể nào quên được cho Ấn độ giáo và Ấn độ giáo nhớ ơn đời đời vị thầy vĩ đại này.

– Mohandas Gandhi ,
“Maha Bodhi”

TÔN GIÁO CÓ ƯU THẾ.

Một hệ thống không biết đến Thượng đế theo lối Tây phương; một hệ thống chối bỏ linh hồn của con người; một hệ thống coi đức tin bất tử là sai lầm; một hệ thống không nhận sự hữu hiệu nào của cầu nguyện và hy sinh, một hệ thống khuyên con người không trông cậy vào đâu cả mà trông vào những cố gắng của chính mình để giải thoát; một hệ thống mà thanh tịnh nguyên thủy của nó không biết gì về lời nguyện, phục tùng và chưa bao giờ tìm sự giúp đỡ của bàn tay thế tục, đã được truyền bá nhanh chóng đáng kể trên thế giới từ thời thượng cổ cho tới bây giờ; một hệ thống dù có pha tạp những dị đoan ép buộc, vẫn là một tín điều ưu việt của phần lớn nhân loại.

– T.H.Huxley

QUAN NIỆM PHẬT GIÁO VỀ TỘI LỖI

Quan niệm về tội lỗi của Phật giáo khác hẳn với người Cơ đốc giáo. Với tín đồ Phật giáo, tội lỗi chỉ là vô minh hay ngu si. Một người hung ác là một người ngu si. Kẻ phạm tội không cần đến trừng phạt mà cần được giáo hóa nhiều. Người đó không phải bị coi là “Vi phạm mạng lịnh của Thượng đế” hay như một kẻ phải cầu xin lòng lân mẫn, tha thứ của Thượng đế. Tốt hơn và cần thiết hơn cho người bạn phạm tội kia biết lẽ phải của con người. Người phật tử không tin là người phạm tội có thể thoát được hậu quả bởi tội lỗi gây ra bằng cách van vái cầu nguyện với Thượng Ðế.

-John Walters,
“Tinh thần không bị giao động”

THẦN LINH CẦN SỰ GIẢI THOÁT.

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong lệnh truyền của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho mình họ.

– Giáo Sư Rhys Dadis

[11]

THẾ GIỚI VÀ VŨ TRỤ

THẾ GIỚI KHÔNG TOÀN BÍCH

Ðức Phật không giận hờn với thế gian. Ngài nghĩ là thế gian không phải là độc ác, bất trị mà là vô thường và mê muội. Ngài phiền não đôi chút về những người không nghe theo Ngài nhưng Ngài cũng không biểu lộ tinh thần khó chịu.

– Giáo sư Elliot ,
“Phật giáo và Ấn độ giáo”

MỘT TRẬN CHIẾN VĨ ÐẠI

Toàn thể vũ trụ là một chiến trường rộng lớn. Chiến trận khắp nơi. Thế giới không có gì ngoài cuộc đấu tranh vô vọng chống lại các vi trùng của các bệnh khủng khiếp, giữa phân tử chống lại phân tử, giữa nguyên tử chống lại nguyên tử, giữa điện tử chống lại điện tử. Tư tưởng cũng là bãi chiến trường. Các hình thức (sắc), âm thanh, vị giác… là kết quả sự phản công và giao chiến. Chính sự hiện hữu của chiến tranh cho thấy có một trạng thái Hòa bình Toàn hảo. Ðó gọi là Nibbana (Niết bàn).

-Hòa thượng Narada Maha Thera,
“Lý tưởng Bồ Tát”

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app