[02]
PHẬT GIÁO
GIÁO LÝ CĂN BẢN CỦA ÐỨC PHẬT.
Lịch thiệp, thanh tịnh, từ bi, xuyên qua sự giải thoát khỏi lòng ích kỷ tham dục, đó là giáo lý căn bản của tôn giáo vĩ đại Á đông của đạo Phật.
– E. A. Burtt, “Ðức Phật Từ Bi”
MỘT CÂY CẦU ÐƯỢC XÂY TOÀN HẢO.
Giáo pháp của đức Phật giống như một cây cầu được xây toàn hảo bằng thép linh động, gió và nước không làm hư được, tự nó thích ứng phù hợp trong mọi trạng huống thay đổi, nhưng đồng thời cũng làm vững chắc thêm cầu và mở con đường an lạc vĩnh cữu, đến Niết bàn.
– Phra Khantipalo, “Ðộ lượng”
THỨC TỈNH TRÁI TIM NHÂN LOẠI.
Chắc chắn từ miền Ðông Phương huyền bí, nơi đất mẹ mầu mỡ của tôn giáo, cho chúng ta sự khám phá trung thực nơi Phật giáo từ khi tôn giáo này cho chúng ta biết nền đạo đức huy hoàng và sự thanh khiết tiềm ẩn sâu xa trong bản tính tự nhiên của con người không cần đến một thần linh nào khác mà bản tính này vốn tiềm ẩn trong tâm của con người và thức tỉnh họ biến thành cuộc sống vinh quang.
– Charles T. Gorham.
KHÔNG CÓ GÌ VƯỢT QUA ÐƯỢC PHẬT GIÁO.
Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó.
– Giáo sư Rhys Davids .
PHẬT GIÁO KHÔNG DẪN DẮT CHÚNG TA TỚI MỘT THIÊN ÐƯỜNG RỒ DẠI.
Phật giáo rất thực tế, vì Phật giáo lấy quan điểm thực tế đối với cuộc đời và thế giới. Phật giáo không sai lầm lôi kéo chúng ta đến sống trong một thiên đường rồ dại, Phật giáo cũng không đe đọa và hành hạ chúng ta bằng tất cả những loại sợ hãi giả tưởng và các mặc cảm tội lỗi. Phật giáo kêu gọi chúng ta nên chính xác và khách quan nhận những gì thế giới chung quanh chúng ta, và chỉ cho ta con đường đi tới tự do toàn hảo, hòa bình, an lành và hạnh phúc.
– Thượng Tọa Tiến Sĩ W.Rahula
SỨ MẠNG CỦA ÐỨC PHẬT.
Sứ mạng của đức Phật quả là độc đáo riêng biệt, vì thế cho nên sứ mạng này đứng biệt lập khác hẳn các tôn giáo khác trên thế giới. Sứ mạng của Ngài là mang lý tưởng của những con chim đang bay trong không trung về gần với trái đất, bởi lẽ thực phẩm để nuôi sống chúng thuộc về trái đất.
– Hazrat Inayat Khan,
” Thông Ðiệp Sufi”
MỘT TÔN GIÁO VŨ TRỤ.
Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo chung cho cả vũ trụ. Tôn giáo đó vượt ra ngoài ý tưởng một đấng Thiêng Liêng nào đó, các tín điều và lý thuyết. Tôn giáo đó bao trùm cả thiên nhiên và tinh thần, phải căn cứ vào ý niệm đạo giáo phát sanh từ những thực nghiệm của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo đáp ứng được các điều đó.
– Albert Einstein
PHẬT GIÁO VẪN GIỮ NGUYÊN KHÔNG BỊ ẢNH HƯỞNG
Lý thuyết của Phật pháp vẫn đứng vững ngày nay không bị ảnh hưởng bởi tiến trình của thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu bầy tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng tiến đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong phạm vi Giáo pháp (Dhamma) cũng vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hóa các khám phá xa hơn nữa. Về phương diện thu hút của lý thuyết nầy không dựa vào các khái niệm giới hạn của các tư tưởng sơ khai, về phương diện khả năng cũng không bị lệ thuộc vào những phủ định của tư tưởng.
