PHẦN 4. VIỆC BỊ THU HỒI VÀ SÁM HỐI

Nếu một Tỳ khưu đã nhận vàng, bạc, hay tiền thì trước tiên, theo những giới luật của Tạng Luật, ngay giữa Tăng đoàn ông phải bị thu hồi những vật dụng không được phép nhận và sau đó sám hối vi phạm đó. Nếu ông đã mua thứ gì đó với vàng, bạc, hay tiền thì những món đồ đã được mua đó cũng phải bị thu hồi và sau đó phải sám hối việc vi phạm. Nếu vào lúc xảy ra việc thu hồi một cư sĩ có mặt ở đó thì được phép giải thích cho người ấy những gì đã xảy ra. Nếu cư sĩ đó nhận số tiền và nói: ‘Con nên mua cái gì với số tiền này?’ Khi ấy Tỳ khưu có thể nói: ‘Món nào đó được phép nhận (sữa trâu, bơ, v.v..) Ông ta không thể nói: ‘Hãy mua món nào đó.’ Như vậy nếu cư sĩ mua món nào đó và dâng nó cho Tăng đoàn thì tất cả các Tỳ khưu, ngoại trừ người đã nhận số tiền đó, có thể sử dụng nó. Nếu không có cư sĩ hiện diện ở đó thì Tăng đoàn có thể chỉ định một Tỳ khưu nhận tiền và ném nó đi. 

Đức Phật đã dạy rằng chẳng có cách nào để một Tỳ khưu có thể được lợi lạc sau khi nhận tiền hay mua những đồ vật bằng số tiền đó. Nhưng nếu tiền được thu hồi phù hợp với những giới luật của Tạng Luật thì những người khác trong Tăng đoàn có thể được lợi lạc. Nếu những vật phẩm và tiền không bị thu hồi thì không có Tỳ khưu hay samanera (Sa di) nào có thể sử dụng những món đó.

Nếu một Tỳ khưu không thu hồi hay ném bỏ tiền hay những món đồ được mua bằng tiền đó thì cho dù ông ta sám hối bao nhiêu lần chăng nữa ông vẫn được coi là đã vi phạm. Như vậy nếu ông ta nghe trì tụng Giới bổn Tỳ khưu (Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa) hay tuyên bố là mình trong sạch thì ông ta cũng vi phạm việc nói dối có ý thức. Giới bổn Tỳ khưu nói:

‘Bất kỳ Tỳ khưu nào được chất vấn ba lần, biết rằng mình vi phạm nhưng vẫn không bộc lộ điều đó thì đó là một người nói dối có ý thức. Các Sư, Đức Thế Tôn đã dạy rằng nói dối có ý thức là một chướng ngại cho việc thành tựu.’  

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app