PHẦN 2. SAI LẦM TRONG VIỆC NHẬN TIỀN
Trước khi nhập diệt, Đức Phật đã nói rằng nói sau khi Ngài nhập diệt, Tăng đoàn có thể – nếu họ muốn – hủy bỏ những giới luật thấp hay thứ yếu của Tạng Luật. Một vài Tỳ khưu đã trích dẫn điều này như một lý do để hỗ trợ cho việc họ nhận tiền, nhưng những trích dẫn tiếp theo từ các bộ Kinh cho thấy những giới luật ngăn cấm việc sử dụng tiền không phải là những giới luật thấp hay thứ yếu. Những giới luật sử dụng tiền bạc được những trích dẫn này đưa ra là nền tảng và cốt tủy cho sự thành tựu giác ngộ. Kinh Maniculaka: (Samyutta Nikaya, Salayatana Samyutta, Gamani Samyutta, Kinh số 10,):
Khi ấy Đức Thế Tôn đang cư trú ở Rajagaha (thành Vương Xá) tại một nơi gọi là Veluvana (Trúc Lâm Tịnh Xá), ở đó những con sóc và chim muông được nuôi dưỡng. Vào lúc đó, quần thần tụ họp trong cung điện của nhà vua và trong khi họ tụ họp cuộc đàm luận này đã phát sinh:
‘Đối với những tu sĩ là các trưởng tử của Thái tử dòng họ Thích Ca (Đức Phật) thì vàng, bạc và tiền được cho phép. Những tu sĩ là trưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca ưng thuận vàng, bạc, và tiền. Những tu sĩ là trưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca nhận vàng, bạc và tiền.’
Vào lúc đó vị trưởng làng là Maniculaka đang có mặt trong cuộc họp và ông nói với mọi người:
‘Thưa quý vị, đừng nói như thế. Vàng, bạc, và tiền không được cho phép đối với những tu sĩ là các trưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca. Những tu sĩ trưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca không ưng thuận vàng, bạc, hay tiền. Những tu sĩ trưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca không nhận vàng, bạc, và tiền. Những tu sĩ trưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca đã từ bỏ vàng, ngọc và không có tiền của.’
Nhưng trưởng làng Maniculaka không thể thuyết phục những người ấy.
Sau đó trưởng làng Maniculaka tới gặp Đức Thế Tôn, và sau khi tới gần Đức Thế tôn ông lễ lạy và ngồi sang một bên. Trong khi ngồi ở một bên trưởng làng Maniculaka nói với Đức Thế Tôn:
‘Thưa Thế Tôn, trong hoàng cung quần thần của nhà vua đang tụ họp… (Ông lập lại tất cả những điều đã được nói ở trên.)… Nhưng Thế Tôn, con không thể thuyết phục tập hội đó.
‘Thưa Thế tôn, do giải thích như thế con là người diễn đạt những điều Đức Thế Tôn nói hay con đã xuyên tạc Đức Thế Tôn? Con đã trả lời phù hợp với Giáo Pháp hay người diễn đạt phù hợp với Giáo Pháp này sẽ tìm ra lý do để chê trách con?’
(Đức Thế Tôn): ‘Thật vậy, trưởng làng, bằng cách giải thích như thế ông diễn đạt những gì ta nói và không xuyên tạc ta. Ông đã trả lời phù hợp với Giáo Pháp này và người diễn đạt phù hợp với Giáo Pháp này sẽ không tìm ra lý do để chê trách ông.
‘Trưởng làng, bởi vàng, bạc, và tiền không được cho phép đối với những tu sĩ là trưởng tử của thái tử dòng Thích Ca. Những tu sĩ là trưởng tử của thái tử dòng Thích Ca không ưng thuận vàng, bạc, hay tiền. Những tu sĩ là trưởng tử của thái tử dòng Thích Ca không nhận vàng, bạc, hay tiền. Những tu sĩ là trưởng tử của thái tử dòng Thích Ca đã từ bỏ vàng ngọc và không có tiền của.
