PALI HÀM THỤ – MỤC LỤC & LỜI NÓI ĐẦU – TỲ KHƯU GIÁC GIỚI

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I – KHẢO SÁT MẪU TỰ

Các loại mẫu tự
Hình thức âm giọng mẫu tự
Cơ cấu phát âm
Phụ âm ghép

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG I

CHƯƠNG II – DANH TỰ LOẠI

DANH TỪ

Các loại danh từ
Phương thức của danh từ
Sự xếp vĩ ngữ của danh từ

TÍNH TỪ

Các loại tính từ
Cách sử dụng tính từ

ÐẠI DANH TỪ

Các loại đại danh từ
Cách sử dụng đại danh từ.

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG II

CHƯƠNG III – ÐỘNG TỪ

Sự hình thành của động từ
Phương thức của động từ

ÐỘNG TỪ NĂNG ÐỘNG THỂ

Tiếp vĩ ngữ năng động thể
Sự hình thành động từ cơ bản năng động

Phép chia động từ năng động thể
Một vài ngữ căn lạ

ÐỘNG TỪ THỤ ÐỘNG THỂ

Tiếp vĩ ngữ thụ động thể
Sự hình thành động từ cơ bản thụ động thể
Phép chia động từ thụ động thể

ÐỘNG TỪ NĂNG TRUYỀN ÐỘNG THỂ

Tiếp vĩ ngữ năng truyền động thể
Sự hình thành cơ bản năng truyền động thể
Phép chia của động từ năng truyền động thể.

ÐỘNG TỪ THỤ TRUYỀN ÐỘNG THỂ

Tiếp vĩ ngữ thụ truyền động thể
Sự hình thành cơ bản thụ truyền động thể
Phép chia động từ thụ truyền động thể

THA ÐỘNG TỪ VÀ TỰ ÐỘNG TỪ

Tha động từ là gì?
Tự động từ là gì?

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG III

CHƯƠNG IV – BẤT BIẾN TỪ

TIẾP ÐẦU NGỮ

Các dạng tiếp vĩ ngữ
Ý nghĩa của tiếp đầu ngữ
Một số từ có tiếp đầu ngữ

PHÂN TỪ

Vị biến cách (nguyên mẫu).
Bất biến quá khứ phân từ.
Trạng từ
Liên từ
Giới từ
Nghi vấn từ
Thán từ
Cách sử dụng bất biến từ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG IV

CHƯƠNG V – SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ

CÁC LOẠI TIẾP VĨ NGỮ

SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ

THÀNH PHẦN LẬP NÊN SƠ CHUYỂN HÓA NGỮ

Hiện tại phân từ
Quá khứ phân từ
Danh động từ hóa
Vị biến cách (nguyên mẫu)
Bất biến quá khứ phân từ
Khả năng phân từ
Danh động từ thụ động thể

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG V

CHƯƠNG VI – PHỨC HỢP NGỮ

Ðồng trạng phức hợp ngữ
Ðịnh số phức hợp ngữ
Tương thuộc phức hợp ngữ
Hội tụ phức hợp ngữ
Bất biến thái phức hợp ngữ
Quan hệ phức hợp ngữ
Phụ chú của phức hợp ngữ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VI

CHƯƠNG VII – THỨ CHUYỂN HÓA NGỮ

Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ
Tình trạng thứ chuyển hóa ngữ
Bất biến thứ chuyển hóa ngữ

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VII

CHƯƠNG VIII – TIẾP HỢP ÂM

CÁC CÁCH TIẾP HỢP ÂM

Tiếp âm theo cách bỏ chữ
Tiếp âm theo cách đổi dạng chữ
Tiếp âm theo cách biến dạng chữ.
Tiếp âm theo cách làm thành trường âm
Tiếp âm theo cách làm thành đoản âm
Tiếp âm theo cách xen chữ
Tiếp âm theo cách ghép chữ
Tiếp âm dạng tự nhiên.

