Phần chú-giải 5 pháp-chướng-ngại

Trong  chú-giải  bài  Kinh  Mahāsatipaṭṭhāna- suttavaṇṇanā, phần chú-giải đoạn kinh pháp- chướng-ngại trong pháp niệm-xứ được tóm lược như sau:

Pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) là loại phiền- não phát sinh trong tâm đối với mọi phàm-nhân, làm ngăn cản mọi thiện-pháp không thể phát sinh được như là phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, pháp-hành hành-thiền, v.v… nhất là pháp-hành thiền-định.

Pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) có 5 loại, mà mỗi pháp-chướng-ngại sinh và diệt do nhân của mỗi pháp khác nhau như sau:

1- Tham-dục chướng-ngại

1.1- Nhân sinh tham-dục chướng-ngại

Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng- ngại phát sinh do 2 nhân:

1-    Subhanimitta: Đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, … cho là tốt đẹp đáng hài lòng, nên phát sinh tham-tâm.

2-   Ayonisomanasikāra: Sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là:

–     Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô- thường (anicca), do si-tâm biết sai lầm cho là thường (nicca).

–     Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha), do si-tâm biết sai lầm cho là lạc (sukha).

–     Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anatta), do si-tâm biết sai lầm cho là ngã (atta).

–     Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha), do si-tâm biết sai lầm cho là tịnh, tốt đẹp (subha).

Nếu khi tỳ-khưu có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối- tượng cho là subha: xinh đẹp thì tham-dục chướng-ngại phát sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–      Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có ayoniso- manasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng cho là subha: tốt, xinh đẹp làm nhân-duyên cho tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, hoặc tham-dục chướng- ngại đã phát sinh lại càng tăng thêm nhiều.

1.2- Nhân diệt tham-dục chướng-ngại

Diệt tham-dục chướng-ngại có 2 nhân:

1- Asubhanimitta: Đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, … có trạng-thái bất-tịnh đáng chán.

2- Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là:

–   Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô- thường (anicca) thì trí-tuệ biết đúng là vô- thường (anicca).

–   Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái khổ (dukkha) thì trí-tuệ biết đúng là khổ (dukkha).

–   Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái vô-ngã (anatta) thì trí-tuệ biết đúng là vô-ngã (anatta).

–   Sắc-pháp, danh-pháp có trạng-thái bất-tịnh (asubha) thì trí-tuệ biết đúng là bất-tịnh (asubha).

Nếu khi tỳ-khưu có yonisomanasikāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng nơi đối- tượng có trạng-thái asubha: bất-tịnh, không xinh đẹp thì diệt được tham-dục chướng-ngại đã sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–   Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có yonisomanasi- kāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng nơi đối-tượng có trạng-thái asubha: bất-tịnh, làm nhân-duyên ngăn ngừa tham-dục chướng- ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc diệt được tham-dục chướng-ngại đã sinh.

Thật ra, tham-dục chướng-ngại đó là tham- tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm chỉ bị diệt tận được (không còn sinh nữa) do năng lực của A- ra-hán Thánh-đạo-tuệ mà thôi.

*  Pháp diệt tham-dục chướng-ngại

Tuy nhiên, pháp để diệt tham-dục chướng-ngại còn có 6 pháp như sau:

1- Học 10 đề-mục thiền-định asubha: bất-tịnh.

2- Thường thực-hành đề-mục bất-tịnh.

3- Cẩn trọng giữ gìn trong 6 môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) không để tham-dục chướng- ngại phát sinh.

4- Biết tri túc trong vật thực (không nên ăn quá no, nên ngưng lại còn 4-5 miếng vật thực, để uống nước là đủ no).

5- Thường hay gần gũi thân cận với người bạn tốt, để được khuyến khích, nhắc nhở.

6- Nói chuyện về những điều thích hợp (về tội lỗi của ngũ-dục), để diệt tham-dục chướng-ngại.

Hành-giả nên thực-hành các pháp trong 6 pháp này, để giúp hỗ trợ cho hành-giả có khả năng ngăn ngừa tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc diệt tham-dục chướng-ngại đã sinh.

2- Sân-hận chướng-ngại

2.1- Nhân sinh sân-hận chướng-ngại

Abyāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại phát sinh do 2 nhân:

–   Paṭighanimitta: Đối-tượng thù-hận làm khổ tâm, do nghĩ người ấy đã từng làm khổ mình hoặc làm khổ người thân của mình, nên phát sinh sân-tâm.

–   Ayonisomanasikāra: Sự biết trong tâm do si- tâm biết sai lầm trong 4 trạng-thái của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

Nếu khi tỳ-khưu có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng cho là paṭigha: thù-hận, làm khổ tâm, nên sân-hận chướng-ngại phát sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–    Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có ayonisomanasi- Kāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong  đối-tượng  cho  là  paṭigha:  thù-hận  người ấy, làm nhân-duyên cho sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, hoặc sân-hận chướng- ngại đã phát sinh lại càng tăng thêm nhiều.