– Franci Story,
“Phật giáo, Một Tôn Giáo Thế Giới”
MỘT TÔN GIÁO HOAN HỶ
Phật giáo hoàn toàn chống hẳn lại sự u sầu, phiền muộn, dằn vật, thái độ buồn bã, tất cả những điều này được coi như làm trở ngại việc hiểu rõ chân lý. Mặt khác, việc đáng lưu ý ở đây rằng, hoan hỷ là một trong “Bảy Yếu Tố Giác Ngộ”, những đức tính cần thiết phải được trau dồi để tiến tới Niết bàn.
– Thượng tọa Tiến Sĩ W.Rahula
MỘT THÁCH THỨC VỚI CÁC TÔN GIÁO KHÁC.
Phật giáo như chúng ta đang thấy, những gì đã được ghi chép sưu tập lại rất là thực tế, không phải là một hệ thống giả thuyết của thời đại sơ khai, về phương diện nầy Phật giáo dám thách thức với các tôn giáo khác.
– Giám Mục Gore,
“Ðức Phật và Chúa Christ”
KHÔNG CÓ SỰ GIẢ ÐỊNH TRONG PHẬT GIÁO
Ðiểm vinh quang trong Phật giáo là Phật giáo lấy trí tuệ làm yếu tố cốt lõi của sự cứu rỗi. Trong Phật giáo, đạo đức (Giới) và trí tuệ không thể tách rời nhau. Giới hình thành nền tảng của đời sống cao thượng, tri thức và trí tuệ là những yếu tố kiện toàn nó. Không quán triệt về luật nhơn quả và duyên sinh (Pratyasamutpada), thì không thể gọi là đạo đức chơn chánh, người gọi là đạo đức chơn chánh thì phải có được một nội quán và tri thức cần thiết nầy. Về lãnh vực nầy đạo Phật khác hẳn với các tôn giáo khác. Các tôn giáo thuộc nhất thần giáo khởi đầu với một số lý thuyết giả định và khi những giả định này mâu thuẩn với sự tiến bộ của tri thức loài người, thì gia tăng thêm phiền muộn. Ðạo Phật được thiết lập trên một tảng đá vững chắc của các sự thật, chính vì thế không bao giờ xa rời ánh sáng của tri thức.
– Giáo sư Lakhami Narasu,
“Tinh Hoa Phật giáo”.
ÐỨC PHẬT NHÌN XA HƠN CÁC NHÀ DUY TÂM HIỆN ÐẠI.
Ðức Cồ Ðàm bác bỏ hoàn toàn cả đến cái bóng của sự hiện hữu trường cữu bằng một sức mạnh siêu hình hữu ích lớn lao cho những sinh viên triết học và thấy rằng điều đó chỉ thỏa mãn một nữa trong lập luận về duy tâm nổi tiếng của Giám mục Berkeley. Thật là một dấu hiệu đáng kể về các lời đồn đại tế nhị của người Ấn về đức Cồ Ðàm đã có cái nhìn sâu xa hơn nhà duy tâm hiện đại vĩ đại nhất. Khuynh hướng về một tư tưởng giác ngộ ngày nay trên khắp thế giới không nghiêng về thần học, nhưng nghiêng về triết học và tâm lý học. Học thuyết nhị nguyên luận đang trở nên nguy hiểm.
Nguyên tắc căn bản của sự tiến hóa và nhất nguyên luận đã được chấp nhận bởi các nhà tư tưởng.
– Giáo Sư Huxley ,
“Tiến Hóa Ðạo Ðức”
CÁCH MẠNG VỀ TÔN GIÁO.
Hai mươi lăm thế kỷ qua, Ấn Ðộ mục kích một cuộc cách mạng về tri thức và về tôn giáo lên đến cao độ đã lật đổ chủ nghĩa độc thần, các nhà tu ích kỷ và thiết lập một tôn giáo hòa hợp, một hệ thống ánh sáng và tư tưởng được gọi là Giáo pháp (Dhamma), một Triết học Tôn giáo.
– Anagarika Dharmapala,
“Cái Nợ Của Thế Giới Ðối Với Ðức Phật”.
KẾ HOẠCH ÐỂ SỐNG.
