Nhân Quả Không Là Gì Hay Của Ai, Chỉ Là Bản Chất Tự Nhiên Vô Thường

Chánh niệm tạo nên duyên lành. Khi tác ý chánh niệm hành vi nào thì lấy đó làm đề mục để chánh niệm. Nếu tinh tấn chánh niệm tại mỗi khoảnh khắc hiện tại, thói quen chánh niệm sẽ dần được hình thành. Nếu không chánh niệm, các vô minh hay cái hiểu sai lầm, ảo tưởng sẽ khởi sinh không ngừng. Chúng ta đã quen với sai lầm rằng “của tôi” hay “của bạn” là thật, ai đó hay “tôi” hay “bạn” là thật. Nhưng, sự không hiểu về Chơn Đế, sự vô minh, cái hiểu sai lầm, hay ảo tưởng mới là cái thực tồn tại. Là 1 vị sư, tôi luôn bận rộn toàn thời gian để giải quyết các vấn đề gây bởi vô minh hay hiểu biết sai lầm, không nhận biết được nhân quả, không phân biệt đúng sai, không hiểu về vô ngã, không hiểu về thiền. Hành thiền thì dễ nhưng hiểu về thiền không dễ. Biết về ngũ giới gồm không trộm cắp, không nói dối, không sát sanh, không tà dâm, không sử dụng chất kích thích là thế nhưng hiểu được sự thật của việc trì giới thì khó. Giữ giới là một sự bảo vệ thật sự. Hành thiền nghiêm túc sẽ giúp tâm trong sạch và tĩnh lặng. 

Chỉ-làm-mà-thôi thì ngược với làm-với-dính-mắc. Nếu không nhận diện được những dính mắc của chính mình, thì dù làm gì chúng ta cũng không hiểu được bản chất của chỉ-làm-mà-thôi. Lúc này đây, chúng ta đang hành thiện và hay biết về những dính mắc của chính mình hay tham, sân, si. Ấy là hành vi đúng, quan kiến đúng, cái hiểu đúng. Từ cái hiểu đúng sẽ sinh hành vi đúng và ngược lại từ hành vi đúng sẽ sinh cái hiểu đúng. Samudaya sacca là Tứ Diệu Đế. Samudaya là nhân, sacca là quả. Có nhân thì sẽ có quả; không có nhân sẽ chẳng có quả. Nhân – quả có mối liên hệ. Nếu không thấy được quả, sẽ không biết nhân từ đâu; nếu nhận biết được quả, sẽ nhận biết được nhân. Khổ đau là quả, dính mắc là nhân; xả ly là nhân, giải thoát là quả. Không có ta, không có bạn, không có ai đó, không có gì cả, chỉ là nhân – quả mà thôi. Khi chúng ta chánh niệm tự thân như thế này, chúng ta chắc chắn nhận biết khổ đau hay dính mắc trong từng khoảnh khắc. Nhận biết tham, sân, si hay sự dính mắc chính là nhận biết Chơn Đế. Bởi vì không nhận biết được Chơn Đế, ta sẽ không bao giờ ngưng dính mắc, không bao giờ hết tham, sân, si, không bao giờ chấm dứt khổ đau. Càng rõ hay biết những dính mắc trong từng khoảnh khắc, càng ít phiền não. Chỉ cần liên tục tỉnh thức về dính mắc hay về tham, sân, si trong mỗi khoảnh khắc; cho đến khi giác ngộ nhân – quả như không, chỉ có tự nhiên vô thường. Bất cứ dính mắc tại khoảnh khắc đó không là của ta, không là của ai. Sự dính mắc chỉ là tự nhiên vô thường, nên hiểu sự thật về dính mắc là như vậy. Nếu hiểu được, dính mắc sẽ dần tiêu giảm và sẽ là chỉ-làm-mà-thôi.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app