2.2-  Nhân diệt sân-hận chướng-ngại

Diệt sân-hận chướng-ngại có 2 nhân:

–   Mettācetovimutta: Tâm-từ rải khắp mọi chúng-sinh thoát khỏi phiền-não sân.

–   Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh.

Nếu khi tỳ-khưu có yonisomanasikāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng nơi đối-tượng mọi chúng-sinh, có tâm-từ rải khắp mọi chúng- sinh thì diệt được sân-hận chướng-ngại đã sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–   Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có yonisomanasi- kāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng nơi đối-tượng mọi chúng-sinh, có tâm-từ rải khắp mọi chúng-sinh làm nhân-duyên ngăn ngừa sân- hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc diệt được sân-hận chướng-ngại đã sinh.

Thật ra, sân-hận chướng-ngại đó là sân tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm chỉ bị diệt tận (không còn sinh nữa) do năng lực của Bất-lai Thánh- đạo-tuệ mà thôi.

*  Pháp diệt sân-hận chướng-ngại

Tuy nhiên, pháp để diệt sân-hận chướng-ngại có 6 pháp như sau:

1-  Học đề-mục thiền-định niệm rải tâm-từ.

2-  Thường thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ.

3-  Suy xét sâu sắc đúng đắn tất cả mọi chúng-sinh đều có nghiệp là của riêng.

4-  Suy xét sâu sắc về nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh.

5-  Thường hay gần gũi thân cận với người bạn tốt để được khuyến khích, nhắc nhở.

6-  Nói chuyện về những điều thích hợp (về tâm-từ và quả báu của tâm-từ) để diệt sân-hận chướng-ngại.

Hành-giả nên thực-hành các pháp trong 6 pháp này, để giúp hỗ trợ cho hành-giả có khả năng ngăn ngừa sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc để diệt sân-hận chướng-ngại đã sinh.

*     Hành-giả thường thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ cho mình rằng:

“- Mong cho tôi không oan trái với tất cả mọi chúng-sinh.

–  Mong cho tôi không có khổ tâm sầu não.

–  Mong cho tôi không có khổ thân.

–  Mong cho tôi giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.”

*   Hành-giả thường thực-hành đề-mục niệm rải tâm-từ đến tất cả mọi chúng-sinh rằng:

“- Mong cho tất cả chúng-sinh không oan trái lẫn nhau.

–    Mong cho tất cả chúng-sinh không có khổ tâm sầu não.

–    Mong cho tất cả chúng-sinh không có khổ thân.

–    Mong cho tất cả chúng-sinh giữ gìn thân tâm thường được an-lạc.”

Nếu hành-giả thực-hành như vậy thì diệt được sân-hận chướng-ngại.

*   Hành-giả suy xét về nghiệp và quả của nghiệp như Đức-Phật truyền dạy rằng:

“Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta; ta tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’ ta sẽ là  người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.”

Tất cả mọi chúng-sinh lớn nhỏ cũng đều có nghiệp và quả của nghiệp là của riêng mỗi chúng-sinh. (1)

Hành-giả suy xét sâu sắc về nghiệp và quả của nghiệp của mình, và nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng-sinh như vậy.

Hành-giả suy xét rằng:

“Nếu ta nổi cơn sân-hận giận dữ đến người mà ta cho là kẻ thù ấy, thì chỉ tự làm khổ ta mà thôi, ta đã tạo ác-nghiệp sân-hận rồi, nếu ác- nghiệp sân-hận ấy có cơ hội cho quả thì ta khó tránh khỏi tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục, chịu khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp sân-hận ấy mới thoát khỏi cõi địa-ngục.

Thật ra, nếu khi ta nổi cơn sân-hận giận dữ ở trong tâm đến người mà ta cho là kẻ thù nào, thì ta không thể gây ra sự tai hại nào về các điều- giới, các thiện-pháp của kẻ thù ấy cả, mà chỉ có ta đã tạo ác-nghiệp sân-hận, tự làm khổ chính mình mà thôi.”

Nếu hành-giả suy xét về nghiệp và quả của nghiệp của mình và của người khác như vậy, thì diệt được sân-hận chướng-ngại.

3- Buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại

3.1- Nhân sinh buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại

Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn- ngủ chướng-ngại phát sinh do 2 nhân:

–  Không thích đối-tượng, thân lười biếng, say trong vật thực, tâm mệt mỏi buông bỏ đối-tượng.