Phật giáo là một phương thức làm sao để đạt được lợi lạc cao nhất từ cuộc sống. Phật giáo là một tôn giáo của trí tuệ mà ở đấy kiến thức và thông minh chiếm ưu thế. Ðức Phật không thuyết giảng để thâu nạp tín đồ mà là để soi sáng người nghe.
– Một Văn Hào Tây Phương”.
HÃY ÐẾN VÀ THẤY.
Phật giáo luôn luôn là vấn đề của biết và thấy chứ không phải là để tin suông. Giáo lý của đức Phật được gọi là Ehi- Passiko, mời bạn đến để thấy không phải đến để tin theo.
– Hòa thượng Tọa Tiến sĩ W. Rahula ,
“Ðức Phật Dạy Gì”
TÔN GIÁO CỦA CON NGƯỜI
Phật giáo sẽ trường tồn như mặt trời, mặt trăng và loài người hiện hữu trên mặt đất; do đó, Phật giáo là tôn giáo của con người, của nhân loại cũng như của tất cả.
– Bandaranaike, Cựu Thủ Tướng Sri Lanka.
NGƯỜI PHẬT TỬ KHÔNG LÀ NÔ LỆ CHO BẤT CỨ AI.
Người Phật tử không nô lệ cho sách vở hay bất cứ ai. Người đó cũng không hy sinh tự do tư tưởng của mình để trở thành một đệ tử của đức Phật. Người đó có thể luyện tập ý chí tự do c?a mình và mở mang kiến thức cho đến khi tự mình đạt được Phật quả, vì tất cả mọi người đều có khả năng thành Phật.
– Hòa thượng Narada Maha Thera,
“Phật giáo Là Gì”
SỐNG THEO NGUYÊN LÝ
Phật giáo dạy đời sống không bằng luật lệ mà bằng nguyên lý một đời sống cao đẹp; và chính vì thế Phật giáo là một tôn giáo khoan dung, một hệ thống nhân từ nhất dưới ánh mặt trời.
– Giáo Sĩ Joseph Wain
PHẬT GIÁO VẪN TỒN TẠI.
Phật giáo vẫn tồn tại như hồi nào, cả đến khi nếu phải chứng minh là đức Phật chưa bao giờ đã sống cả.
– Christmas Humphreys, “Phật giáo”.
NHỮNG VẤN ÐỀ HIỆN ÐẠI
Ðọc một chút về Phật giáo là đã biết rằng hai ngàn năm trăm trước đây, người Phật giáo đã hiểu rõ xa hơn và đã được thừa nhận về những vấn đề tâm lý hiện đại của chúng ta. Họ đã nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và đã tìm thấy câu trả lời.
– Tiến Sĩ Graham Howe
HUẤN LUYỆN TINH THẦN
Chúng ta nghe thấy rất nhiều ngày nay về sức mạnh tinh thần. Phật giáo là một hệ thống huấn luyện tinh thần toàn hảo và hữu hiệu đã được trình bày trước thế giới.
@TGIA PHAI = – Dudley Wright
THẾ HỆ MỚI
Ðức Phật sáng tạo một thế hệ mới, một thế hệ anh hùng đạo đức, một thế hệ cứu độ lao động, một thế hệ Phật.
– Manmatha Nath Sastri
TRUYỀN GIÁO ÐẦU TIÊN.
Phật giáo là tôn giáo truyến giáo đầu tiên trong lịch sử nhân loại với một thông điệp quốc tế là cứu độ tất cả nhân loại. Ðức Phật, sau khi giác ngộ, gửi 61 đệ tử đi mọi hướng với nhiệm vụ truyền đạt giáo pháp đem hạnh phúc và an lạc cho loài người.
– Tiến sĩ K.N. Jayatilleke,
“Phật giáo Và Hòa Bình”
KHÔNG BẮT BUỘC THEO ÐẠO
Phật giáo chưa bao giờ ép ai theo dù dưới hình thức nào – hoặc ép buộc ý tưởng và niềm tin đối với người không thích, hoặc bằng bất cứ một sự tâng bốc nào, bằng lừa gạt hay ve vãn, hầu đoạt được thắng lợi để gia nhập vào quan điểm riêng tư của mình. Những nhà truyền giáo của đạo Phật không bao giờ thi đua để dành người quy nạp vào Ðạo như nơi chợ búa.
