Niệm Thân – Dhātu Manasikāra (niệm Nguyên Chất)

Dhātu manasikāra (niệm nguyên chất)

Sự ghi nhớ theo tánh cách của bốn chất gọi là: “pháp niệm về bốn nguyên chất” (catudhātuvavaṭṭhama kammaṭṭhāna). Bốn nguyên chất ấy là: chất đất (pathavīdhātu), chất nước (āpodhātu), chất lửa (tejodhātu), chất gió (vāyodhātu).

Bốn chất này giải rộng ra thì có tới 42 thứ: chất đất có 20 thể, chất nước có 12 thể, chất lửa có 4 thể, chất gió có 6 thể cộng chung 4 chất thành ra 42 thể. 42 thể trong 4 chất ấy là thế nào? Đất có 20 thể ấy là kể từ tóc tới óc (coi về chỗ niệm 32 thể trược); nước có 12 thể là kể từ mật cho tới nước tiểu; lửa có 4 chất ấy là: lửa làm cho châu thân ấm áp (santappati), lửa làm cho châu thân thể khô khan già yếu (jariyati), lửa làm cho thân thể nóng nảy bực bội (paridayhati), lửa làm cho tiêu hóa vật thực (sammāparināmigacchati); gió có 6 chất ấy là: gió từ dưới quạt lên trên (uddahāngamā vātā), gió quạt từ trên xuống dưới (adhogamā vātā), gió quạt ở ngoài ruột (kucchisayā vātā), gió quạt ở trong ruột (koṭṭhāsayā vātā), gió quạt cùng khắp trong châu thân (angāmangānusārino vātā), gió ra vô theo hơi thở (assāsapassāsā).

Tánh cách của 4 chất ấy ra thế nào? Chất đất có tính chất thô siển, cứng cát; chất nước có tánh cách lỏng để làm cho các thể khác nhau; chất lửa có tánh cách nóng để làm ấm áp trong châu thân; chất gió có tánh cách hoạt động để quạt trong châu thân.

Pháp niệm nguyên chất có 2 cách tùy theo hành giả có trí huệ và hành giả ít trí huệ. Nếu hành giả có nhiều trí huệ thì gồm thâu sự ghi nhớ lại mà suy xét trong châu thân như vầy: trong thân ta đây vật nào có tánh cách thô siển, cứng cát gọi là: chất đất. Vật nào có tánh cách lỏng để nối liền cho châu thân chất ấy gọi là: nước. Vật nào có tánh cách nóng để làm cho ấm áp châu thân, chất ấy gọi là: lửa. Vật nào có tánh cách hoạt động dùng để quạt cho thân thể chất ấy gọi là: gió. Hành giả niệm luôn luôn như thế cho đến khi tâm thấy rõ thân này chỉ là nơi hợp lại của 4 chất, chớ chẳng phải là thú, cũng chẳng phải là ta: khi hành giả ráng tinh tấn niệm luôn luôn như thế thì tâm sẽ lần lần yên trụ vào cảnh giới cận định (upacārasamādhi) mà thôi, chớ không thể nào nhập định được, vì pháp tham thiền này chỉ lấy tánh chất mà làm nơi căn cứ. Còn nếu hành giả ít trí huệ thì phải học cho rộng trong bốn chất theo 42 thể nơi một vị achar (thiền sư) rồi bắt đầu niệm 4 cách như sau đây:

  • Sasambhārasānkhepato: niệm gộp chung lại theo các thể trong châu thân. Giải rằng: khi hành giả niệm gộp chung lại ấy là ghi nhớ theo thể nào cứng cứng có 20 gọi là đất, thể nào lỏng có 12 thứ trong châu thân gọi là nước, thể nào nóng có 4 thứ ấy gọi là lửa, thể nào về hơi có tánh cách hoạt động có 6 thể gọi là gió.
  • Sasambhāravibhattiti: niệm sự rời ra của các thể trong châu thân. Giải rằng: niệm sự rời ra của các thể cũng như cách niệm ở trong 32 thể trược vậy, nhưng chỉ có khác nhau là lúc niệm 32 thể thì cho là ghê gớm, còn trong sự niệm nguyên chất là: chủ tâm ghi nhớ cho thấy rõ nó chỉ là nguyên chất mà thôi lại khác nhau là pháp kia chỉ niệm có 32 thể còn pháp niệm nguyên chất này có tới 42 thể.
  • Salakkhana sankhepato: niệm gộp chung lại về tánh cách của các thể trong châu thân. Giải rằng: Sự niệm gộp chung lại theo tánh cách ấy cũng giống như trên số một, nhưng chỉ có khác nhau là ở số một thì chủ tâm cho là chất cứng, lỏng, nóng và hoạt động, còn ở số 3 đây thì chủ tâm cho là nguyên chất mà có tánh cách cứng ấy là đất, chất có tánh cách lỏng ấy cho là nước, chất là tánh cách nóng cho là lửa, chất có tánh cách hoạt động ấy là gió .
  • Salakkhana vibhattito: niệm sự chia rẽ theo tánh cách của mỗi thể. Giải rằng: niệm sự chia rẽ theo tánh cách của mỗi thể ấy là chủ tâm theo tánh cách cứng và lỏng ấy dùng để làm cho liên lạc trong châu thân; tánh cách mà nóng để làm cho ấm áp trong châu thân; tánh cách mà hoạt động ấy để quạt cho tất cả 32 thể nghĩa là chủ tâm trong mỗi thể đều thấy có đủ 4 chất: đất, nước, lửa, gió hết thảy cả 32 thể cũng đều có 4 chất in nhau, nghĩa là lấy mỗi thể rồi cũng chia ra cho thấy đều có 4 chất hết thảy.

Khi hành giả đã niệm theo 4 cách đã giải trên thì tâm lần lần yên trụ vào cảnh giới gần nhập định như nếu đã niệm đủ 4 cách đã giải trên mà tâm chưa được yên trụ thì phải học thêm cách chủ tâm theo 13 thể khác nữa.

Mười ba thế ấy là thế nào: 13 thế ấy là:

  1. Vacanaṭṭhato: phải chủ tâm theo cách nói. Giải rằng: bốn chất có sự khác nhau như vầy, tánh cách dày hay đặc gọi là đất, ướt ướt gọi là nước, ấm ấm gọi là lửa, nhẹ nhàng hoạt động gọi là gió. Pháp nào gìn giữ trong châu thân có tám cách để tạo ra cái khổ hoặc là nơi để cho các sự thống khổ ấy chảy vào (hoặc đưa đến các sự khổ mà không thế nào lường được) cái tánh cách của pháp ấy gọi là nguyên chất.
  1. Kalāpato: phải chủ tâm về sự gộp chung lại. Giải rằng: Tất cả các thể mà thường kêu là: lông, tóc đó đều là tiếng gọi chung lại của 8 thể (chất); 8 thể ấy là màu, mùi, vị, chất bổ và đất, nước, lửa, gió. Nhưng các thể trong pháp niệm đây thì đều là tiếng gọi gộp chung lại của 10 pháp là: 8 thể ở trên và sự sống 1, giống cái hoặc giống đực 1 thì đủ cả 10 pháp gộp lại nhưng mà người thường gọi cho là đất nước ấy là 2 chất ấy nhiều hơn các chất kia vậy thôi chớ thật sự trong một thể đều có đủ cả 10 chất hết thảy. 
  1. Cunnato: phải chủ tâm về bụi mạc. Giải rằng: chất đất trong thân ta đây nếu đem đi cán nhỏ ra như bụi, mạc hoặc như vi trần thì chỉ được độ lối 1 yến rưỡi (tiếng Phạn gọi là dona)9. Chất nước thì độ lối gần 8 cân để gìn giữ chất đất không cho rời ra. Chất lửa gìn giữ không cho hôi thúi. Chất gió hoạt động làm cho các chất ấy dính với nhau. Ba chất: nước, lửa, gió, ở trong chất đất giúp sức gìn giữ với nhau không cho chảy đi, rã đi và làm cho châu thân không mục không thúi được, phải chủ tâm về bụi mạc, như thế ấy. 
  1. Lakkhanādito: phải chủ tâm về tánh cách của chất. Giải rằng: chất đất có tánh cách cứng và đặc có phận sự để chịu lấy các chất kia, có quả là để nâng đỡ, lãnh chở lấy các chất kia. Chất nước có tánh cách chảy đi, có phận sự làm cho các chất kia được nhiều thêm cái quả là để nâng đỡ, chở lấy các chất kia. Chất lửa có tánh cách nóng, có phận sự làm cho châu thân được ấm áp, có quả là làm cho các chất kia được mềm mại. Chất gió có tánh cách được nhẹ nhàng hoạt động, có phận sự để quạt các chất kia, có cái quả là để dắt dẫn các chất kia đi cho đều phải chủ tâm và tánh cách của nó như thế ấy.
  1. Samutthanato: phải chủ tâm nơi phát sanh lên. Giải rằng: Trong 42 thể nhứt là tóc mà do nhờ hơi thở ra vô ấy. Chỉ có 4 thể là: vật thực mới, phẩn, mủ, nước tiểu thì do nơi thời lúc mà phát sanh; còn 4 thể khác như nước mắt, mồ hôi, nước miếng, nước mũi, khi thì do thời lúc mà phát sanh, khi thì do nơi tâm mà phát sanh. Chất lửa để đốt tiêu vật thực ăn vào ấy thì do nhờ sự hành động mà phát sanh lên; chất gió thở ra vô mà phát sanh thì do nơi tâm; còn lại 32 thể ngoài, những thể đã kể trên thì do nơi thời lúc tâm cảm, sự hành động và vật thực mà phát sanh. Phải chủ tâm do nơi sự phát sanh như thế ấy.
  1. Nānattekattato: phải chủ tâm về sự khác nhau và giống Giải rằng: Tất cả các chất ấy có tánh cách phận sự và quả khác nhau thiệt, nhưng cũng chỉ gọi là “sắc pháp” in nhau hết thảy, vì các chất ấy không qua khỏi sự hư hoại. Lại cũng gọi là: “tứ đại” in nhau, vì các chất ấy thấy rõ rệt. Cũng gọi là “nguyên chất” in nhau bởi vì không thoát khỏi tánh cách của mình và tạo ra những đều thống khổ hoặc là nói đã cho sự khổ não đưa vào mà không thể nào lường được. Lại cũng gọi là: “pháp” in nhau vì không thể nào qua khỏi tánh cách của mình là: “vô thường” vì phải mất đi, hư đi, mục đi, hết thảy; đều gọi là “khổ não” in nhau vì hằng làm cho phát sanh không biết bao nhiêu những điều ghê sợ; đều gọi là “vô ngã” vì không có ta, có lỏi và không có ai làm chủ được. Phải chủ tâm về sự khác nhau và giống nhau như thế ấy. 
