Nội Dung Chính
- Nhân sinh của 5 pháp-chướng-ngại
- 1- Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh do
- nhân nào?
- 2- Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh do nhân nào?
- 3- Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh do nhân nào?
- 4- Uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh do nhân nào?
- 5- Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng- ngại chưa sinh thì phát sinh do nhân nào?
Nhân sinh của 5 pháp-chướng-ngại
Pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) có 5 pháp đối với các hạng phàm-nhân, mỗi pháp-chướng-ngại phát sinh đều do nhân của mỗi pháp.
Theo chú-giải trong Chi-bộ-kinh, phần pháp một-chi giảng giải được tóm lược như sau:
Giảng giải câu:
“Pháp-chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh.”
1- Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh do
nhân nào?
Tham-dục chướng-ngại chưa sinh đối với số vị tỳ-khưu hành-giả như sau:
– Số vị tỳ-khưu đang thực-hành các pháp- hành (vatta) của sa-di, tỳ-khưu.
– Số vị tỳ-khưu đang học pháp-học Phật-giáo.
– Số vị tỳ-khưu đang thực-hành pháp-hạnh dhutaṅga (pháp-hạnh tẩy trừ phiền-não), pháp- hạnh biết tri túc gọi là pháp-hạnh đầu-đà.
– Số vị tỳ-khưu đang thực-hành pháp-hành thiền-định.
– Số vị tỳ-khưu đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
– Số vị tỳ-khưu đang lo công việc xây dựng chỗ ở mới.
Phần giảng giải
* Số vị tỳ-khưu đang thực-hành 14 pháp-hành (vatta) của sa-di, tỳ-khưu như sau:
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu khách.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu chủ.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu sắp đi xa.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu thuyết pháp.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu ở trai đường.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu đi khất thực.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu sống trong rừng.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu nơi chỗ ở.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu trong nhà tắm hơi nóng.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu nơi phòng vệ sinh.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu đối với thầy tế độ.
– Pháp-hành của sa-di, tỳ-khưu đối với thầy dạy.
– Pháp-hành của vị thầy tế độ đối với đệ-tử.
– Pháp-hành của vị thầy dạy đối với đệ-tử.
Nếu khi vị tỳ-khưu nào có đại-thiện-tâm trong sạch thực-hành các pháp-hành (vatta) một cách chu đáo, và thực-hành phận-sự nơi cội Đại-Bồ- đề, nơi ngôi Tháp thờ Xá-lợi, v.v… thì phiền- não không có cơ hội phát sinh. Nhưng về sau vị tỳ-khưu ấy sao lãng thực-hành các pháp-hành (vatta) và phận-sự, nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng sắc cho là subha: tốt, xinh đẹp, đáng yêu, làm nhân- duyên cho tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, say mê trong đối-tượng sắc ấy.
* Số vị tỳ-khưu nào đang theo học pháp-học
Phật-giáo đó là học Tam-tạng Pāḷi, học 5 bộ trong Luật-tạng (Pārājika, Pācittiya, Mahā- vagga, Cūḷavagga, Parivāra); học 5 bộ trong Kinh-tạng (Trường-bộ-kinh, Trung-bộ-kinh, Đồng-loại-bộ-kinh, Chi-bộ-kinh, Tiểu-bộ-kinh); học 7 bộ trong Vi-diệu-pháp-tạng (bộ Pháp hội- tụ, bộ Pháp phân-tích, bộ Pháp phân-loại, bộ Pháp nhân-chế-định, bộ Pháp luận-đề, bộ Pháp song-đối, bộ Pháp duyên-hệ); học các bộ Chú- giải Pāḷi và các bộ Phụ-chú-giải Pāḷi.
Theo kỳ kết tập Tam-tạng lần thứ 6 tại động nhân-tạo Lokasāma (Kaba-aye) thủ đô Yangon nước Myanmar (Miến-điện), Phật-lịch 2500 năm.
– Tam-tạng Pāḷi gồm có 40 quyển.
– Chú-giải Pāḷi gồm có 51 quyển.
– Phụ-chú-giải Pāḷi gồm có 26 quyển.