– Tiến sĩ G. P. Malasekara.
SỰ KIỆN TỐI HẬU CỦA HIỆN THỰC
Ðây, việc cần thiết là lưu ý đến một đặc tính duy nhất của đạo Phật nghĩa là, Phật giáo là một tôn giáo duy nhất, bậc thầy của tôn giáo, mà kết quả là một triết lý thích hợp nói cho chúng ta biết về những sự kiện tối hậu của hiện hữu và hiện thật. Ðạo Phật là con đường của sự sống xuất phát từ việc chấp nhận quan điểm của đời sống và xem sự sống là hiện thật. Triết lý của đức Phật không phải là không kể đến tính chất của kiến thức.
– Tiến Sĩ K.N.Jayatilleke,
“Phật giáo và Hòa Bình”
KHÔNG CUỒNG TÍN.
Chỉ nói về Phật giáo thôi, ta có thể xác nhận là tôn giáo này thoát khỏi tất cả cuồng tín. Phật giáo nhằm tạo trong mỗi cá nhân một sự chuyển hóa nội tâm bằng cách tự chiến thắng lấy mình. Nhờ đến sức mạnh và tiền bạc hay cả đến sự chinh phục để tác động mọi người vào đạo thì sao? Ðức Phật chỉ rõ một con đường giải thoát duy nhất để cho cá nhân tự quyết định nếu muốn theo tôn giáo này.
– Giáo Sư Lakshmi Nasaru,
“Tinh Hoa của Phật giáo”
PHẬT GIÁO VÀ CÁC NIỀM TIN KHÁC
Phật giáo giống như lòng bàn tay, các tôn giáo khác như các ngón tay.
– The Great Khan Mongka
PHẬT GIÁO KHÔNG PHẢI LÀ TÔN GIÁO BUỒN TẺ.
Một số người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo tối tăm buồn tẻ. Không đúng như vậy, tôn giáo này làm các tín đồ hăng hái và vui tươi. Khi chúng ta đọc những chuyện sanh ra đời của các Bồ tát, các đức Phật tương lai, chúng ta hiểu Ngài đã tu tập hạnh Nhẫn nhục Ba la mật. Ðức hạnh này giúp chúng ta cảm thấy vui lòng cả đến lúc chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở ngại hay hoan hỷ trong các niềm an lạc khác.
– Thượng Tọa Gnanatiloka,
một học giả Phật giáo người Ðức.
PHẬT GIÁO VÀ AN SINH XÃ HỘI.
Những ai nghĩ rằng Phật giáo chỉ chú trọng đến lý tưởng cao thượng, đạo đức uyên thâm và tư tưởng triết lý, và không lưu ý đến xã hội kinh tế an lạc của con người, là nhầm lẫn. Ðức Phật chú trọng đến hạnh phúc của con người. Với Ngài, hạnh phúc không thể có được nếu không có một đời sống trong sạch căn cứ vào những nguyên tắc đạo đức và tinh thần. Nhưng Ngài biết là thực hành một cuộc sống như vậy khó khăn trong những điều kiện vật chất và xã hội không tốt đẹp.
Phật giáo không coi an lạc vật chất là cứu cánh; đó chỉ là một phương tiện để đi đến cứu cánh, một cứu cánh cao cả và cao thượng hơn. Nhưng đó cũng là một phương tiện cần thiết, cần thiết trong việc hoàn tất mục tiêu cho hạnh phúc của con người. Cho nên Phật giáo công nhận sự cần thiết của một số điều kiện vật chất tối thiểu để đem lại thành công cho tinh thần – cả đến một vị tu sĩ tham thiền ở một nơi hẻo lánh.
– Hòa thượng Tiến sĩ W.Rahula ,
“Ðức Phật Dạy gì”
TẤM GƯƠNG TỪ ASOKA (A DỤC VƯƠNG)
Quay về Phật giáo, bạn sẽ đọc thấy Asoka (A Dục Vương) không những thuyết giảng đạo đức cao thượng mà đã sử dụng quyền uy của một đế vương trong một phương pháp làm các bậc đế vương hiện đại của các niềm tin khác phải hổ thẹn.