  1. Vinibbhogāvinibbhogato: phải chủ tâm về sự rời nhau và không rời nhau. Giải rằng: Bốn chất khi phát sanh lên cũng một lượt với nhau, khi hành vì cũng một lượt cùng nhau không hề rời xa nhau trong lúc gộp chung lại ấy, nhưng vậy mà cũng có lúc phải rời ra do nơi mỗi tánh cách của mình. Phải chủ tâm về sự rời nhau và hiệp nhau như thế ấy.
  1. Sabhāga visabhāgato: phải chủ tâm về sự bằng nhau và không bằng nhau. Giải rằng: Trong 4 chất: 2 chất đất nước thì có phần bằng nhau vì 2 chất đều có sự nặng in nhau; còn chất lửa, gió thì có phần bằng nhau vì đều có tánh nhẹ nhàng in nhau; nhưng mà 2 chất trước (đất và nước) đều là chất nặng, còn 2 chất sau (lửa và gió) đều là chất nhẹ khác nhau như thế ấy.
  1. Ajjhāttikabahiravisesato: phải chủ tâm về sự khác nhau của chất ở trong và chất ở ngoài. Giải rằng: Chất ở trong là nương ngụ của 6 cái thức10 nhứt là nhãn thức và 2 sự cử động: là sự cử động của thân và sự cử động của khẩu là nơi nương của 2 giống là giống đực và giống cái, lại cũng có cả 4 oai nghi và cũng có 4 sự phát sanh (coi số 5) in nhau hết thảy. Còn chất ở ngoài thì không phải vậy vì không có thức và cũng không có cái, đực chi. Phải chủ tâm về sự khác nhau của chất ở trong và ở ngoài như thế ấy.
  1. Sangahato: phải chủ tâm về sự tính chung nhau. Giải rằng: Chất đất nào mà do nơi sự hành động mà phát sanh lên thì chất đất ấy tính chung vô với nước, lửa, gió nào mà cũng do sự hành động phát sanh lên vậy. Vì có sự phát sanh in nhau còn chất đất nào mà phát sanh do nơi tâm thì tính chung lại với chất nước lửa gió mà phát sanh ra cũng do nơi tâm ấy bởi vì do nơi một chỗ mà phát sanh in nhau.
  1. Paccayato: phải chủ tâm về sự nương nhau. Giải rằng: Chất đất thì nhờ có chất nước bảo bọc chất lửa tiếp gìn giữ, chất gió tiếp quạt cho; nghĩa là chất đất nương nhờ với 3 chất kia mới ở được. Còn chất nước lửa, gió thì ở trong chất đất tiếp bảo bọc gìn giữ hoạt động là nhân làm dính liền, ấm áp và hoạt động cho các chất kia. 
  1. Asamannāhārato: phải chủ tâm về sự không biết nhau. Giải rằng: Chất đất không biết rằng: ta là chất đất là nơi đã cho 3 chất kia là nước, lửa, gió nương nhờ, mà 3 chất kia cũng không biết rằng, chất đất là chỗ nương nhờ của ta. Phải chủ tâm về sự không biết nhau như thế. 
  1. Paccayavibhāgato: phải chủ tâm về sự rời ra của sự phát sanh ấy. Giải rằng: Sự nương nhờ các chất có 4 là: nghiệp, tâm, vật thực và thời tiết11 chỉ có cái nghiệp không là nguyên nhân cho chất nào mà phát sanh lên do nơi nghiệp. Chỉ có cái tâm là nguyên nhân cho chất nào phát sanh lên do nơi tâm. Nghiệp, tâm, vật thực, thời tiết là nguyên nhân cho chất nào phát sanh lên do nơi nghiệp, tâm, vật thực, thời tiết ấy. Phải chủ tâm về sự rời của nguyên nhân đã phát sanh lên như thế ấy.

Khi hành giả ráng chủ tâm theo 13 thể đã giải trên thì 4 chất sẽ rõ rệt lên và tâm hành giả cũng yên trụ vào cảnh giới cận định.

Pháp niệm thân về “nguyên chất” này chỉ có thắng lực đem tâm hành giả vào cảnh giới gần nhập định mà thôi, nhưng có rất nhiều quả báo cao thượng như đã giải ở chỗ niệm 32 thể và cũng không cố chấp người, chấp thú, cho là trai hay gái chi chi… khi có người hoặc thú tới thì chỉ thấy rõ ràng là nơi họp lại của đất, nước, lửa, gió vậy. Lại được pháp cao thượng là “không có ngã chấp” (anattā saññā) vì thấy thân này là nơi họp lại của đất, nước, lửa, gió vậy thôi.

Pháp niệm về Nguyên chất giải tóm tắt tới đây cũng vừa dứt.

‒ CHUNG‒

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app