Nếu số vị tỳ-khưu ấy có đức-tin trong sạch, có trí nhớ tốt, có trí-tuệ sáng suốt quyết tâm tinh-tấn không ngừng theo học các bộ trong Tam-tạng Pāḷi, các bộ trong Chú-giải Pāḷi, các bộ Phụ-chú-giải Pāḷi, thì phiền-não không có cơ hội phát sinh. Nhưng mà về sau vị tỳ-khưu ấy sao lãng theo học các bộ trong Tam-tạng Pāḷi, … nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng sắc cho là subha: tốt, xinh đẹp, đáng yêu, làm nhân-duyên cho tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, say mê trong đối-tượng sắc ấy.
* Số vị tỳ-khưu nào đang thực-hành pháp- hạnh dhutaṅga (1) (pháp-hạnh tẩy trừ phiền-não), pháp-hạnh biết tri túc, có 13 pháp-hạnh dhutaṅga (gọi là đầu-đà) như sau:
1- Paṃsukūlikakaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) mặc y bằng cách lượm các miếng vải dơ đem về giặt giũ sạch sẽ, may thành tấm y, rồi nhuộm mặc, không nhận y của thí-chủ dâng.
2- Tecīvarikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) chỉ mặc tam-y (y saṃghāṭi: y 2 lớp, y uttarasaṅga: y vai trái, y antara- vāsaka: y nội) mà thôi, không nhận thêm tấm y thứ tư.
3- Piṇḍapātikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) đi khất thực và chỉ dùng những món vật thực mà thí-chủ bỏ vào trong bát mà thôi, không nhận lời thỉnh mời độ vật thực trong nhà thí-chủ.
4- Sapadānacārikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) đi khất thực theo tuần tự từng nhà trước sau, không lựa chọn nhà.
5- Ekāsanikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) ngồi độ vật thực một chỗ, nếu rời chỗ ngồi rồi, không còn ngồi độ vật thực lần thứ 2 trong ngày hôm ấy nữa.
6- Pattapiṇḍikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) chỉ độ vật thực trong bát mà thôi, không sử dụng chén bát nào khác.
7- Khalupacchābhattikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) chỉ độ vật thực có được do đi khất thực ban đầu mà thôi, không nhận vật thực của những người thí-chủ đem đến dâng sau.
8- Āraññikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) nương nhờ sống ở nơi rừng núi cách xa xóm làng khoảng 500 lần bắn mũi tên rơi. Vị tỳ-khưu ấy không nương nhờ nơi chỗ ở gần xóm nhà mà chỉ sống ở nơi rừng núi mà thôi.
9- Rukkhamūlikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) sống nương nhờ nơi dưới cội cây to lớn, nơi yên tĩnh, không có mái che và vách bao xung quanh. Vị tỳ-khưu ấy không ở trong chùa, trong cốc nào cả.
10- Abbhokāsikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) sống nơi khoảng không gian trống trải hoàn toàn không có mái che chắn xung quanh.
11- Sosānikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) sống nơi nghĩa địa mà người ta đem bỏ thi thể của người chết.
12- Yathāsanthatikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) nhận chỗ ở tùy theo sự sắp đặt của tỳ-khưu có phận-sự. Chỉ định ở chỗ nào thì vị tỳ-khưu ấy ở chỗ ấy, không hề lựa chọn chỗ ở, bởi vì vị tỳ-khưu ấy biết tri túc nơi chỗ ở.
13- Nesajjikaṅga: Vị tỳ-khưu hành-giả thọ trì pháp-hạnh (đầu-đà) ngăn oai-nghi nằm, bởi vì oai-nghi nằm dễ phát sinh sự dể duôi quên mình, nên hành-giả chỉ có sử dụng 3 oai-nghi là oai- nghi ngồi, oai-nghi đứng, oai-nghi đi mà thôi.
Hành-giả cần có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh- giác, có tinh-tấn không ngừng thực-hành pháp- hành thiền-tuệ.
Khi vị tỳ-khưu ấy là hành-giả đang thực-hành pháp-hạnh đầu-đà nào nên phiền-não không có cơ hội phát sinh. Nhưng về sau vị tỳ-khưu ấy sao lãng thực-hành pháp-hạnh đầu-đà, nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasi- kāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng ngũ-dục (1) cho là subha: tốt đẹp, đáng hài lòng, làm nhân-duyên cho tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, say mê trong đối-tượng sắc ấy.