– Geoffrey Mortiner,
một nhà văn Tây Phương.
NHỮNG NGUYÊN TẮC KHÔNG THAY ÐỔI.
Không thể cho rằng Phật giáo bị suy yếu, ngay hiện tại, vì Phật giáo bắt nguồn trên những nguyên tắc cố định chưa bao giờ bị sửa đổi.
– Gertrude Garatt
DHAMMA (GIÁO PHÁP) LÀ QUY LUẬT.
Tất cả lời dạy của đức Phật có thể được tóm tắt trong một chữ “Dhamma” (Pháp). Quy luật này là chơn thật, không những hiện hữu trong tâm con người mà còn tồn tại trong vũ trụ. Tất cả trong vũ trụ đều là sự hiển lộ của Dhamma. Quy luật của tự nhiên mà các nhà khoa học hiện đại đã khám phá ra đều là biểu hiện của Dhamma. Khi mặt trăng mọc và lặn, đó là vì pháp, cũng do qui luật (Dhamma), vì Dhamma là cái quy luật đang tồn tại trong vũ trụ và tác động mọi chuyện theo nhiều cách khác nhau mà đã được nghiên cứu qua các ngành vật lý, hóa học, động vật học, thực vật học và thiên văn học. Dhamma hiện hữu trong vũ trụ cũng như Dhamma hiện hữu trong tâm con người. Nếu con người sống đúng với pháp thì sẽ giải thoát khỏi khổ đau và đạt đến Niết bàn.
– Thượng Tọa A. Mahinda
SỰ NGƯỢC ÐÃI
Trong những tôn giáo vĩ đại của lịch sử, tôi thích Phật giáo, nhất là những dạng thức thuở ban đầu, vì tôn giáo này có ít yếu tố ngược đãi nhất.
– Bertrand Russell
TÁN THƯỞNG PHẬT GIÁO
Mặc dù người ta có thể được thu hút từ nguyên thủy bởi sự khoáng đạt của tôn giáo này nhưng người ta chỉ có thể tán dương giá trị thực sự của Phật giáo khi người ta phán xét kết quả tạo ra của tôn giáo này không qua đời sống của chính mình từ ngày này qua ngày khác.
– Tiến Sĩ Edward Conze,
Một học Giả Phật giáo Tây Phương.
KIẾN THỨC LÀ CHÌA KHÓA ÐỂ TIẾN TỚI CON ÐƯỜNG CAO ÐẸP HƠN.
Không có những thú vui nhục dục, cuộc sống có thể chịu đựng được không? Không tin tưởng vào bất tử, con người có thể có đạo đức không? Không sùng bái một thần linh con người có thể tiến tới điều chánh đáng không? Ðược, đức Phật trả lời, cứu cánh có thể đạt được bởi kiến thức; một mình kiến thức là chìa khóa để tiến tới con đường cao đẹp hơn, con đường mà trong đời sống đáng theo đuổi; kiến thức đem lại an tĩnh và hòa bình cho đời sống giúp cho con người không xao xuyến đối với những cơn bão tố của thế giới đầy biến động.
– Giáo Sư Karl Pearson
MAY MẮN THAY NGƯỜI PHẬT TỬ.
Những tín đồ khiêm tốn của đức Phật may mắn biết là nhường nào, họ đã không thừa hưởng lối ngụy biện của sự không sai lầm ở bất cứ một cuốn sách nào ngay từ lúc bắt đầu.
– Thượng Tọa Giáo Sư Ananda Kaushalyayana
PHẬT GIÁO VÀ NGHI LỄ
Phật giáo là một tôn giáo tự giác, ít lễ nghi. Một hành động được thực thi với chính sự suy tư thì tự nó đã điều kiện hóa để không còn là một nghi lễ. Phật giáo nhìn bề ngoài có vẻ nhiều nghi lễ nhưng thực ra không phải như vậy.
– Tiến sĩ W.F.Jayasuriya,
“Tâm lý và Triết lý Phật giáo”
VỊ CỨU THẾ.