‘Trưởng làng, đối với bất kỳ ai mà vàng, bạc, hay tiền được cho phép thì đối với họ năm loại lạc thú giác quan được cho phép. Đối với bất kỳ ai mà năm loại lạc thú giác quan được cho phép thì ông có thể chắc chắn: “Ông ta không có tính chất của một tu sĩ, ông ta không có tính chất của một trưởng tử của thái tử dòng Thích Ca.”
‘Trưởng làng, thật vậy ta nói điều này: “Bởi một tu sĩ cần cỏ, cỏ có thể được tìm kiếm. Bởi một tu sĩ cần gỗ, gỗ có thể được tìm kiếm. Bởi một tu sĩ cần một chiếc xe ngựa, xe ngựa có thể được tìm kiếm.” Nhưng, trưởng làng, ta cũng nói: “Chẳng thể nào được nhận hay tìm kiếm vàng, bạc, hay tiền của.”’
Trích dẫn kế tiếp được lấy từ phần cuối của Kinh Upakkilesa – Kinh Tùy phiền não (Anguttara Nikaya – Tăng Nhứt A Hàm, Tăng Chi Bộ Kinh – một bộ bốn cuốn, Rohitassa Vagga, Kinh số 10.) cho thấy việc nhận tiền dẫn tới việc liên tục tái sinh.
‘Bị ô nhiễm bởi tham, sân, và mù quáng vì vô minh, một vài tu sĩ và bà la môn ham thích những lạc thú giác quan.
Những tu sĩ và bà la môn ngu xuẩn này uống rượu, dấn mình vào tình dục, nhận vàng, bạc và tiền, và có được những vật dụng cần thiết của họ bằng cách kiếm tiền tà vạy.
Đức Phật, đấng chói lọi như mặt trời, gọi tất cả những điều đó là những suy đồi.
Những tu sĩ và bà la môn bị mua chuộc bởi những suy đồi này thì bất tịnh, ô nhiễm, và không chói lọi hay sáng ngời.
Nhưng thay vì bối rối, mù quáng, làm nô lệ cho dục vọng, và tràn trề tham muốn, họ làm cho các nghĩa địa lớn rộng thêm bằng cách liên tục tái sinh.’
Trong những bộ Kinh này Đức Phật xem việc nhận tiền bạc cũng giống như sự đam mê các lạc thú giác quan. Trong Kinh Dhammacakkappavattana (Kinh Chuyển Pháp Luân) Đức Phật giảng dạy thật rõ ràng:
‘Các Tỳ khưu, người đã lên đường không nên thực hành hai cực đoan này. Hai cực đoan là gì? Đó là đam mê lạc thú giác quan, là cách sống thấp hèn, cách sống của những người dân làng, cách sống của những người tầm thường, cách sống của những người không giác ngộ và không mang lại lợi lạc; và tự hành xác đầy đau khổ, cách sống của những người không giác ngộ, và không mang lại lợi lạc.’
Kinh có dạy rằng ngay cả một cư sĩ là một anagami (A na hàm, người không trở lại, Bất Lai) cũng giữ mười giới luật một cách tự nhiên và không nhận hay sử dụng tiền bạc. Ví dụ như A na hàm Ghatikara không có ngọc quý, vàng, bạc, hay tiền của, kiếm sống bằng cách lấy đất bị xói mòn ở bờ sông và làm thành những cái bình. Ông đặt những cái bình này ở ven đường và những ai thích có thể để lại một số gạo hay thực phẩm thích hợp và lấy những cái bình. Bằng cách này Ghatikara nuôi sống bản thân và cha mẹ bị mù lòa của ông. (Xem Kinh Ghatikara trong Majjhima Nikaya – Kinh Trung A Hàm, Trung Bộ Kinh.)
Điều này cho thấy làm thế nào tiền bạc là một chướng ngại cho sự giác ngộ và một người thực sự giác ngộ không sử dụng tiền bạc ra sao. Những trích dẫn ở trên hoàn toàn minh chứng rằng việc các tu sĩ nhận tiền không phải là một lỗi lầm nhỏ bé, và hành động đó có thể khiến cho một tu sĩ không thể đạt được Niết bàn.