Nibbāna – Niết Bàn Thiết Thực Hiện Tại (Có Thể Thấy Được Ngay Trong Kiếp Sống Này) Là Gì
– Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
[“Sandiṭṭhikaṃ nibbānaṃ sandiṭṭhikaṃ nibbānan’ti, bho gotama, vuccati. Kittāvatā nu kho, bho gotama, sandiṭṭhikaṃ nibbānaṃ hoti akālikaṃ ehipassikaṃ opaneyyikaṃ paccattaṃ veditabbaṃ viññūhī”ti?]
– 1. Bị tham ái (rāga) làm say đắm (ratto), này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
2. Bị sân (dosa) làm uế nhiễm (duṭṭho), này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
3. Bị si (moha) làm mê mờ (mūḷho), này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Khi vị ấy, này Bà-la-môn,
1. cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn,
2. cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn,
3. cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
– Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!
① Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống,
② hay trình bày cái gì bị che kín,
③ hay chỉ đường cho người bị lạc hướng,
④ hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.
Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – vi. phẩm các bà-la-môn – 55. Niết-bàn
Aṅguttara nikāya – The book of the threes – 55. Nibbāna
Then the brahmin Jāṇussoṇī approached the Blessed One … and said to him:
“Master Gotama, it is said: ‘Directly visible nibbāna, directly visible nibbāna.’ In what way is nibbāna directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise?”
(1) “Brahmin, one excited by lust, overcome by lust, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when lust is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. It is in this way that nibbāna is directly visible.
(2) “One full of hate, overcome by hatred …
(3) “One who is deluded, overcome by delusion, with mind obsessed by it, intends for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he experiences mental suffering and dejection. But when delusion is abandoned, he does not intend for his own affliction, for the affliction of others, or for the affliction of both, and he does not experience mental suffering and dejection. It is in this way, too, that nibbāna is directly visible.
“When, brahmin, one experiences the remainderless destruction of lust, the remainderless destruction of hatred, and the remainderless destruction of delusion, it is in this way, too, that nibbāna is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.”
“Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. I now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Saṅgha of bhikkhus. Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”