Nếu đức Phật được gọi là vị Cứu thế, đó chỉ có nghĩa là Ngài đã khám phá ra và chỉ cho nhân loại biết con đường Giải thoát: Niết bàn. Nhưng chúng ta phải tự mình bước trên con đường này.
– Hòa thượng Tiến sĩ W. Rahula ,
“Ðức Phật Dạy gì”
KHÔNG CÓ ÁP LỰC
Tự mình bắt ép mình tin hay chấp nhận một việc mà không hiểu thấu thì đó là hình thái chính trị chứ không phải hình thái của tâm linh hay trí tuệ.
– Hòa thượng Tiến sĩ W. Rahula ,
“Ðức Phật Dạy gì”
KÍNH TRỌNG CÁC TÔN GIÁO KHÁC.
Ta không nên chỉ tôn vinh tôn giáo riêng của mình và chỉ trích các tôn giáo của người khác. Ta nên kính trọng tôn giáo của những người khác vì lý do này hay lý do nọ. Làm như vậy, ta đã giúp đỡ tôn giáo chính mình phát triển và cũng là giúp ích tôn giáo khác. Hành động ngược lại là chính ta đã đào huyệt cho tôn giáo mình và cũng làm hại tôn giáo khác. Bất cứ ai vinh danh tôn giáo mình và chỉ trích tôn giáo khác, tưởng lầm như vậy là sùng bái tôn giáo mình “tán dương tôn giáo mình”. Nhưng ngược lại, chính là đã làm tổn thương nghiêm trọng tôn giáo mình. Nên hòa thuận thì tốt hơn: Hãy lắng nghe tất cả, sẳn sàng nghe với thiện chí những học thuyết của các tôn giáo khác.
– Hoàng đế Asoka (A Dục Vương)
NIỀM HÃNH DIỆN THẬT SỰ
Tôn giáo của sự sống được phán xét không phải chỉ thuần bằng những sự thật được tuyên cáo nhưng cũng chính bằng sự thay đổi mà tôn giáo này đã đem lại cho cuộc sống của tín đồ. Cho đến nay, theo kinh nghiệm, Phật giáo có một kỷ lục về thành tựu mà chúng ta có thể lấy đó là một niềm hãnh diện thật sự.
– D. Valisinha, Tổng Thư Ký, Hội Maha Bodhi,
“Con đường sống của người Phật tử”
VÔ THỨC
Cũng có thể nói rằng Ấn độ đã khám phá ra vô thức sớm hơn những nhà tâm lý học Tây phương. Theo họ, vô thức gồm có tất cả những cảm tưởng nằm trong cá nhân được di sản từ kiếp trước. Kỹ thuật thiền định Phật giáo chú trọng đến sức mạnh tiềm ẩn, là sự khai phóng đầu tiên của tâm lý phân tích học hiện đại, cũng như của sự huấn luyện tinh thần tự sinh v.v…
– Giáo sư Von Glasenapp,
Một học giả Ðức.
PHÂN TÍCH HỢP LÝ
Phật giáo là một tôn giáo vĩ đại duy nhất của thế giới, một cách ý thức và chân thực tôn giáo này dựa trên căn bản một hệ thống phân tích hợp lý những khó khăn của đời sống và cách thức giải quyết khó khăn ấy.
– Moni Bagghee
“Ðức Phật của Chúng ta”
KẺ THÙ CỦA TÔN GIÁO.
Có rất ít cái mà ta gọi là tín điều trong giáo lý của đức Phật, một quan điểm rộng rãi thật hiếm hoi và cũng không mấy phổ thông trong thời đại chúng ta, Ngài từ chối việc dấu giếm các lời bình phẩm. Ðối với Ngài, thiếu độ lượng khoan dung là kẻ thù lớn nhất của tôn giáo.
– Tiến Sĩ S. Radhakrishnan ,
“Ðức Phật Cồ Ðàm”
ÓC MÔN PHÁI
Hầu hết các tân tín đồ của các giáo phái khác bị kiểm soát bởi các Trưởng giáo của họ và bị cấm không được đọc các thánh kinh, chủ nghĩa, tạp chí, các loại sách bỏ túi hay học thuyết của tôn giáo khác. Việc này rất hiếm thấy trong Phật giáo.