–  Ayonisomanasikāra: Sự biết trong tâm do si- tâm biết sai lầm trong 4 trạng-thái của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

Nếu khi tỳ-khưu có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối- tượng mà tâm không thích, thân lười biếng, say trong vật thực, tâm mệt mỏi buông bỏ đối- tượng, … thì buồn-chán – buồn-ngủ chướng- ngại phát sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–  Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có ayonisomanasi- kāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng mà tâm không thích, thân lười biếng, say trong vật thực, tâm mệt mỏi buông bỏ đối-tượng, … làm nhân-duyên cho buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, hoặc buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại đã phát sinh lại càng tăng thêm nhiều.

3.2- Nhân diệt buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại

Diệt buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại có 2 nhân:

–      Sự bắt đầu tinh-tấn, tinh-tấn nhiều thoát ra khỏi sự lười biếng, tinh-tấn không ngừng trong thiện-pháp.

–      Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng- thái bất-tịnh.

Nếu khi tỳ-khưu có yonisomanasikāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết bắt đầu tinh- tấn, tinh-tấn nhiều thoát ra khỏi sự lười biếng, tinh-tấn không ngừng trong thiện-pháp, thì diệt được buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại đã sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–    Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có yonisomanasi- kāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết bắt đầu tinh-tấn, tinh-tấn nhiều thoát ra khỏi sự lười biếng, tinh-tấn không ngừng trong thiện-pháp, làm ngăn ngừa buồn-chán – buồn-ngủ chướng- ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc diệt được buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại đã sinh.

Thật ra, buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại đó là 2 bất-thiện tâm-sở đồng sinh với 5 bất- thiện-tâm cần tác-động, chỉ bị diệt tận (không còn sinh nữa), do năng lực của A-ra-hán Thánh- đạo-tuệ mà thôi.

*  Pháp diệt buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại

Tuy nhiên, pháp để diệt buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại có 6 pháp như sau:

1- Biết tri túc trong vật thực, ăn vừa đủ sống.

2- Biết thay đổi oai-nghi thích hợp.

3- Đại-thiện-tâm hướng đến ánh sáng.

4- Ở nơi sáng sủa.

5- Thường hay gần gũi thân cận với người bạn tốt, để được khuyến khích, nhắc nhở.

6- Nói chuyện về những điều thích hợp để có tâm thức tỉnh.

Hành-giả nên thực-hành các pháp trong 6 pháp này, để giúp hỗ trợ cho hành-giả có khả năng ngăn ngừa buồn-chán – buồn-ngủ chướng- ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc để diệt buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại đã sinh.

4- Phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại

4.1- Nhân sinh phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại

Uddhaccakukkuccanīvaraṇa đó là uddhacca: phóng-tâm, là nghĩ chưa hết chuyện này liền sang chuyện khác, và kukkucca: hối-hận, là ăn năn không tạo thiện-nghiệp mà tạo ác-nghiệp, cả 2 đều là pháp chướng-ngại phát sinh do 2 nhân:

–  Tâm bất an, không an trú trong đối-tượng, …

–  Ayonisomanasikāra: Sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

Nếu khi tỳ-khưu có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm không an trú trong đối- tượng, tâm bất an, thì phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại phát sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–  Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có ayonisomanasi- kāra: sự biết trong tâm do si-tâm không an trú trong đối-tượng, tâm bất an làm nhân-duyên cho phóng-tâm-hối-hận chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, hoặc phóng-tâm – hối-hận chướng- ngại đã phát sinh lại càng tăng thêm nhiều.

4.2- Nhân diệt phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại

Diệt phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại có 2 nhân:

–  Tâm ổn định, định-tâm an trú trong đối-tượng.

–   Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh.

Nếu khi tỳ-khưu có yonisomanasikāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ đồng sinh với đại-thiện- tâm có định-tâm an trú trong đối-tượng, thì diệt được phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại đã sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–   Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có yonisomanasi- kāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ đồng  sinh với đại-thiện-tâm có định-tâm an trú trong đối-tượng, làm nhân-duyên ngăn ngừa phóng- tâm – hối-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc diệt được phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại đã sinh.

Thật ra, phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại là 2 loại tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm và hối-hận tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm chỉ bị diệt tận (không còn sinh nữa) do năng lực của 2 Thánh-đạo-tuệ là A-ra- hán Thánh-đạo-tuệ diệt tận được phóng-tâm và Bất-lai Thánh-đạo-tuệ diệt tận được hối-hận.

*  Pháp diệt phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại

Tuy nhiên, pháp để diệt phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại có 6 pháp như sau:

1-  Học nhiều hiểu rộng.

2-  Thường hay bạch hỏi những bậc thiện-trí những điều chưa hiểu biết.