* Số vị tỳ-khưu hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) đang thực- hành pháp-hành thiền-định, dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, thường nhập thiền hưởng an-lạc trong bậc thiền ấy, nên phiền-não không có cơ hội phát sinh. Nhưng về sau vị tỳ- khưu ấy sao lãng không thường nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, các bậc thiền sắc-giới thiện- tâm bị mất nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si- tâm biết sai lầm trong đối-tượng ngũ-dục cho là subha: tốt đẹp, đáng hài lòng, làm nhân-duyên cho tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, say mê trong đối-tượng sắc ấy.
* Số vị tỳ-khưu hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) đang thực- hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, dẫn đến phát sinh trí- tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; và phát sinh trí-tuệ-thiền- tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam- giới, nên phiền-não không có cơ hội phát sinh.
Nhưng về sau vị tỳ-khưu hành-giả ấy sao lãng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng ngũ-dục cho là subha: tốt đẹp, đáng hài lòng, làm nhân-duyên cho tham-dục chướng- ngại chưa sinh thì phát sinh, say mê trong đối- tượng sắc ấy.
* Số vị tỳ-khưu nào đang lo công việc xây dựng một ngôi chùa mới, vị tỳ-khưu ấy lo các thứ vật liệu, lo điều hành các công việc, nên phiền-não không có cơ hội phát sinh. Nhưng sau khi công việc xây dựng một ngôi chùa mới đã hoàn thành hoặc bỏ dở công việc, vị tỳ-khưu ấy rảnh rỗi nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng ngũ-dục cho là subha: tốt đẹp, đáng hài lòng, làm nhân- duyên cho tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, say mê trong đối-tượng sắc ấy.
Tuy nhiên, số vị tỳ-khưu mà tiền-kiếp vốn là vị phạm-thiên có đại-thiện-tâm trong sạch thanh- tịnh, bởi vì không có tâm tham-dục trong ngũ- dục nên phiền-não tham-dục không sinh. Nhưng về sau vị tỳ-khưu ấy tiếp xúc với các đối-tượng ngũ-dục tốt đẹp đáng hài lòng, nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng ngũ-dục cho là subha: tốt đẹp, đáng hài lòng, làm nhân-duyên cho tham-dục chướng- ngại chưa sinh thì phát sinh, say mê trong đối- tượng sắc ấy.
Như vậy, phiền-não chưa sinh thì phát sinh, bởi vì tâm dể duôi quên mình, có ayoniso- manasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm trong đối-tượng ngũ-dục cho là subha: tốt đẹp, đáng hài lòng, làm nhân-duyên cho tham- dục chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, khi tham-dục chướng-ngại đã phát sinh thì càng tăng thêm nhiều.
2- Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh do nhân nào?
Tương tự như tham-dục chướng-ngại, sân-hận chướng-ngại chưa sinh đối với số vị tỳ-khưu hành-giả như sau:
– Số vị tỳ-khưu đang thực-hành các pháp-hành (vatta) của sa-di, tỳ-khưu.
– Số vị tỳ-khưu đang cố gắng tinh-tấn học pháp-học Phật-giáo.
– Số vị tỳ-khưu đang thực-hành pháp-hạnh dhutaṅga (pháp-hạnh tẩy trừ phiền-não), pháp- hạnh biết tri túc gọi là pháp-hạnh đầu-đà.
– Số vị tỳ-khưu đang thực-hành pháp-hành thiền-định.
– Số vị tỳ-khưu đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
– Số vị tỳ-khưu đang lo làm công việc xây dựng chỗ ở mới.
Trong byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại này chỉ có khác về phiền-não sân-hận chướng- ngại và đối-tượng hận thù làm nhân sinh của phiền-não sân-hận chướng-ngại mà thôi.
– Byāpāda: Sân-hận đó là sân tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm tiếp xúc với đối-tượng hận thù cho người ấy là kẻ thù đã từng làm hại mình, đã từng làm hại các người thân trong gia đình của mình.