– Phra Khantipalo,
“Ðộ lượng”
NĂM GIỚI
Năm giới này cho thấy năm hướng chính mà người Phật tử tự mình kiểm soát để tri hành. Ðó là: giới thứ nhất răn người phật tử kiềm chế nóng giận; giới thứ hai kiềm chế tham đắm vật chất; giới thứ ba, kiềm chế nhục dục; giới thứ tư, kiềm chế sự khiếp nhược và ác ý (nguyên nhân không chân thật) và giới thứ năm; kiềm chế lòng ham muốn các sự kích thích nhơ bẩn.
– Edmond Holmes,
“Tín điều của đức Phật”
NGƯỜI ÐẠT ÐƯỢC THẮNG LỢI VĨ ÐẠI
Một trong những nhà học giả đầu tiên khởi công dịch văn chương Pali sang Anh ngữ, là con một giáo sĩ nỗi tiếng. Mục đích của ông ta khi làm công việc này muốn để chứng tỏ Cơ đốc giáo vượt trên Phật giáo. Ông ta đã thất bại trong nhiệm vụ này nhưng lại đạt được một thắng lợi vĩ đại hơn nhiệm vụ ông ta mong muốn: Ông ta trở thành một phật tử. Chúng ta không bao giờ quên được cái cơ duyên đã thúc đẩy ông ta thực hiện ý định đồng thời mang Giáo pháp quý giá (Dhamma) đến cho hàng ngàn độc giả Tây phương. Tên của học giả vĩ đại này là Tiến Sĩ Rhys Davids.
– Thượng tọa A.Mahinda,
“Blue Print of Happiness “
VẬN MỆNH NHÂN LOẠI
Trên những giải đất mênh mông của thế giới, vận mệnh nhân loại vẫn còn tồn tại. Rất có thể trong sự tiếp xúc với khoa học Tây phương và cảm hứng bởi tinh thần lịch sử, giáo lý căn bản của Ðức Cồ Ðàm được phục hưng và thuần khiết, có thể chiếm một vị trí phần lớn trong hướng đi của vận mệnh nhân loại.
– H.G.Well
HỆ THỐNG NGHỊ VIỆN VAY MƯỢN TỪ PHẬT GIÁO
Có thể chắc chắn là khuynh hướng về một chính phủ tự trị biểu lộ bởi những hình thức đa dạng của sự hợp tác nhận được từ sự thúc đẩy của Phật giáo về sự bác bỏ quyền hành của giới chức thầy tu và xa hơn nữa chủ thuyết bình đẳng của Phật giáo minh chứng bằng sự loại bỏ giai cấp đặc quyền. Quả nhiên về các sách Phật giáo, chúng ta phải thừa nhận đường lối trong những vụ điển hình lúc sơ khai về các cơ cấu đại diện tự quản trị được điều động. Có thể là một ngạc nhiên cho nhiều người biết rằng trong các cuộc hội nghị của Phật giáo từ trên 2500 năm qua người ta đã thấy những hoạt động giống như ngày nay chúng ta thực thi tại nghị trường.
Thẩm quyền trong hội nghị được bảo vệ bằng cách bổ nhiệm một giới chức đặc biệt. Viện trưởng đầu tiên trong Hạ nghị viện của chúng ta. Một giới chức thứ hai được bổ nhiệm để kiểm soát khi túc số cần thiết được bảo đảm, theo kiểu Nghị viện Chief Whip trong hệ thống của chúng ta. Một nhân viên phụ trách điều động dưới hình thức biểu quyết sau khi vấn đề được mang ra thảo luận. Trong một vài trường hợp vấn đề chỉ phải làm một lần, và đến ba lần trong các trường hợp khác, thủ tục tại Nghị viện đòi hỏi dự án phải được đọc lần thứ ba trước khi dự án này thành luật. Nếu cuộc thảo luận có những quyết định bằng đa số tuyệt đối trong một cuộc đầu phiếu kín.
– Hầu Tước của Zetland, nguyên phó vương Ấn Ðộ,
“Legacy of India”
-ooOoo-