3-  Hiểu biết rành rẽ trong tạng Luật.

4-  Thường đến hầu đảnh lễ các bậc thiện-trí, lắng nghe pháp của bậc thiện-trí.

5-  Thường hay gần gũi thân cận với người bạn tốt, để được khuyến khích, nhắc nhở.

6-  Nói chuyện về những điều thích hợp để diệt phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại.

Hành-giả nên thực-hành các pháp trong 6 pháp này, để giúp hỗ trợ cho hành-giả có khả năng ngăn ngừa phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại không phát sinh, hoặc để diệt phóng-tâm – hối- hận chướng-ngại đã sinh.

5- Hoài-nghi chướng-ngại

5.1- Nhân sinh hoài-nghi chướng-ngại

Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng-ngại là hoài-nghi nơi Tam-bảo, nơi nghiệp và quả của nghiệp, phát sinh do 2 nhân:

–  Tâm hoài-nghi nơi Tam-bảo, nơi nghiệp và quả của nghiệp.

–  Ayonisomanasikāra: Sự biết trong tâm do si- tâm biết sai lầm trong 4 trạng-thái của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới cho là thường, lạc, ngã, tịnh.

Nếu khi tỳ-khưu có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm hoài-nghi nơi Tam-bảo, nơi nghiệp và quả của nghiệp, thì hoài-nghi chướng-ngại phát sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–   Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có ayonisomanasi- kāra: sự biết trong tâm với si-tâm hoài nghi nơi Tam-bảo, nơi nghiệp và quả của nghiệp làm nhân-duyên cho hoài-nghi chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, hoặc hoài-nghi chướng-ngại đã sinh lại càng tăng thêm nhiều.

5.2- Nhân diệt hoài-nghi chướng-ngại

Diệt hoài-nghi chướng-ngại có 2 nhân:

–  Có đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.

–  Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh.

Nếu khi tỳ-khưu có yonisomanasikāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ đồng sinh với đại-thiện- tâm biết phân biệt các pháp như thiện-pháp, ác- pháp, pháp nên hành, không nên hành, v.v… thì diệt được hoài-nghi chướng-ngại đã sinh.

Vì vậy, Đức-Phật dạy rằng:

–  Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu có yonisomanasi- kāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ đồng  sinh với đại-thiện-tâm biết các pháp là thiện- pháp, ác-pháp, pháp không có tội, pháp có tội, pháp nên hành, pháp không nên hành,… làm nhân-duyên ngăn ngừa hoài-nghi chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc diệt được hoài-nghi chướng-ngại đã sinh.

Thật ra, hoài-nghi chướng-ngại đó là hoài- nghi tâm-sở đồng sinh với si-tâm hợp với hoài- nghi, chỉ bị diệt tận (không còn sinh nữa) do năng lực của Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ mà thôi.

*  Pháp diệt hoài-nghi chướng-ngại

Tuy nhiên, pháp diệt hoài-nghi chướng-ngại có 6 pháp như sau:

1-  Đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng.

2-  Thường hay bạch hỏi các bậc thiện-trí những điều chưa hiểu.

3-  Hiểu biết rành rẽ trong tạng Luật.

4-  Có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo là Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.

5-  Thường hay gần gũi thân cận với người bạn tốt, để được khuyến khích, nhắc nhở.

6-  Nói chuyện về những điều thích hợp, để diệt hoài-nghi chướng-ngại.

Hành-giả nên thực-hành các pháp trong 6 pháp này, để giúp hỗ trợ cho hành-giả có khả năng ngăn ngừa hoài-nghi chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoặc để diệt hoài-nghi chướng- ngại đã sinh.

Thật vậy, vị tỳ-khưu nào cố gắng tinh-tấn học hỏi hiểu biết thuộc lòng các bộ trong Tam-tạng Pāḷi, học hỏi nghiên cứu hiểu biết các bộ Chú- giải Pāḷi thì vị tỳ-khưu ấy có khả năng diệt được hoài-nghi chướng-ngại do đa văn túc trí, học nhiều hiểu rộng.

Hoặc vị tỳ-khưu nào thường hay bạch hỏi các bậc thiện-trí những điều chưa hiểu; hoặc hiểu biết rành rẽ trong tạng Luật, không còn hoài-nghi về các điều-giới; hoặc có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo là Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức- Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp; hoặc thường hay gần gũi thân cận với người bạn tốt, để được khuyến khích, nhắc nhở; hoặc nói chuyện về những điều thích hợp như nói về 9 ân-Đức- Phật, 6 ân-Đức-Pháp, 9 ân-Đức-Tăng, nói về nghiệp và quả của nghiệp, cũng có khả năng diệt được hoài-nghi chướng-ngại.

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app