– Paṭighanimitta: Đối-tượng hận thù đó là kẻ thù đã từng làm khổ mình, đã từng làm khổ các người thân trong gia đình của mình.
Nếu khi vị tỳ-khưu ấy gặp đối-tượng hận thù, nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayoniso- manasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm nơi đối-tượng hận thù (paṭigha) ấy cho là kẻ thù đáng ghét, làm nhân-duyên cho sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh, sân-tâm muốn hại kẻ thù ấy.
(Phần còn lại tương tự như tham-dục chướng- ngại đã trình bày.)
3- Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh do nhân nào?
Trong pháp thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại này là bất-thiện-tâm không thích trong công việc, nên phát sinh tâm biếng nhác buông bỏ đối-tượng, làm nhân sinh phiền-não buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại.
Thinamiddha đó là thinacetasika và middha- cetasika.
– Thinacetasika: Buồn-chán tâm-sở biếng nhác trong công việc, không muốn biết đối- tượng, muốn buông bỏ đối-tượng.
– Middhacetasika: Buồn-ngủ tâm-sở làm cho tâm với tâm-sở buông bỏ đối-tượng, buồn ngủ không biết đối-tượng.
Hai loại bất-thiện tâm-sở này luôn luôn đồng sinh với 4 tham-tâm cần tác-động và 1 sân-tâm cần tác-động, làm cho tâm với tâm-sở đồng sinh biếng nhác trong công việc, buồn ngủ buông bỏ đối-tượng.
– Đối-tượng ví như đối-tượng thiền-định.
Nếu khi vị tỳ-khưu hành-giả ấy thực-hành pháp- hành thiền-định với đối-tượng thiền-định không thích hợp với bản tính và trí-tuệ của mình thì dễ phát sinh buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại, khó dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.
Trong bộ Chú-giải Vibhaṅga giảng giải về phần pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) có các pháp làm chướng-ngại như sau:
– Arati: Sự không hài lòng, trạng-thái không hài lòng, chán nản, sợ sệt nơi vắng vẻ, …
– Tandī: Sự biếng nhác, tâm biếng nhác không tha thiết trong công việc.
– Vijambhikā: Sự vặn mình qua lại, sự ngáp, sự buồn ngủ.
– Bhattasammado: Sự say vật thực, bởi vì ăn no quá nên buồn ngủ.
– Cetaso ca līnattaṃ: Sự lười biếng của tâm, sự biếng nhác của tâm, …
Các pháp này hợp với bất-thiện-tâm cần tác- động, đó là 4 tham-tâm cần tác-động và 1 sân- tâm cần tác-động, nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm nơi đối-tượng làm nhân-duyên phát sinh buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại.
4- Uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại chưa sinh thì phát sinh do nhân nào?
Pháp uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại này là phiền-não làm tâm với tâm-sở đồng sinh không an tịnh, làm nhân sinh phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại.
Uddhaccakukkuccanīvaraṇa đó là uddhacca- cetasika và kukkuccacetasika.
– Uddhaccacetasika: Phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm, phóng tâm chưa hết chuyện này liền sang chuyện khác, làm cho tâm bất an, không trụ trong đối-tượng nào nhất định.
– Kukkuccacetasika: Hối-hận tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm là bất-thiện-tâm hối-hận không tạo các đại-thiện-nghiệp mà tạo các ác- nghiệp, làm cho tâm bất an, không trụ trong đối- tượng nào nhất định.
– Cetaso avūpasamo: Không an tịnh của tâm là tính chất của 2 tâm-sở uddhaccacetasika và kukkuccacetasika nên đồng sinh với bất-thiện-tâm làm cho tâm không an tịnh (avūpasamo), nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasi- kāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm nơi đối-tượng làm nhân-duyên phát sinh phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại.
5- Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng- ngại chưa sinh thì phát sinh do nhân nào?
Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng-ngại này là phiền-não làm cho bất-thiện-tâm với tâm- sở hoài nghi nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, hoài nghi nơi nghiệp và quả của nghiệp, nên phát sinh tâm dể duôi quên mình, có ayonisomanasikāra: sự biết trong tâm do si-tâm biết sai lầm nơi đối-tượng làm nhân-duyên phát sinh hoài-nghi chướng-ngại.