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VIII

CHƯƠNG IX – CÚ PHÁP VÀ MỆNH ÐỀ

CÚ PHÁP

Thành phần cú pháp tiếng Pāli
Sự khuếch trương đơn vị cú pháp
Sự hòa hợp giữa các đơn vị cú pháp
Vị trí của đơn vị cú pháp trong câu

MỆNH ÐỀ

Các loại mệnh đề
Sự dẫn nhập của mệnh đề
Mệnh đề khuếch trương

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG IX

CHƯƠNG X – PHÉP DÙNG NGỮ CÁCH

PHÉP DỊCH CÂU

Quan sát câu
Tìm đơn vị cú pháp
Tìm tiếng bất biến từ
Mẹo dịch

TỪ NGỮ VÀ THÀNH NGỮ KHÓ

SÁCH THAM KHẢO

-ooOoo-

LỜI GIỚI THIỆU

Phạn ngữ nếu nói cho đúng là Phạm ngữ (Brahmī), nghĩa là ngôn ngữ của các vị trời Phạm thiên. Thời kỳ quả đất mới sơ khai, các vị Phạm thiên Sắc giới hóa sanh xuống cõi người làm thân nhân loại, loài người sơ kiếp đó đã dùng một thứ ngôn ngữ của Phạm thiên. Phạn ngữ từ đó được xem như là mẹ đẻ của các ngôn ngữ nhân loại ngày hôm nay.

Phạn ngữ cổ xưa có một cách viết đặc biệt đó là dạng chữ Devanagarī, tương tự chữ Ấn ngày nay. Sau này tiếng Phạn được sử dụng theo hình thức phiên âm mẫu tự tùy quốc gia, như Thái Lan, Miến Ðiện, Campuchia, Lào, Tích Lan v.v… và sau khi hội nghị Phật giáo thế giới diễn ra, chữ Phạn bắt đầu du nhập sang phương Tây với dạng chữ La tinh và đã được Phật giáo thế giới công nhận.

Phạn ngữ là một ngôn ngữ cổ, xuất phát từ Ấn Ðộ, nơi mà vị Giáo chủ của đạo Phật đã ra đời.

Xưa kia Phạn ngữ là một ngôn ngữ sống, là tiếng nói thông dụng trong quần chúng tại đất Ấn. Chính Ðức Phật đã từng dùng ngôn ngữ này để truyền bá tư tưởng giáo lý của Ngài.

Có hai thứ Phạn ngữ: Nam Phạn (Pāli) và Bắc Phạn (Sanskrit). Nam Phạn là thứ tiếng rất phổ thông trong các giới bình dân và học thức ở thời ấy; Bắc Phạn là thứ tiếng thường sử dụng trong văn học, rất khó hiểu và chỉ có giai cấp thượng lưu quí tộc mới sử dụng.

Ðức Phật trong khi truyền bá giáo pháp, Ngài đã dùng tiếng Nam Phạn (Pāli) vì là ngôn ngữ bình dân, phổ thông trong mọi tầng lớp người vào thời kỳ đó. Quần chúng đều có thể nghe hiểu dễ dàng.

Ngày nay Phạn ngữ không còn là ngôn ngữ phổ thông trong cuộc sống quần chúng nữa, chỉ còn sử dụng ở một nhóm người Ấn (nhưng rất ít và hầu như không còn). Tuy nhiên Phạn ngữ đã trở thành ngôn ngữ chính trong Phật giáo. Toàn bộ kinh điển Tam Tạng nam truyền đều được ghi lại bằng tiếng Phạn (Pāli).

Phạn ngữ là một ngôn ngữ quan trọng đối với kinh điển Phật giáo, mà hiện nay rất hiếm người thông suốt thứ ngôn ngữ Pāli này, ngay cả trong hàng tăng sĩ Phật giáo, ngọai trừ các vị tăng sĩ đã được đào tạo từ trường lớp Pāli, để có thể hiểu tường tận và nghiên cứu, cùng phiên dịch kinh điển. Ðó là mối nguy cho Phật giáo.

Gần đây phong trào học Phạn ngữ trong giới học giả tín đồ Phật giáo đang được chú ý, trong khi đó các sách giáo khoa, tài liệu về văn phạm Phạn ngữ quá thiếu kém, nên cũng trở ngại cho việc học Phạn ngữ rất nhiều.

