Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức – Phần Ii – [05] Vị Trí Của Con Người Trong Phật Giáo Và [06] Linh Hồn Và [07] Phật Giáo Và Khoa Học

[05]

VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG PHẬT GIÁO

CON NGƯỜI TẠO LUẬT CHO THIÊN NHIÊN

Luật trong khoa học là một sản phẩm cần thiết cho nhân loại và không có nghĩa xa con người còn có ý nghĩa nhiều hơn trong lập luận cho thiên nhiên hơn là ngược lại thiên nhiên tạo luật cho con người.

– Giáo Sư Karl Pearson

CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SẢN PHẨM LÀM SẴN

Con người ngày nay là kết quả của việc lập đi lập lại cả triệu triệu lần tư tưởng và hành động. Con người hình thành và vẫn tiếp tục hình thành như vậy. Cá tính của con người được tiền định bởi sự chọn lựa của chính mình, tư tưởng, hành động do mình chọn lựa bằng thói quen.

– Hòa thượng Piyadassi

CON NGƯỜI CÓ THỂ TỰ LẬP

Phật giáo giúp con người có thể tự lập và khích lệ lòng tự tin và nghị lực.

-Hòa thượng Narada Maha Thera,
“Phật giáo yếu lược”

CON NGƯỜI CÓ THỂ THOÁT KHỎI SỰ HỦY DIỆT.

Con người vĩ đại hơn sức mạnh mù quáng của thiên nhiên vì lẽ cả đến khi nghĩ rằng con người bị hủy diệt bởi những sức mạnh ấy, con người vẫn giữ được cao cả hơn bằng sự hiểu biết các sức mạnh ấy. Lại nữa, Phật giáo mang sự thật xa hơn nữa: Phật giáo cho thấy bằng phương thức hiểu biết, con người cũng có thể kiểm soát được mọi trạng huống của mình. Con người có thể ngưng, thoát khỏi bị nghiền nát bởi sức mạnh thiên nhiên và sử dụng những luật của sức mạnh thiên nhiên để tự mình đứng lên chống đỡ.

– Pascal

[06]

LINH HỒN

TIN TƯỞNG VÀO LINH HỒN LÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TẤT CẢ MỌI PHIỀN NÃO.

Phật giáo đ?ng duy nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại bác bỏ sự hiện hữu của cái gọi là linh hồn, bản ngã, hay Atman. Theo giáo lý của đức Phật, quan niệm bản ngã là một tín ngưỡng ảo tưởng sai lầm không đi đôi với thực tế và tạo ra tư tưởng có hại, cho là “ta” hay “của ta” như tham đắm ích kỷ, dục vọng, luyến ái, thù hận, ác ý, tự kiêu, ngạo mạn, vị kỷ và các tật đố hoen ố khác, nhơ bẩn và rắc rối. Ðó là nguồn gốc của các phiền não trên thế giới từ những mâu thuẫn cá nhân đến chiến tranh giữa các nước. Tóm lại, vì quan điểm sai lầm nầy mà tất cả những tội lỗi trên thế giới đã xảy ra.

– Hòa thượng Tiến sĩ W. Rahula ,
“Ðức Phật dạy gì”

ÐỜI SỐNG SAU CÁI CHẾT KHÔNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ.

Sự khác biệt của tử và sanh chỉ là giây phút cuối cùng của tư tưởng: lúc tư tưởng cuối cùng của đời sống này tạo thành điều kiện cho tư tưởng đầu tiên trong cái gọi là đời sống kế tiếp, mà nói cho đúng ra, chỉ là sự tiếp nối một loạt như vậy. Trong chính đời sống của nó, cũng vậy, giây phút tối hậu của tư tưởng tạo điều kiện cho tư tưởng kế tiếp. Cho nên từ quan điểm của người phật tử, câu hỏi về đời sống sau khi chết không phải là một huyền bí to lớn, và người phật tử không bao giờ lo lắng về vấn đề này.

– Hòa thượng Tiến Sĩ W. Rahula ,
“Ðức Phật dạy gì”

[07]

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC HIỆN ÐẠI.

“Tôi đã thường nói, và tôi sẽ nói mãi, nói nữa Phật giáo và khoa học hiện đại có quan hệ tinh thần khăng khít.”

– Sir Edwin Arnold

PHẬT GIÁO ÐƯƠNG ÐẦU VỚI KHOA HỌC.

Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu với nhu cầu khoa học hiện đại thì tôn giáo đó phải là Phật giáo.

– Albert Einstein

MỘT TINH THẦN KHOA HỌC.

Phật giáo, ngược lại, là một hệ thống tư tưởng, một tôn giáo, một tinh thần khoa học, một lối sống hữu lý, thực dụng và bao quát. Trong 2500 năm Phật giáo đã thỏa mãn nhu cầu tinh thần của gần một phần ba nhân loại. Tôn giáo này lôi cuốn Tây phương, nhấn mạnh về lòng tự tin đi đôi với độ lượng về một số quan điểm khác, bao gồm khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học, đạo đức và mỹ thuật, nhắm vào riêng con người là kẻ sáng tạo ra chính đời nay của mình và cũng chính mình là người phác họa ra số mạng của mình.

– Christmas humpreys

KHOA HỌC CHẤM DỨT CHỖ PHẬT GIÁO BẮT ÐẦU

Khoa học không thể đưa ra sự đoan quyết. Nhưng Phật giáo có thể đương đầu với sự thách thức của nguyên tử nên kiến thức siêu phàm của Phật giáo bắt đầu là chỗ kết thúc của khoa học. Như vậy đủ rõ ràng cho bất cứ ai nghiên cứu Phật giáo. Vì vậy, qua Thiền định Phật giáo, những phần tử cấu tạo nguyên tử đã được nhìn và cảm thấy, sự phiền muộn, hay bất toại nguyện (hay Dukkha, Khổ) “Hiện ra hay mất đi” (tùy theo nguyên nhân) do chính chúng tạo ra với cái mà chúng ta gọi là “linh hồn” hay “atma” ảo tưởng của Sakkayaditthi nói đến trong giáo lý của đức Phật.

-Egerton C Baptist,
“Khoa học Tối thượng của đức Phật”

NHÂN QUẢ THAY VÌ THƯỞNG PHẠT

Theo đức Phật, thế giới không phải được cấu tạo như người ta tưởng. Người phật tử tin tưởng hợp lý vào nghiệp (Kamma), nghiệp tự tác động và nói lên nhân và quả thay vì thưởng phạt.

– Một Văn Hào.

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app