Chúng tôi trong ban tu thư hội tham cứu Tam Tạng đã nghĩ đến vấn đề này, nên cố gắng biên soạn quyển “Phạn Ngữ Hàm Thụ“. Mặc dù khả năng còn hạn chế, kiến thức Phạn ngữ cũng chưa nhiều nhưng với tinh thần là kinh nghiệm và hiểu biết đến đâu thì chúng tôi sẽ cố gắng biên soạn đến đó.

Mục đích của quyển “Phạn Ngữ Hàm Thụ” này là giúp cho học giả có thể nắm vững một số căn bản về văn phạm Phạn ngữ.

Quyển “Phạn Ngữ Hàm Thụ” này sẽ giúp cho những người không có điều kiện dự học ở trường lớp, có thể tự học được; vì vậy chúng tôi không soạn theo lối sách giáo khoa dạy ở trường, mà lại soạn theo lối sách học hàm thụ.

Ngoài ra mong muốn của chúng tôi khi biên soạn quyển sách này cũng là để giúp cho các vị giảng viên, giảng sư tiện tra cứu vài chỗ văn phạm trong lúc dạy hay dịch; nên sách được chia ra từng chương, phần rõ ràng …

Về hình thức, quyển “Phạn Ngữ Hàm Thụ” được chúng tôi soạn thành 10 chương như sau:

Chương I: Khảo sát mẫu tự.
Chương II: Danh tự loại.
Chương III: Ðộng tự loại.
Chương IV: Bất biến từ.
Chương V: Sơ chuyển hóa ngữ.
Chương VI: Phức hợp ngữ.
Chương VII: Thứ chuyển hóa ngữ.
Chương VIII: Tiếp hợp âm.
Chương IX: Cú pháp và mệnh đề.
Chương X: Phép dùng ngữ cách, phép dịch câu thành ngữ và từ ngữ khó.
Về nội dung quyển Phạn Ngữ Hàm Thụ, chúng tôi cố gắng biên soạn vừa có lý thuyết vừa có thực hành. Cứ mỗi vấn đề đưa ra, chúng tôi đều có cho thí dụ để dễ nhận hiểu. Sau mỗi phần, chúng tôi lại đưa ra bài toát yếu để tóm lược nội dung văn phạm của phần đó. Và ở cuối mỗi chương, chúng tôi đều có cho bài ôn tập toàn bộ chương ấy.

Chúng tôi xin giới thiệu đến quí học giả quyển “Phạn Ngữ Hàm Thụ ước mong rằng quyển sách này sẽ đem lại nhiều bổ ích cho quí vị trong quá trình tham khảo giáo lý qua ngôn ngữ Pāli.

Mặc dù hết sức cố gắng, nhưng sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy chúng tôi thành thật cáo lỗi về những khiếm khuyết ấy, và ngưỡng mong các vị thiện hữu trí thức rộng lòng chỉ dẫn và góp ý, chúng tôi vô cùng hoan hỷ và sẵn sàng lãnh giáo để chỉnh sửa lại cho lần tái bản quyển sách được hoàn hảo.

 

TỲ KHƯU GIÁC GIỚI
(BODHISĪLA BHIKKHU)
Chùa Siêu Lý, Vĩnh Long
PL. 2548 – DL. 2004

-ooOoo-

Chữ viết tắt:

nam : nam tính
nữ : nữ tính
trung : trung tính
tt : tính từ
đt : động từ
trt : trạng từ
dđt : danh động từ
tđt : thụ động từ
đtkn : động từ khả năng
đtqk : động từ quá khứ
bbqkpt : bất biến quá khứ phân từ
bbt : bất biến từ
dtt : danh tính từ
knpt : khả năng phân từ

-ooOoo-

 

—————————–

Bài viết được trích từ cuốn Pāli Hàm Thụ, tác giả Tỳ Khưu Giác Giới (Bodhisīlabhikkhu)

Link  cuốn Pāli Hàm Thụ
Link  tải sách ebook Pāli Hàm Thụ
Link  video cuốn Pāli Hàm Thụ
Link  audio cuốn Pāli Hàm Thụ
Link  thư mục tác giả Tỳ Khưu Giác Giới
Link  thư mục ebook tác giả Tỳ Khưu Giác Giới
Link  giới thiệu tác giả Tỳ Khưu Giác Giới
Link  tải app mobile Phật Giáo Theravāda

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app